Nhà nước

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Những vấn đề cơ bản về nhà nước và pháp luật
Học thuyết Mác- Lênin về nguồn gốc nhà nước:
   Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin: nhà nước không phải là hiện tượng vĩnh cửu bất diệt, nhà nước là phạm trù lịch sử có quá trình phất sinh, phát triển, tiêu vong. Nhà nước chỉ xuất hiện khi loài người phát triển đến 1 giai đoạn nhất định và sẽ tiêu vong khi những điều kiện khách quan cho tồn tại của nó mất đi.
*kiểu nhà nước đầu tiên trong lịch sử là:
1. Chế độ cộng sản nguyên thủy, tổ chức thị tộc- bộ lạc và quyền lực:
    - Học thuyết Mác – Lênin cho rằng xã hội cộng sản nguyên thủy là hình thái kinh tế xã hội đầu tiên của loài người.
       Kinh tế: - Chưa có sự phân công lao động
      - Sản phẩm làm ra chia đều cho tất cả mọi người
      - Trình độ sản xuất còn thấp kém
      - Công cụ lao động thô sơ
      - Sự hiểu biết về giới tự nhiên còn lạc hậu.
      Trong chế độ cộng sản nguyên thủy, chư phân chia giai cấp và không có đấu tranh giai cấp.
     Từ chế độ kinh tế như vậy đã quyết định tổ chức xã hội cộng sản nguyên thủy. Tế bào của xã hội cộng sản nguyên thủy là thị tộc. Thị tộc là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài khi xã hội đạt đến 1 trình độ nhất định. Là 1 tổ chức lao động sản xuất bộ máy kinh tế xã hội. Thị tộc được tổ chức trên cơ sở huyết thống, trọng thị tộc mọi thành viên đều tự do, bình đẳng. Thị tộc là hình thức tự quản đần tiên trong xã hội. Đứng đầu trong thị tộc là hội đồng thị tộc.
        Hội đồng thị tộc là tổ chức hội đồng cao nhất gồm những thành viên lớn tuổi quyết định những vấn đề quan trọng như giải quyết tranh chấp, tổ chức lao động, tiến hành chiến tranh.
       Người đứng đầu hội đồng thị tộc gọi là tù trưởng (do hội đồng thị tộc bầu ra), là người giữ vai trò lớn nhất, nhưng có thể bi bãi miễn nếu không còn được tín nhiệm.
Bào tộc là sự lien kết giữa các thị tộc vì có sự kết hôn giữa những người ở thị tộc khác nhau.
Bộ lạc
Liên minh bộ lạc
2. Sự tan rã của tổ chức thị tộc và sự xuất hiện của nhà nước:
a) Nguyên nhân:
     Lịch sử cổ đại đã trải qua 3 lần phân công lao động xã hội, đó là:
    - Chăn nuôi tách khỏi trồng trọt
    - Thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp
    - Thương nghiệp xuất hiện
    Qua 3 lần phân công lao động xã hội đã làm cho nên kinh tế  xã hội có sự chuyển biến sâu sắc, sản phẩm làm ra ngày càng nhiều, xuất hiện sản phẩm dư thừa, vì thế kéo theo hiện tượng chiếm của cải dư thừa làm của riêng. Qúa trình phân hóa tài sản làm xuất hiện chế độ tư hữu và kéo theo là sự phân chia giai cấp trong xã hội.
     Tất cả những yếu tố trên đã làm đảo lộn đời sống thị tộc, phá vỡ tính khép kín của thị tộc. Tổ chức thị tộc với hệ thống quản lý trước đây trở nên bất lực trước tình hình mới. Để điều hành xã hội mới cần phải có một tổ chức mới khác về chất. Tổ chức đó phải do những điều kiện nội tại cỉa nó quy định, nó phải là công cụ quyền lực của giai cấp nắm ưu thế về kinh tế và nhằm thực hiện sự thống trị giai cấp, dập tắt xung đột giai cấp, giữu cho các xung đột đó trong vòng trật tự, đó chính là nhà nước.
      Như vậy, nhà nước xuất hiện trực tiếp từ sự tan rã của chế độ cọng sản nguyên thủy. Tiền đề kinh tế cho sự xuất hiện nhà nước là sự xuất hiện chế độ tư hữu về tài sản trong xã hội. Tiền đề kinh tế là cơ sở vật chất tạo ra tiền đề xã hội cho sự ra đời của nhà nước- đó là sự phân chia xã hội thành các giai cấp mà lợi ích cơ bản giữa các giai cấp và các tầng lớp này là đối kháng với nhau đến mức không thể điều hòa được.
********"""**†********************

    * Thuyết thần học; các nhà tư tưởng theo thuyết thần học cho rằng nhà nước là sản phẩm của thế giới thần linh, được tạo ra bởi đấng chúa trời và nhà nước tồn tại vĩnh cửu.
    * thuyết gia trưởng: quyền lực nhà nước giống như quyền lực ở trong gia đình, người đứng đầu nhà nước nắm giữ mọi quyền lực và được tổ chức theo kiểu cha truyền con nối.
    *thuyết bạo lực: là việc tranh giành quyền lực giữa thị tộc này với thị tộc khác, bên chiến thắng sẽ lập bộ máy để nô dịch bên còn lại.
    * thuyết khuế ước: chủ quyền thuộc về nhân dân trong trường hợp nhà nước không làm tròn nhiệm vụ của mình thì khế ước sẽ mất hiệu lực, nhân dân sẽ có quyền lật đổ để lập nên 1 nhà nước mới.
    =>> Tất cả những học thuyết này đều có điểm chung rằng nhà nước tồn tại vĩnh cửu và nhà nước không mang bản chất giai cấp.

II. Khái niệm và bản chất nhà nước:
1)Khái niệm:
    Nhà nước là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, có bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý xã hội nhằm thể hiện và bảo vệ trước hết lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp đối kháng (của giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản trong xã hội xã hội chủ nghĩa).

Phân tích 5 đặc trưng của  nhà nước:
     + Thứ nhất, nhà nước phân chia dân cư theo các đơn vị hành chính lãnh thổ.
    - Khác với thị tộc, bộ lạc hình thành trên cơ sở quan hệ huyết thống, còn nhà nước được hình thành trên cơ sở phân chia lãnh thổ mà họ cư trú.
    -Quyền lực của nhà nước có hiệu lực với mọi thành viên trên lãnh thổ không phân biệt huyết thống.
    -Xuất hiện mối quan hệ giữa từng người trong cộng đồng với nhà nước thông qua chế độ quốc tịch.
    -Mỗi nhà nước được xác định bằng một biên giới quốc gia nhất định.
    + Thứ hai, nhà nước thiết lập quyền lực công.
    Nhà nước là tổ chức công quyền, quyền lực này mang tính chính trị, giai cấp được thực hiện bởi bộ máy cai trị, quân đội, qòa án, cảnh sát… như vậy, để thực hiện quyền lực, để quản lý xã hội, nhà nước có một đội ngũ cán bộ công chức chuyên làm nhiệm vụ quản lý. Họ được tuển dụng vào các cơ quan nhà nước và hình thành một bộ máy thống trị có sức mạnh cưỡng chế để duy trì địa vị của giai cấp thống trị, bắt các giai cấp, tầng lớp khác phải phục tùng theo ý chí của mình.
    + Thứ ba, nhà nước có chủ quyền quốc gia.
    Nhà nước là một tổ chức quyền lực có chủ quyền. Chủ quyền quốc gia mang nội dung chính trị- pháp lý, thể hiện quyền tự quyết của nhà nước về mọi chính sách đối nội và đối ngoại, không phụ thuộc vào bất kỳ một yếu tố bên ngoài nào.
    + Thứ tư, nhà nước ban hành pháp luật và mọi thành viên xã hội phải thực hiện.
    Trong xã hội có nhà nước, chỉ có nhà nước mới có quyền đại diện cho tất cả các thành viên trong xã hội ban hành pháp luật và đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế. Pháp luật là công cụ để nhà nước thông qua qua đó thực hiện việc quản lý xã hội. Tất cả các quy định của nhà nước đối với mọi công dân được thể hiện trong pháp luật do nhà nước ban hành. Nhà nước và pháp luật có mối liên hệ chặt chẽ, tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau; nhà nước không thể thực hiện được vai tò nếu không có pháp luật, ngược lại pháp luật thông qua nhà nước để ra đời.
    + Thứ năm, nhà nước quy định và tiến hành các loại thuế.
    Trong xã hội có nhà nước, để nuôi dưỡng bộ máy nhà nước và tiến hành các hoạt động quản lý đất nước, mọi nhà nước đều quy định và tiến hành thu các loại thuế bắt buộc đối với các dân cư của mình. Đây là quyền năng chỉ có nhà nước mới có.

Nhà nước mang tính giai cấp vì:
    - Nhà nước ra đời và tồn tại trong xã hội có giai cấp
    - Nhà nước do chính giai cấp thống trị hoặc liên minh giai cấp hình thành nên
    - Chính vì vậy, nhà nước trước tiên là công cụ để thực hiện sự thống trị giai cấp, là công cụ để duy trì sự lệ thuộc của các giai cấp và tầng lớp khác trong xã hội vào giai cấp thống trị.
Biểu hiện tính giai cấp của nhà nước:
     Trong xã hội đối kháng giai cấp, sự thống trị của giai cấp này đối với giai cấp khác được thể hiện dưới 3 hình thức: Kinh tế, chính trị và tư tưởng.
    + Quyền lực kinh tế đóng vai trò chủ đạo, là cơ sở để đảm cho sự thống trị giai cấp. Quyền lực kinh tế tạo ra cho chủ sở hữu khả năng bắt những người khác phụ thuộc vào mình về mặt kinh tế.
    + Quyền lực chính trị xét về mặt bản chất là bạo lực có tổ chức của một giai cấp nhằm trấn áp các giai cấp khác trong xã hội. Thông qua nhà nước, giai cấp thống trịn về kinh tế đã trở thành chủ thể của quyền lực chính trị.
    + Khi nắm trong tay quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị, giai cấp thống trị còn thông qua nhà nước xây dựng hệ tư tưởng của giai cấp mình thành hệ thống trị trong xã hội, buộc các giai cấp khác phải lệ thuộc vào mình về mặt tư tưởng.
Cho ví dụ………

Mối quan hệ giữa nhà nước và pháp luật:
    Nhà nước và pháp luật là hai yếu tố trong kiến trúc thượng tầng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
    - Nhà nước và pháp luật đều là phương tiện quyền lực chính trị.
    - Nhà nước- pháp luật có cung nguồn gốc, điều kiện phát sinh, phát triển, tồn tại và tiêu vong.
    - Nhà nước là một tổ chức đặt biệt của quyền lực chính trị, nhưng quyền lực đó chỉ có thể triển khai và phát huy hiệu lực trên cơ sở pháp luật.
    - Pháp luật là hệ thống nguyên tắc sử sự do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận, luôn phản ánh quan điểm đường lối chính trị của lực lượng nắm quyền lực nhà nước và đảm bảo cho quyền lực đó được triển khai nhanh rộng trên toàn xã hội.
    - Trong mối quan hệ này không nên tuyệt đối hóa nha nước, tuyệt đối hóa pháp luật mà phải đặt nhà nước, pháp luật trong mối quan hệ qua lại, không thể nói nhà nước đứng lên trên pháp luật hay pháp luật đứng lên trên nhà nước.
    - Xem xét mối quan hệ này cần phải xem xét  ở khía cạnh thứ hai, đó là cần xuất phát về tính chất đặc thù về giá trị xã hội của mỗi hiện tượng để luận giải. Nhà nước là tổ chức công quản- tổ chức xã hội rộng lớn nhất, còn pháp luật là quy tắc sử sự chung, là sự mô hình hóa các quan hệ xã hội phổ biến nhất, vì vậy nhà nước phải tôn trọng và pháp luật phải đổi mới cùng sự đổi mới của nhà nước.
    - Nhà nước có quyền ban hành pháp luật, nhưng pháp luật bên cạnh việc thể hiện bản chất giai cấp còn phản ánh những nhu cầu khách quan, phổ biến của các quan hệ xã hội. Vì vậy nhà nước cũng không thể ban bố pháp luật một cách chủ quan duy ý chí, không tính đến những nhu cầu và tâm lý xã hội.
    - Khi pháp luật không còn phù hợp với thực tiễn thì nhà nước phải tiến hành sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ để ban hành pháp luật mới.
Hình thức nhà nước:
    Hình thức nhà nước là cánh thức tổ chức quyền lực nhà nước và những biện pháp để tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước.
    Hình thức nhà nước là một khái niệm chung được hình thành từ 3 yếu tố: hình thức chính thể, hình thức cấu trúc nhà nước và chế độ chính trị.
1) Hình thức chính thể:
    Hình thức chính thể là cách thức tổ chức các cơ quan quyền lực tối cao của nhà nước, cơ cấu, trình tự thành lập và mối liên hệ giữa chúng và mức độ tham gia của nhân dân vào việc thiết lập các cơ quan này.
    Hình thức chính thể có hai dạng cơ bản là chính thể chính thể quân chủ và chính thể cộng hòa.
    Chính thể quân chủ là hình thức trong đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ (hay một phần) vào trong tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc thừa kế.                    
Chính thể quân chủ có hai biến dạng: Quân chủ tuyệt đối và quân chủ hạn chế.
     Chính thể cộng hòa là hình thức chính thể trong đó quyền lực tối cao của nhà nước thuộc về những cơ quan đại diện được bầu ra trong một thời hạn nhất định. Chính thể cộng hòa cũng có hai biến dạng là cộng hòa dân chủ và cộng hòa quý tộc.
2) Hình thức cấu trúc nhà nước:
    Hình thức cấu trúc nhà  nước là sự tổ chức nhà nước thành các đơn vị hành chính lãnh thổ, đặc điểm của mối quan hệ qua lại giữa các bộ phận cấu thành của nó, giữa cơ quan nhà nước trung ương với cơ quan nhà nước địa phương.
    Có hai hình thức cấu trúc nhà nước cơ bản là cấu trúc nhà nước đơn nhất và cấu trúc nhà nước liên bang.
    Trên thưc tiễn tồn tại loại hình thức nhà nước liên minh. Nhà nước liên minh chỉ là sự liên kết tạm thời của các nhà nước với nhau nhằm thức hiện những mục đích nhất định. Sự liên kết giữa các nhà nước thành viên trong nhà nước liên minh lỏng lẻo hơn rất nhiều so với sự lien kết trong nhà nước lien bang. Các quốc gia thành viên trong nhà nước lien minh giữ lại  nhiều chủ quyền hơn so với chủ quyền được giữ lại của các nước thành viên trong nhà nước lien bang. Các nhà nước liên minh sau khi đạt được những mục đích của mình có thể giải tán cũng có thể chuyển thành nhà nước liên bang.
3) Chế độ chính trị:
    Chế độ chính trị là tổng thể các phương pháp, biện pháp mà các cơ quan nhà nước sử dụng để thực hiện quyền lực nhà nước.
    Có chế độ chính trị dân chủ và chế độ chính trị phản dân chủ.
Bộ máy nhà nước:
    Bộ máy nhà nước là hệ thống các cơ quan nhà nước từ trung ương xuống địa phương, tổ chức và hoạt động trên những nguyên tắc chung thống nhất, tạo thành một cơ chế đòng bộ để thực hiện các chức năng và nhiệm vụ vủa nhà nước.
    Các yếu tố hợp thành bộ máy nhà nước là cơ quan nhà nước. Các cơ quan nhà nước rất đa dạnh. Tuy nhiên, thông thường cơ quan  nhà nước bao gồm 3 loại: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp và cơ quan tư pháp.
    Tất cả các cơ quanh nhà nước tạo thành bộ máy nhà nước, nhưng bộ máy nhà nước không phải là tập hợp đơn giản các cơ quan nhà nước. Yếu tố tạo nên sự thống nhất trong bộ máy nhà nước là hệ thống các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước.
    Cơ quan nhà nước là một tổ chức có tính độc lập tương đối về mặt tổ chức- cơ cấu, bao gồm những cán bộ, công chức được giao những quyền hạn nhất định để thực hiện chức năng và nhiệm vụ của cơ quan đó trong phạm vi do pháp luật quy định.
    Cơ quan nhà nước có các đặc điểm sau:
    - Cơ quan nhà nước là một tổ chức công quyền, có tính độc lập tương đối với các cơ quan nhà nước khác, một tổ chức cơ cấu bao gồm những cán bộ, công chức được giao những nhiệm vụ và quyền hạn nhất định để thực hiện nhiệm vụ và chức năng của nhà nước theo quy định của pháp luật.
    - Cơ quan nhà nước mang quyền lực của nhà nước. Chỉ có cơ quan nhà nước mới có quyền nhân danh nhà nước thực hiện quyền lực nhà nước, giải quyết những vấn đề quan hệ với công dân. Mỗi cơ quan nhà nước đều có thẩm quyền do pháp luật quy định, đó là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý mà nhà nước trao cho để thực hiện chức năng và nhiệm vụ.
    - Thẩm quyền của cơ quan nhà nước có những giới hạn về không gian, thời gian và đối tượng chịu tác động. giới hạn này mang tính pháp lý vì nó được pháp luật quy định.
    - Mỗi cơ quan nhà nước có hình thức và phương pháp hoạt động riêng do pháp luật quy định
    - Cơ quan nhà nước chỉ hoạt động     trong phạm vi thẩm quyền của mình và trong phạm vi đó, nó hoạt động độc lập, chủ động và chịu trách nhiệm về hoạt động của mình. Cơ quan nhà nước có quyền đồng thời có nghĩa vụ phải thực hiện các quyền của mình. Khi cơ quan nhà nước không thực hiện quyền hoặc từ chối không thực hiện quyền được pháp luật quy định là vi phạp pháp luật.

Vai trò của nhà nước CHXHCN Việt Nam trong hệ thống chính trị:
    -Nhà nước CHXHCN Việt Nam giữ vị trí trung tâm, đặt biệt quan trọng trong hệ thống chính trị, vị trí, vai trò của nhà nước không có một thiết chế nào có thể thay thế. Nhà nước là biểu hiện tập trung của quyền lực nhân dân và là thiết chế hữu hiệu nhất để thực hiện quyền lực này.
    -Sở dĩ nhà nước xã hội chủ nghĩa có được vị trí này là vì:
    Nhà nước CHXHCH Việt Nam là người đại diện chính thức của các giai cấp và tầng lwps trong xã hội. Chính điều này làm cho nhà nước có một cơ sở xã hội rộng rãi nhất để có thể triển khai một cách nhanh chóng và hữu hiệu những quyết định và chính sách của mình.
    Nhà nước CHXHCN Việt Nam là chủ thể của quyền lực chính trị, có một bộ máy đặc biệt để quản lý xã hội và thực hiện sức mạnh cưỡng chế của nhà nước, điều này đảm bảo cho nhà nước hoạt động có hiệu quả cao.
Nhà nước CHXHCN Việt Nam là thiết chế chính trị mang chủ quyền quốc gia. Biểu hiện ở quyền tự quyết, chỉ có nhà nước mới có quyền thay mặt nhân dân quyết định các công việc đối nội và đối ngoại của đất nước; chỉ có nhà nước mới trở thành chủ thể độc lập trong quan hệ quốc tế, trở thành thành viên chính thức của các tổ chức quốc tế.
    Nhà nước CHXHCN Việt Nam là chủ thể duy nhất trong hệ thống chính trị có quyền ban hành pháp luật- hệ thống các quy tắc sử sự mang tính bắt buộc chung. Nhà nước không chỉ dừng lại ở việc ban hành pháp luật mà còn sử dụng pháp luật để quản lý quá trình xã hội. Thông qua pháp luật, nhà nước triển khai các chủ trương, chính sách của mình rộng khắp quy mô trên toàn quốc.
Nhà nước xã hội chủ nghĩa là chủ sở hữu đại diện đối với các tư liệu sản xuất quan trọng của xã hội. Thông qua việc nắm giữ các cơ sở vật chất này, nhà nước thực hiện được điều tiết vỹ mô đối với nền kinh tế, bảo đảm định hướng phát triển cho nền kinh tế nhằm mục đích phục vụ nhân dân. Mặt khác, nhờ nắm trong tay nguồn lực vật chất này, nhà nước có được các phương tiện vật chất để vận hành hoạt động của toàn bộ bộ máy nhà nước và bảo đảm cho các tổ chức chính trị xã hôi hoạt động.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#dinh