NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NHỮNG NGUYÊN LÝ CƠ BẢN CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN

PHẦN I: TRIẾT HỌC MAC-LÊNIN

Câu 1: phân tích định nghĩa vật chất của Lênin,ý nghĩa khoa học của định nghĩa.

Định nghĩa: Vật chất là một cặp phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại,phản ánh và tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác.

Phân tích định nghĩa:

- VC là một phạm trù triết học: lấy phạm trù triết học để định nghĩa VC vì đây là phạm trù rộng nhất, khái quát nhất, nó bao hàm phạm trù của các ngành KH khác.

- Dùng để chỉ thực tại khách quan, tồn tại không phụ thuộc vào cảm giác: thực tại khách quan là đang tồn tại trong thực tế và khẳng định VC có trước, VC quyết định ý thức (cảm giác),không phụ thuộc vào ý thức(cảm giác).

- Đem lại cho con người trong cảm giác,được cảm giác của chúng ta chép lại,chụp lại, phản ánh: điều đó nói lên VC được biểu hiện thông qua các dạng cụ thể, bằng cảm giác con người có thể nhận thức được. VC chính là nguồn gốc, nội dung khách quan của ý thức(cảm giác).

Ý nghĩa:

- Giải quyết được vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm của CNDV: VC có trước, VC quyết định ý thức.

- Khắc phục triệt để tính chất trực quan siêu hình, máy móc trong quan điểm của CNDV trước đây.

- Mở ra hướng nghiên cứu mới cho các nhà KH để ngày càng đi sâu vào tìm hiểu khám phá thế giới, tìm ra những kết cấu VC mới.

Câu 2: phân tích nội dung nguyên lý về mối liên hệ phổ biến. ý nghĩa phương pháp luận của phương pháp này.

- Mối liên hệ phổ biến: Mọi sự vật luôn tồn tại trong mối liên hệ tác động qua lại với nhau, sự vật này tồn tại không tách rời sự vật khác. Mối liên hệ ấy mang tính phổ biến, có trong tự nhiên, xã hội, tư duy con người.

Tính chất:

- Tính khách quan và phổ biến:không phụ thuộc vào ý thức con người, con người không thể sang tạo nên mối liên hệ mà chỉ nhận thức và vận dụng nó vào mục đích của mình.

- Tính đa dạng: thế giới đa dạng các sự vật, vì vậy mối liên hệ cũng đa dạng. Có thể phân loại các mối liên hệ như: trực tiếp, gián tiếp, bên trong, bên ngoài...

Ý nghĩa:

- Các SVHT có mối liên hệ không giống nhau vì vậy muốn nhận thức đúng phải có quan điểm toàn diện khi xem xét. ( khi xem xét phải xem xét tất cả các mối quan hệ của nó, nhưng phải tìm ra đâu là quan hệ cơ bản nhất )

- Mối liên hệ của các SVHT diễn ra trong những thời gian không gian nhất định vì vậy muốn đánh giá SVHT phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét. ( khi xem xét SV phải gắn SV vào những hoàn cảnh lịch sử nhất định, phải thấy được nguồn gốc xuất thân của SV )

Câu 3: phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù bản chất và hiên tượng. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cặp phạm trù này.

Khái niệm:

- Bản chất: là tổng hợp tất cả các mặt, các yếu tố ở bên trong sự vật, mang tính ổn định, quy định sự tồn tại và phát triển của sự vật.

- Hiện tượng: là biểu hiện của bản chất ra bên ngoài.

Vd: Bản chất: cạnh tranh

Nền KTTT

Hiện tượng: quảng cáo, tiếp thị,thay đổi phương thức bán hàng, phục vụ

Mối liên hệ giữa BC - HT:

- BC - HT có sự thống nhất với nhau trong một sự SV. BC bao giờ cũng bộc lộ thông qua HT, còn HT bao giờ cũng phản ánh bản chất. BC nào thì HT đó. Không có BC tồn tại thuần túy ngoài HT, cũng như không có HT ngoài BC. BC mất đi thì HT cũng mất đi.

- HT phản ánh BC, nhưng phản ánh một cách phức tạp. Trong khi BC là cái chung, cái tất yếu quy định sự tồn tại của SV thì HT của BC mang tính cá biệt. Nó không những bị quy định bởi BC mà còn tương tác với các SV khác. Nên HT có thể phản ánh:

+Đúng BC.

+Gần đúng BC.

+Xuyên tạc BC.

Ý nghĩa:

- HT phản ánh BC nhưng phản ánh phức tạp, nó có thể xuyên tạc BC vì vậy trong hoạt động thực tiễn muốn tìm ra BC của SV chúng ta phải phân tích hàng hoạt HT, loại bỏ những HT giả để tìm ra BC đích thực của SV.

- Trong sự phát triển của SV, BC cũng có sự biến đổi vì vậy trong hoạt động thực tiễn muốn cải biến 1 lĩnh vực hiện thực nào cần có phương pháp tác động thích hợp.

Câu 4: phân tích nội dung cơ bản của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả. Ý nghĩa của việc nghiên cứu cặp phạm trù này.

Khái niệm:

- Nguyên nhân: là sự tác động giữa các mặt trong 1 SVHT, hoặc các SVHT với nhau gây ra những biến đổi nhất định.

- Kết quả: là những biến đổi xuất hiện do sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong 1 SVHT hoặc các SVHT với nhau.

Vd: Nguyên nhân: Do bản chất xâm lược của đế quốc Mỹ.

Kết quả: 8 - 1964, Mỹ ném bom miền bắc.

Mối liên hệ giữa nguyên nhân và kết quả: (có mối quan hệ biện chứng với nhau)

- NN là cái có trước, là cái sản sinh ra KQ. Nhưng không phải 1 NN bao giờ cũng sinh ra 1 KQ và 1 KQ bao giờ cũng được sinh ra bởi 1 NN. 1 NN có thể sinh ra nhiều KQ, 1 KQ có thể do nhiều NN sinh ra.

- NN và KQ thường xuyên tác động qua lại lẫn nhau: không có NN nào là NN đầu tiên, không có KQ nào là KQ cuối cùng, cái được coi là NN trong quan hệ này lại được coi là KQ trong quan hệ khác và ngược lại.

- Cần phân biệt NN với nguyên cớ ( nguyên cớ không sinh KQ, NN sinh KQ )

Ý nghĩa:

- Một kết quả có thể do nhiều NN sinh ra vi vậy trong hoạt động thực tiễn cúng ta phải phân loại NN và tìm ra đâu là NN cơ bản nhất dẫn tới KQ.

- NN bao giờ cũng nảy sinh ra KQ nhưng trong thực tế có những hiện tượng đã xuất hiện mà con người chưa tìm ra NN của nó, xong dần dần khoa học sẽ tìm ra lời giải đáp.

Câu 5: phân tích nội dung quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại. Ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này.

Nội dung quy luật:

- Phạm trù chất và lượng:

+ Chất: là 1 phạm trù triết học chỉ tính quy định vốn có của SV, là sự thống nhất hữu cơ của những thuộc tính, yếu tố cấu thành nên sự vật để SV là nó và phân biệt với SV khác.

Trong một SV, ngoài chất ra còn bao gồm nhiều thuộc tính, trong đó có thuộc tính cơ bản gắn liền với chất nên thuộc tính cơ bản mất dẫn đến chất mất.

Vd: Ly: Thuộc tính cơ bản: đựng nước

Thuộc tính không cơ bản: cắm hoa, cắm bút...

+ Lượng: là 1 phạm trù triết học chỉ tính quy định của SV về mặt quy mô, trình độ phát triển và được biểu thị bằng con số, đại lượng các thuộc tính.

Vd: quy mô của 1 trang trại chính là lượng.

Lượng trong TN có thể đo đếm được chính xác, trong XH khó đo đếm chính xác. Dùng phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa để xác định lượng trong XH.

- Mối liên hệ giữa chất và lượng:

+ Chất và lượng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Chất tương đối ổn định, còn lượng thường xuyên biến đổi. Xong 2 mặt đó không tách rời nhau, mà tác động lẫn nhau. Có sự thống nhất giữa chất và lượng ở 1 mức độ nhất định.

+ Các SVHT luôn biến đổi, sự biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi về lượng. Sự biến đổi về lượng đến 1 lúc nào đó sẽ tạo ra sự biến đổi về chất. Khi chất biến đổi, SV cũ mất đi, SV mới ra đời.

+ Độ: chỉ mối quan hệ giữa chất và lượng, là giới hạn mà ở đó có sự biến đổi về lượng nhưng chưa tạo được sự biến đổi về chất, SV vẫn là nó chưa biến thành SV khác.

Vd: nước < 100oC thì oC là độ, nước vẫn là chất lỏng, chưa biến đổi.

+ Sự biến đổi về chất người ta gọi là bước nhảy vọt. Khi bước nhảy vọt diễn ra SV cũ mất đi, SV mới ra đời. Nơi xảy ra bước nhảy người ta gọi là điểm nút.

Vd: 100oC là điểm nút của nước.

+ Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của SV. Chất tác động đến lượng nhiều phương diện như: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển.

Vd: Từ thay đổi về chất: học sinh phổ thông có 1 bước nhảy là thi đại học trở thành sinh viên đại học. Lượng cũng thay đổi: trình độ, kết cấu cũng như quy mô nhận thức cũng thay đổi, hướng sinh viên lên tri thức cao hơn.

+ Đây là quy luật phổ biến diễn ra trong TN, XH, tư duy con người.

Ý nghĩa:

- Nghiên cứu quy luật lượng  chất giúp chúng ta tránh được 2 khuynh hướng:

+ Chỉ nhấn mạnh sự biến đổi về lượng: hữu khuynh, bảo thủ, trì trệ.

+ Chỉ nhấn mạnh sự biến đổi về chất: tả khuynh, nôn nóng, muốn đốt cháy giai đoạn.

- Trong thực tiễn cần nắm vững giới hạn độ để duy trì hay thay đổi SV có lợi cho con người.

Câu 6: phân tích nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập. Ý nghĩa của việc nắm vững quy luật này trong đổi mới hiện nay.

Đây là quy luật cơ bản nhất, được coi là hạt nhân của phép BCDV.

- Nội dung quy luật: phép BCDV khẳng định: mọi SV luôn tồn tại mâu thuẫn và mâu thuẫn là cái vốn có của SV, nó mang tính khách quan và phổ biến, nó chi phối cả trong TN, XH và tư duy con người.

- Mặt đối lập: là những mặt có tính chất khuynh hướng trái ngược nhau, cùng tồn tại trong 1 SV,quy định sự tồn tại của SV đó.

Vd: Xã hội có giai cấp: Thống trị < > bị trị.

Cơ thể sống: Đồng hóa < > dị hóa.

- TN & ĐT CCMĐL: Các mặt ĐL có mối liên hệ ràng buộc với nhau, sự tồn tại của mặt này là điều kiện tồn tại cho mặt kia và ngược lại. Qúa trình ấy gọi là sự thống nhất của các mặt ĐL. Xong vì các mặt ĐL có tính chất trái ngược nhau nên chúng không nằm yên bên nhau mà luôn tìm cách đấu tranh loại bỏ lẫn nhau, quá trình ấy được gọi là đấu tranh của các mặt ĐL.

Vd: XHPKVN: GC địa chủ và GC nông dân

- TN & ĐT CCMĐL có vai trò khác nhau. Thống nhất chỉ mang tính tạm thời ( đứng im tương đối ), đấu tranh mang tính tuyệt đối vĩnh viễn ( vận động không ngừng).

- Có MT thì phải giải quyết MT, MT lúc đầu chưa gay gắt dần trở nên gay gắt buộc phải giải quyết. Khi MT được giải quyết SV cũ mất đi, SV mới ra đời. SV mới hình thành MT mới, cứ như thế SV diễn ra 1 cách liên tục.

Vd: Giải quyết: thực dân Pháp < > nhân dân ta đưa nước ta từ nước thuộc địa thành tự do.

- Có MT đến việc giải quyết MT thong qua quá trình đấu tranh của các mặt đối lập ở bên trong SV. Đồng thời SV khác thì MT khác, do đó muốn giải quyết MT đạt hiệu quả thì phải giải quyết MT đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời.

Vd: Cuộc kháng chiến chống TD Pháp: đến tháng 8-1945.

 Đấu tranh giữa các mặt ĐL  giải quyết MT chính là nguồn gốc, động lực của mọi sự vận động, phát triển.

Ý nghĩa:

Nghiên cứu quy luật MT trang bị cho chúng ta phương pháp luận khi giải quyết MT: Đó là phân tích kĩ MT tìm ra nguyên nhân tạo ra MT và giải quyết đúng lúc, đúng chỗ, kịp thời.

Câu 7: phân tích nội dung và kết cấu của lực lượng sản xuất (LLSX ). Nhân tố hàng đầu trong LLSX là gì? Vì sao?

- Khái niệm: LLSX là thể thống nhất hữu cơ giữa TLSX và người lao động cùng với những kĩ năng kinh nghiệm sản xuất của họ.

- Sơ đồ kết cấu:

Người lao động

LLSX Công cụ lao động (máy móc, cuốc xẻng )

Tư liệu lao động Tư liệu phù trợ ( đường xá, sân phơi )

TLSX Sẵn có (dầu mỏ, nước)

Đối tượng lao động

Qua chế biến ( gạch ngói xi măng )

- LLSX biểu thị mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong quá trình sản xuất.

- Trang TLSX, công cụ lao động là bộ phận quan trọng nhất vì nó quyết định đến năng suất lao động, đồng thời là thước đo khả năng chinh phục thiên nhiên của con người.

Vd: công cụ bằng đá: năng suất thấp, con người không có khả năng chinh phục thiên nhiên. Công cụ máy móc: năng suất cao, con người có khả năng chinh phục thiên nhiên.

 Trong tất cả các bộ phận hợp thành LLSX thì người lao động giữ vị trí hàng đầu. Vì người lao động vừa tạo ra công cụ lao động, vừa trực tiếp sử dụng công cụ ấy để sản xuất. Cho nên đầu tư cho LLSX là đầu tư cho người lao động ( sức khỏe, trình độ chuyên môn, tính nhân văn... )

Câu 8: phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng ( CSHT ) và kiến trúc thượng tầng ( KTTT ). Ý nghĩa của mối quan hệ này đối với quá trình đổi mới KTXH ở nước ta hiện nay.

- CSHT là toàn bộ những QHSX hợp thành cơ cấu kinh tế của 1 hình thái KTXH nhất định.

- KTTT là toàn bộ những quan điểm về chính trị, pháp luật, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật...cùng với các thể chế tương ứng như nhà nước, đảng phái, giáo hội, đoàn thể... được xây dựng trên 1 CSHT nhất định.

Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT và KTTT:

- CSHT quyết định KTTT:

+ CSHT là điều kiện vật chất, còn KTTT là đời sống tinh thần. Vì vậy trong XH, giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì cũng thống trị trên đời sống tinh thần của XH.

+ CSHT thay đổi dẫn đến KTTT thay đổi theo.

Vd: nền KT bao cấp  nền KT thị trường: nhà nước cũng thay đổi theo ( quản lí bằng mệnh lệnh hành chính thay bằng pháp luật ).

- KTTT tác động lại CSHT:

KTTT mà chủ yếu là nhà nước tác động trực tiếp đến CSHT bằng các chính sách:

 Nếu chủ trương, chính sách phù hợp sẽ thúc đẩy CSHT phát triển.

 Nếu chủ trương, chính sách không phù hợp sẽ kìm hãm CSHT.

Ý nghĩa của mối quan hệ này đối với quá trình đổi mới KTXH ở nước ta hiện nay.

- CSHT bao gồm các kiểu QHSX , các thành phần kinh tế gắn liền với các hình thức sở hữu tương ứng cùng tồn tại trong 1 cơ cấu kinh tế thống nhất theo định hướng XHCN. Trong đó kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo.

- Về KTTT: Đảng khẳng định chủ nghĩa Mac-Lênin và tư tưởng HCM làm nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho mọi hành động. Xây dựng hệ thống chính trị XHCN.

+ Mang tính chất GC công nhân do Đảng CS lãnh đạo, đảm bảo cho nhân dân thực sự là người làm chủ của XH.

+ Mọi người sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật.

+ Phát triển nền tảng văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

+ Xây dựng nhà nước và củng cố bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn có hiệu quả thúc đẩy CSHT phát triển.

Câu 9: phân tích mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội ( TTXH ) và ý thức xã hội ( YTXH ). Ý nghĩa của mối quan hệ này trong nhận thức và thực tiễn.

- TTXH là toàn bộ điều kiện sinh hoạt vật chất của XH bao gồm môi trường TN, dân số, PTSX. Trong đó PTSX đóng vai trò quyết định sự TTXH.

- YTXH là toàn bộ những quan điểm, quan niệm, phong tục tập quán, lối sống của con người phản ánh TTXH trong những giai đoạn lịch sử nhất định.

Mối quan hệ biện chứng giữa TTXH và YTXH:

- TTXH quyết định YTXH:

+ TTXH có trước, YTXH có sau ( VC có trước, YT có sau ).

+ Khi TTXH thay đổi đặc biệt là PTSX thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của YTXH.

Cm:

Khi con người vừa xuất hiện: điều kiện sinh hoạt vật chất thấp kém, quan hệ người - người ở trình độ thấp. YTXH là quần cư đơn thuần.

XH CXNT ra đời: điều kiện sinh hoạt vật chất phát triển, con người cùng làm cùng hưởng. YTXH là CSNT.

XH có giai cấp xuất hiện: NSLĐ tăng cao, phân hóa giàu nghèo, điều kiên sinh hoạt vật chất phát triển. YTXH là ý thức cá nhân tư hữu ích kỷ.

- YTXH có tính độc lập tương đối trong sự phát triển:

YTXH không bị TTXH quyết định 1 cách thụ động mà nó có tính độc lập tương đối trong sự phát triển, thể hiện ở các điểm sau:

+ YTXH thường lạc hậu hơn so với TTXH: khi TTXH đã thay đổi nhưng nhiều bộ phận của YTXH chưa thay đổi ngay. Vd: XHPK VN xóa bỏ 1945, nhưng XH hiện nay vẫn còn trọng nam khinh nữ,gia trưởng, mê tín dị đoan

+ Tính kế thừa của YTXH: 1 hệ tư tưởng khi ra đời nó có sự kế thừa của những tư tưởng trước đó. Vd: CN Mac-Lênin ra đời kế thừa: KTCT học Anh, CNXH không tưởng Pháp, triết học cổ điển Đức. HCM lấy dân làm gốc kế thừa từ Nguyễn Trãi.

+ Vai trò tiền phong, tính vượt trước của YTXH ( tư tưởng KH, phát minh KH ).

+ YTXH tác động lại TTXH theo 2 xu thế:

 Nếu là tư tưởng tiến bộ cách mạng sẽ thúc đẩy TTXH phát triển.

 Nếu là tư tưởng bảo thủ, lạc hậu sẽ kìm hãm sự phát triển của TTXH.

Ý nghĩa:

- Từ nguyên lý TTXH quyết định YTXH ta biết được muốn nâng cao đời sống tinh thần của XH phải không ngừng phát triển đời sống vật chất của XH.

- YTXH có tác động to lớn đến TTXH nên cần quan tâm thích đáng tới việc giáo dục tinh thần cho quần chúng nhân dân. Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận CN Mac-Lênin và TT HCM.

Câu 10: tại sao nói quần chúng nhân dân ( QCNN ) là lực lượng sáng tạo chân chính ra lịch sử. Vai trò của QCNN trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Là những người trực tiếp SX ra của cải vật chất.

QCNN Là những GC, tầng lớp XH thúc đẩy tiến bộ XH.

Là những GC, tầng lớp XH tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh chống lại GC bóc lột đối lập với nhân dân.

- QCNN là lực lượng chân chính sang tạo ra lịch sử vì:

+ Họ tạo ra những giá trị vật chất cho XH, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của XH.

+ Họ là lực lượng cơ bản của mọi cuộc CM,các cuộc CM sẽ làm làm cho đời sống KTXH phát triển. Bác Hồ đã nói: "dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xongˮ.

+ Họ sáng tạo ra những giá trị tinh thần của XH: các điệu hò, truyện ngụ ngôn, bài hát...

Vai trò của QCNN trong công cuộc đổi mới hiện nay.

- Trong công cuộc đổi mới ở nước ta, QCNN phát huy mạnh mẽ vai trò tích cực sáng tạo của mình, tạo ra nhiều chuyển biến mạnh trong phát triển kinh tế, cũng như trong lĩnh vực sáng tạo ra các giá trị tinh thần mới.

- Đảng ta chủ trương đổi mới toàn diện, xây dựng hệ thống quan hệ người và người thể hiện quyền làm chủ của nhân dân trên tất cả các mặt của đời sống XH nên QCNN luôn tích cực tham gia xóa bỏ mọi hiện tượng quan liêu, tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân của những phần tử thoái hóa biến chất trong bộ máy Đảng và nhà nước, lấy lại lòng tin nhân dân, làm cho nhân dân gắn bó với Đảng và nhà nước.

PHẦN II: KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Câu 11: phân tích hàng hóa và 2 thuộc tính của hàng hóa (H). Vì sao H có 2 thuộc tính?

- Hàng hóa: là sản phẩm của lao động thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi mua bán.

- 2 thuộc tính của H:

+ Giá trị sử dụng (GTSD): là công dụng của H thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Vd: gạo để ăn, vải để may mặc.

 Do thuộc tính tự nhiên của H quyết định.

 GTSD được phát hiện ngày càng nhiều thông qua sự phát triển của LLSX.

 GTSD là 1 phạm trù vĩnh viễn.

 GTSD là vật mang giá trị trao đổi.

+ Giá trị của H(giá trị): trước hết ta cần biết giá trị trao đổi(GTTĐ).

 GTTĐ: là quan hệ tỉ lệ về lượng giữa những H có GTSD khác nhau đem trao đổi với nhau. Vd: 1m vải trao đổi 5kg thóc.

 GT: là hao phí lao động xã hội của người SX kết tinh trong H. Vd: 1 người mất 2 ngày để làm được 1 cái bàn.

 GT là cơ sở của GTTĐ, còn GTTĐ là hình thức biểu hiện của GT.

 GT là 1 phạm trù lịch sử chỉ có xuất hiện trong XH có nền SX H, vì GT phản ánh mối quan hệ giữa những người SX H.

- H có 2 thuộc tính vì: bất kỳ H nào đều có GTSD và GT.

+ GTSD là công dụng của sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người. Vật phẩm nào cũng có 1 số công dụng nhất định do thuộc tính tự nhiên của vật chất quyết định. GTSD chỉ thể hiện ở việc sử dụng hay tiêu dung.

+ GT là hao phí lao động xã hội của người SX kết tinh trong H, vì vậy sản phẩm nào không có lao động của người SX chứa đựng trong đó thì không có GT. Sản phẩm nào hao phí lao động càng cao thì càng có GT.

GT và GTSD là 2 thuộc tính của H có mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau. GTSD là thuộc tính tự nhiên còn GT là thuộc tính XH của H. Như vậy H là sự thống nhất của 2 thuộc tính GTSD và GT, nhưng là sự thống nhất giữa 2 mặt đối lập. Bất cứ 1 vật nào nếu muốn trở thành H phải có đủ 2 thuộc tính GT và GTSD, nếu thiếu 1 thuộc tính thì nó không thể là H.

Người SX tạo ra GTSD nhưng cái họ quan tâm là GT, còn người tiêu dùng thì quan tâm tới GTSD để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình nhưng họ phải trả GT cho người SX.

Câu 12: phân tích chức năng của tiền tệ. Tại sao tiền tệ là 1 H đặc biệt?

Tiền tệ: là 1 H dặc biệt được tách ra khỏi thế giới H, đóng vai trò là vật ngang giá chung để trao đổi với tất cả các H còn lại.

- chức năng của tiền tệ:

+ Thước đo GT: Tiền (T) là thước đo giá trị vì bản thân nó cũng là H, cũng có GT như H khác. GT của mỗi H được biểu hiện bằng 1 số tiền nhất định, đó là giá cả của H. GT là cơ sở của giá cả, nhưng do quan hệ cung cầu, sức mua của đồng tiền giá cả có thể lên xuống xung quanh GT, tuy nhiên xét trong phạm vi toàn XH, tổng giá cả luôn bằng tổng GT của H.

+ Phương tiện lưu thông: T đóng vai trò môi giới, trung gian trong trao đổi H và dưới hình thức tiền mặt. Nó lưu thông theo công thức H-T-H, lưu thông tiền tệ dựa trên cơ sở là sự lưu thông H. Ở mỗi thời kỳ nhất định, lưu thông H cũng đòi hỏi 1 lượng T cần thiết cho sự lưu thông, lượng T đó phải tỉ lệ nghịch với số vòng lưu thông của đồng tiền cùng loại. T làm cho lưu thông trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn rất nhiều.

+ Phương tiện cất trữ: khi làm chức năng này, tiền rút ra khỏi lưu thông và đi vào "kho" cất trữ. Tiền cất trữ phải có đủ GT, người ta thường cất trữ vàng, bạc.

+ Phương tiện thanh toán: kinh tế H phát triển đến 1 mức đọ nào đó sẽ sinh ra việc mua bán chịu, khi đó tiền sẽ làm chức năng thanh toán: trả tiền mua chịu, trả nợ...Chức năng này càng phát triển càng làm tăng thêm sự phụ thuộc lẫn nhau giữa những người SX và trao đổi H.

+ Tiền tệ thế giới: khi trao đổi H vượt khỏi biên giới 1 quốc gia, quan hệ mua bán giữa các nước hình thành thì tiền làm chức năng tiền tệ thế giới. Với chức năng này tiền làm phương tiện mua sắm, thanh toán quốc tế, có thể di chuyển của cải từ nước này sang nước khác.

 Tiền tệ là sản phẩm khách quan của lịch sử phát triển SX và trao đổi H. Nó phản ánh sự phát triển của SX và lưu thông H.

- Tiền tệ là 1 H đặc biệt

Tiền có GTSD là để trao đổi với tất cả các H khác, GT là hao phí lao động XH trong việc in tiền (tiền giấy), khai thác và gia công (tiền vàng) nên nó là H. Trong điều kiện các yếu tố cung cầu, quy luật GT...không tác động xấu đến H thì GT của tất cả H được biểu hiện bằng tiền. Nếu các H thông thường chỉ dùng để đáp ứng những nhu cầu về ăn uống, mặc...thì tiền chính là H trung gian để con người tiếp cận với H thông thường nhằm đáp ứng nhu cầu bản thân. Với 5 chức năng cơ bản thì không có 1 loại H nào có thể thay thế cho tiền được. GTSD của H thông thường sẽ mất đi khi con người sử dụng nó, nhưng tiền tệ không mất đi GT và GTSD trong quá trình tiêu dùng (mặc dù có mất đi chút ít thì con người vẫn thừa nhận nó).

Câu 13: phân tích nội dung và tác động của quy luật giá trị(QLGT).

- Nội dung QLGT

QLGT là quy luật kinh tế của nền SX H. Ở đâu có nền SX H thì ở đó có QLGT hoạt động 1 cách khách quan. QLGT đòi hỏi việc SX và trao đổi H phải dựa trên cơ sở hao phí lao động XH cần thiết, nghĩa là:

+ Trong SX: đòi hỏi người SX luôn có ý thức tìm cách hạ thấp hao phí lao động cá biệt xuống nhỏ hơn hoặc bằng hoa phí lao động XH cần thiết.

+ Trong lưu thông: nó đòi hỏi việc trao đổi H phải dựa trên nguyên tắc ngang giá.

QLGT hoạt động thông qua sự lên xuông của giá cả trên thị trường. Nó có mối quan hệ hữu cơ với: QL cung-cầu (cung >cầu: giá cả hạ, và ngược lại), QL cạnh tranh (cạnh tranh càng cao, giá cả càng hạ và ngược lại), sức mua của đồng tiền (sức mua của đồng tiền tăng thì giá cả hạ).

- Tác động của QLGT

+ Điều tiết SX và lưu thông H: Tự phát điều tiết các yếu tố SX (TLSX và sức lao động) vào các ngành, các khu vực khác nhau của nền SX XH thông qua sự biến động của cung-cầu thể hiện qua giá cả trên thị trường. Tự phát điều tiết lưu thông H thông qua sự biến động của giá cả, H sẽ được chuyển từ nơi có giá cả thấp tới nơi có giá cả cao.

+ Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lí hóa quá trình SX dẫn đến tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

+ Bình tuyển những người SX, phân hóa người SX thành giàu nghèo: QLGT sẽ lựa chọn những người đứng vững và chiến thắng trong quy luật cạnh tranh thành các ông chủ giàu có, ngược lại có những những người SX bị quy luật cạnh tranh loại bỏ, trở nên nghèo đi, hoặc phá sản. Phân hóa SX hình thành.

Câu 14: trình bày những phương pháp SX GTTD dưới CNTB. Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này.

GTTD là 1 bộ phận của GT mới dư ra ngoài GT sức lao động của công nhân làm thuê bị nhà TB chiếm không.

Những phương pháp SX GTTD dưới CNTB:

- SX ra GTTD tuyệt đối: GTTD tuyệt đối là GTTD thu được do kéo dài thời gian lao động vượt quá thời gian lao động tất yếu trong khi năng suất lao động và giá trị sức lao động không thay đổi.

 Trong giai đoạn phát triển đầu tiên của SX TBCN kỹ thuật còn thấp thì phương pháp SX GTTD tuyệt đối là chủ yếu, tức là kéo dài ngày lao động của công nhân. Các nhà TB tìm cách kéo dài thời gian lao động, tăng cường bóc lột nhưng vấp phải sự phản kháng của công nhân đòi giảm thời gian lao động. Tuy nhiên ngày lao động cũng không thể rút ngắn quá mức chỉ bằng thời gian lao động tất yếu.

- SX ra GTTD tương đối: GTTD tương đối là GTTD thu được do rút ngắn thời gian lao động tất yếu bằng cách nâng cao năng suất lao động từ đó kéo dài thời gian lao động thặng dư trong khi ngày lao động và cường độ lao động không thay đổi.

 Trong giai đoạn phát triển đến trình độ đại công nghiệp của TBCN thì phương pháp SX GTTD tương đối này là chủ yếu. Do sự phát triển của KHKT và phương thức SX tiên tiến nên NSLĐ tăng, làm giảm GT sức lao động do đó giảm thời gian lao động tất yếu, điều này sẽ làm tăng thời gian lao động thặng dư vì ngày lao động không giảm. Đây là phương pháp bóc lột công nhân làm thuê ở 1 trình độ cao của SX TBCN.

- GTTD siêu ngạch: là GTTD thu được do xí nghiệp này áp dụng công nghệ mới sớm hơn các xí nghiệp khác từ đó hạ thấp GT cá biệt của H xuống thấp hơn GT XH của nó.

 Xét tưng đơn vị SX TBCN, GTTD siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, cục bộ. Nhưng xét về toàn bộ XH TB, GTTD siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên. Vì vậy, GTTD siêu ngạch là 1 động lực mạnh nhất thúc đẩy các nhà TB ra sức cải tiến kỹ thuật, nâng cao NSLĐ.

 Cả GTTD tương đối và GTTT siêu ngạch đều dựa trên cơ sở tăng NSLĐ, khác nhau là ở chỗ: GTTD tương đối dựa trên cơ sở tăng NSLĐ XH, còn GTTT siêu ngạch dựa trên cơ sở tăng NSLĐ cá biệt.

Ý nghĩa của việc nghiên cứu vấn đề này

Thấy rõ bản chất bóc lột dưới các phương pháp ngày càng trở nên tinh vi hơn của nhà TB. Dưới CNTB việc áp dụng máy móc không phải để giảm cường độ lao động của công nhân mà trái lại, tạo điều kiện để tăng cường độ lao động. Ngày nay việc tự động hóa sản xuất làm cho cường độ lao động tăng lên, nhưng dưới hình thức mới, sự căng thẳng thần kinh thay cho cường độ lao động cơ bắp.

Câu 15: Thế nào là TB bất biến, TB khả biến, TB cố định, TB lưu động? Căn cứ và ý nghĩa phân chia TB nói trên.

 TB bất biến, TB khả biến

- TB bất biến: là bộ phận TB, biểu hiện ở TLSX và GT của chúng được bảo toàn và di chuyển vào sản phẩm trong quá trình SX.

- TB khả biến: là bộ phận TB, biểu hiện ở sức lao động trong quá trình SX thì GT của nó tăng thêm.

- Căn cứ phân chia: căn cứ vào vai trò của các yếu tố tạo ra GTTD.

- Ý nghĩa phân chia: vạch rõ nguồn gốc của GTTD là do lao động làm thuê của công nhân tạo ra và bị nhà TB chiếm không. Trong SX, TB bất biến là điều kiện để sinh ra GTTD, có vai trò quan trọng trong việc tăng NSLĐ, nhưng bộ phận TB khả biến tồn tại dưới hình thức sức lao động mới chính là nguồn gốc tạo ra GTTD.

 TB cố định, TB lưu động

- TB cố định: là 1 bộ phận của TBSX tồn tại dưới dạng máy móc, thiết bị, nhà xưởng...khi tham gia vào quá trình SX thì GT của nó được chuyển dần từng phần vào sản phẩm thông qua khấu hao.

- TB lưu động: là 1 bộ phận của TBSX tồn tại dưới dạng nguyên nhiên vật liệu và sức lao động, trong quá trình SX bộ phận TB này chuyển hết GT của nó vào sản phẩm trong 1 chu kỳ SX.

- Căn cứ phân chia: dựa vào phương thức chuyển dịch GT của chúng vào sản phẩm trong quá trình SX.

- Ý nghĩa phân chia: có ý nghĩa quan trọng trong việc quản lí kinh tế. Là cơ sở để quản lí, sử dụng vốn cố định và vốn lưu động 1 cách có hiệu quả, vốn lưu động bao giờ cũng dễ quay vòng hơn vốn cố định.

Câu 16: phân tích quá trình hình thành lợi nhuận thương nghiệp dưới TBCN. Hãy nêu rõ bản chất của lợi nhuận thương nghiệp.

- Quá trình hình thành lợi nhuận thương nghiệp

Tư bản thương nghiệp( TBTN) là 1 bộ phận tách khỏi tư bản công nghiệp(TBCN) hoạt động trong lĩnh vực lưu thông H. Nó là cầu nối liền giữa SX và tiêu dùng, phục vụ cho quá trình SX H của TBCN và có vai trò quan trọng trong tái SX TBXH nói chung và TBCN nói riêng. TBTN ứng thêm TB giúp TBTN hoạt động trong khâu thực hiện GTTD, do đó TBCN có điều kiện tập trung TB, chuyên môn hóa, mở rộng SX. Đó là nguyên nhân khiến TBCN phải "nhường" 1 bộ phận GTTD cho TBTN. TBTN không tạo ra GT và GTTD nhưng vẫn thu được GTTD dưới hình thức lợi nhuận thương nghiệp.

- Bản chất của lợi nhuận thương nghiệp

+ TBCN nhường 1 phần GTTD cho TBTN theo tỉ suất lợi nhuận bình quân và được thực hiện bằng thu chênh lệch giữa giá mua và giá bán. Vậy bản chất của lợi nhuận thương nghiệp là 1 phần GTTD do công nhân tạo ra trong quá trình SX.

+ Ngoài 1 phần GTTD do TBCN nhường cho, TBTN còn thu được 1 phần thu nhập của người tiêu dùng bằng cách mua rẻ bán đắt và bóc lột lao động thặng dư của nhân viên thương nghiệp.

Câu 17: Phân tích nguồn gốc, đặc điểm của tư bản cho vay( TBCV). Hãy nêu bản chất của lợi tức và phân biệt nó với lợi nhuận ngân hàng.

- Nguồn gốc: Tư bản cho vay là 1 bộ phận TB tách ra từ TBCN hoạt động trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ. Trong quá trình tuần hoàn và chu chuyển của TBCN, thường xuyên có 1 bộ phận TB tiền tệ ở trạng thái nhàn rỗi như tiền trả lương công nhân chưa đến kỳ trả, tiền mua vật liệu nhưng chưa đến hạn mua, tiền tiết kiệm...trong khi lại có các nhà TB khác lại cần tư bản để mở rộng SX hoặc thiếu TB lưu động. Từ đó nảy sinh quan hệ cung cầu về tiền tệ, xuất hiện bên cho vay(bên cung) và bên đi vay(bên cầu). TBCV xuất hiện thực hiện vai trò môi giới giữa người cho vay và người đi vay, là nơi tập trung, điều hòa, sử dụng hợp lý các nguồn vốn tiền tệ của XH,thúc đẩy quá trình tái SX và XH hóa.

- Đặc điểm:

+ Quyền sở hữu và quyền sử dụng tách rời nhau: người cho vay không mất quyền sở hữu, người đi vay chỉ có quyền sử dụng nó trong 1 khoảng thời gian nhất định.

+ TBCV vận động theo công thức T-T', trong đó T'=T+z, z là lợi tức. Nhìn vào công thức chỉ biểu hiện mối quan hệ giữa TBCV và TB đi vay, tiền đẻ ra tiền. Như vậy, quan hệ bóc lột của TBCV được che dấu 1 cách kín đáo.

- Bản chất của lợi tức:

Nếu không phải đi vay, TBCN độc chiếm GTTD, nhưng TBCN phải nhường 1 phần GTTD cho TBCV vì đã sử dụng TB của họ. Như vậy, hoạt động trong lĩnh vực lưu thông tiền tệ, TBCV không tạo ra GT hay GTTD nhưng nó được phân phối GTTD dưới hình thức lợi tức cho vay. Vậy lợi tức chính là 1 hình thức biến tướng của GTTD, nguồn gốc của nó chính là GTTD do lao động làm thuê tạo ra trong quá trình SX.

- Phân biệt lợi tức với lợi nhuận ngân hàng:

+ Lợi tức là khoản thu nhập của TBCV được nhận trực tiếp từ người đi vay. Lợi nhuận ngân hàng là sự chênh lệch giữa lợi tức nhận gửi và lợi tức cho vay, đem trừ đi những chi phí về nghiệp vụ ngân hàng.

+ Lợi tức chỉ là 1 phần của lợi nhuận bình quân, trong tự do cạnh tranh, lợi nhuận ngân hàng cũng bằng lợi nhuận bình quân.

Câu 18: Phân tích nguyên nhân hình thành và bản chất của CNTB độc quyền.

Nguyên nhân hình thành:

CNTB độc quyền là giai đoạn phát triển cao của CNTB, nó phát triển từ CNTB tự do cạnh tranh và là 1 tất yếu:

+ Sự phát triển của KHKT, những phát minh kỹ thuật mới làm cho LLSX cuối thế kỷ XIX có những bước phát triển nhảy vọt như phương pháp luyện kim mới, máy cắt gọt kim loại, động cơ đốt trong, phương tiện vận tải mới.... Muốn sử dụng những thành tựu nói trên cần có nguồn vốn lớn, quy mô SX lớn. Điều này đòi hỏi sự tập trung TB và tập trung SX.

+ Trong cuộc cạnh tranh khốc liệt, những TB nhỏ và vừa bị phá sản hàng loạt, TB lớn thì phát đạt, TB được tập trung với quy mô ngày càng lớn.

+ Khủng hoảng kinh tế thế giới TBCN đặc biệt là khủng hoảng kinh tế 1973 càng đẩy nhanh sự tích tụ, tập trung TB và tập trung SX.

Sự tập trung SX được thực hiện bằng cách thôn tính lẫn nhau hoặc bằng tự nguyện thỏa thuận giữa các nhà TB. Tích tụ và tập trung SX đến 1 mức độ nào đó tất yếu dẫn đến độc quyền, xuất hiên CNTB độc quyền.

Bản chất của CNTB độc quyền:

- Xét về bản chất, CNTB độc quyền là nấc thang phát triển mới của CNTB.

- CNTB độc quyền là CNTB trong đó hầu hết các ngành, các lĩnh vực của nền kinh tế bị các tổ chức TB độc quyền nắm giữ và chi phối. Quan hệ độc quyền giữ vị trí thống trị trong nền kinh tế với sự độc chiếm các nguồn nguyên liệu, phương tiện vận tải, thị trường vốn, nhân công.

- Quy luật GTTD vẫn là quy luật kinh tế cơ bản, xong biểu hiện bề ngoài của nó đã chuyển từ quy luật lợi nhuận bình quân thành quy luật lợi nhuận độc quyền cao.

- Sự ra đời của CNTB độc quyền vẫn không làm thay đổi được bản chất của CNTB, bản than quy luật lợi nhuận độc quyền cũng là 1 hình thức biến tướng của quy luật GTTD. Với sự thống trị của độc quyền, mâu thuẫn vốn có của CNTB càng thêm sâu sắc.

PHẦN III: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC

Câu 19: trình bày khái niệm giai cấp công nhân. Phân tích nội dung sứ mệnh lịch sử (SMLS) của giai cấp công nhân.

Khái niệm giai cấp công nhân

C.Mac dã dùng 1 số thuật ngữ khác nhau như: GC vô sản, GC vô sản hiện đại, GC công nhân hiện đại, GC công nhân công nghiệp...để chỉ GCCN, là con đẻ của nền SX đại công nghiệp, là đại biểu cho LLSX phát triển, đại diện cho PTSX tiên tiến.

- Nội dung:

+ 1 là: GCCN vừa là sản phẩm, vừa là chủ thể của nền SXCN hiện đại, nó không ngừng phát triển về số lượng, chất lượng và cơ cấu cùng với nền SXCN hiện đại về quy mô và trình độ:

 Là sản phẩm: khi nào có nền SX đại công nghiệp thì mới có GCCN. (Ở VN khoảng đầu XX )

 Là chủ thể: không phải là sản phẩm thụ động của nền công nghiệp mà là chủ thể vì CN sản xuất ra máy móc, điều hành, vận hành, theo dõi toàn bộ hoạt động của hệ thống máy móc ( hay quá trình SX ).

+ 2 là: xem xét vị trí của GCCN trong QHSX TBCN: người CN không có TLSX, họ phải làm thuê bán sức lao động cho nhà TB để kiếm sống, vì vậy GCCN <> GCTS.

Vd: từ giữa XVIII  giữa XX:

sở hữu TLSX: không.

QHSX quản lí và phân công SX: không.

phân phối sản phẩm: không.

Từ giữa XX nay:

sở hữu TLSX: 1 bộ phận GCCN có cổ phần.

QHSX quản lí và phân công SX: 1 bộ phận GCCN là cổ đông.

phân phối sản phẩm: 1 bộ phận GCCN có lợi tức.

 Mặc dù từ giữa XX  nay, GCCN có 1 bộ phận có cổ phần và trở thành cổ đông, đồng thời được chia lợi nhuận nhưng xét về bản chất QHSX TBCN vẫn chưa thay đổi bởi vì tỉ lệ % CN có cổ phần rất ít, CN không có quyền định hướng nền SX cà lợi nhuận họ được chia chỉ đảm bảo nhu cầu học hành cao hơn, cải thiện cuộc sống tốt hơn, chứ chưa thay đổi được vị trí làm thuê của CN.

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân.

- GCCN là sản phẩm của nền SX đại công nghiệp, lực lượng đại biểu cho sự phát triển của PTSX tiến bộ. Do đó xét về SMLS, GCCN có SMLS lãnh đạo nhân dân lao động đấu tranh xóa bỏ chế độ TBCN, chế độ người bóc lột người, xây dựng XH mới XHCN và CSCN.

- Xét về SMLS của GCCN được chia làm 2 giai đoạn:

+ Giai đoạn giành chính quyền từ tay GCTS về tay mình và GCCN tự giải phóng mình.

+ Giai đoạn cải tạo XH cũ, xây dựng thành công XH mới, chuyển từ CNTB sang CNXH.

 Liên hệ ở VN: SMLS của GCCN có những đặc thù riêng:

 Khi là thuộc địa: làm CMTS dân quyền ( giành độc lập dân tộc ), và thổ địa CM ( giành ruộng đất về tay nhân dân ).

 Khi giành được chính quyền: SMLS của GCCN là giữ vững độc lập dân tộc và CNXH, XD 1 nước VN dân giàu, nước mạnh, XH công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu 20: những quan điểm cơ bản của các nhà kinh điển của CN Mac-Lênin về điều kiện khách quan quy định SMLS của GCCN.

Xuất phát từ địa vị KT-XH

- Phải có nền SX đại công nghiệp và phổ biến, trong đó GCCN là bộ phận quan trọng nhất, CM nhất đại diện cho LLSX hiện đại, có trình độ xã hội hóa cao, tiêu biểu cho xu hướng phát của loài người. Là nhân tố quyết định phá vỡ PTSX TBCN xây dựng PTSX mới tiến bộ hơn.

- Trong xã hội TBCN, GCCN không có TLSX, họ bán sức lao động cho GCTS và bị GCTS bóc lột giá trị thặng dư. Vì sự sống của mình, GCCN không thể không đứng lên đấu tranh lật đổ sự thống trị của GCTS để giải phóng mình đồng thời giải phóng XH.

- GCCN đại diện cho PTSX dựa trên chế độ sở hữu XH không có bóc lột, nên lợi ích của GCCN phù hợp với lợi ích của người lao động. Do đó, họ có khả năng tập hợp lãnh đạo những người lao động bị áp bức làm CM xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xây dựng XHCN.

Xuất phát từ đặc điểm CT-XH của GCCN:

- Vì có CN Mac-Lênin soi rọi và dẫn đường nên GCCN là GC có tinh thần CM triệt để thực hiện ở mục tiêu CM của mình là xóa bỏ tận gốc chế độ người bóc lột người, xóa bỏ hoàn toàn chế độ tư hữu.

- Các cuộc đấu tranh chống áp bức bóc lột đã tôi luyện và cung cấp cho GCCN những tri thức CT-XH cần thiết cho 1 GC tiên tiến.

- Lao động nền công nghiệp hiện đại đã rèn luyện cho GCCN ý thức kỷ luật cao, tác phong công nghiệp hiện đại.

Câu 21: phân tích vai trò quyết định của Đảng CSVN trong việc thực hiện thắng lợi SMLS của GCCN.

- Đảng CSVN ra đời là sản phẩm của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước ở nước ta vào đầu năm 1930 của thế kỷ XX.Đảng CSVN là lực lượng, tổ chức tiêu biểu cho sự tự giác và bản chất của GCCN đồng thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc VN.

- Khi chưa có Đảng: PTCN diễn ra tự phát, nhỏ lẻ. Như cuộc bãi công của 600 thợ nhuộm ở Chợ Lớn năm 1922 mà Nguyễn ái Quốc coi đó mới chỉ là "do bản năng tự vệ" của những người CN. Năm 1928-1929 có nhiều cuộc bãi công khác với hàng nghìn người tham gia, trong đó tiêu biểu nhất là cuộc đấu tranh của công nhân xi măng Hải Phòng, sợi Nam Định, xe lửa Trường Thi (Vinh), AVIA (Hà Nội), Phú Riềng (Bình Phước). Những PTCN này đều thất bại hoặc đem lại những kết quả rất hạn chế.

- Khi có Đảng: Đảng đã đem yếu tố tự giác vào phong trào công nhân, làm cho phong trào cách mạng nước ta có một bước phát triển nhảy vọt về chất. Đảng của giai cấp công nhân nước ta đã lãnh đạo toàn dân hoàn thành thắng lợi trọn vẹn cuộc cách mạng giải phóng dân tộc ( tiêu biểu là thắng lợi CM tháng Tám 1945, giải phóng hoàn toàn miền nam, thống nhất đất nước 1975 ) và đang tiến hành công cuộc xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Đây là nhiệm vụ lịch sử khó khăn, phức tạp nhất.

 Như vậy, chỉ có dưới sự lãnh đạo của Đảng CS, GCCN và nhân dân lao động mới có được sự thống nhất về tư tưởng, tổ chức và hành động, mới chuyển từ tự phát sang tự giác, đảm bảo cho CM XHCN thắng lợi.

Câu 22: trình bày nội dung cơ bản và nguyên tắc của liên minh giữa GCCN với GCNN và tầng lớp tri thức trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Nguyên tắc cơ bản nhất của liên minh là kết hợp đúng đắn các lợi ích về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

Nội dung chính trị của liên minh:

- Nhu cầu, lợi ích chính trị cơ bản của công nhân, nông dân, trí thức và của cả dân tộc là độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Mỗi giai cấp, tầng lớp ở mỗi giai đoạn đều có lập trường chính trị - tư tưởng của mình. Khi liên minh không phải là thực hiện sự dung hoà lập trường tư tưởng - chính trị của cả ba giai cấp, tầng lớp này.

- Nguyên tắc về chính trị của liên minh là do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Để thực hiện từng bước mục tiêu, lợi ích chính trị cơ bản của liên minh trên lập trường tư tưởng - chính trị của GCCN thì liên minh này phải do Đảng của GCCN lãnh đạo.

- Trong thời kỳ quá độ, liên minh công, nông, trí thức là nền tảng chính trị - xã hội và kinh tế của Nhà nước XHCN, là nòng cốt của Mặt trận Tổ quốc để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN.

Nội dung kinh tế của liên minh

Nội dung kinh tế là nội dung cơ bản, quyết định nhất, là cơ sở vật chất-kỹ thuật vững chắc của liên minh trong thời kỳ quá độ. Trong thời kỳ này, nhiệm vụ cách mạng chuyển trọng tâm sang lĩnh vực kinh tế cho nên nội dung kinh tế mà thực chất là kết hợp đúng đắn các lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội được lấy làm trọng tâm (mà trong các giai đoạn trước đó chưa đặt ra một cách trực tiếp).

+ Xuất phát từ thực trạng, tiềm năng kinh tế của nước ta để xác định cơ cấu kinh tế hợp lý, cơ cấu kinh tế chung của cả nước là "công - nông nghiệp - dịch vụ". Điều này thể hiện rõ nội dung kinh tế của liên minh công, nông, trí thức, là điều kiện, môi trường để các giai tầng hoạt động và phát triển sự liên minh.

+ Trên cơ sở kinh tế, các nhu cầu kinh tế phát triển dưới nhiều hình thức hợp tác, liên kết, giao lưu,... trong cả sản xuất, lưu thông phân phối giữa công nhân, nông dân, trí thức; giữa các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, khoa học công nghệ và các dịch vụ khác; giữa các địa bàn, vùng miền dân cư trong cả nước.

+ Nội dung kinh tế của liên minh ở nước ta còn thể hiện ở vai trò của Nhà nước. Ở nước nông nghiệp, vai trò của Nhà nước có vị trí đặc biệt quan trọng trong việc thực hiện liên minh. Vai trò của Nhà nước đối với nông dân được thể hiện qua chính sách khuyến nông, qua bộ máy nhà nước, các tổ chức khuyến nông, các cơ sở kinh tế nhà nước. Đối với trí thức, Nhà nước cần phải đổi mới và hoàn chỉnh các luật, chính sách có liên quan trực tiếp đến sở hữu trí tuệ như chính sách về phát triển khoa học và công nghệ, GD & ĐT, về bản quyền tác giả, về báo chí, xuất bản, về văn học nghệ thuật,... Hướng các hoạt động của trí thức vào việc phục vụ công, nông, gắn với cơ sở SX và đời sống của toàn XH.

Nội dung văn hoá, xã hội của liên minh

+ Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái. Đó chính là ưu việt của CNXH, tất cả cho con người, vì con người và do con người, trong đó lực lượng đông đảo nhất, nòng cốt là công nhân, nông dân, trí thức.

+ Vấn đề xoá đói giảm nghèo cho công, nông, trí thức chủ yếu bằng tạo việc làm đồng thời kết hợp các giải pháp hỗ trợ, cứu trợ. Đổi mới và thực hiện tốt các chính sách xã hội cho các gia đình thương binh, liệt sĩ, có công với nước, chịu hậu quả chiến tranh. Nội dung này còn mang ý nghĩa giáo dục truyền thống, đạo lý, lối sống,... cho toàn xã hội và các thế hệ sau.

+ Nâng cao dân trí là nội dung cơ bản lâu dài tạo cho liên minh phát triển vững chắc. Trước mắt tập trung vào việc củng cố thành tựu xoá mù chữ, phổ cập giáo dục tiểu học, tiến hành phổ cập trung học cơ sở và phổ cập trung học, nâng cao kiến thức về khoa học công nghệ, về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội.

+ Gắn quy hoạch phát triển công nghiệp, khoa học, công nghệ với quy hoạch phát triển nông thôn, đô thị hoá, công nghiệp hoá những trọng điểm ở nông thôn, XD các cơ sở giáo dục, y tế, văn hoá, thể thao, các công trình phúc lợi công cộng.

 Đối với những nước nông nghiệp đi lên CNXH như nước ta thì liên minh giữa công - nông - trí thức vừa là vấn đề có tính quy luật tất yếu trong thời kỳ quá độ lên CNXH.

Câu 23: nêu rõ bản chất và nguồn gốc của tôn giáo. Những quan điểm chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình XD CNXH.

Nguồn gốc tôn giáo:

- Nguồn gốc KTXH: Trong XH tồn tại nền KT nhiều thành phần, sự bất bình đẳng về KT, VH XH CT còn diễn ra, sự tách biệt về đời sống VC và TT giữa các nhóm dân cư còn phổ biến. Do đó yếu tố ngẫu nhiên may rủi vẫn còn tác động đến con người, con người cầu mong vào sự phù trợ của những lực lượng thần bí.

- Nguồn gốc nhận thức: Trong XH và TN nhận thức con người còn nhiều hạn chế, còn tồn tại quá nhiều bí ẩn con người chưa giải thích được, con người khó giải thích nên nhờ tôn giáo để giải thích những bí ẩn đó.

- Nguồn gốc tâm lí: Tôn giáo và tín ngưỡng là 1 nhu cầu tinh thần của con người, trở thành niềm tin của con người. Con người tin vào mọi thứ, đặc biệt là nỗi sợ hãi của con người trước TN và XH. Do đó có tôn giáo.

Bản chất của tôn giáo:

- Tôn giáo là 1 hình thái ý thức XH, phản ánh 1 cách hoang đường hư ảo HTKQ, nó phản ánh vào đầu óc con người 1 thế giới phi hiện thực.

- Giữa tôn giáo và tín ngưỡng có mối quan hệ với nhau nhưng khác nhau.

+ Tôn giáo là 1 tín ngưỡng.

+ Tín ngưỡng là tin vào 1 cái gì đó. Là 1 khái niệm rộng hơn tôn giáo.

+ Tôn giáo phải hội đủ 5 điều kiện: Giáo lý, giáo luật, giáo dân, giáo hội và nơi thờ tự.

- Tôn giáo là sản phẩm của con người, gắn với những điều kiện lịch sử TN và lịch sử XH xác định. Do đó, xét về mặt bản chất, tôn giáo là một hiện tượng XH phản ánh sự bất lực, bế tắc của con người trước TN và XH.

Những quan điểm chỉ đạo trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình XD CNXH.

Tín ngưỡng, tôn giáo là 1 vấn đề tế nhị nhạy cảm và phức tạp. Giải quyết những vấn đề nảy sinh từ tôn giáo cần hết sức thận trọng, tỉ mỉ và chuẩn xác. Vừa đòi hỏi phải giữ vững nguyên tắc, đồng thời phải mềm dẻo, linh hoạt, không tuyên chiến với tôn giáo. Giải quyết những vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH cần dựa trên những quan điểm sau:

- Khi tôn giáo còn là nhu cầu tinh thần của 1 bộ phận QCNN thì chính sách nhất quán của nhà nước là tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng và không tín ngưỡng của nhân dân.

- Thực hiện đoàn kết những người có đạo và những người không có đạo, đoàn kết các tôn giáo hợp pháp, chân chính, đoàn kết toàn dân tộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nghiêm cấm mọi hành vi chia rẽ vì lý do tín ngưỡng tôn giáo.

- Cần phân biệt mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo. Mặt tư tưởng thể hiện sự tín ngưỡng trong tôn giáo. Mặt chính trị thể hiện sự lợi dụng tôn giáo để chống lại sự nghiệp đấu tranh CM, XD CNXH của những phần tử phản động đội lốt tôn giáo.

- Phải có quan điểm lịch sử khi giải quyết vấn đề tôn giáo. Ở những thời kỳ lịch sử khác nhau, vai trò, tác động của từng tôn giáo đối với đời sống XH không giống nhau. Quan điểm thái độ của các giáo hội, giáo sĩ, giáo dân về các lĩnh vực của đời sống XH luôn có sự khác biệt. Vì vậy, cần phải có quan điểm lịch sử cụ thể khi xem xét, đánh giá và ứng xử đối với những vấn đề có liên quan đến tôn giáo.

Câu 24: phân tích những thành tựu của CNXH hiện thực. Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình CNXH Xô Viết.

Những thành tựu của của CNXH hiện thực

Sau Chiến tranh thế giới lần thứ hai, hàng loạt các nước XHCN ra đời, nhất là từ sau khi nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa xuất hiện, cùng với những thành tựu to lớn của hệ thống các nước XHCN về kinh tế, xã hội, văn hoá, khoa học kỹ thuật, v.v., hệ thống XHCN thế giới đã trở thành chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh vì hoà bình, tiến bộ trên thế giới, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh của những thế lực phản động quốc tế.

- Về kinh tế: Đạt được sự phát triển mạnh mẽ về tiềm lực kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất XHCN trên quy mô lớn. Thúc đẩy LLSX phát triển, trong 20 nước công nghiệp hàng đầu thế giới thì có 4 nước XHCN: Liên xô, Tiệp Khắc, Ba Lan, Đức. Các nước XHCN chiếm 1/3 giá trị xuất khẩu, 40% tỉ trọng công nghiệp thế giới.

- Về mặt XH: Các nước XHCN đặc biệt quan tâm tới chính sách tất cả vì mọi người và nhân dân lao động là người làm chủ XH.

- Về giáo dục-y tế: Quan tâm tới các nhóm người trong XH: người già, trẻ em, phụ nữ...

- Về quân sự: Đầu những năm 60 đều đạt được thế cân bằng quân sự để bảo vệ hòa bình thế giới, Liên xô chi tới 30% tổng thu nhập cho quân sự.

Các nước XHCN đã giúp phong trào giải phóng dân tộc của các dân tộc khoảng 100 nước giành độc lập, trong đó có cả Việt Nam.

 tóm lại: CNXH ở Liên xô tồn tại trên 70 năm, ở Đông Âu trên 40 năm, CNXH đã trải qua 1 thời kỳ phát triển rực rỡ đạt được những thành tựu to lớn tác động đến toàn bộ loài người.

Nguyên nhân dẫn đến khủng hoảng và sụp đổ của mô hình CNXH Xô Viết.

- Nguyên nhân sâu xa: (thuộc về sai lầm của mô hình CNXH Xô viết ), duy trì quá lâu mô hình, chậm đổi mới mô hình, áp dụng các mô hình đó không phù hợp thực tế kéo từ thời chiến sang thời bình.

- Nguyên nhân chủ yếu trực tiếp:

+ Do Đảng CS Liên xô mắc sai lầm nghiêm trọng về đường lối chính trị, tư tưởng và tổ chức. Xuất hiện những kẻ cơ hội ở cả những người lãnh đạo cao nhất. Từ bỏ và xa rời CN Mac-Lênin, từ bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, phủ định sạch trơn những thành tựu của 70 năm XD XHCN.

+ Các thế lực thù địch mà cụ thể là CNĐQ đã can thiệp 1 cách toàn diện vừa tinh vi vừa trắng trợn, thực hiện diễn biến hòa bình trong nội bộ Đảng CS Liên xô và các nước XHCN Đông Âu.

 Như vậy sự sụp đổ của chế độ XHCN ở Đông Âu và Liên Xô có nguyên nhân là những sai lầm của các đảng cộng sản, các nhà nước XHCN, sự chống phá quyết liệt của kẻ thù và sự phản bội của một số người cộng sản, chứ hoàn toàn không phải là sự sụp đổ của CNXH và lý luận khoa học về CNXH. Thực tế thì còn 1 số nước XHCN vẫn không bị sụp đổ: Trung Quốc, Việt Nam.

chuc cac ban thi tot!

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro