CHỦ ĐỀ IV: CÁC HÌNH THÁI TƯ BẢN VÀ CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA GIÁ TRỊ THẶNG DƯ

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


I. CHI PHÍ SẢN XUẤT TƯ BẢN CHỦ NGHĨA, LỢI NHUẬN VÀ TỈ SUẤT LỢI NHUẬN

1. Chi phí sx TBCN

* Chi phí lao động: Đối với xã hội, để tiến hành sản xuất hàng hoá, xã hội cần chi phí một lượng hao phí lao động nhất định bao gồm:

Lao động sx hàng hóa (H)= lao động quá khứ + lao động sống hiện tại

Giá trị hàng hóa (W)            =         c                           +     v+m

Như vậy, chi phí đó là chi phí thực tế của xã hội nó tạo ra giá trị hàng hóa.

Ký hiệu giá trị hàng hóa: W = c + v + m

Về mặt lượng: Chi phí thực tế = giá trị hàng hóa

* Chi phí sản xuất TBCN: Đối với nhà tư bản, để tiến hành sản xuất hàng hoá họ chỉ cần ứng một lượng tư bản để mua tư liệu sản xuất (c) và mua sức lao động (v).

- C. Mác gọi chi phí đó là chi phí sản xuất TBCN và ký hiệu là chữ K:

K = c + v

Vậy, Chi phí SXTBCN là chi phí về TB mà nhà tư bản bỏ để sản xuất HH.

- Khi xuất hiện CFSX TBCN, thì công thức W = c + v + m è W = K + m

- Giữa chi phí thực tế và chi phí sản xuất TBCN có sự khác nhau:

* Về chất:

- Chi phí thực tế là chi phí lao động xã hội cần thiết và tạo ra giá trị HH

- Chi phí về tư bản (K) là hao phí tư bản của nhà tư bản.

* Về lượng:

- chi phí SX TBCN luôn nhỏ hơn chi phí thực tế (c + v) < (c + v + m).

- Nhà tư bản quan tâm đến K, tiết kiệm chi phí này bằng mọi giá vì K là giới hạn thực sự của lỗ lãi kinh doanh của nhà TB.

Ví dụ: Một TB đầu tư: TBCĐ(c1) là 1.200đ; TBLĐ (c2 và v) 480đ (trong đó giá trị NL, VL (c2) là 300đ, tiền công (v) là 180đ. Nếu TBCĐ hao mòn hết trong 10 năm, tức là mỗi năm hao mòn 120đ.

- CFSX (k) là: 120+480=600đ

- TB ứng trước(K) là: 1.200+480=1.680đ

-> K > k.

Mác giả định TBCĐ hao mòn hết trong một năm nên tổng Tb ứng trước (K) và CFSX luôn bằng nhau (K=k).

2. Lợi nhuận

- GTHH và CFSX TBCN luôn có khoảng chênh lệch, nên sau khi bán HH, nhà TB bù đắp đủ số TB ứng ra mà còn thu được một số tiền lời ngang bằng m. gọi là lợi nhuận (P)

W = c + v + m = K +m sẽ chuyển hóa thành

W = k + p

Vậy, lợi nhuận chính là giá trị thặng dư được quan niệm là kết quả của toàn bộ tư bản ứng trước.

ký hiệu lợi nhuận là P thì công thức W = c + v + m è W = K+ P (giá trị hàng hoá TBCN bằng chi phí sản xuất TBCN + lợi nhuận).

* Pm giống nhau: Đều có chung một nguồn gốc là kết quả LĐ không công của công nhân.

* Khác nhau: m phản ánh đúng nguồn gốc và bản chất là kết quả của sự chiếm đoạt LĐ không công của công nhân.

Lợi nhuận là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư, phản ánh sai lệch bản chất bóc lột của CNTB.

Cái khác nhau giữa mP ở chỗ, khi nói m là hàm ý so sánh nó với v, Khí nói P lại hàm ý so sánh với k (K= C+V).

Pm thường không bằng nhau, P có thể cao hơn hoặc thấp hơn m, phụ thuộc vào giá cả hàng hoá do quan hệ cung - cầu quy định.

Xét trên phạm vi toàn XH, tổng số lợi nhuận luôn bằng tổng số giá trị thặng dư.

Cụ thể: giá cả > giá trị thì p > m

Giá cả = giá trị thì p = m

Giá cả < giá trị thì p < m

Trên toàn xã hội: ∑pi = ∑mi

* Việc hình thành chi phí SX TBCN che đậy thực bóc lột TBCN (W= k + m;

W = k + p). Sự phân biệt c và v biến mất, chỉ thấy k sinh m. Chính CFLĐ bị che lấp bởi CFTB (k), LĐ là thực thể là nguồn gốc của giá trị bị biến mất.

3. Tỉ suất lợi nhuận

Khi giá trị thặng dư chuyển hoá thành lợi nhuận thì tỷ suất giá trị thặng dư chuyển hoá thành tỷ suất lợi nhuận.

Tỷ suất lợi nhuận: là tỷ lệ phần trăm giữa tổng số giá trị thặng dư và toàn bộ tư bản ứng trước, ký hiệu là P':      P'=m/(c+v) . 100%

Trong thực tế, người ta thường tính P' hàng năm bằng % giữa tổng số lợi nhuận thu được trong năm (P) và tổng tư bản ứng trước (K):           P'=(P/K). 100%

Ví dụ:1 TB 1.000đ; c/v =4/1; m' = 100% ; c = 800; v = 200; m = 200

200

p' = -----------X 100% = 20%

800+200

- p là hình thức chuyển hóa của m -> p' cũng là sự chuyển hóa của m'.

Về lượng: Tỷ suất lợi nhuận luôn nhỏ hơn tỷ suất giá trị thặng dư:

Vì tư bản khả biến nhỏ hơn tư bản ứng trước.

Về chất: Tỷ suất giá trị thặng dư biểu hiện đúng mức độ bóc lột của tư bản đối với lao động.

Còn tỷ suất lợi nhuận chỉ nói lên mức doanh lợi của việc đầu tư tư bản.

Tỷ suất lợi nhuận nói lên mức doanh lợi, chỉ cho các nhà tư bản thấy nên đầu tư vào đâu có tỷ suất lợi cao (ngành nào có P' lớn hơn).

Do đó, tỷ suất lợi nhuận là mục tiêu cạnh tranh, là động lực thúc đẩy sự hoạt động của các nhà tư bản.

4. Những nhân tố ảnh hưởng đến tỉ suất lợi nhuận

* m' (tỷ suất giá trị thặng dư):

- m' càng cao thì p' càng cao và ngược lại.

Ví dụ: cơ cấu GTHH 800c + 200v + 200m; m'=100% thì p'=20%

cơ cấu GTHH 800c + 200v + 200m; m'=200% thì p'=40%

* Cấu tạo hữu cơ của tư bản:

- m' không đổi, c/v càng cao -> p' giảm và tăng

Ví dụ: 1 TB là 100đ; c/v 3/1

75c + 25v + 25m thì p'= 25%

Nếu c/v = 4/1 thì 80c + 20v + 20m thì p' = 20%.

Nếu c/v = 7/3 thì 70c + 30v +30m thì p' = 30%

Lưu ý: c/v lớn -> m' có thể tăng nhưng không thể tăng đủ bù đắp mức giảm của p'.

* Tốc độ chu chuyển của tư bản.

- Tốc độ chu chuyển của TB càng lớn -> m' tăng -> p' tăng.

Nếu tốc độ chu chuyển của TB một năm quay 1 vòng thì

80c + 20v + 20m thì p' = 20%

Nếu tốc độ chu chuyển của TB một năm quay 2 vòng thì

80c + 20v + (20 + 20) m thì p' = 40%

- p' tỉ lệ thuận với số vòng CC của TB và tỉ lệ nghịch với TGCC cuả TB

* Tiết kiệm tư bản bất biến.

- m'v không đổi, còn c càng nhỏ è p' lớn vì

        m

P'= ------ X 100% -> m' và v không đổi, c càng nhỏ thì p' càng lớn

       c+v

II. LỢI NHUẬN BÌNH QUÂN VÀ GIÁ CẢ SX

* Cạnh tranh:

Là sự ganh đua giữa những người sản xuất và lưu thông hàng hoá bằng những biện pháp và thủ đoạn khác nhau nhằm giành giật cho mình những điều kiện sản xuất kinh doanh có lợi nhất.

- Động lực của cạnh tranh là lợi nhuận tốt đa.

- Trong điều kiện của SX tư bản tự do cạnh tranh, C.Mác phân chia thành

+ Cạnh tranh nội bộ ngành.

+ Cạnh tranh giữa các ngành.

1. Cạnh tranh trong nội bộ nghành và sự hình thành giá thị trường

Là sự cạnh tranh giữa các nhà tư bản trong cùng một ngành, sản xuất cùng một loại hàng hoá nhằm giành điều kiện sản xuất và tiêu thụ hàng hoá có lợi nhất để thu nhiều lợi nhuận siêu ngạch.

- Mục tiêu cạnh tranh: để chiếm tỷ phần thị trường lớn. Vì vậy, nâng cao chất lượng; giảm chi phí; phục vụ tốt; mẫu mã, bao gói đẹp...

- Biện pháp cạnh tranh: Cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động, hạ thấp hao phí lao động cá biệt nhỏ hơn hao phí lao động xã hội

- Kết quả cạnh tranh: Hình thành GTXH (giá trịTT) của từng loại HH.

2. Cạnh tranh giữa các nghành và sự hình thành lợi nhuận bình quân

- Cạnh tranh giữa các ngành: Là sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn.

- Nguyên nhân cạnh tranh: Trong các ngành SX khác nhau, do đặc điểm của từng ngành, c/v của các ngành khác nhau -> P' của từng ngành là khác nhau.

- Biện phápCT: tự do di chuyển TB vào các ngành khác nhau của xã hội

- Kết quả của cạnh tranh: Hình thành tỷ suất P bình quân và giá cả SX.

Ví dụ: Trong XH có ba ngành SX công nghiệp khác nhau: cơ khí; dệt; da;

- Tư bản đầu tư đều là 100; m' = 100%; c/v là khác nhau.

- TB ứng trước đều chuyển hết GT vào SP.

- Tính chất ktế, kỹ thuật mỗi ngành khác nhau nên c/v cũng khác nhau.

- Nếu giá cả các ngành = giá trị thì pp' của từng ngành sẽ khác nhau. Xem bảng dưới đây:

- Ngành da có p'cao nhất, TB các ngành khác đầu tư vào đó làm quy mô SX ngành da mở rộng, SP ngành da tăng, cung > cầu, giá cả thu hẹp, p' giảm.

- Ngược lại quy mô SX ở những ngành mà tư bản di chuyển đi sẽ bị thu hẹp, cung < cầu, giá cả cao, dẫn đến p' tăng.

Như vậy, sự tự do di chuyển TB từ ngành này sang ngành khác làm thay đổi p' các ngành dẫn đến san đều p'. Mỗi ngành đều nhận được p' lợi nhuận bình quân là 30%. Đó là tỷ suất P chung hay tỷ suất lợi nhuận bình quân.

* Tỷ suất lợi nhuận bình quân là gì ?: Là tỷ số tính theo % giữa tổng số giá trị m và tổng số TB xã hội đã đầu tư vào các ngành của nền SXTBCN.

Là con số trung bình của tất cả tỷ suất lợi nhuận ở các ngành khác nhau.

* Lợi nhuận bình quân: Lợi nhuận bình quân là số lợi nhuận bằng nhau của những tư bản bằng nhau, đầu tư vào các ngành khác nhau, bất kể cấu tạo hữu cơ của TB như thế nào.

- Theo ví dụ trên giá cả HH sẽ bán theo giá:

120 + 130 + 140

Tóm lại: Sự hình thành lợi nhuận bình quân và tỷ suất lợi nhuận bình quân che dấu hơn nữa thực chất bóc lột của CNTB và không làm chấm dứt quá trình cạnh tranh trong XHTB mà vẫn tiếp diễn.

II. SỰ CHUYỂN HÓA CỦA GIÁ TRỊ HÀNG HÓA THÀNH GIÁ TRỊ SẢN XUẤT

Khi hình thành lợi nhuận bình quân, thì giá trị HH chuyển hóa thành GCSX.

Tiền đề của giá cả SX là sự hình thành tỷ suất lợi nhuận bình quân.

Điều kiện để giá trị HH è giá cả SX gồm:

- Đại công nghiệp cơ khí TBCN phát triển mạnh

- Sự liên hệ rộng rãi giữa các ngành SX

- Quan hệ tín dụng phát triển,TB tự do di chuyển từ ngành nàyè ngành khác

* Xét về mặt lượng: ở mỗi ngành giá cả SX và giá trị HH có thể không bằng nhau, nhưng đứng trên phạm vi toàn xã hội thì tổng giá cả SX luôn bằng tổng giá trị HH. Trong mối quan hệ này thì giá trị vẫn là cơ sở, là nội dung bên trong của giá cả SX; Giá cả SX là cơ sở của giá cả thị trường, giá cả thị trường vận động lên xuống xung quanh giá cả sx.

* Trong giai đoạn tự do cạnh tranh của CNTB khi m è P bình quân thì giá trị HH è giá cả SX. Qui luật giá trị è qui luật giá SX

II. SỰ PHÂN CHIA m GIỮA CÁC GIAI CẤP BÓC LỘT TRONG CNTB

1. Sự phân chia tư bản thương nghiệp và lợi nhuận thương nghiệp

Tư bản thương nghiệp: Là một bộ phận của tư bản công nghiệp, tách ra khỏi vòng tuần hoàn của tư bản công nghiệp và trở thành tư bản kinh doanh hàng hoá.

Công thức vận động của TBTN: T – H – T'

- Tư bản thương nghiệp vừa phụ thuộc, vừa độc lập với tư bản công nghiệp.

+ Sự phụ thuộc: Tư bản thương nghiệp chỉ là một bộ phận của TBCN.

+ Tính độc lập tương đối của tư bản thương nghiệp: Đảm nhận chức năng riêng biệt tách khỏi công nghiệp.

Lợi nhuận thương nghiệp: Lợi nhuận thương nghiệp là một phần giá trị thặng dư được tạo ra trong sản xuất do nhà tư bản công nghiệp "nhường" cho nhà TB thương nghiệp, để nhà TB thương nghiệp tiêu thụ hàng hóa cho mình.

- Sự hình thành lợi nhuận thương nghiệp do chênh lệch giữa giá bán với giá mua hàng hoá của tư bản thương nghiệp. TBTN mua hàng hóa với giá cả thấp hơn giá trị, sau đó đem ra thị trường bán với giá cả bằng giá trị. Phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán chính là lợi nhuận cho nhà TBTN.

2. Tư bản cho vay và lợi tức cho vay

* Nguồn gốc của tư bản cho vay

+ Tư bản cho vay xuất hiện sớm, trước CNTB - đó là cho vay nặng lãi.

+ Tư bản cho vay trong chủ nghĩa tư bản là một bộ phận của tư bản công nghiệp tách ra.

+ Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của TB CN luôn có số tư bản tiền tệ tạm thời nhàn rỗi.

+ Cũng chính trong thời gian đó có những nhà tư bản khác cần tiền.

Ú Từ hai mặt trên tất yếu sinh ra quan hệ vay mượn lẫn nhau, sinh ra quan hệ tín dụng TBCN do đó tư bản nhàn rỗi trở thành tư bản cho vay.

Vậy: Tư bản cho vay là tư bản tiền tệ mà người chủ của nó nhường cho một người khác sử dụng trong một thời gian để nhận được một số lời nào đó . Số lời đó gọi là lợi tức.

Hình thức vận động của tư bản cho vay T – T'

Các nguồn của tư bản cho vay: Tiền nhàn rỗi trong quá trình chu chuyển, tư bản của các nhà tư bản cho vay, tiền tiết kiệm của nhân dân, tiền nhàn rỗi của nhà nước, các công ty bảo hiểm.

Đặc điểm quan trọng nhất của TB cho vay:

+ Quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng

+ Là hàng hóa đặc biệt

+ Hình thức ăn bám nhất của tư bản

+ Tư bản cho vay là tư bản được sùng bái nhất

+ TBCV không thể tách rời sự vận động của TBCN.

* Lợi tức và tỷ suất lợi tức:

- Lợi tức: Lợi tức là một phần lợi nhuận bình quân mà nhà TB đi vay để hoạt động phải trả cho người cho vay về quyền được tạm sử dụng TB tiền tệ (z).

- Tỷ suất lợi tức (z'): Là tỷ lệ phần trăm giữa số lợi tức thu được và số tiền tư bản cho vay trong một thời gian nhất định.

Tỷ xuất lợi tức vận động trong giới hạn:

Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi tức:

+ Tỷ suất lợi nhuận bình quân.

+ Tỷ lệ phân chia lợi nhuận bình quân thành lợi tức và lợi nhuận của nhà tư bản hoạt động.

+ Quan hệ cung cầu về tư bản cho vay.

Tỷ suất lợi tức có xu hướng giảm:

+ Tỷ suất lợi nhuận có xu hướng giảm

+ Cung về tư bản cho vay tăng nhanh hơn cầu về tư bản cho vay

+ Hệ thống tín dụng TBCN ngày càng phát triển

Trong CNTB độc quyền nhà nước, nhà nước tư sản đã thực thi việc điều tiết tỷ suất lợi tức để điều hòa cung cầu về tiền coi đó là công cụ để điều tiết và quản lý nền kinh tế thị trường.

3. Tín dụng TBCN. Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng

+ Tín dụng trong CNTB: Là sự vận động của tư bản cho vay:

+ Hình thức của tín dụng TBCN:

* Tín dụng thương nghiệp: Là quan hệ trực tiếp giữa các nhà tư bản kinh doanh, mua bán chịu hàng hoá với nhau.

Tiền làm chức năng phương tiện thanh toán, hàng hóa được bán không phải lấy tiền ngay mà lấy một tờ khế ước hẹn thời hạn trả tiền gọi là kỳ phiếu.

* Tín dụng ngân hàng: Là quan hệ vay mượn giữa người có tiền với những người sản xuất, kinh doanh qua ngân hàng làm môi giới trung gian.

Ngoài ra còn các hình thức tín dụng khác như: Tín dụng nhà nước, tín dụng tiêu dùng, tín dụng quốc tế....

* Vai trò của tín dụng:

+ Tín dụng làm giảm bớt chi phí lưu thông, tăng tốc độ tuần hoàn và chu chuyển tư bản.

+ Tín dụng tạo điều kiện tăng cường cạnh tranh, phân phối lại tư bản, bình quân hoá tỷ suất lợi nhuận.

+ Tín dụng là công cụ để tích tụ và tập trung sản xuất

+ Tín dụng là công cụ để TB mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế, phát triển thị trường...

+ TD là công cụ giúp nhà nước kiểm sóat và quản lý, điều tiết nền kinh tế.

* Ngân hàng và lợi nhuận ngân hàng: Ngân hàng trong chủ nghĩa tư bản là một xí nghiệp TBCN kinh doanh tư bản tiền và làm môi giới giữa người cho vay và người đi vay.

- Lợi nhuận ngân hàng:

P = z cho vay - z nhận gửi + thu khác – chi phí các hoạt động NH

- Tỷ suất lợi nhuận ngân hàng: Là tỷ lệ phần trăm giữa lợi nhuận ngân hàng thu được trong một năm với tư bản tự có của ngân hàng.

    P'NH= PNH/K . 100%

4. Công ty cổ phần. Tư bản giả và thị trường chứng khoán

* Công ty cổ phần: Công ty cổ phần là xí nghiệp TBCN mà vốn của nó do nhiều người tham gia đóng góp dưới hình thức mua cổ phiếu.

                                        Lợi tức cổ phần

Thị giá cổ phiếu = -----------------------------------

                                      Tỷ suất lợi tức ngân hàng

- Thị giá cổ phiếu phụ thuộc:

Mức cổ tức mà cổ phiếu mang lại và tỷ suất lợi tức tiền gửi ngân hàng

- Cổ đông: Là người mua cổ phiếu

- Có 3 nội dung pháp lý:

+ CTCP do nhiều ngươi thành lập

+ Các hội viên đưa vốn của mình ra góp chung để kinh doanh

+ Mục đích của công ty cổ phần là để thu P và chia cho các hội viên.

- Những đặc trưng cơ bản của công ty cổ phần: Trách nhiệm pháp lý hữu hạn; tính có thể chuyển nhượng của cổ phiếu; có tư cách pháp nhân; thời gian không hạn định

* Ưu điểm của công ty cổ phần

- Có độ phân tán rủi ro cao.

- Cơ cấu tổ chức chặt chẽ đạt hiệu quả cao.

- Di chuyển vốn thuận tiện dễ dàng.

- Là hình thức huy động vốn có hiệu quả.

* Tư bản giả: là tư bản tồn tại dưới hình thức chứng khoán có giá đem lại thu nhập cho người sở hữu chứng khoán, chỉ là "bản sao" của tư bản thực tế.

Tư bản giả tồn tại dưới hai hình thức chủ yếu là: Cổ phiếu và trái phiếu.

- Đặc điểm TB giả:

+ Có thể mang lại thu nhập cho người sở hữu nó

+ Có thể mua bán được

Bản thân tư bản giả không có giá trị. Sự vận động của nó hoàn toàn tách rời với sự vận động của tư bản thật.

* Thị trường chứng khoán: Là nơi mua bán các loại chứng khoán, giấy tờ, văn tự cầm cố có giá.

- Thị trường chứng khoán có 2 chức năng cơ bản:

+ Huy động tiền tiết kiệm, tiền nhàn rỗi của dân và luân chuyển vốn

§ Là phong vũ biểu của nền kinh tế.

- Phân loại:+ Thị trường sơ cấp: Là mua bán chứng khoán phát hành lần đầu.

+ Thị trường thứ cấp: Là mua bán lại các chứng khoán.

- Nguyên tắc cơ bản của TTCK gồm:

+ Nguyên tắc trung gian ; + Nguyên tắc đấu giá ; + Nguyên tắc công khai

5. Tư bản kinh doanh trong nông nghiệp và địa tô chủ nghĩa

- Trong lịch sử CNTB trong NN ở châu âu hình thành theo 2 con đường:

+ Bằng cải cách dần dần chuyển sang kinh doanh theo phương thức TBCN. Đó là con đường của các nước Đức, Italia, Nga, Nhật...

+ Thông qua cách mạng xóa bỏ chế độ kinh tế địa chủ, phát triển kinh tế TBCN trong nông nghiệp. Đó là con đường ở Pháp.

- Khi CNTB hình thành trong nông nghiệp, thì nông nghiệp có 3 GC :

+ Địa chủ: Độc quyền sở hữu ruộng đất

+ Giai cấp TB kinh doanh nông nghiệp: Độc quyền kinh doanh

+ Công nhân nông nghiệp làm thuê.

- Bản chất của địa tô tư bản chủ nghĩa:

+ Là bộ phận giá trị thặng dư siêu ngạch do công nhân làm thuê trong nông nghiệp tạo ra và do nhà tư bản thuê đất nộp cho địa chủ.

+ Nguồn gốc của địa tô: Là giá trị thặng dư do công nhân tạo ra

+ Cơ sở của địa tô: Là quyền sở hữu ruộng đất.

- Các hình thức địa tô tư bản chủ nghĩa

+ Địa tô chênh lệch: Là phần lợi nhuận siêu ngạch ngoài lợi nhuận bình quân, thu được trên những ruộng đất tốt và trung bình.

Là số chênh lệch giữa gcả SX chung của nông phẩm (được QĐ bởi ĐKSX trên ruộng đất xấu nhất) và giá cả SX cá biệt trên ruộng đất tốt và trung bình.

Địa tô chênh lệch có 2 loại:

- R chênh lệch 1: thu được trên cơ sở đất đai có ĐK tự nhiên thuận lợi:

+ Độ mầu mỡ cao; + Gần nơi tiêu thụ; + Gần đường giao thông

Địa tô chênh lệch 1 thuộc về chủ ruộng đất.

- R chênh lệch 2: do thâm canh mà có. Muốn vậy phải: + Đầu tư thêm TLSX và LĐ; + Cải tiến kỹ thuật -> tăng NSLĐ, tăng NS ruộng đất.

+ Địa tô tuyệt đối.: Là một loại lợi nhuận siêu nghạch ngoài lợi nhuận bình quân hình thành do cấu tạo hữu cơ của tư bản trong nông nghiệp thấp hơn trong công nghiệp, mà bất cứ nhà tư bản thuê ruộng đất nào đều phải nộp cho địa chủ. Nó là số chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả SX chung.

Địa tô tuyệt đối = Giá trị SP nông nghiệp - Giá cả SX xã hội của sản phẩm NN

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro