Những quy định chung về hạch toán tài sản bằng tiền

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

1. Những quy định chung về hạch toán tài sản bằng tiền và xử lý ảnh hưởng thay đổi chênh lệchtỷ giá hối đoái

Tài sản bằng tiền của doanh nghiệp gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ở các ngân hàng, kho bạc, các công ty tài chính và các khoản tiền đang chuyển, bao gồm cả tiền Việt Nam, ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc và các kim loại quý hiếm, ...

Việc hạch toán tài sản bằng tiền phải tuân theo những quy định hiện hành và chế độ quản lý, lưu thông tiền tệ của Nhà nước.

-   Hạch toán tài sản bằng tiền sử dụng đơn vị tiền tệ thống nhất là Đồng Việt Nam

-   Những doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh phải quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán (Nếu được chấp thuận) để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính. Việc quy đổi đồng ngoại tệ ra Đồng Việt Nam, hoặc đơn vị tiền tệ chính thức sử dụng trong kế toán  về nguyên tắc phải sử dụng tỷ giá hối đoái ngày giao dịch, tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường liên ngân hàng do ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh nghiệp vụ (Gọi tắt là tỷ giá giao dịch)

·     Khi phát sinh các nghiệp vụ thu bằng ngoại tệ, căn cứ vào tỷ giá giao dịch để quy đổi sang Đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán.

·     Khi phát sinh các nghiệp vụ chi bằng ngoại tệ, căn cứ vào tỷ giá thực tế thu ngoại tệ trong trong kỳ để ghi sổ(Gọi tắt là tỷ giá thực tế ghi sổ). Khi tính tỷ giá thực tế chi ngoại tệ (tỷ giá thực tế ghi sổ) có thể áp dụng một trong các phương pháp sau:

-   Phương pháp giá bình quân gia quyền

-   Phương pháp nhập trước, xuất trước

-   Phương pháp nhập sau, xuất trước

·     Đối với các tài khoản Doanh thu, Hàng tồn kho, TSCĐ, Chi phí khi phát sinh nghiệp vụ bằng ngoại tệ, căn cứ vào tỷ giá giao dịch để ghi sổ kế toán.

·     Đối với Bên Nợ các tài khoản Nợ phải thu; Bên Có các tài khoản Nợ phải trả khi phát sinh nghiệp vụ bằng ngoại tệ, căn cứ vào tỷ giá giao dịch để ghi sổ kế toán.

·     Đối với Bên Có các tài khoản Nợ phải thu; Bên Nợ các tài khoản Nợ phải trả khi phát sinh nghiệp vụ bằng ngoại tệ, căn cứ vào tỷ giá ngày nhận nợ (Gọi tắt là tỷ giá thực tế ghi sổ) để ghi sổ kế toán.

Chênh lệch tỷ giá trong kỳ phản ánh vào tài khoản 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (nếu lãi tỷ giá hối đoái) hoặc tài khoản 635 - Chi phí tài chính (nếu lỗ tỷ giá hối đoái). Cuối cuối năm tài chính, kế toán đánh giá lại số dư của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ  theo tỷ giá hối đoái bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính. Chênh lệch tỷ giá hối đoái phản ánh vào tài khoản 413 (4131). 

          Ngoại tệ được hạch toán chi tiết theo từng loại nguyên tệ trên Tài khoản 007 - Ngoại tệ các loại (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán ).

 Nguyên tắc xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái.

·     Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh:

Toàn bộ chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính hoặc ngày kết thúc năm tài chính khác với năm dương lịch (đã được chấp thuận) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính.

Đối với doanh nghiệp vừa có hoạt động kinh doanh, vừa có hoạt động đầu tư XDCB, nếu phát sinh chênh lệch tỷ giá hối đoái trong kỳ và chênh lệch đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư XDCB thì cũng xử lý các chênh lệch tỷ giá hối đoái này vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của năm tài chính.

Doanh nghiệp không được chia lợi nhuận hoặc trả cổ tức trên lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ.

·     Xử lý chênh lệch tỷ giá hối đoái phát sinh trong kỳ và chênh lệch do đánh giá lại cuối kỳ liên quan đến hoạt động đầu tư xây dựng (giai đoạn trước hoạt động):

Trong giai đoạn đầu tư xây dựng, khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái đã thực hiện và chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm tài chính của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ phản ánh luỹ kế trên Bảng cân đối kế toán (Chỉ tiêu Chênh lệch tỷ giá hối đoái).

Khi kết thúc quá trình đầu tư xây dựng, chênh lệch tỷ giá hối đoái thực tế phát sinh trong giai đoạn đầu tư xây dựng (lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào trị giá TSCĐ mà kết chuyển toàn bộ vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính của năm tài chính có TSCĐ và các tài sản đầu tư hoàn thành đưa vào hoạt động hoặc phân bổ tối đa là 5 năm (kể từ khi công trình đưa vào hoạt động).

Chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính và ở thời điểm quyết toán, bàn giao đưa TSCĐ vào sử dụng (lỗ hoặc lãi tỷ giá hối đoái) không tính vào trị giá TSCĐ hoàn thành đầu tư mà phân bổ vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính của các kỳ kinh doanh tiếp theo với thời gian tối đa là 5 năm (kể từ khi công trình đưa vào hoạt động).

-         Đối với vàng, bạc, đá quý phản ánh ở tài khoản tài sản bằng tiền chỉ áp dụng cho các doanh nghiệp không có chức năng kinh doanh vàng, bạc, kim khí quý, đá quý. Vàng, bạc, kim khí quý, đá quý phải theo dõi số lượng, trọng lượng, quy cách phẩm chất và giá trị của từng thứ, từng loại. Giá vàng, bạc, kim khí quý, đá quý được tính theo giá thực tế (giá hoá đơn hoặc giá được thanh toán).

     Khi tính giá xuất của vàng, bạc, kim khí quý, đá quý áp dụng một trong các phương pháp :

-   Phương pháp bình quân gia quyền

-   Phương pháp tính giá thực tế đích danh

-   Phương pháp nhập trước, xuất trước;

-   Phương pháp nhập sau, xuất trước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro