Những thủ thuật với chiếc điện thoại di động

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những thủ thuật với chiếc điện thoại di động của bạn

--------------------------------------------------------------------------------

Mã số bí mật của di động

Chỉ cần ấn vài ký tự "bí mật" trên bàn phím, bạn có thể lôi ra khá nhiều thông tin, tính năng từ điện thoại di động.

Máy Nokia

- Mã xem phiên bản phần mềm: *#0000#.

- Mã để khởi động lại máy: *3370#.

- Mã để kiểm tra thông tin máy (bao gồm số IMEI, ngày sản xuất điện thoại, ngày sửa chữa cuối cùng): *#92702689# (bạn phải tắt và bật lại máy để quay trở lại chế độ ban đầu).

- Mã khôi phục lại cài đặt mặc định của nhà sản xuất: *#7780#.

- Để xem được số thuê bao nào được lưu ở vị trí xxx trong simcard, nhấn xxx# (xxx có giá trị từ 1 đến 250 đối với các simcard lưu được 250 số điện thoại).

- Một số máy Nokia cho phép lưu trữ các thông tin cá nhân một cách bí mật (wallet) được bảo vệ bằng mật khẩu (wallet code). Nếu quên wallet code, bạn vẫn có thể xóa toàn bộ dữ liệu lưu trữ thông qua phím: *#7370925538#.

Máy Samsung

- Mã kiểm tra IMEI: *#06#

- Mã kiểm tra phiên bản phần mềm: *#9999#.

- Mã thử chế độ rung: *#9998*842#.

- Mã kiểm tra thông số hoạt động của pin: *#9998 *228#.

- Mã chuyển Menu về tiếng Anh: *#0001# và bấm SE ND.

Máy Sony

- Mã kiểm tra IMEI: *#06#

- Để kiểm tra phiên bản phần mềm, hãy bỏ simcard rồi bấm: *#7353273#.

Máy Motorola

- Mã kiểm tra IMEI: *#06#

Máy Ericsson

- Mã kiểm tra IMEI: *#06#

- Mã kiểm tra phiên bản phần mềm: >*

Khi máy bị khóa và yêu cầu nhập mã bảo vệ.

Trong trường hợp này, nếu nhớ chính xác user code của mình thì nhập vào, máy sẽ hoạt động. Nếu không thay đổi user code thì bạn hãy thử nhập các số user code mặc định thường gặp.

- Nokia: 12345

- Motorola: 1234

- Samsung: 1111

- Ericsson: 0000

- Siemens: 0000

Nếu không thành công có nghĩa là máy điện thoại của bạn đã bị thay đổi mã này. Bạn phải đem tới trung tâm sửa chữa bảo hành để thực hiện việc xóa, chuyển về mặc định cho bạn.

Một số thủ thuật với máy Samsung E700

TT - Bạn có thể bấm phím menu và tiếp theo là các phím số để truy cập nhanh vào các menu con, chẳng hạn như bấm menu-1-2 để chuyển đến phần tin nhắn đa phương tiện, menu-4-2 để chuyển đến phần cài đặt cho màn hình...

- Để chuyển nhanh sang chế độ tắt chuông, bấm và giữ phím "#".

- Bấm và giữ phím âm lượng (ở bên hông thân máy) để bật sáng đèn màn hình phụ.

- Khi bạn dùng phụ kiện tai nghe ngoài, bấm và giữ phím ở ống nói (microphone) khoảng 2 giây, điện thoại sẽ tự động gọi lại số gần đây nhất cho bạn (chức năng redial).

- Để xem số điện thoại nào được lưu trong từng vị trí của danh bạ điện thoại, bấm số của vị trí đó, sau đó bấm phím "#". Chẳng hạn như nếu bạn muốn xem số điện thoại nào được lưu ở vị trí số 15 trong danh bạ, hãy bấm 15#.

- Để nghe được âm thanh báo thức ngay cả khi tắt điện thoại, bạn hãy vào menu Organizer -> Alarm, và chọn Auto power là On.

- Bạn không thể tắt tiếng kêu khi chụp ảnh, nhưng bạn có thể làm cho nó kêu nhỏ hơn. Vào menu Camera -> Take photos -> Settings -> Shutter sound và chọn "Resonant".

- Máy E700 có chức năng ghi âm, tuy nhiên bạn chỉ có thể dùng được chức năng này khi soạn tin nhắn MMS. Vào menu Multimedia message -> New message -> Sound -> Record new. Khi đó bạn có thể bắt đầu ghi âm và có thể lưu lại thành một file. Để dùng lại file ghi âm đó, bạn hãy vào menu Fun box -> Media box -> Voices.

Biến điện thoại Samsung E310 thành Modem truy cập Internet bằng phần mềm GPRS 2.1.8

Phần mềm này biến chiếc điện thoại di động E310 thành modem để giúp máy tính vào Internet thông qua GPRS (cước phí được tính như bạn sử dụng dịch vụ GPRS trên điện thoại). Bạn vào Tool/ GPRS Wizard trên điện thoại hoặc mở trực tiếp tiện ích GPRS Wizard trên máy tính. Sau đó, bạn chọn setup ở tiện ích này và tạo một kết nối mới (xem hình). ở phần Country, bạn nhớ chọn Việt Nam, và APN Name; nếu bạn dùng dịch vụ của VinaPhone thì chọn m3-world, phần Connect name có thể tùy chọn hoặc đặt Vina. Pass word và User Name đều là mms nếu bạn sử dụng dịch vụ của VinaPhone. Trong trường hợp bạn dùng dịch vụ của MobiFone, thì chỉ việc thay thế tên dịch vụ và user name, pass word theo quy định của nhà cung cấp dịch vụ này (có thể liên hệ trực tiếp 145 để biết chi tiết). Sau khi hoàn tất những thao tác trên, chọn save để lưu lại. Khi muốn truy cập Internet, chỉ cần chọn connect giống như modem thông thường.

Cài đặg GPRS, MMS cho T300/T310/T68

Bước 1: Cài đặt data connection account

Chọn CONNECT -> Data Comm. -> Data accounts -> Add account -> GPRS data. Sau đó nhập các thông tin như sau:

- Name: mobi-gprs

- APN: m-i090

- User name: mms

- Password: mms

Bấm Save

Bước 2: Cài đặt dịch vụ WAP qua GPRS

Vào WAP services -> Options > Common > Push Access > ON br Vào WAP services -> Options -> WAP Profiles -> Add Profile. Sau đó nhập các thông tin như sau:

- Name (Mandatory ): wap over gprs

- Connect using (Mandatory): mobi-gprs

- IP address (Mandatory): 203.162.021.114

Bấm Save

Chọn wap over gprs -> Advance -> Chg homepage. Nhập các thông tin như sau:

- Name: wap over gprs

- Address: http://wap.mobifone.com.vn

- User id: mms

- Password: mms

- Security: OFF

- Show Picture: ON

- Response timer: 150

Bước 3: Cài đặt dịch vụ MMS

Chọn Messages -> Multimedia -> Options

- Validity period: Maximum time

- Read Report: Off

- Delivery Report: On hoặc Off

- Auto delete: Off

- Auto download: On

- Content alert: ON

- Message server: http:// 203.162.021.114/mmsc

- WAP Profile: wap over gprs

Kết nối ĐTDĐ với máy tính qua Bluetooth

Với sự phổ biến của các loại điện thoại di động, Pocket PC hỗ trợ cổng kết nối Bluetooth hiện nay, cách thức truyền thông tin, hình ảnh, phần mềm, sao lưu dữ liệu từ chiếc ĐTDĐ vào máy tính của bạn hoặc ngược lại trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

Ở đây chúng ta không phân tích về các loại thiết bị Bluetooth hay còn gọi là Bluetooth Dongle mà chỉ nói về cách sử dụng Bluetooth để kết nối với điện thoại di động (ĐTDĐ) hoặc Pocket PC của bạn.

Ích lợi của Bluetooth

Khác với cổng hồng ngoại bạn từng sử dụng, với kết nối Bluetooth, bạn có thể đặt chiếc điện thoại của mình ở bất cứ đâu cách chiếc máy tính của mình với khoảng cách từ 10 đến 30m mà vẫn kết nối được, không cần phải hướng đầu kết nối vào nhau như cổng hồng ngoại. Thậm chí khi được kết nối và sử dụng chương trình Oxygen Manager, bạn còn có thể sao lưu, xem thông tin và gõ tin nhắn sms từ bàn phím, chọn danh bạ cũng từ máy tính.

Tốc độ truyền của Bluetooth nhanh hơn cổng hồng ngoại rất nhiều, đó cũng là lý do tại sao một số ĐTDĐ mới ra như Nokia 7610 không còn hỗ trợ cổng hồng ngoại, mà chỉ có Bluetooth và USB.

Bạn có thể dễ dàng mua một Bluetooth Dongle USB (D ở các cửa hàng bán thiết bị máy tính, với giá từ 29 đến 40 USD tùy loại, so với cổng hồng ngoại thì DB mắc hơn gần gấp đôi, nhưng hiệu quả thì vượt trội hơn. Vớ i Bluetooth, những chiếc ĐTDĐ của bạn và bạn bè sẽ dễ dàng gửi hình ảnh vừa chụp, hoặc nhạc MP3 qua lại với nhau một cách nhanh chóng.

Cách cài đặt

Giả định kết nối bằng Nokia 6600 với máy tính thông qua Bluetooth USB. Khi bạn cắm thiết bị Bluetooth Dongle, bạn phải cài đặt driver cho máy. Trong quá trình cài đặt phần mềm Bluetooth, thì máy tính cũng sẽ nhận diện và cài đặt luôn driver của Bluetooth Dongle mà bạn đã cắm vào lúc nãy.

Trong quá trình cài, nếu xuất hiện hộp thoại rằng thiết bị này không tương thích với Windows XP thì bạn cứ bấm nút tiếp tục (continue Anyway). Bạn cũng phải điều chỉnh thông số của cổng Bluetooth trên máy tính, kích hoạt các tính năng mà máy tính cho phép thiết bị Bluetooth (ĐTDĐ) của bạn sử dụng.

Để đơn giản cho việc lần đầu sử dụng, bạn chỉ cần quan tâm đến 3 tính năng chính, đó là File Transfer (gửi file), Bluetooth Serial Port (đây là tính năng cho phép các chương trình quản lý phone kết nối với ĐTDĐ thông qua Bluetooth) và PIM Item Transfer.

Khi chỉnh sửa xong, bạn bật Bluetooth của điện thoại lên, chương trình sẽ bắt đầu tìm kiếm thiết bị Bluetooth xung quanh. Khi tìm thấy tên chiếc điện thoại, bạn hãy bấm Next. Bạn hãy đánh dấu vào và bấm OK để chọn hai tính năng là Bluetooth Serial Port và OBEX File Transfer (tương ứng với lúc đầu bạn hiệu chỉnh trên máy tính).

Khi hoàn tất, bạn nhìn trên Systray (phải, bên dưới), bạn sẽ thấy biểu tượng Bluetooth, tức là bạn đã thành công.

Gửi và nhận dữ liệu

Bây giờ, cách đơn giản nhất để bạn gửi file vào chiếc điện thoại của mình từ máy tính là nhấp chuột phải vào tập tin muốn gửi, chọn Send To > Bluetooth > Other... rồi chọn tên chiếc điện thoại muốn gửi và bấm OK. Trên màn hình điện thoại sẽ hiển thị thông báo có tập tin mới, bạn hãy chọn đồng ý (Yes) để nhận.

Muốn gửi tập tin từ máy điện thoại vào máy tính, bạn vào thư mục có tập tin, chọn Send> Via Bluetooth. Lúc này, điện thoại sẽ tìm kiếm kết nối và bạn chỉ việc chọn chiếc máy tính tìm thấy để gửi. Khi bạn gửi xong, lúc này các tập tin vừa nhận sẽ nằm trong thư mục My Documents / Bluetooth Exchange Folder. Vậy là chúng ta đã hoàn chỉnh xong quá trình gửi file qua lại giữa máy tính và chiếc ĐTDĐ bằng cổng Bluetooth.

Để thuận tiện hơn cho việc sử dụng Bluetooth, bạn có thể gỡ bớt một số thao tác, bỏ yêu cầu chấp thuận mỗi khi gửi tập tin. Muốn vậy, bạn sử dụng chức năng pair nhằm chấp thuận kết nối thông nhau giữa hai thiết bị Bluetooth.

Trước tiên, bạn hãy mở ra phần Bluetooth trên ĐTDĐ, bạn chọn mục Paired devices. Ở đó, bạn sẽ thấy có tên của các máy tính hoặc thiết bị Bluetooth mà bạn đã từng kết nối. Để dễ cho lần đầu sử dụng, bạn hãy chọn Options và chọn Delete All. Sau đó, bạn hãy bấm vào Options và chọn New paired device để chương trình tìm kiếm thiết bị Bluetooth và chọn tên thiết bị muốn kết nối. Lúc này, điện thoại sẽ yêu cầu bạn nhập mã số Passcode, bạn có thể nhập tùy ý, nhưng cần nhớ (ví dụ 123 hoặc 431). Mã số này cũng được sử dụng khi nhập vào máy tính. Sau khi kết nối thành công, tên của máy tính sẽ hiển thị trong phần Paired Devices. Để gán quyền luôn chấp thuận cho máy tính, bạn vào mục Options và chọn Set as authorised và bấm nút Yes. Bây giờ, máy tính bạn đã có thể gửi file thoải mái vào chiếc điện thoại mà không cần phải có sự chấp nhận.

Một số mã bí mật của Samsung

--------------------------------------------------------------------------------

:p :p SH sưu tầm được một số mã của Samsung các bạn nào có muốn dùng thử thì xin mời:

*#8999*246#

Hiển thị trạng thái chương trình.

*#8999*289#

Thay đổi tần số âm thanh cảnh báo.

*#8999*324#

Hiển thị màn hình sửa lỗi.

*#8999*377#

Hiển thị các lỗi của EEPROM.

*#8999*523#

Thay đổi độ tương phản của màn hình tinh thể lỏng.

*#8999*636#

Hiển thị trạng thái của bộ nhớ.

*#8999*778#

Hiển thị bảng các dịch vụ của SIM.

*#8999*842#

Thử chế độ rung của máy.

*#8999*9266#

Màn hình gỡ lỗi

*#8999*9999#

Phiên bản phần mềm.

*2767*JAVA# Java Reset and (Deletes all Java Midlets)

(Khởi động lại java, xóa tất cả games được cài đặt trên máy của bạn)

*2767*MEDIA# Reset Media (Deletes All Sounds and Pics)

(Xóa tất cả nhạc và hình nền được cài đặt trên máy của bạn)

*2767*WAP# Wap Reset

(Khởi động lại các thiệt lập cài đặt cho trình duyệt wap)

*2767*CUST# Reset Custom EEPR0M

(Khởi động lại EEPROM, thường sử dụng khi cài đặt lại phần mềm cho máy)

*2767*FULL# Reset Full EEPR0M (Bạn nên cẩn trọng khi quyết định sử dụng mã này)

(Có lẽ đúng như ý nghĩa của nó, khởi động lại tất cả)

Ví dụ về cách nhấn số theo chữ trên bàn phím điện thoại:

*2767*JAVA# bạn sẽ nhất với phím số tương ứng trên bàn phím là *2767*5282#

Giải thích: vì chữ J nẵm trên phím số 5, chữ A nằm trên phím số 2, chữ V nằm trên phím số 8 và chữ A ở trên phím số 2

Và dưới đây là một số mã khác bạn có thể kiểm tra 1 số thứ khác trên máy nhưng nghe nhạc chuông, kiểm tra độ rung của máy, chế độ đèn báo sóng...

*#06# IMEI code - kiểm tra số IMEI của máy xem có trùng khớp với số trên main của máy hay không

*#9998*4357# Menu trợ giúp

*#9998*5282# Java menu (GRPS/CSD settings for JAVA server)

*#9999#0# Monitor Mode

*#9999# or *#9998*9999# - kiểm tra phiên bản phần mềm

*#8888# or *#9998*8888# - kiểm tra phiên bản phần cứng

*#9998*746# or *#9998*0746# or *#0746# - kiểm tra thông tin về Sim card của bạn

*#9998*523# or *#9998*0523# or *#0523# - kiểm tra độ phân giải cho màn hình

*#9998*842# or *#9998*0842# or *#0842# - kiểm tra độ dung của máy

*#9998*289# or *#9998*0289# or *#0289# Buzzer On

*#9998*288# or *#9998*0288# or *#0288# - kiểm tra thông tin về pin và 1 số thứ khác

*#9998*377# or *#9998*0377# Error log

*#9998*778# or *#9998*0778# or *#0778#

*#9998*782# - hiển thị ngày tháng và báo thức

*#8999*638# - hiển thị thông tin mạng

*#9998*5646# - đổi logo khi khởi động điện thoại

*#9998*76#

*#9998*968# - nghe nhạc cho báo thức

*#9998*585#

*#3243948# Digital Audio Interference Off

*#32436837# Digital Audio Interference On

Một số thủ thuật với máy Nokia

--------------------------------------------------------------------------------

Bài viết này cung cấp cho các bạn một số thủ thuật liên quan đến máy Nokia một cách đầy đủ và chính xác. Bảo đảm là nhiều thủ thuật trong bài viết này mới được "bật mí" lần đầu tiên.

1. Các mã số bí mật của máy Nokia:

*efr0# (*3370#)

Kích hoạt chế độ EFR (Enhanced Full Rate codec), cho chất lượng âm thoại tốt hơn, đồng nghĩa với việc tốn pin hơn trong khi đàm thoại (thời gian đàm thoại của pin sẽ giảm từ 5% - 10%). Máy Nokia sẽ khởi động lại để chế độ này có hiệu lực.

#efr0# (#3370#)

Không dùng chế độ EFR. Phải khởi động lại.

*hrc0# (*4720#)

Kích hoạt chế độ HRC (Half Rate Codec), chất lượng âm thoại sẽ kém hơn bình thường, bù lại sẽ đỡ tốn pin hơn trong khi đàm thoại (thời gian đàm thoại của pin sẽ tăng khoảng 30%). Phải sẽ khởi động lại.

#hrc0# (#4720#)

Không dùng chế độ HRC. Phải khởi động lại.

*#0000#

Xem thông tin về phần mềm (firmware) của máy. Thông tin gồm 3 dòng.

+ Phiên bản (version).

+ Ngày sản xuất.

+ Tên của phần mềm (chẳng hạn như NHL-6 đối với máy Nokia 6800).

*#srn0# (*#7760#)

Xem số xê-ri của sản phẩm (PSN).

*#war0anty# (*#92702689#)

Xem các thông tin bảo hành của máy. Thông tin này bao gồm năm hoặc sáu menu, tùy theo từng loại máy.

+ 1 (Serial Number): Số IMEI (International Mobile station Equipment Identity) của máy.

+ 2 (Made): Ngày máy được xuất xưởng.

+ 3 (Purchasing Date): Ngày mua máy. Lưu ý: bạn có thể nhập ngày mua máy vào bằng cách chọn menu Edit, nhưng chỉ nhập vào được một lần thôi và không thể sửa được.

+ 4 (Repaired): Ngày sửa máy lần sau cùng. Thông tin này do nơi bảo hành nhập vào mỗi khi bạn mang máy đến hãng để bảo hành hoặc sửa chữa.

+ 5 (Transfer User Data): Chuyển toàn bộ các thông tin được lưu trong máy sang máy tính để lưu trữ trước khi tiến hành sửa chữa máy hoặc nạp lại phần mềm. Các máy Nokia đời mới không có menu này do có thể dùng phần mềm Nokia PC Suite (trong đĩa CD kèm theo) để sao lưu dữ liệu của máy.

+ 6 (Life Timer): Tổng số thời gian thực hiện cuộc gọi (đến và đi) của máy, được ghi dưới dạng <giờ>:<phút>. Thông tin Life Timer sẽ bằng chính thông tin All Calls' Duration trong menu Call Register -> Call Duration, nếu bạn chưa chọn Clear Timers để xóa bộ đếm thời gian cuộc gọi kể từ lúc mua máy. Tuy nhiên, khác với thông tin All Calls' Duration có thể xóa được nếu biết mật mã của máy (security code, mặc định khi xuất xưởng là 12345), người dùng bình thường không thể xóa được Life Timer, và đây chính là thông số để bạn có thể nhận biết máy đã được dùng nhiều hay ít. Một số máy Nokia đời cũ không có menu này.

Để thoát khỏi màn hình các thông tin bảo hành này, phải khởi động lại máy.

*#sim0clock# (*#746025625#)

Kiểm tra xem thẻ SIM (Subscriber Identity Module) của bạn có hỗ trợ tính năng clock-stop hay không. SIM clock-stop là tính năng cho phép máy di động chuyển sang chế độ chờ khi cần thiết để tiết kiệm pin. Một số loại máy Nokia không hỗ trợ mã này.

*#rst0# (*#7780#)

Khôi phục các cài đặt mặc định của máy khi xuất xưởng (cũng có thể truy cập chức năng này thông qua menu Settings -> Restore factory settings), đòi hỏi phải nhập mật mã của máy.

*#res0wallet# (*#7370925538#)

Một số máy Nokia cho phép lưu trữ các thông tin cá nhân một cách bí mật gọi là wallet, các thông tin đó được bảo vệ bằng mật khẩu riêng, gọi là wallet code. Chức năng này cho phép xóa toàn bộ các thông tin lưu trữ trong wallet cũng như wallet code mà không cần phải biết wallet code, chỉ cần biết mật mã của máy.

*#opr0logo# (*#67705646#)

Cho phép xóa logo của nhà cung cấp dịch vụ (operator logo) trên màn hình của máy Nokia, màn hình sẽ hiển thị tên mạng mặc định. Chức năng này chỉ làm việc với các loại máy Nokia màn hình đen trắng. Đối với máy Nokia màn hình màu, xóa logo bằng cách truy cập vào menu Settings -> Display settings -> Operator logo -> Off.

*#pca0# (*#7220#)

Kích hoạt chế độ PCCCH, màn hình sẽ hiển thị "PCCCH support enabled". Máy sẽ tự khởi động lại để thay đổi này có hiệu lực. PCCCH (Packet Common Control Channel) là một khái niệm chỉ có ở các máy có tính năng GPRS, cho phép thời gian chờ ngắn hơn khi thuê bao truy cập GPRS. Tuy nhiên để dùng được tính năng này, mạng di động cũng phải hỗ trợ chế độ PCCCH.

*#pcd0# (*#7230#)

Không dùng chế độ PCCCH. Màn hình sẽ hiển thị "PCCCH support disabled". Máy sẽ tự khởi động lại.

xxx#

Xem số thuê bao nào được lưu ở vị trí xxx trong SIM card (xxx có giá trị từ 1 đến 250 đối với các SIM card lưu được 250 số điện thoại). Chẳng hạn như để xem số thuê bao nào được lưu ở vị trí số 15 trong SIM card, ta phải nhập vào 15#.

*#06#

Xem số IMEI của máy. Đây là mã chuẩn của GSM nên có thể dùng cho các loại máy của các hãng khác.

Bài viết này có đề cập đến một số khái niệm trong mạng thông tin di động (như EFR, HRC, PCCCH, GPRS, IMEI, IMSI, MCC, MNC, GID1, GID2 )

Hiển thị tên:

Vào menu Profiles, chọn một profile bất kỳ khác với General, chọn Personalise -> Profile name, gõ vào tên của bạn, sau đó chọn activate để kích hoạt profile này, tên của bạn sẽ hiển thị trên màn hình. Với các máy Nokia có phần mềm tiếng Việt, bạn có thể nhập tên của mình với đầy đủ dấu.

Hiển thị số điện thoại:

Vào menu Call register -> Call costs -> Call cost settings -> Show costs in -> Currency. Chọn Unit price là 1, Currency name nhập mã mạng di động đang dùng (thí dụ 090 đối với MobiFone). Sau đó vào Call cost limit, chọn On, nhập vào giá trị Limit bằng chính số điện thoại của bạn (thí dụ 3599995). Thoát về màn hình chờ sẽ thấy số điện thoại của bạn hiển thị trên màn hình.

Kiểm tra tình trạng khóa máy và mở khóa (unlock) cho máy Nokia:

Các mạng di động nước ngoài thường có chính sách bán máy với giá rất rẻ, thậm chí miễn phí máy đầu cuối đối với các thuê bao hòa mạng của họ. Nhưng ngược lại, máy đó không thể đem dùng ở các mạng di động khác. Để làm được điều đó, các máy di động phải hỗ trợ một số chức năng khóa máy, tức là không cho phép sử dụng điện thoại với các mạng khác hoặc dùng với SIM khác. Đối với điện thoại di động Nokia, có bốn loại khóa máy sau đây:

+ Loại 1: MCC+MNC (Mobile Country Code + Mobile Network Code) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy với một mạng di động cho trước.

+ Loại 2: GID1 (Group Identifier level 1) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy với một nhóm SIM nhất định.

+ Loại 3: GID2 (Group Identifier level 2) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy với một chủng loại SIM nhất định.

+ Loại 4: IMSI (International Mobile Subscriber Identity) lock. Chỉ cho phép sử dụng máy di động với một SIM cho trước.

Để kiểm tra xem máy bạn có bị khóa loại nào không, ta dùng các mã số sau:

Loại 1: #pw+1234567890+1#

Loại 2: #pw+1234567890+2#

Loại 3: #pw+1234567890+3#

Loại 4: #pw+1234567890+4#

Cách nhập các chuỗi mã trên vào máy di động như sau: các ký tự "#" và "0"-"9" nhập từ bàn phím như thông thường. Để có ký tự "+" ấn phím "*" 2 lần, ký tự "p" ấn phím "*" 3 lần, ký tự "w" ấn phím "*" 4 lần.

Nếu máy hiển thị kết quả là "SIM was not restricted" có nghĩa là máy của bạn không bị khóa. Còn nếu kết quả là "Code error" thì máy đã bị khóa với một loại khóa tương ứng, điều đó nghĩa là có thể không dùng được máy đó với một SIM khác hoặc với một mạng di động khác.

Nếu máy bị khóa, ta có thể dùng một trong các mã số sau để mở khóa cho từng loại tương ứng. Khi nhập nhớ tháo thẻ SIM ra khỏi máy. Có bảy loại mã để mở khóa như sau:

Mã 1: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+1#, mở khóa loại 1 (MCC+MNC lock).

Mã 2: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+2#, mở khóa loại 2 (GID1 lock).

Mã 3: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+3#, mở khóa loại 3 (GID2 lock).

Mã 4: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+4#, mở khóa loại 4 (IMSI lock).

Mã 5: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+5#, mở khóa loại 1 và 2.

Mã 6: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+6#, mở khóa loại 1, 2 và 3.

Mã 7: #pw+xxxxxxxxxxxxxxx+7#, mở khóa loại 1, 2, 3 và 4.

Các chuỗi số xxxxxxxxxxxxxxx (bao gồm 15 chữ số) được tạo ra bằng các chương trình gọi là DCT4 Calculator. Trên Internet, bạn có thể tìm thấy rất nhiều chương trình loại này, hoặc có thể tải về từ các địa chỉ như

_http://www.unlockeasy.net

or:

_http://www.uniquesw.com

Hãy nhập vào số IMEI của máy và chọn mạng mà máy bị khóa vào, chương trình sẽ tính toán ra các chuỗi số tương ứng cho bạn. Chẳng hạn, nếu máy Nokia của bạn được mua từ châu Âu và chỉ được phép sử dụng với mạng Vodafone ở Anh, trong chương trình DCT4 Calculator, bạn hãy chọn Operator là Vodafone United Kingdom. Số IMEI có thể xem ở sau thân máy hoặc bấm *#06# để xem.

Lưu ý quan trọng: Tất cả các mã số trên, kể cả các mã số dùng để kiểm tra trạng thái khóa máy, khi nhập vào nếu kết quả trả về là "Code error" thì bạn chỉ có thể nhập tối đa 5 lần. Nếu nhập nhiều hơn thì máy có thể bị khóa vĩnh viễn, khi đó chỉ có thể mở khóa được bằng cách kết nối với cáp cùng với các thiết bị phần cứng và phần mềm chuyên dụng. Hãy cẩn thận khi dùng các mã số trên.

Bài viết này có đề cập đến một số khái niệm trong mạng thông tin di động (như IMEI, IMSI, MCC, MNC, GID1, GID2 ...).

Thông tin này các bạn tham khảo và chưa được kiểm chứng độ chính xác về mã số nơi sản xuất. Số IMEI gồm 15 số và được tách ra 5 cụm số như sau:

12 3456 78 901234 5

-12 = Manufacturer

+52 = Ericsson

+44 = Motorola

+49 = Nokia

-3456 = Type Approval Code

+0518-0523 = 6110

+3002 = 6150

-78 = Final Assembly Code

+07 = Germany

+10 = Finland (all Nokia phones)

+40 = UK

+67 = USA

+80 = China

+81 = China

-901234 = Serial Number

-5 = Spare

YY (FAC) Nước xuất xứ

06

France

07, 08, 20

Germany

10, 70, 91

Finland

18

Singapore

19, 40, 41, 44

UK

30

Korea

67

USA

71

Malaysia

80, 81

China

IMEI là viết tắt của International Mobile Equipment Identity (Mã số nhận dạng quốc tế cho thiết bị di động)

IMEI là một dãy mã số bao gồm 15 chữ số, được sử dụng để mạng di động nhận diện điện thoại cá nhân. Số IMEI có thể xem được trên hầu hết tất cả các laọi điện thoại di động GSM bằng cách bấm *#06#. Nó thường được in trên tem dán đằng sau máy. Định dạng thông thường của số IMEI là: 111111-22-333333-4. Định dạng này sẽ hiệu lực đến 01/04/2004.

TAC FAC SNR CD

D14 D13 D12 D11 D10 D09 D08 D07 D06 D05 D04 D03 D02 D01

· TAC: type approval code (Mã hiệu chuẩn)

· FAC : final assembly code (Mã sản xuất, chế tạo)

· SNR: serial number (Số serial)

· CD: check digit (Số kiểm tra)

TAC được tạo thành bởi sáu số đầu tiên của dãy số IMEI. Mã này dùng để nhận diện quốc gia cấp hiệu chuẩn cho điện thoại. CHÚ Ý: từ 01/04/2004 TAC sẽ được rút gọn thành mã vùng phân phối (Type Allocation Code)

FAC (Final Assembly Code) là mã nhận diện công ty sản xuất điện thoại di động (VD: nokia, Samsung, SonyEricsson...). CHÚ Ý: từ 1 tháng 1 năm 2003 dãy số IMEI đã được sắp xếp lại. Sự sắp xếp này thay đổi định dạng truyền thống của số IMEI; mã FAC sẽ được đặt về 00 trong khoảng thời gian từ 01/01/2003 đến 01/04/2004. Sau đó FAC sẽ bị loại bỏ và TAC sẽ bao gồm 8 chữ số thay vì 6 như trước đây. Định dạng mới sẽ là 11111111-222222-3

TAC SNR CD

D14 D13 D12 D11 D10 D09 D08 D07 D06 D05 D04 D03 D02 D01

SRN (Serial Number) là một dãy số gồm sáu chữ số, nó là duy nhất và được gán cho một máy cụ thể. CD (Check Digit) thường được sử dụng để kiểm tra tính hợp lệ của số IMEI cho các thiết bị Phase 2 và Phase 2+. Phase 1 GSM handsets, thường có số sau cùng là không (0).

Hiện tại số IMEISV hay được sử dụng. Nó thêm vào sau số IMEI thông thường 02 số nữa, biểu thị phiên bản phần mềm chuẩn đi kèm theo máy. Như vậy định dạng của số IMEISV sẽ là 111111-22-333333-4-55. Sau ngày 01/04/2004 định dạng này sẽ là; 11111111-222222-3-44.

*efr0# (*3370#)

Kích hoạt chế độ EFR (Enhanced Full Rate codec), cho chất lượng âm thoại tốt hơn, đồng nghĩa với việc tốn pin hơn trong khi đàm thoại (thời gian đàm thoại của pin sẽ giảm từ 5% - 10%). Máy Nokia sẽ khởi động lại để chế độ này có hiệu lực.

#efr0# (#3370#)

Không dùng chế độ EFR. Phải khởi động lại.

*hrc0# (*4720#)

Kích hoạt chế độ HRC (Half Rate Codec), chất lượng âm thoại sẽ kém hơn bình thường, bù lại sẽ đỡ tốn pin hơn trong khi đàm thoại (thời gian đàm thoại của pin sẽ tăng khoảng 30%). Phải sẽ khởi động lại.

#hrc0# (#4720#)

Không dùng chế độ HRC. Phải khởi động lại.

*#0000#

Xem thông tin về phần mềm (firmware) của máy. Thông tin gồm 3 dòng.

- Phiên bản (version).

- Ngày sản xuất.

- Tên của phần mềm (chẳng hạn như NHL-6 đối với máy Nokia 6800).

*#srn0# (*#7760#)

Xem số xê-ri của sản phẩm (PSN).

*#war0anty# (*#92702689#)

Xem các thông tin bảo hành của máy. Thông tin này bao gồm năm hoặc sáu menu, tùy theo từng loại máy.

- ****** Number: Số IMEI (International Mobile station Equipment Identity) của máy.

- Made: Ngày máy được xuất xưởng.

- Purchasing Date: Ngày mua máy. Lưu ý: bạn có thể nhập ngày mua máy vào bằng cách chọn menu Edit, nhưng chỉ nhập vào được một lần thôi và không thể sửa được.

- Repaired: Ngày sửa máy lần sau cùng. Thông tin này do nơi bảo hành nhập vào mỗi khi bạn mang máy đến hãng để bảo hành hoặc sửa chữa.

- Transfer User Data: Chuyển toàn bộ các thông tin được lưu trong máy sang máy tính để lưu trữ trước khi tiến hành sửa chữa máy hoặc nạp lại phần mềm. Các máy Nokia đời mới không có menu này do có thể dùng phần mềm Nokia PC Suite (trong đĩa CD kèm theo) để sao lưu dữ liệu của máy.

- Life Timer: Tổng số thời gian thực hiện cuộc gọi (đến và đi) của máy, được ghi dưới dạng <giờ>:<phút>. Thông tin Life Timer sẽ bằng chính thông tin All Call's Duration trong menu Call Register -> Call Duration, nếu bạn chưa chọn Clear Timers để xóa bộ đếm thời gian cuộc gọi kể từ lúc mua máy. Tuy nhiên, khác với thông tin All Call's Duration có thể xóa được nếu biết mật mã của máy (security code, mặc định khi xuất xưởng là 12345), người dùng bình thường không thể xóa được Life Timer, và đây chính là thông số để bạn có thể nhận biết máy đã được dùng nhiều hay ít. Một số máy Nokia đời cũ không có menu này.

Để thoát khỏi màn hình các thông tin bảo hành, phải khởi động lại máy.

*#sim0clock# (*#746025625#)

Kiểm tra xem thẻ SIM (Subscriber Identity Module) của bạn có hỗ trợ tính năng clock-stop hay không. SIM clockstop là tính năng cho phép máy di động chuyển sang chế độ chờ khi cần thiết để tiết kiệm pin. Một số loại máy Nokia không hỗ trợ mã này.

*#rst0# (*#7780#)

Khôi phục các cài đặt mặc định của máy khi xuất xưởng (cũng có thể truy cập chức năng này thông qua menu Settings -> Restore factory settings), đòi hỏi phải nhập mật mã của máy.

*#res0wallet# (*#7370925538#)

Một số máy Nokia cho phép lưu trữ các thông tin cá nhân một cách bí mật gọi là wallet, các thông tin đó được bảo vệ bằng mật khẩu riêng, gọi là wallet code. Chức năng này cho phép xóa toàn bộ các thông tin lưu trữ trong wallet cũng như wallet code mà không cần phải biết wallet code, chỉ cần biết mật mã của máy.

*#opr0logo# (*#67705646#)

Cho phép xóa logo của nhà cung cấp dịch vụ (operator logo) trên màn hình của máy Nokia, màn hình sẽ hiển thị tên mạng mặc định. Chức năng này chỉ làm việc với các loại máy Nokia màn hình đen trắng. Đối với máy Nokia màn hình màu, xóa logo bằng cách truy cập vào menu Settings -> Display settings - > Operator logo -> Off.

*#pca0# (*#7220#)

Kích hoạt chế độ PCCCH, màn hình sẽ hiển thị "PCCCH support enabled". Máy sẽ tự khởi động lại để thay đổi này có hiệu lực. PCCCH (Packet Common Control Channel) là một khái niệm chỉ có ở các máy có tính năng GPRS, cho phép thời gian chờ ngắn hơn khi thuê bao truy cập GPRS. Tuy nhiên để dùng được tính năng này, mạng di động cũng phải hỗ trợ chế độ PCCCH.

*#pcd0# (*#7230#)

Không dùng chế độ PCCCH. Màn hình sẽ hiển thị "PCCCH support disabled". Máy sẽ tự khởi động lại.

x x x#

Xem số thuê bao nào được lưu ở vị trí x x x trong SIM card (x x x có giá trị từ 1 đến 250 đối với các SIM card lưu được 250 số điện thoại). Chẳng hạn như để xem số thuê bao nào được lưu ở vị trí số 15 trong SIM card, ta phải nhập vào 15#.

*#06#

Xem số IMEI của máy. Đây là mã chuẩn của GSM nên có thể dùng cho các loại máy của các hãng khác.

Ở phần mã PUK là khóa sim sau đây là phần khóa máy (ST)

Khoá máy , và cách giải quyết

- Khóa máy là khóa tại máy di động, khi không muốn người khác can thiệp vào máy của mình, khi khóa máy thì máy di động sẽ không nhận bất cứ một Sim nào cả.

- SAM SUNG: Trên màn hiện:

ENTER PASS WORD CODE (tiếng việt là "vào mã bảo vệ").

Mặc định là 0000 -> OK

Nếu không được bấm lệnh: (Chú ý tháo Sim)

* 2767 * 2878 #

* 2767*3855#

*2767*688#

Máy đời cao (phải dùng máy tính để Unlock)

- NOKIA: màn hình hiện

ENTER SECURITY CODE (tiếng việt là "vào mã bảo vệ").

Mặc định là (12345) -> OK

- Máy đời cao màn hình hiện "Hạn chế điện thoại"

Nếu sai: Phải dùng USF3 hoặc Grrifin là thiết bị chuyên dùng để nạp phần mềm và bẻ khóa cho di động.

- MOROTOLA: màn hình hiện "ENTER PHONE CODE"

Mặc định là (1234)-> OK

Nếu sai: (Màn hình hiện Wrong Code)

- Từ V8088 trỏ xuống bấm Menu -> OK -> bấm "000000". Màn hình sẽ hiện mã PHONE CODE.Nếu không được phải dùng thẻ TEST

Với các máy đời cao: Dùng máy tính sử dụng phần mềm UNLOCK để bẻ khoá, hiện nay hay dùng nhất là hộp SMARTCLIP

- SIEMENS : Không mặc định => Bẻ bằng máy tính

- Chuyển tiếng Anh thì bấm *# 0001# Bấm Send

- ERICSSON: "ENTER PHONE CODE"

Mặc định: "0000". Nếu không được thỉ bẻ bằng máy tính (rất đơn giản)

Đã có khóa Sim , và khóa máy thì cũng có khóa mạng

Tôi xin nói ngắn gọn về khóa mạng cho các bạn hiểu.

- Khóa mạng là máy vẫn dùng ở tốt ở nước ngoài còn về Việt Nam thì không dùng được

- Nếu máy là loại đơn băng tần chỉ sử dụng một băng tần 1800 hoặc 1900 thì không mở khóa mạng được.

- Nếu máy đa băng tần tức là có thể sử dung cả "900 và 1800" hoặc "900 - 1800 - 1900" thì có thể bẻ khóa mạng được.

Các bạn có thể thấy các chữ báo khóa mạng khi lắp SIM việt nam như sau.

- SIM LOCK (Sam Sung)

- ENTER SPECIAL CODE (MOTOROLA)

- SIM CARD NOT REJECTER (Nokia)

- INVALID SIM CARD (nokia cũ)

- NET WORK LOCK (Siemens)

- INSERT CORRET CARD (Ericsson

Để bẻ khóa mạng (unlock) chúng ta phải làm như sau:

- Để bẻ khóa máy hoặc khóa mạng ngoài dùng lệnh đặc biệt ta phải dùng những thiết bị chuyên dụng để nạp một phần mềm mới, hoặc dùng phần mềm Unlocked để Reset máy vể trạng thái xuất xưởng.

- Dòng máy Băng tần 850 MHz ngoài việc unlock bằng máy tính, phải can thiệp thêm phần cứng .

* Đặc tả mạng di động GSM

+ 800MHz : mạng IDEN, do Motorla và Nortel phát triển, sử dụng những Cell nhỏ ít thuê bao.

+ 850MHz : Thường dùng ở Bắc Mỹ (Cingular)

+ 900MHz :GSM900, và EGSM900 thương dùng ở châu Á hoặc châu Âu

+ 1800MHz: Mang DCS1800 thường dùng ở châu Á hoặc châu Âu

+ 1900MHz: Mạng PCS1900 thường dùng ở Bắc Mỹ ( T-Mobile)

Những cái này bạn đọc và tham khảo,Nếu muốn bẻ khóa thì đến DNTN ĐìnhTrung Tại số 19 Trần Hưng Đạo TP Vinh nhé

Tôi xin post tiếp một số mã bí mật để rs máy khắc phục máy khi máy bi treo , bị lỗi

1 : Mã lệnh của Samsung:

* 2767 * 2878 #

* 2767*3855#

*2767*688#

- Đây là Mã lệnh dùng để reset EEPROM máy SamSung, có thể khắc phục được tình trang treo máy, có sóng nhưng không gọi được, trắng màn hình, khóa máy ...

- Còn Đây là Mã lệnh chỉnh contrast màn hình như sau:

- *#0523# dùng phím </> để chỉnh , chú ý bỏ sim

- Chỉnh contrast X495: "*#8999*523# hoặc *#8999*8378#"

- Kiểm tra thông số hoạt động của Pin *#9998*228#

- Kiểm tra chế độ rung *#9998*842#

2 :Đối với máy Nokia

- Xem IMEI *#06# hoặc *#92702689#

- Xem phiên bản phần mềm *#0000#

- Reset máy đời thấp *3370#

- Nếu gặp máy Nokia đời cao bị treo máy, hoặc vào các chương trình ứng dụng không được ta có thể dùng lệnh sau "*#7370# hoặc *#7780# , nhập mã code 12345 >ok", mã số này sẽ khôi phục cài đặt mặc định của nhà sản xuất khi xuất xưởng.

- Hoặc Format máy bằng cách bấm đồng thời 4 nút

" Power + phím gọi mầu xanh + * + số 3" , giữ vài giây đến khi màn hình hiện Formating thì bỏ tay ra, máy di động sẽ tự format về trạng thái xuất xưởng, chú ý pin phải đầy , cách này rất hiệu quả.

Cách này tôi sử dụng nhiêu nhất đây

3 : Còn đây Mã lệnh SonyEricsson

- Format Smartphone ( P800, P900, P910...), dùng phím "Jogdial" là nút cuộn menu phía bên trái, Jogdial UP là cuộn lên, jogdial Down là cuộn xuống.

+ Jogdial UP

+ Bấm phím *

+ Jogdial down

+ Jogdial down

+ Bấm phím *

+ Jogdial down

+ Jogdial down

Lúc đó sẽ hiện lên Menu Format, chọn Format, nhập mã Password 0000

- Dòng máy này có thể xem được ngày sản xuất bằng cách xem ở tem dòng chữ có dạng xxWyy, trong đó xx là năm sản xuất yy là tuần của năm đó, ví dụ máy có dòng chữ 03W06 có nghĩa máy sản xuất vào tuần thứ 6 năm 2003, tức là giữa tháng 2 năm 2003

4 : Còn đây là Mã lệnh Siemens

- Xem Imei *#06#

- Kiểm tra phiên bản phần mềm , bỏ Sim bấm *#06# giữ phím dài bên trái

- Chuyển về tiếng Anh *#0001# bấm nút "SEND"

Hi vọng các bạn đọc tham khảo và có thể tự reset con dế của mình ngon lành , đừng ra thợ sửa chữa (bị chém ngọt)

Mai tôi sẽ cố gắng tìm thêm tài liệu về các đời máy khác chỉnh sửa sao cho các bạn đọc dễ hiểu nhất

Cảm ơn đã đọc bài

Xin Post luôn Một số lệnh Reset cho LG 3G

Thực chất máy LG không nhiều người dùng , bạn nào dùng LG xem nhé

LG 8110, 8120 : 277634#*#

LG 8130, 8138 : 47328545454#

LG 8380 : 525252#*#

LG 8360 : *6*41*12##

LG 8180v10A :498 574 654 54#

LG 8180v11A : 492 662 464 663#

LG 8330 : 637664#*#

LG reset

2945#*#

unlock by IMEI 1945#*5101#

LG C3100...... 2945#*5101#

LG B1200...... 1945#*5101#

LG 7020...... 2945#*70001#

LG W510...... 2945#*5101#MENU

LG C1200...... 2945#*1201#

LG 8550 ..........885508428679#*#

Máy LG không đẩy mạnh được thị trường các bạn nhỉ

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro