dia

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khu vực Đông Nam Á

I.Tự nhiên

1.Vị trí địa lí, lãnh thổ

-Nằm ở phía Đông Nam châu á, giữa Thái bình dương và ấn độ dương, tiếp giáp ấn độ và trung quốc

-Là câu nối lục địa á âu với ôxtrâylia, có vùng biển rộng lớn giàu tiềm năng

-Là khu vực có vị trí địa chính trị quan trọng

2. Đặc điểm tự nhiên

*) Đông nam á lục địa

-Các nước: việt nam, thái lan, lào, campuchia, mianma

-Địa hình, đất đai: Bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi, nhiều nơi núi lan ra sát biển, thung lũng rộng, đồng bằng phù sa màu mỡ, đất phù sa màu mỡ ( feralit, badan)

-Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, một số nơi có mùa đông lạnh( bắc việt nam, bắc mianma)

-Sông ngòi: s. mê công

Khóng sản: dầu mỏ, khí tự nhiên, than, thiếc sắt

*) Đông nam á biển đảo

-Các nước: mailaisia, singapo, philipin, inđônêxia, brunay, đông timo

-Địa hình, đất đai: its đồng bằng, nhiều đồi núi, đất feralit, badan

-Khí hậu: nhiệt đới gió mùa, xích đạo

-Sông ngòi: ít sông lớn, sông thường ngắn dốc

-Khoáng sản: dầu mỏ, than, sắt, đồng, thiếc, khí tự nhiên

3. Đánh giá điều kiện tự nhiên

- Thuận lợi:

+ Khí hậu nóng ẩm, đất đai màu mỡ, sông ngòi dày đặc thuận lợi cho phát triển nông nghiệp

+ Khoáng sản phong phú và đa dạng

+ Thiên nhiên rừng phong phú => phát triển lâm ngiệp

+ Vùng biển giàu tiềm năng để phát triển tổng hợp kinh tế biển

-Khó khăn: thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần, bão, hạn hán...

II. Dân cư và xã hội

1.Dân cư

-Là khu vực đông dân, mật độ dân số cao

-Tốc độ gia tăng dân số giảm dần , cơ cấu dân số trẻ

2. Xã hội

-Là khu vực đa dân tộc, đa tôn giáo, có nền văn hóa đa dạng

-Các nước có nhiều nét tương đồng về văn hóa, phong tục

III. Cơ cấu kinh tế

-Cơ cấu kinh tế đông nam ácó sự chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỉ trọng khu vực I, tăng tỉ trọng khu vực II và III -> thể hiện sự chuyển đổi từ nền kinh tế thuần nông lạc hậu sang nền kinh tế dịch vụ, công nghiệp phát triển

IV. Các ngành kinh tế

1, Công nhiệp

-Hướng phát triển

+ Tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài

+ Hiện đại hóa trng thiết bị, chuyển giao khoa học công nghệ

+ Chú trọng sản xuất mặt hàng xuất khẩu

-Tình hình phát triển

+ Các ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, điện tử phát triển nhanh

+ Sản xuất hàng tiêu dùng và chế biến

2. Dịch vụ

-Chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu GDP

-Hoạt động dịch vụ ngày càng đa dạng

-Cơ sở hạ tầng ngày càng hiện đại hóa

3. Nông nghiệp

a. Trồng lúa nước

-Là cây lương thực truyền thống và quan trọng

-Sản lượng lúa tăng nhanh và là vùng xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới

- Trồng nhiều: việt nam, thái lan,inđônêxia

b. Cây công nghiệp, cây ăn quả

-Là vùng thuận lợi trồng cây công nghiệp nhiệt đới: cao su, cà phê, hồ tiêu...

-Trồng nhiều ở hầu hết các nước

c. Chăn nuôi

- Đánh bắt nuôi trồng thủy sản

-Cơ cấu đa dạng, chăn nuôi nhiều loại gia súc, gia cầm

- Thủy sản là ngành truyền thống, sản lượng liên tục tăng

V. Mục tiêu và cơ chế hợp tác của ASEAN

1, Mục tiêu

-Thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục và tiến bộ khoa học của các nuocs thành viên

-Xây dựng đông nam á thành một khu vực hòa bình, ổn định, có nền kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển

-Giải quyết những khác biệt trong nội bộ liên quan đến mối quan hệ giữa ASEAN với các nước, khối nước hoặc các tổ chức quốc tế khá

=> Mục tiêu chung: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, ổn định, cùng phát triển

2. Cơ chế hợp tác

-Thông qua các diễn đàn

-Thông qua các hiệp ước

-Tổ chức các hội nghị

-Thông qua các dự án, chưng trình phát triển

-Xây dựng khu vực thương mại tự do ASEAN

-Thông qua hoạt động văn hóa, thể thao của khu vực

=> đảm bảo thực hiện các mục tiêu của ASEAN

VI. Thành tựu và thách thức

1, Thành tựu

-10/11 quốc gia trong khu vực trở thành thành viên ASEAN

-Tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nước trong khu vực khá cao mặc dù còn chưa đều và chưa thật vững chắc

-Đời sống người dân được cải thiện, bộ mặt quốc gia có sự thay đổi

-Tạo dựng một môi trường hòa bình ổn định trong khu vực

2, Thách thức

-Trình độ phát triển còn chênh lệch

-Vẫn còn tình trạng đói nghèo

-Đô thị hóa nhanh dẫn đến nhiều vấn đề của xã hội

-Các vấn đề tôn giáo, sắc tộc còn nhiều phức tạp

-Sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập

- Thất nghiệp, đào tạo nhân lực vẫn còn là một thách thức

VII. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN

Gia nhập ASEAN, VN đã tích cực tham gia các hoạt động trên tất cả các lĩnh vực. VN đã đóng góp nhiều sáng kiến củng cố , nâng cao vị thế ASEAN trên trường quốc tế. Tham gia nhiều dự án phát triể kinh tế khu vực.

Tham gia ASEAN nước ta có nhiều cơ hội để phát triển song bên cạnh đó còn không ít thách thức cần phải vượt qua.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro