DANH HỌA VERMEER THỨ HAI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


     Thời kỳ bọn phát xít Đức chiếm đóng hầu hết các nước Châu Âu, hành động cướp bóc của bọn chúng diễn ra một cách dễ dàng. Bọn giết người thường cũng là bọn cướp bóc. Bọn sĩ quan phát xít đã cướp đi một số lớn tác phẩm nghệ thuật. Hàng đoàn tàu chất đầy các tác phẩm nghệ thuật được chuyển về Đức, với sự canh gác chặt chẽ của hàng trăm binh lính.

     Các vật quý ấy được gộp lại, do ăn cắp được, do tịch thu của những người bị đày sang Đức, cùng với việc tước đoạt ở các viện bảo tàng, các phòng triển lãm tranh, và cũng từ việc mua bán của các đường dây bí mật.

     Không phải tất cả các tác phẩm nghệ thuật đều được trưng bày, nên còn một số vẫn được các nhà sưu tầm vô danh cất giấu ở nhiều nơi. Từ đó nảy sinh ra nghề "chỉ trỏ", môi giới, móc nối để bán tranh cho bọn phát xít. Những tên hợp tác với phát xít ấy tưởng như không xâm pha 11 đến ai cả, nhưng chúng đã phá hoại nền văn hoá, làm lợi cho bạn phát xít và cho bản thân chúng. Một trò xấu xa.

     Herman Goering, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, chỉ huy Gestapo, niềm kiêu hãnh của đế chế Đức Quốc xã, là một tên ăn cướp đầu sỏ, và cũng có thể là một tên đã mua rất nhiều tác phẩm nghệ thuật bị đánh cắp.
Hắn đã xây dựng riêng một bảo tàng nghệ
thuật không kém bảo tàng Louvres, làm giới yêu nghệ thuật ở Mỹ phải ghen tức.

     Khi kết thúc chiến tranh 1945, nhiều đội điều tra được thành lập, gồm Quân cảnh và các chuyên gia của các nước Châu Âu, để truy tìm những kho báu nghệ thuật bị phát xít Đức đánh cắp, để trả lại cho các chủ nhân của chúng, để tìm ra những tên tham gia các vụ đánh cắp đem ra xét xử.

     Một đội điều tra của Hà Lan, trong khi lên danh mục những tác phẩm nghệ thuật mà Goering đã thu thập được cất giấu trong một mỏ muối ở Salesbourg với hy vọng sẽ được hướng thụ sau này, trong kho tàng quý giá ấy họ tìm thấy một bức tranh mang tên: "Chúa Trời và người phụ nữ ngoại tình" thể hiện việc Chúa Trời xá tội cho người phụ nữ tội lỗi trước hai nhân chứng.

Các chuyên gia Hà Lan như thót tim lại: Họ
nhìn thấy ở góc trái, phía trên cao của bức hoạ chữ ký lập dị: "I V. Meer"(*). Đúng là tác phẩm của Vermeer. Chính là chữ ký lập dị, không thể nhầm lẫn được. Các chuyên gia vô cùng sung sướng. Các tác phẩm của Vermeer rất hiếm. Vermeer không
như các hoạ sĩ khác. Bị chìm trong quên lãng suốt hai thế kỷ, mãi đến 1860 một phê bình gia nghệ thuật mới phát hiện ra tài năng đặc sắc của Vermeer. Phái ấn tượng đều khâm phục tài năng của Vermeer.

     Nước Pháp được biết đến Vermeer qua việc phát hiện của nhà văn Marcel Proust. Đến nay đã có gần 40 tác phẩm được coi là của Vermeer. Ông ta vẽ rất chậm, mỗi tác phẩm kéo dài hàng tháng. Khi ở thành phố Delft, quê hương Vermeer, ông ta không nổi tiếng mấy. Ông sống trong cảnh nghèo và chết đi cũng vậy.

     Nhưng từ thế kỷ 19, thì mỗi tác phẩm của ông là một gia tài. Việc phát hiện thêm một tác phẩm của Vermeer đúng là một sự kiện lớn lao.

     Ai là kẻ đã bán tác phẩm đó cho Goering, một di sản quốc gia của Hà Lan? Tên môi giới ấy đã phạm tội phản quốc.

     Một đại uý Hà Lan tiến hành việc hỏi cung một số tên môi giới, bọn này đã thú nhận tội lỗi của chúng và đều sẵn sàng giúp đỡ nhà chức trách, mong được giảm tội.
     Một trong số đó có biết chuyện về Vermeer.

     - Goering đã trả một triệu sáu trăm bốn mươinghìn florins, bằng hiện vật.

     - Bằng hiện vật? Thế là thế nào?

     - Goering đã trao lại cho Hà Lan khoảng 200 tác phẩm nghệ thuật đánh cướp được để đổi lấy bức hoạ của Vermeer. Thật là kỳ cục! Trong số gần 200 tác phẩm đó có nhiều cái còn giá trị hơn bức "Chúa Trời và người phụ nữ tội lỗi".

     - Ai là kẻ môi giới?

     - Nếu tôi biết thì tôi đã nói ra!

     - Ai có thể biết được?

     Chuyên gia và viên đại uý Hà Lan cứ lần dò từng tên môi giới, cuối cùng đã dò ra một địa chỉ: 321 phố Keizergratch ở Hà Lan.

     Chủ nhân ngôi nhà đó là một con người kỳ dị: Thân hình trung bình, gần 60 tuổi, mặt vuông vẻ lạnh lùng, cặp mắt dữ dằn với cái miệng đậm vẻ chua cay. Ông tên là Van Meegeren. Trước nhà có treo trước biển "Van Meegeren, nghệ sĩ sưu tầm đồ cổ".

     Chuyên gia và đại uý theo dõi mọi hành động của con người kỳ cục Meegeren. Không có điều gì nghi vấn. Chỉ trừ việc ông ta không có dáng gì là nghệ sĩ, hoạ sĩ, một nhà sưu tầm đồ cổ cả. Và cũng
chả giống gì một kẻ lãng tử: Chỉ là dáng điệu một viên chức bình thường.

     Đại uý nói với chuyên gia:

- Nếu Hitler làm nghệ sĩ, hoạ sĩ thì dáng vẻ của hắn ta giờ đây cũng chả khác gì ông già kỳ cục này!

     Hai người trao đổi nhận xét về Meegeren.

     Hắn có thể là một hoạ sĩ không thành đạt và không đủ khả năng thu xếp việc mua bán lớn lao đó với Goering. Họ đã dùng phương pháp kinh điển để tiếp xúc với Meegeren: Trò chuyện về thời tiết, nắng mưa, về nghệ thuật, về đồ cổ trong bữa ăn trưa, để rồi hỏi thẳng ông già kỳ cục:

     - Làm sao ông lại có bức hoạ: "Chúa Trời và người phụ nữ tội lỗi".

     Một câu trả lời gây đầy ngạc nhiên:

     - Ở Ý...

     Thế ra con người vô vị này đúng là kẻ môi giới.

     - Ở Ý? Rồi sao nữa?

     - Một nhà buôn bán tranh bao giờ cũng kín miệng...

     - Thưa ông Van Meegeren... Đây là một tìm hiểu không có gì là quan trọng, rất bình thường nhưng lại vô cùng quan trọng đối với công việc của chúng tôi. Lên danh sách các tác phẩm nghệ thuật, trao trả chúng cho các chủ nhân đích thực... Đây là
một công việc vô cùng phức tạp. Ông mua của ai ở Ý?

     - Của một gia đình quý tộc. Vào năm 1937, nó thuộc về gia tài mà họ thừa hưởng.

     - Tại sao họ lại bán đi?

     - Họ là những người chống phát xít. Họ muốn di cư sang Mỹ. Khi tôi cho họ biết là họ có một tác phẩm của Vermeer, họ đã nhờ tôi bán hộ.

     - Giữa chúng ta tôi xin hỏi riêng ông: Tên của gia đình đó?

     - Rất tiếc... Tôi thật lấy làm tiếc. Tôi thật
không muốn các ông nêu ra câu hỏi đó. Họ tin tưởng ở tôi... Không thể được đâu!

     - Đúng là một điều cần giữ tuyệt mật, thưa ông Van Meegeren, chúng tôi cam đoan không để lộ ra tên gia đình đó. Việc đó giúp chúng tôi tìm ra quá trình lưu chuyển của bức hoạ... Không có ý gì khác.

     Đến đây thì viên cao giấy với vẻ người tâm thường ấy, đã lộ ra thực chất con người hắn ta. Meegeren nổi cáu với vẻ kiêu ngạo và hận thù:

     - À, đừng có ép tôi. Tôi đã nói là không thể được. Những gì tôi đã nói đủ giúp các ông rồi! Các ông không có quyền buộc tôi phải nói ra bí mật nghề nghiệp.

     - Vâng... đúng rồi. Xin tạm biệt ông Meegeren...

     Sự nổi giận của Meegeren thật đáng nghi ngờ. Lúc bình thường thì cũng dễ hiểu, nhưng ở thời điểm đặc biệt này, khi người ta đang truy tìm các tội phạm liên quan đến văn hóa nhân loại thì lại là điều đáng xem xét. Con người này nói ra tên của gia đình người Ý thì đâu có phạm tội. Từ ông ta sẽ có thể nhóm điều tra lần dần ra đầu mối: Kẻ đã bắt tay với bạn phát xít, đánh cắp tài sản văn hóa nhân loại.

     Van Meegeren nhẹ cả người khi hai người khách ra về. Ông ta coi đó là một sự kiện bình thường: Bọn họ đâu có chứng cứ gì biết là mình nói dối.

     Ông ta tưởng như thế, nhưng ở Hà Lan vào thời kỳ đó cũng như ở nhiều nước khác Châu Âu, việc tố giác đâu đâu cũng xảy ra. Ai đã tố giác Van Meegeren? Một kẻ nặc danh đã làm chuyện đó.

     29-5-1945 cảnh sát xuất hiện ở nhà Van Meegeren, lão ta không kịp hỏi lý do thì đã thấy trước mắt lệnh bắt giam và đành đi theo Cảnh sát tới nhà tù. Trong tủ Meegeren tỏ ra rất cáu kỉnh, bẳn tính một cách ghê gớm. Thái độ kỳ quặc ấy được một bác sĩ lưu ý và tìm ra một phần nguyên cớ: Ông ta nghiện moóc-phin. Mà ở tù thì làm gì có của đó. Và cảnh sát từ chối không cung cấp cho Meegeren nếu y không chịu khai báo.

     - Nào, nói đi... Chúng tôi sẽ đưa cho chút ít... Có thể đỡ cơn nghiện đấy... Nào, bức hoạ ấy ở đâu đến?

     - Các ông cứ tự tìm lấy! Các ông là những tên chuyên tra tấn. Tôi không có gì để nói cả, và tôi sẽ không nói gì hết.

     Trong thời gian Meegeren câm lặng thì các nhân chứng lại cung cấp nhiều tin thú vị, tỉ như một chủ nhà băng ở Amsterdam:

     - Năm 1943, tôi có ý định bán nhà, tôi đã gặp Van Meegeren và đã thoả thuận việc mua bán. Ông ta cùng vợ thường đến nhà tôi xem xét các đồ đạc trong nhà, và rất chú ý đến các bức hoạ. Một hôm, hai vợ chồng có nhờ tôi giới thiệu với một nhà
buôn đồ cổ. Tôi giới thiệu cho họ nhà hàng
Goudstikker nổi tiếng thế giới. Ông Mielder là chủ nhà hàng, người Hà Lan. Ông có một bộ sưu tập tranh cho Herman Goering. Van Meegeren xem bộ sưu tập, thấy rất tầm thường, đã nói điều đó với
chủ nhân. Mấy ngày sau, ông ta trở lại gặp
Mielder, cho biết có một bức giá trị chừng 2 triệu rưỡi florins, nhưng không nói tác giả là ai.

     Sau đó vài hôm, Meegeren mang tới nhà hàng một hộp gỗ bẹt. Ông ta đến để ông Mielder xem bức tranh, yêu cầu không để ai biết vì đó là công tìm kiếm của ông, sau đó họ thảo luận với nhau những gì tôi không rõ, chỉ biết giá bức tranh là 1 triệu 600 florins mà ông Mielder phải trả cho
bức "Đức Chúa và người phụ nữ tội lỗi".

     Khi được biết bức tranh đó sắp được chuyển gấp sang Berlin, Meegeren yêu cầu Mielder hãy đổi bức đó lấy một số tác phẩm nghệ thuật mà Goering có trong tay. Theo tôi biết thì ông Mielder cũng rất tiếc việc bán bức đó sang Đức, khi mà ở Hà Lan chưa ai biết tới giá trị của bức tranh. Ông ấy cũng có ý định mua bức hoạ đó cho riêng mình, nhưng kẹt vì số tiền quá lớn. Hơn nữa Meegeren đã thoả thuận xong xuôi với phái viên của Goering việc đổi chác, kèm theo số tiền phải trả cho Meegeren.

     Các điều tra viên được biết, Goering phải mất nhiều thời gian để thu xếp việc đổi chác. Phải chọn những tác phẩm nghệ thuật để trao trả Hà Lan, chuẩn bị kế hoạch chuyển vận chúng, chuẩn bị số
tiền trả cho Meegeren. Số tiền mặt 1 triệu 500 nghìn florins sẽ trả cho Meegeren khi đoàn tàu chở các tác phẩm nghệ thuật trị giá 2 triệu florins trao trả cho Hà Lan đến Amsterdam.

     Đầu tháng 3-1944, việc đổi chác và chi tiền đã hoàn tất. Đúng là Meegeren đã làm ăn với Goering. Nhưng vẫn không biết ông ta kiếm đâu ra bức hoạ đó. Bao cuộc điều tra tiếp theo vẫn không tìm ra tên của gia đình quý tộc Ý có bức hoạ đó khi thừa hưởng gia tài.

     Trong tù, Meegeren lồng lộn, bực tức trước việc bị buộc tội cộng tác với địch, buôn lậu các tác phẩm nghệ thuật, và vẫn không thú nhận.

     Nhưng rồi những cơn dằn vặt khủng khiếp của cơn nghiện móc - phin buộc Meegeren phải suy nghĩ lại: Nhận tội là kẻ làm tranh giả là hơn hết. Hơn nữa cũng do mình mà đất nước Hà Lan đã dành lại được một số tác phẩm nghệ thuật có giá trị, mà lại tống cho tên Goering một bức hoạ tuyệt đwpj ký tên Vermeer.

     Với ý nghĩ trên, Mtegeren cho là họ sẽ "tha mình với bao danh dự". Chính ông ta đã vẽ bức họa giả đó.

     Đâu phải Meegeren chỉ vẽ giả một bức đó. Ông ta đã vẽ giả 14 bức tất cả, 14 bức không kém gì các danh họa: Nhiều tranh giả kiểu Vermeer, giả tuyệt đẹp ký tên Vermeer, kiểu Hals, kiểu Hoogh, kiểu Terborgh...

     Suốt 11 năm ròng, Van Meegeren, con người dáng vẻ công chức đã giễu cợt các nhà phê bình, các nhà sưu tầm, các chủ hãng buôn tranh, các nhà báo, các giáo sư, các nhà sưu tập của các bảo tàng, những người có bằng cấp, nhiều quốc gia, và
biết bao công chúng, nghĩa là nhiều trung tâm nghệ thuật ở Hà Lan, ở Châu Âu và toàn địa cầu. Những số tiền lớn trích ra từ tiền đóng thuế của người dân đã dùng để mua những bức tranh đó trưng bày trong các bảo tàng quốc gia.

     Lý ra Van Meegeren cần giấu kín điều đó, nhưng ông ta muốn "cách mạng" rất nhiều điều... Biết bao kẻ sẽ bị giễu cợt. Biết bao tiền của để mua lấy cái "giả". Nó sẽ như một nhát dao găm đâm vào chiếc bụng phệ của giới mua bán nghệ thuật.

     Sau bao lần tính toán, Van Meegeren đi đến sự lựa chọn: Giữa một tên cộng tác với địch và một người vẽ tranh giả và cũng vì sự lựa chọn giữa tự do và móc-phin, giữa bị nhốt trong bốn bức tường nhà tù với chiếc ghế bành êm ái ở nhà.

     Nên ngày 10-8-1945, Van Meegeren đã thú nhận và nói rõ mọi việc đã làm.

     Năm 1932, ông ta sống vất vưởng với nghề vẽ tranh áp phích. Người ta đề nghị ông nhận chức Chủ tịch câu lạc bộ nghệ thuật ở La Haye, nhưng đã bị một số phê bình gia nghệ thuật phản đối. Bọn chúng tự coi mình là có quyền nhúng tay vào mọi việc. Vì thế ông ta rất ghét giới đó. Phải làm cho chúng biết tay! Chúng chỉ mang danh chuyên gia nhưng chả chuyên gia cái gì cả, không cẩm nổi một chiếc cọ vẽ mà lại ba hoa về các tác phẩm của người khác. Phải làm cho chúng lúng túng. Để rồi
xem chúng có khả năng đánh giá bức hoạ giả tuyệt nhất hay không? Vì vậy, Van Meegeren chọn hoa sĩ mà ông ta khâm phục, Vermeer de Delft, để vẽ theo phong cách ông ta. Meegeren muốn tạo ra một sự lẫn lộn lớn để họ biết tay.

     Và ông bắt tay vào việc. Chỉ cốt kiếm đủ ăn, còn dành thì giờ đi sâu học hỏi tài năng của các hoạ sĩ vùng Frandre (bắc Pháp). Ông nghiên cứu một cách có hệ thống, cố công sưu tầm các sách hiếm thấy. Kỹ thuật của Vermeer, của Wild và
một tác phẩm của giáo sư Alscin: "Về vấn đề các loại chất dầu có mỡ". Cuốn này tuy không đề cập đến nghệ thuật, nhưng gợi ý cho ông cách tự tạo ra dáng vẻ cũ kỹ cho các vật, điều cần thiết để tạo ra cho những bức hoạ mới vẽ có vẻ cổ xưa.

     Phải có một cái khung tranh cổ chính công cho bức tranh sắp vẽ. Ông ta tìm được một chiếc khung tranh của thế kỷ 17; 1m25 trên 1m27, vừa đúng kích thước của bức tranh dự định. Chiếc khung tranh cổ này của bức hoạ "Sự hồi sinh của Lazare".

     Sau đó ông đem về nhà một lộ dụng cụ: Các hoá chất, các đĩa cũ kỹ bằng thiếc, bằng gỗ, các giá nến, các loại vải cổ và một bộ lớn các cây cọ vẽ.

     Các cọ vẽ rất cần thiết cho việc làm tranh giả. Phải tránh việc chuyên gia phát hiện ra có những sợi lông tơ còn dính lại trên tranh, vì chỉ có thời Meegeren mới sử dụng cây cọ bằng lông tơ lợn. Mỗi cây cọ vẽ chỉ dùng một lần rồi bỏ đi, để tránh lông
tơ lợn bị gãy bám vào sơn tranh.

     Bà vợ ngạc nhiên trước những đồ hổ lốn và đặc biệt là số lớn cọ vẽ, nhưng Meegeren giải thích là dùng để sửa sang nhà cửa. Bà thôi không thắc mắc nữa.
Người làm tranh giả quyết định đi khỏi Hà
Lan để thực hiện tác phẩm của mình. Hà Lan, đất nước quá nhỏ bé nên mọi người hầu như quen biết nhau, láng giềng thì lại quá tò mò. Sẽ đi đến Côte d' Azuz (Pháp) vì lý do sức khoẻ và để có điều kiện tốt hơn để làm việc. Điều này bà vợ cũng chả lấy làm lạ: chồng bà cần có ánh mặt trời, mà ở đó thì lại thừa thãi cái đó.

     Mùa thu 1932, hai vợ chồng thuê một biệt thự xinh xắn ở Roquebrune (Côte d' Azuz). Meegeren tuyên bố với vợ:

     - Tôi không muốn thuê đày tớ, cả người nấu nướng nữa, một mình bà lo việc bếp núc, tôi cần sự yên tĩnh và nhất là đừng để khách bất chợt đến thăm.

     Sự thật là ông muốn tránh để mọi người xung quanh biết được công việc của mình.

     Bà vợ sẵn lòng theo ý chồng, vì hiểu rõ tính khí nóng nảy cả Meegeren.

     Và Meegeren bắt tay vào công việc không tưởng nổi: Tái tạo một bức danh hoạ. Ông ta tự làm ra các màu sơn, thí nghiệm việc làm khô sơn dầu và véc-ni, ông ta đã tạo ra được màu xanh tuyệt tác của Vermeer, màu xanh Vermeer đã làm
bao chuyên gia thán phục, say mê. Để tạo ra màu xanh kỳ diệu ấy, Meegeren phải gửi mua từ Anh chất lapis - lazuli được giã rất mịn. Chất đó có nhiều màu xanh.

     Để đánh lừa mọi người, Meegeren cũng vẽ những bức tranh ký tên Van Meegeren, những bức chân dung để kiếm tiền. Muốn làm cứng sơn, phải dùng dầu cất từ cỏ tử đinh hương. Dầu này có mùi rất nặng, phải chứa trong các vại kín và được cất giấu rất cẩn thẩn.

     Giờ đến lúc phải cạo đi nước sơn nguyên thuỷ của khung tranh thế kỷ 17: Phải dùng đến giấy ráp có vụn kính và dầu trộn muội khói. Tất nhiên là phải khéo léo nhổ các định của chiếc khung và sắp xếp theo thứ tự. Các định đó đều rèn bằng tay, và cả miếng dạ lót đinh. Sau khi cạo xong lớp sơn đầu ông ta phết lên đó một chất lỏng và đưa vào lò để chúng cứng lại. Nó trở thành đúng loại khung thời Vermeer.

     Tác phẩm sắp ra đời: Đã nắm được kỹ thuật, các chất liệu đến lúc cầm cọ vẽ. Nhưng vì quá mệt mỏi bởi những giờ miệt mài trong phòng thí nghiệm, Meegeren ngưng công việc, đi du lịch Hà Lan, Pháp và tham dự thế vận hội Berlin. Mãi đến
năm 1936, ông mới trở về Roquebrune.

     Mùa đông năm đó, Meegeren bắt tay vào việc vẽ bức hoạ "Những người hành hương ở Emmacis". Đúng là một bức hoạ giả, nhưng là giả với kỹ xảo tuyệt vời. Không hẳn người vẽ tranh giả bắt chước
Vermeer mà phải nói là một Vermeer thứ hai.

     Ban đầu ông ta dùng chất bakelite, một chất nhựa tổng hợp để làm sơn cứng lại. Đó là một điều nguy hiểm vì bakelite chỉ ra đời hai thế kỷ sau Vermeer nhưng nếu cho các màu sơn qua lò nướng thì khó mà phát hiện ra. Hơn nữa, Meegeren đã cẩn thận tự chế ra bakelite với phénol và formaldehyde.

     Giờ thì chỉ còn việc tạo cảm hứng để sáng tạo. Ông ta không có những người mẫu mà chỉ nhớ các nhân vật của Vermeer qua các bức hoạ của ông ta. Không có vấn đề gì khi những người trẻ tuổi đi hành hương, nhưng ông rất sợ Đức Chúa giống
những gì người khác đã vẽ.

     Trong lúc bực bội, dày vò bởi ý nghĩ đó, thì hình như Đức Chúa đã phù hộ cho Meegeren bắt gặp một ông lão ăn mày lang thang trên đường phố Roquebrune. Nét mặt người ăn mày đã in sâu vào trí óc ông ta. Đúng là nét mặt Đức Chúa mà
ông hằng ấp ủ.

     Sau sáu tháng miệt mài sáng tạo, tác phẩm đã hoàn tất. Giờ thì tới việc tạo ra vẻ cổ xưa cho bức hoạ. Ông cho nó qua lò một lần nữa, sau đó cuộn bức hoạ xung quanh một ống sắt bằng kim khí để tạo ra các vết nứt nẻ do thời gian. Phía có tranh vẽ hướng ra ngoài. Khi mỗi vết nứt nẻ xuất
hiện, Meegeren phẩy vào đó một ít bụi cho đúng như một bức tranh đã có tuổi.

     Cuối cùng là căng tranh lên khung, với các định, các mảng da đệm chính thống cũ xưa.

     Một tác phẩm của Vermeer đã ra đời. Một trò đùa giễu cợt tuyệt hảo: Các nhà phê bình Hà Lan sẽ mắc nghẹn!

Nhưng rồi Meegeren nghĩ lại: Kết quả lao động cần cù, nhẫn lại, tốn bao công sức chỉ nhằm chế diễu, đùa cợt, khác gì với trò đùa bỡn của đám học trò!

     Meegeren quyết định mang tranh sang Paris, gửi vào ngân hàng Lyon và bắt mối với một người đi chào hàng, bịa ra chuyện bức tranh đó thuộc gia sản của một người quý tộc Ý.

     Thời gian sau đó Van Meegeren tiếp tục vẽ tranh giả, tổng cộng là 14 bức: 14 bức tranh giả tuyệt vời. Bức tranh giả "Bữa ăn của Emails" được các chuyên gia xác nhận là của danh hoạ Vermeer de Delft, đã được nhà sưu tầm Van Beuningen mua. Các tập biên niên sử và các tự điển đều có ghi lại việc này...

     Nam giới rất ít được Vermeer thể hiện trên tranh; Vermeer được mệnh danh là hoạ sĩ chuyên vẽ nữ giới. Bức hoạ lừng danh "Hoạ sĩ trong xưởng vẽ" trưng bày ở bảo tàng Nữu Ước, gieo nghi vấn cho mọi người, của Vermeer de Delft, hay của Van
Meegeren? Việc Meegeren thú tội làm xao động các nhà chức trách.

     14 bức mà Meegeren thú nhận do tay mình vẽ đều nằm trong các bộ sưu tập đặc biệt, hoặc các bảo tàng. Mọi người đều khâm phục các bức đó: đúng là màu xanh kỳ diệu của Vermeer, với chất
đá gốc Lapis lazuli, khung tranh, vải vẽ, các định đóng trên khung đều hoàn hảo, không có một sai sót nào. Màu sắc, nét vẽ thật tuyệt tác. Con người nhỏ thó, kỳ lạ và cáu kỉnh ấy đúng là một thiên tài. Một số tranh của Meegeren đã qua tay những
nhà tôn tạo tranh cổ...

     Van Meegeren chờ đợi ngày được ra tù, trở lại tự do: mình đã thú nhận việc làm tranh giả, không mắc tội cộng tác với địch, còn sau này sẽ tính. Chắc chắn là tài sản sẽ bị tịch thu, nhưng các nhà
phê bình tranh sẽ mất hết tiếng tăm.

Vẫn chưa tin vào lời thú tội, cảnh sát vẫn còn nghi vấn:

- Anh bịa ra những chuyện đó cốt để trả thù.

     Hoạ sĩ nổi giận đùng đùng,
     Cốt để thoát tội chứ gì?
     Hoạ sĩ lại càng tức giận.
Một thanh tra Cảnh sát Hà Lan được cử đến Nice, với sự đồng ý của Cảnh sát Pháp, để khám xét căn biệt thự mà vợ chồng Meegeren thuê ở Roquebrune, tất nhiên với sự chấp thuận của chủ
nhân mới mua biệt thự đó.

     Cuộc khám xét diễn ra vào ngày 25-10-1945. Trong căn hầm Meegeren đặt xưởng vẽ, viên thanh tra tìm thấy các chậu thiếc, đĩa gỗ, chiếc khung tranh cổ của bức hoạ: “Những người hành hương ở Emmacis".

     Để tránh xảy ra một vụ tai tiếng, cần phải xác minh chính xác những bức tranh cổ nào mà ông ta đã cạo đi dùng để vẽ lại.

     Meegeren lấy ví dụ: Ông ta đã vẽ cảnh giai đoạn cuối của Đức Chúa trên đoạn vải của một bức tranh cổ không giá trị: bức "Một buổi đi săn" và quả đúng như thế, tia X đã cho thấy trên bức tranh giả của Meegeren có vết mờ: Mồm một chó săn ngậm một con chim trĩ.

     Đến như vậy mà các bảo tàng, các nhà sưu tầm, các nhà buôn tranh, các chuyên gia vẫn còn hồ nghi, tranh luận và đòi hỏi phải có bằng chứng mà không ai có thể bác bỏ được.

- Van Meegeren, ông có thể vẽ lại một bức mà ông đã vẽ không?Không có mẫu để ông nhìn, ông có làm được không?

     Ông ta đã làm được.

     Meegeren vẽ trong một căn phòng được canh gác suốt đêm. Ông vẽ một cảnh trong Kinh Thánh đúng như ông đã vẽ, đúng như bút pháp của 14 bức tranh giả của ông. Đó là bức tranh mang tên: "Chúa Jesus với các viên thư lại". Mọi người đều thán phục. Đúng là 14 bức ký tên Vermeer de Delft mà Van Meegeren bán trong thời gian từ 1936 đến 1945 đều là do ông ta vẽ. Những bức tranh giả
tuyệt hảo; giả mà không kém gì bản chính.

     Van Meegeren đính chính:
     "Các ông cho là giả à? Các ông không nhìn nhận vấn đề với đầy đủ mọi khía cạnh; tôi, Van Meegeren, tôi không thể vẽ cách nào khác phong cách của tôi. Tôi không hiểu tại sao toàn thế giới lại coi bức "Những người hành hương ở Emmaiis"
do tôi vẽ lại là của Vermeer de Delft...

     12-10-1997, Van Meegeren ra trước toà án của một quận ở Amsterdam: Hai năm tù giam, theo đề nghị của công tố viên. Nhưng đến ngày 29-10 án được giảm xuống còn 1 năm, nhưng phải chịu án tại một trung tâm chữa trị tâm thần, theo
đề nghị của bác sĩ chuyên về tâm thần.

     Ngày 31-10-1947, Van Meegeren đột ngột từ giã cuộc đời.

     Không phải vì bản án 1 năm tù mà ông ta chết đột ngột, chỉ là vì Van Meegeren đã quá mệt mỏi, buồn chán, sức khoẻ sa sút và nhất là tác hại do nghiện moóc-phin gây nên.

     Danh tiếng của ông đã vượt qua điều ông ta mong đợi. Một người hoang tưởng tự đại như ông, chắc phải thấy mình là một người sung sướng.

     Tài năng hội hoạ của ông đã được mọi người công nhận: Một hoạ sĩ tài ba.

     Van Meegeren cùng với nỗi niềm khát vọng đã được thoả mãn, đi vào cõi chết.

     Tên tuổi ông được ghi trong các tụ điển, Vermeer thứ hai (Vermeer bis) chính là Van Meegeren.

     Quỷ tha ma bắt, hãy bắt đi những nhà phê bình bất tài.

          <- Hết ->

_________________________
(*) Chú thích: Vermeer de Delft (Jean) còn có tên Van de Meer, danh hoạ người Hà Lan (1632 - 1675) chuyên vẽ sơn dầu, sẽ phong cảnh, các cảnh trong Kinh Thánh, sinh ở Delft gần La Haye. ông là một nhà bác học về màu sắc, đặc biệt về các sắc độ xanh. Những tác phẩm "Phong cảnh Delft"; "Những người hành hương Emmaiis", "Đức Chúa vàbngười đàn bà tội lỗi” rất được hâm mộ trong số hàng chục tác phẩm mà ông đã sáng tác.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro