Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa dân chủ Nhật Bản

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Công dân Nhật Bản - Bài 1

Những nguyên lí cơ bản của chủ nghĩa dân chủ ( 1 )

1. Chính trị là hoạt động như thế nào?

2. Luật pháp tồn tại với mục đích gì ?

3. Chủ nghĩa lập hiến là gì ?

4. Chính trị dân chủ là thế nào ?

5. Chính trị dân chủ được bắt đầu như thế nào ?

Văn bản

Con người sống với tư cách là một thành viên của xã hội. Xã hội được thành lập từ những mối quan hệ đa dạng và sự giao tiếp giữa con người với con người. Trong xã hội người ta gọi những hoạt động điều chỉnh sự đối lập ý kiến hay lợi ích khác nhau của con người và duy trì trật tự là chính trị, và sức mạnh có tính cưỡng chế khi đó gọi là quyền lực chính trị. Như triết gia Hi Lạp cổ đại Aristot đã nói : Con người là một động vật mang tính chính trị - chính trị là một hoạt động liên quan mật thiết tới cuộc sống của con người.

Những nơi gắn kết con người như gia đình, đoàn thể, phân chia khu vực thì tồn tại những trật tự. Tổng hòa những yếu tố cơ bản nhất tạo nền móng cho trật tự là quốc gia. Quốc gia là một tổ chức bao gồm một phạm vi nhất định, tiến hành quyền lực tối cao và thống trị người dân sống trong lãnh thổ ấy. Ngoài ra cơ quan thực thi chính trị ở lãnh thổ ấy gọi là chính phủ. Nhằm điều chỉnh sự đối lập về lợi ích giữa con người với nhau và giải quyết sự phân tranh Nhà nước đặt ra pháp luật, dựa trên sự cưỡng chế luật pháp với người dân để duy trì trật tự quốc gia.

Tuy nhiên cũng tồn tại việc khi quốc gia sử dụng quyền lực thì xâm phạm đến nhân quyển cơ bản chủ quốc dân. Vì vậy có một nguyên tắc ràng buộc nội dung chính trị mà các quốc gia tiến hành, đó là hiến pháp. Đây được gọi là chủ nghĩa lập hiến. Hiến pháp là pháp quy tối cao của các quốc gia này và nó được thiết lập với những nguyên lí cơ bản của quốc gia về đảm bảo nhân quyền và cơ quan thống trị điều hành. Chủ nghĩa lập hiến này được bắt đầu bằng suy nghĩ để ngăn chặn sự lạm dụng quyền lực của chủ nghĩa quân chủ chuyên chế, dù là quốc gia theo chế độ quân chủ vẫn phải thực thi quyền lực theo Hiến pháp ( chế độ quân chủ lập hiến ). Chính phủ đã phát triển theo cách nghĩ phải dần dần tổ chức chính trị theo hiến pháp dựa vào các đại biểu của công dân.

Ở nhiều quốc gia theo thể chế dân chủ thời hiện đại, việc một số ít nhà cầm quyền tự ý xây dựng pháp luật và cưỡng chế nhân dân làm theo là không được tha thứ ( sự thống trị của con người ). Những nghị sĩ được bầu ra như người đại biểu của quốc dân phải trải qua sự thẩm nghị của nghị hội mới có quyền lập pháp dựa trên hiến pháp. Không chỉ là nhân dân mà quyền lực của nhà nước cũng bị ràng buộc bởi luật pháp đề ra ( thống trị của luật pháp ), tức là bản thân những người dân bị trị thì có quyền quyết định nguyên tắc thống trị, đó chính là bản chất của chính trị dân chủ.

Lịch sử cận đại là lịch sử đòi hỏi thực hiện chính trị dân chủ. Vào thế kỉ 17 - 18 ở các nước châu Âu,nền Quân chính tuyệt đối mà nhà vua có quyền lực áp đảo đã thiết lập. Dưới chế độ quân chính tuyệt đối, quyền lực của quân vương được cho là do sự ban tặng của thần linh ( Học thuyết quân quyền thần trao ).Tuy nhiên theo sự phát triển của công nghiệp, giai cấp thị dân lấy trung tâm là các thương công nhân đã lớn mạnh,và xảy ra sự xung đột giữa vương quyền thống trị chuyên chế với việc đòi hỏi tự do của tầng lớp thị dân. Chẳng mấy chốc thị dân đã nổi dậy nhằm xây dựng một xã hội bình đẳng, tự do.

Từ bối cảnh này, cách mạng thị dân thời cận đại đã xảy ra, như cách mạng Thanh giáo ( 1642) và cách mạng danh dự ( 1688) ở Anh, cách mạng độc lập Mỹ ở Mỹ ( 1775 - 1783 ), cách mạng Pháp ở Pháp ( 1789 ) . Dựa trên những cuộc cách mạng thị dân cận đại này, nền chính trị dân chủ biến quốc dân mà trước hết phải kể đến là thị dân thành những người nắm chủ quyền đã được thiết lập, chủ nghĩa dân chủ đã được định hình rõ ràng trong cấu trúc hoạt động của các quốc gia dân quốc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro