câu 10: nhận thức là gì, thực tiễn là gì?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 10: Thực tiễn là gì? Nhận thức là j'? Làm rõ vai trò của thực tiễn đ/v nhận thức.

 ***********1 thực tiễn

a. Định nghĩa

 Thực tiễn là một phạm trù TH chỉ toàn bộ những hoạt động vật chất có

tính lịch sử XH của con người nhằm cải biến TN, XH.

Hoạt động thực tiễn là hoạt động vật chất của con người: bản chất của

hoạt động thực tiễn là sự tác động qua lại giữa CT và KT. Trong đó cả CT

và KT đều là những đối tượng vật chất. Ở đó chủ thể tác động chủ động;

có mục đích vào KT, biến đổi KT cho phù hợp nhu cầu của mình, quá trình

này không chỉ biến đổi KT mà biến đổi cả bản thân chủ thể.

Hoạt động thực tiễn là hoạt động lịch sử: vì nó là hoạt động cơ bản của

loài người trong sự phát triển lịch sử, là phương thức tồn tại cơ bản

của loài người.

Hoạt động thực tiễn là hoạt động XH, vì nó là hoạt động phổ biến của XH

loài người.

**********2 nhận thức

Nhận thức là hành động (quá trình) con người tìm hiểu thế giới tự nhiên. Trong quá trình này, con người lý giải vạn vật theo từng giai đoạn nhận thức của mình; Từ đó, tìm ra quy luật vận động và phát triển, thay đổi và tiến hóa, bản chất và hình thức, hình thành và tiêu vong của thế giới vật chất và tinh thần.

Hành động nhận thức - Là hành động nhận ra, biết được (hiểu được) về một vấn đề cụ thể trong đời sống vật chất hoặc tinh thần của con người. (Khi ấy, khái niệm nhận thức được sử dụng như 1 động từ. Ví dụ như, "Chúng ta nhận thức (hiểu)rằng, độc lập mà mất tự do và không hạnh phúc thì nền độc lập ấy cũng vô nghĩa".

Quá trình nhận thức - Là kết quả hiểu biết của con người về một vấn đề cụ thể của thế giới khách quan. Kết quả này được tìm thấy trong một khoảng thời gian nhất định. (Khi ấy, khái niệm này được sử dụng như 1 danh từ). Ví dụ như, "Đội ngũ công chức Việt Nam cần nâng cao nhận thức về nguy cơ gây ra bất ổn chính trị - xã hội, qua cách làm việc hay đối thoại với công dân". Với cách dùng như trên, khái niệm này thường được ghép với các động từ hoặc tính từ khác như: "nâng cao nhận thức", "có nhận thức đúng", "nhận thức sai lầm"....

********* 2. Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức

Thực tiễn có 2 chức năng quan trọng:

· Chuyển cái tinh thần thành cái vật chất: khách quan hoá chủ quan.

· Chuyển cái vật chất thành cái tinh thần: chủ quan hoá khách quan.

a. Thực tiễn là cơ sở, động lực của nhận thức

Nhận thức ngay từ đầu đã xuất phát từ thực tiễn, do thực tiễn quy định.

Chính do yêu cầu sản xuất vật chất và đấu tranh cải tạo XH buộc con

người phải nhận thức thế giới. Nhờ có thực tiễn mà con người nhận thức

ngày càng sâu sắc, đầy đủ thế giới xung quanh.

Cách thức nhận thức: thực tiễn là tác động của con người vào đối tượng,

buộc đối tượng bộc lộ những thuộc tính, kết cấu, quy luật, trên cơ sở đó

con người nhận thức chúng. Và nhận thức là nắm bắt bản chất, quy luật,

thuộc tính kết cấu của SV.

Thực tiễn làm cho giác quan con người ngày càng phát triển hoàn thiện.

Thực tiễn tạo ra những công cụ phương tiện hiện đại giúp cho năng suất

lao động tăng lên, KH không ngừng phát triển như kính hiển vi, vi tính,

tàu vũ trụ ... 

AGHEN "từ trước tới nay, KHTN cũng như TN hoàn toàn coi thường ảnh hưởng

của hoạt động con người đối với tư duy của họ. Hai môn ấy, một mặt chỉ

biết có TN, mặt khác chỉ biết có tư tưởng. nhưng chính người ta biến đổi

tự nhiên . . . là cơ sở chủ yếu và trực tiếp nhất của tư duy con người

và trí tuệ con người đã phát triển song song với việc người ta học cải

biến TN"

b. Thực tiễn là mục đích của nhận thức

Những tri thức khoa học chỉ đúng khi chúng được vận dụng vào thực tiễn.

Mục đích cuối cùng của nhận thức không phải là bản thân tri thức, mà là

để cải tạo tự nhiên, xã hội đáp ứng cho nhu cầu của con người.

Thực tiễn nêu ra những vấn đề cho nhận thức hướng tới giải đáp, nhờ đó

các ngành khoa học ngày càng phát triển

Thực tiễn cũng tạo ra những phương tiện cần thiết giúp cho việc nghiên

cứu khoa học, đem lại những tài liệu, dữ kiện giúp tổng kết, khái quát

hình thành lý luận

c. Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra tri thức, là tiêu chuẩn của chân lý

Chỉ có thể đem những tri thức thu nhận được kiểm nghiệm qua thực tiễn

mới thấy rõ tính sai lầm hay đúng đắn của chúng

Lênin: "Quan điểm về đời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thứ nhất

và cơ bản của lý luận và nhận thức".

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro