Nếu Xa, Thì Trở Về

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

          Tôi là sinh viên ngành ngôn ngữ, năm nhất đại học, thường thì người ta sẽ rầm rộ vui mừng: có bạn mới, vào trường mới, nhiều thứ mới, tôi thì không, một ngày hai bốn tiếng duy nhất một chữ HỌC, trải qua những giờ nghỉ hiếm hoi mới cảm giác mình còn là con người. 

         Mười  giờ sáng ngày 23 âm lịch, tôi bước ngất ngưỡng ra khỏi trường, hoàn tất bài thi cuối học phần, kết thúc môn học, hôm ấy là ngày cuối cùng tôi ở lại thành phố. Tối qua tôi vì vui đến nổi ngủ không được, từ ngày nhập học cho đến phút giây hiện tại đó, tôi chưa môt lần về quê,một phần vì lịch học kín kẽ từ đầu tuần đến cuối tuần, và một lí do hết sức thuyết phục -  tôi bị say xe, chung quy lại nó trở thành lười, lười và lười.

       Nữa năm tôi xa nhà, trong video call với mẹ, tôi thấy nhà mình thay đổi nhiều, nhớ khinh khủng khiếp, tôi ước giá như tôi có cánh, chính mình bay đi cho thõa nỗi lòng, bởi vì khi ai đó thật sự lạc lối hoặc muốn có mặt ngay ở nơi nào đó, thì bạn chỉ tin: "ngoài bản thân ra, không có một phương tiện nào nhanh hơn lòng tin của mình", chưa có lúc nào tôi mong ước một chuyện gọi là hoang đường đến thế. 

     Tôi nói với mẹ mình rằng tôi bận, 29 tết mới về được, và tôi muốn cho mẹ tôi bất ngờ. Tắt nguồn điện thoại tôi nói mình đi họp Đại Hội Đoàn trên trường, tôi thấy mẹ xìu hẳn ra... Bảy giờ tối, tôi vác mấy thứ đồ lỉnh khỉnh leo lên xe.

      Ba tiếng đồng hồ trôi qua, trong đêm tối chập chùng, xe rẽ qua một ngã ba, tôi chính thức bước vào địa phận Bình Thuận, nhận ra từng cảnh từng cảnh của thị trấn, qua lớp sương mờ ảo tôi cảm giác ngoài kia lạnh đến cỡ nào, đèn neonl chớp nhoáng sáng hai bên đường, năm nay hình như số lượng hang đá giảm đi, khung cảnh cũng thật buồn, mười giờ tối, vắng đến nỗi tôi thấy sương phủ trên nóc cây thánh giá. 

       Qua lớp kính, tôi nhận ra con sông, cánh đồng ngoài kia, những ngôi nhà còn sáng đèn, quán xá đã đóng cửa, bỗng nhiên hồi hộp đến lạ thường, dường như tôi muốn chia sẻ với những người trên xe đây là quê nhà của tôi, nơi gắn bó đến thân thuộc, thế mà chỉ mở cờ trong ruột gan, thứ đố đốt cháy tim phổi, thổn thức lạ thường. 

       Xe dừng lại, chạy khiếp thật lố mất con đường vào hẻm nhỏ, mặc dù ở đây không giống với thành phố nhưng cũng khác với làng quê trong những thước phim xưa cũ, không còn đường đất, có đá lởm chởm nữa, quê hương phát triển đến ngộp thở.

      Tôi hổn hển vác balo đi từ đầu làng, đêm tối, mùi hoa vạn thọ thoang thoảng, tôi nhớ những cái tết trước đó, hoa không đậm vị như thế, sau này, nếu ai hỏi tôi hương thơm nào đáng nhớ nhất tôi sẽ không ngần ngại trả lời: " Hương thơm của hoa vạn thọ trong đêm khuya chập gần tết của làng quê tôi"  . Đứng dưới cánh cổng lớn tôi chợt tặc lưỡi, khóa mất rồi, loay hoay nhưng nhất quyết không gọi ai ra. Lộ mất không bất ngờ nữa.

     " Vút " - chiếc balo xinh xắn bay một đường vòng cung paraopol đẹp mắt rồivhạ cánh an toàn trong vườn, tôi trèo tường vào nhà, con Nu nhà tôi nuôi sủa um tỏi. Rõ khổ, về nhà cứ như đi ăn trộm, tôi đứng ở cửa chính, ba mẹ lẫn em của tôi vẫn chưa ngủ, tổ quốc của tôi ơi, chắc mẹ lại chờ tôi gọi khi đi họp về đây mà.

       Bất ngờ nhảy vào nhà: " Taadaa con về rồi đây!!" 

       Bao nhiêu nhớ nhung xa cách, bao nhiêu khó khăn nhọc nhằn phút chốc như chực trào, hân hoan lắm, lần đầu tiên xa nhà, lần đầu tiên trở về, trong đêm khuya và đầy bất ngờ, đúng như câu nói: " Quà nào bằng gia đình sum họp, tết nào vui bằng tết đoàn viên" , tôi từng giấu nó trong tưởng tượng nhưng thực tế lại hơn thế, ríu rít nói cười, hỏi han, lục quà. Cảm xúc chưa bao giờ lừa mình, chân thật, trần truồng nguyên vẹn. Giây phút ấy cũng qua đi, tôi trở về phòng của mình, nghĩ nghĩ -  Sao tôi yêu ngôi nhà này thế không biết. Có lẽ nơi đó có mẹ, có ba, có những gương mặt thân quen, ruột thịt. Yêu quá. Thương quá....

     Sáng sớm, sương lên rồi nắng chói chang. Tôi vén tay áo năng nổ lục lọi lau dọn từng ngóc ngách, lúc thì cần chổi lông gà, khăn lau, lúc thì cầm chổi, cây lau nhà, mồ hôi nhễ nhại, tôi nghĩ ai cũng tưởng tượng ra viễn cảnh mà các con dân rất sợ trong mỗi lần tết đến xuân về này: " Dọn Nhà". 

       Hai ngày trôi qua, nghỉ tết được hai tuần thì công việc dọn nhà của tôi chiếm gần hết. Vật vờ nằm trên giường, tôi thừa nhận, thương thì thương thế thôi, còn dọn dẹp là một việc khác - cần suy nghĩ kĩ càng hơn. Nhưng đến khi dọn dẹp, trang trí xong, nhìn lại thành tựu của mình đáng lắm, không khác gì đánh một trận thắng vẻ vang rồi trở về nhận chiến công. Cảm giác nhà sạch sẽ, gọn gàng chính bản thân mình sẽ trở nên thỏa mãn và kiêu ngạo hơn bất cứ ai.

      Mất ba ngày để tôi treo một màu áo mới cho căn nhà của mình, có sự góp sức của ba, của mẹ của gia đình tôi. Tôi đắm chìm nhìn một góc sân đầy cây xanh, có hồ cá, có xích đu, phía trên còn được ba tôi ưu ái treo vài nhánh lan rừng. Một góc sân thấm đẫm mồ hôi

       Chiều 28 tết, tôi phụ nội gói bánh, nơi tôi người ta không những gói bánh tét mà bánh chưng cũng rất được ưa chuộng, có lẽ sự phân chia Nam Bắc không còn là ranh giới của mùa xuân nữa. Tôi năm nay mười chín, cái bánh vuông tròn thế nào, gói không được, phụ lau lá chuối, đổ nếp, rãi đậu, đặt thịt,... Một buổi chiều vô cùng nhàn rỗi trôi qua. Cây mai ngoài vườn được ba tôi đưa vào chậu rồi đặt hẳn trong sân tổng, nhiệm vụ tiếp theo của tôi là trang trí bông hoa treo mấy thứ đỏ đỏ câu đối lên cây, khắc dưa.... hai chín đêm, kết thúc trong mong chờ.

      Sáng rồi lại tối, đêm đêm pháo nổ đùng đoàng, sáng sớm hoa nở, sương lại tan. Tôi chưa bao giờ thấy giây phút nào lung linh như phút giây giao mùa, là một cái gì đó thiêng liêng lắm, mơ hồ, tôi chỉ biết lúc đó tôi cao hứng nhất.

         Đồng hồ điểm chính xác 00:00 , Việt Nam chính thức bước sang một năm khác, năm của Chuột - Gạo đầy hủ, pháo đồng loạt đì đùng nổ, mọi ngóc ngách sáng rực, mọi ánh đèn chiếu lung linh,người người ra đường, tôi thấy bóng bay, rồi pháo sáng. Đột nhiên xung quanh tôi im lặng, tắt ngúm, xong rồi ư, không thích nghi kịp, loa phát thanh khu phố bỗng lên bài nhạc truyền thống của năm mới, pháo hoa tầm ngắn nở rộ sau lưng, sáng lên rồi. Tôi nhắm mắt, thầm thì cầu nguyện " Gia đình khỏe mạnh, học tập tốt."

      Tôi luôn không tin vào điều mình cầu nguyện, nhưng giây phút mà tôi cảm nhận rằng nó huy hoàng nhất, tôi không nên bỏ qua, nếu không có lời hứa thì gửi vào đó lời chúc chân thành nhất. Tôi tin mùa xuân sẽ đưa lời chúc của tôi đến bên người tôi thương. Theo một thói quen, năm nào tết đến, tôi cũng nhìn về phía đông, thật may, chiếc đèn trời màu đỏ sáng rực -  tôi chờ nó - từ lúc nhận thức được nó là đèn trời, ba tuổi cho đến nay, mười lăm lần -  chưa một lần bỏ lỡ... 

       Không cần phải đi đâu xa xôi, chen lấn và đầy khói bụi, ở cùng gia đình, hàng xóm láng giềng, dù là pháo hoa tầm ngắn tôi cũng đã thấy nó tuyệt vời nhất rồi. Tôi nhận được những tin nhắn từ bạn cùng lớp đại học, mấy tin nhắn chuyển tiếp chúc tết tẻ nhạt, phải nói tôi thật kiên nhẫn, giữa muôn vàn tin nhắn chuyển tiếp, tôi xem rồi trả lời tất tần tật. 

       Có người nói với tôi: " Tết càng lúc càng buồn, càng tẻ nhạt" . Mà hầu hết nhiều người bạn của tôi vẫn hay than phiền với tôi về điều đó. Thế tết của con nít mới vui ư? Tôi nhớ lúc mình còn nhỏ đúng thật tết rất vui, vì được lì xì, có đông người, được đi nhiều nhà, ăn bánh, uống nước ngọt và đặc biệt được trốn những bữa cơm. Nhưng khi lớn lên những suy nghĩ đó tiêu tan.

      Tôi vẫn thấy tết như ngày nào, vẫn vậy, không có thay đổi, hơn hết, một đứa đi xa để học tập như tôi, nữa năm về một lần thì không lí nào gọi cái tết thân thương bằng 1 chữ "NHẠT" được. Mỗi cái tết qua đi tôi đều trưởng thành, đều phải có định hướng, có trách nhiệm hơn với những việc mình làm. Cho nên tôi cảm thấy tết đến chỉ áp lực thôi, không đến nỗi nhạt.

      Ở tuổi còn đi học, tôi đau đầu vì ai cũng sẽ hỏi: " Học hành thế nào rồi con, cuối năm học sinh giỏi chứ ?" - Phiền phức

     Lớn hơn, không lớn lắm năm cuối cấp ba thôi rất áp lực, bạn sẽ nhận được câu hỏi: " Con định thi vào trường nào, khối nào, sau này tính làm gì?"

     Sau cái tết vừa rồi câu hỏi vơi đi một ít nhưng câu hỏi vẫn còn: " Học ổn không con, cố lên!"  .  Câu động viên " cố lên" , " ráng học nha con" là câu nói áp lực nhất, lui không được tiến không xong. Tôi buồn buồn nhìn những niềm tin mà gia đình đặt vào tôi, họ đặt vào lớn không bút nào tả xiết. Đồng nghĩa với việc tôi vác một viên đá, mỏi tay nhưng bê không nổi, thả xuống sẽ đập vào chân. Chết không êm ái tí nào.

      Tôi mạnh dạn đoán rằng sau khi tôi ra trường ngoài những câu hỏi ngớ ngẩn về lương tháng bao nhiêu, việc gì... nhức cả đầu. Thế nhưng có một câu làm tôi vã mồ hôi hơn: " Có bồ chưa?" , " Bao giờ lấy chồng? 

      Ôi cái logic của những bậc trưởng bối mới lạ lùng, thú vị và kì cục làm sao, thời còn là những chú chim non, tâm hồn màu hồng, áo trắng ngây thơ thì bảo " Còn nhỏ, tuổi ăn tuổi học, lo học đi" - ok, nghe hợp lí phết, nít ranh mới yêu nhau.

     Lớn hơn xíu vẫn là: Còn nhỏ, tuổi ăn tuổi học, lo học đi, năm nay thi đại học đấy!" =.=

    Chính thức bước sang môi trường đại học: " Tập trung học đi, có biết bao nhiêu người học quá nhiều mà không thoát ra khỏi trường không?, Yêu đương nhắng nhít! " - Ôi vl ~~

    Và khi " sự nghiệp" của bạn vững vàng thì éo le thay: " Sao không thấy dẫn bạn trai về, bộ ế không ai thèm hốt hả?" - >< 

    Tới đây thì thật sự cạn lời, tôi vẫn thường thấy những người anh, người chị của tôi bị như thế này. Và tôi tin chắc chắn ai trong mỗi người cũng sẽ trải qua một tràng éo le đầy " kém duyên" như thế. 

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro