Những nguyên tắc cơ bản của việc lựa chọn và tổ chức các loại hình doanh nghiệp

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

a. Đảm bảo sự hoạt động có hiệu quả của doanh nghiệp

                Đây là nguyên tắc bao trùm và quan trọng nhất khi lựa chọn và tổ chức các loại hình doanh nghiệp nông nghiệp. Bởi vì, hiệu quả là tiêu chuẩn quan trọng đánh giá mọi hoạt động của doanh nghiệp. Hiệu quả được xem xét trên các phương diện kinh tế, xã hội và môi trường. Trong đó, hiệu quả kinh tế là tiêu chuẩn cao đánh giá hoạt động kinh tế, là mục tiêu trực tiếp của hoạt động kinh doanh ở doanh nghiệp nông nghiệp.

                Để lựa chọn và tổ chức các loại hình doanh nghiệp đạt hiệu quả cần phân tích các nhân tố ảnh hưởng, tìm ra loại hình doanh nghiệp thích hợp. Các nhân tố gồm: các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế, xã hội, đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành sản xuất, trong đó lưu ý tới đặc điểm kinh tế kỹ thuật của ngành và quy mô sản xuất.

b. Doanh nghiệp nông nghiệp phải là một tổ chức kinh tế tự chủ

                Điều đó bắt nguồn từ yêu cầu của nguyên tắc hiệu quả, từ khái niệm doanh nghiệp nông nghiệp, từ yêu cầu của tổ chức kinh doanh.

                Để đảm bảo cho doanh nghiệp là đơn vị kinh tế tự chủ cần xác định cơ chế để doanh nghiệp nông nghiệp có quyền tự chủ và doanh nghiệp nông nghiệp phải tự vươn lên đảm bảo tính tự chủ có hiệu quả.

c. Phải phù hợp với đặc điểm kinh tế, xã hội của nông nghiệp nước ta

                Nông nghiệp nước ta chủ yếu là sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp... Vì vậy bên cạnh việc xây dựng các loại hình doanh nghiệp: đa thành phần, đa sở hữu, phải chú ý đến hoạt động của 10 triệu hộ nông dân, từng bước chuyển các hộ nông dân sang các hình thức kinh tế trang trại.

                Lựa chọn các loại hình doanh nghiệp phải chú ý đến đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của sản xuất nông nghiệp.

d. Đảm bảo tính thống nhất trên ba mặt: quan hệ sở hữu, quan hệ quản lý và quan hệ phân phối của doanh nghiệp

                Loại hình doanh nghiệp thuộc phạm trù quan hệ sản xuất nên nó được biểu hiện trên ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối. Đây chính là mối quan hệ giữa tổ chức và quản lý. Vì vậy, đảm bảo sự thống nhất trên ba mặt quan hệ sở hữu, quan hệ phân phối chính là biểu hiện của mối quan hệ giữa tổ chức và quản lý là yêu cầu mang tính nguyên tắc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro