No nuoc ngoai

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 12: Nợ nước ngoài: Khái niệm, phân loại, vai trò và phương pháp xác định. Liên hệ việc quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam?

1/ Khái niệm: Nợ nước ngoài là tổng số tiền mà một quốc gia có trách nhiệm và bị ràng buộc phải trả cho các chủ thể có quyền sở hữu chính thức đối với khoản tiền đó. Các chủ thể đó có thể là một quốc gia, một tổ chức quốc tế, một doanh nghiệp hoặc một cá nhân nước ngoài.

2/ Phân loại:

- Căn cứ vào chủ thể đứng ra vay nợ: Nợ nhà nước (nợ chính phủ) và nợ tư nhân.

- Căn cứ vào thời hạn vay: Vay ngắn hạn và vay dài hạn

- Căn cứ vào lãi suất vay: Lãi suất cố định và lãi suất thả nổi

3/ Phương pháp xác định nợ:

Các chỉ tiêu thường được sử dụng để đánh giá mức nợ nước ngoài:

+ Tổng số nợ (tính theo giá trị tuyệt đối của 1 đồng tiền chuyển đổi tự do nào đó, thường là USD).

+ Số nợ đã trả (tính theo giá trị tuyệt đối của một đồng tiền chuyển đổi tự do)

+ Tỷ lệ nợ / xuất khẩu (%)

+ Tỷ lệ nợ / GDP (%)

+ Tỷ lệ trả nợ (%)

+ Tỷ lệ trả lãi so với thu nhập xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ (%)

4/ Vai trò của việc vay nợ

4.1/ Đối với tăng trưởng kinh tế

4.1.1/ tích cực

- Tạo nguồn vốn bổ sung cho việc tăng trưởng và phát triển kinh tế.

- Hỗ trợ cho các nước vay tiếp thu được công nghệ và học hỏi kinh nghiệm tiên tiến.

- Làm tăng thêm sức hấp dẫn của môi trường đầu tư trong nước.

- Góp phần chuyển đổi, hoàn thiện cơ cấu kinh tế

4.1.2/ Tiêu cực

- Làm tăng gánh nặng nợ nần cho đất nước trong tương lai.

- Vay nợ nhiều sẽ làm giảm trách nhiệm của chính phủ và dân cư

- Việc vay nợ tràn lan không không tính toán có thể gây ra tình trạng phụ thuộc vào nước chủ nợ.

- có thể dẫn đến việc phá hoại các nguồn tài nguyên thiên nhiên của đất nước.

4.2/ Đối với việc mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại

- thúc đẩy quan hệ hợp tác và ràng buộc chặt chẽ giữa các quốc gia với nhau.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro