Chương 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng



Ở cuối thế kỉ 21, con người luôn phải bận rộn với mọi thứ, họ chạy theo những cái xu hướng mới và quên đi cái vẻ đẹp truyền thống vốn có. Những văn hoá xưa cũ dần dần biến mất, thay vào vào đó là những thứ hiện đại và công nghệ hơn. Không còn ai đọc những quyển sách được in truyền thống, nó đã được thay thế bằng các trang mạng đọc sách online. Nhưng trong đó cũng có vài người vẫn thích những cái xưa cũ nhất, nó mang lại cảm giác khiến người ta hoài niệm, rồi tìm lại những mảnh kí ức cũ được ghi chép lại. Chí Thành lấy ra một quyển sách trong tiệm sách cũ ở một con hẻm nhỏ. Nó cầm quyền sách trên tay rồi nhẩm đọc tựa đề, " Những câu chuyện cũ ". Chí Thành lật từng trang sách, để đọc sơ qua nội dung. Quyển sách kể về những vẻ đẹp vốn có của Sài Gòn những năm thế kỉ 20, kể về thời kì năm 60-70 của Sài gòn xưa, nơi mà người ta ví von là Hòn Ngọc Viễn Đông, nơi Sài Gòn được xem là những nơi ăn chơi bật nhất ngày xưa. Tay nó lật từng trang sách, lướt qua từng chữ, rồi ánh mắt nó dừng lại ở một cái tên.

" Hà Trân".

Nhìn thấy cái tên được đề cập, Chí Thành chợt khựng lại một vài giây, đột nhiên nó cảm thấy cái tên này thật quen thuộc. Trong chương của quyển sách ấy có kề về một người phụ nữ hát phòng trà, người tình của cậu ba Lý. Nhưng mấy trang sau đã bị rách, không có những ghi chép kể về chuyện tình của họ. Nó bắt đầu lật sang trang kế tiếp, có một hình ảnh trắng đen về gia tộc họ Lý được chụp vào năm 1978, sau khi đất nước được giải phóng. Nhưng trong ảnh chẳng có hình của cậu ba, chỉ có gia đình ông Lý và cậu con trai cả Lý Minh Hưởng. Chí Thành bắt đầu tỏ vẻ khó hiểu, nó gập cuốn sách lại, rồi trả tiền cho ông cụ bán sách rồi rời đi.

Chí Thành là sinh viên khoa báo chí, nó đang tìm đề tài để viết tiêu luận cho đồ án tốt nghiệp sắp tới. Nó thầm nghĩ nếu tìm được đề tài gì đó lạ thì sẽ có bằng tốt nghiệp loại tốt. Nhưng khi cầm trên tay quyển sách này, ý nghĩ về đề tài tốt nghiệp của nó được dẹp sang một bên, thay vào đó là sự tò mò khó hiểu về mối tình của Hà Trân và cậu ba họ Lý. Chí Thành đến trường tìm đến giáo sư lịch sử, hi vọng là có thể biết thêm thông tin về hai người họ.

" Em vào được chứ ạ". Chí Thành gõ cửa phòng của giáo sư Lý Vĩnh Khâm.

Chí Thành bước vào phòng, nó đưa quyển sách cho thầy rồi bắt đầu hỏi về giai thoại của người con gái tên Hà Trân và mối tình với cậu ba họ Lý.

" Sao em muốn tìm hiểu về hai người họ, chẳng phải em đang làm đồ án tốt nghiệp sao ?". Thầy Lý nhìn quyển sách rồi chợt hiểu.

"Không hiểu sao, khi em nghe đến hai cái tên này, em có cảm thấy rất là quen thuộc ". Chí Thành đưa ánh mắt nhìn vào quyển sách rồi đưa tay xoa nhẹ nó.

Giáo sư Lý đẩy gọng kính, anh im lặng một hồi.

" Không phải em muốn lấy chuyện này ra làm đề tài đâu ạ, chỉ là em có hơi tò mò một chút ". Chí Thành vội lắc tay sau đó ấp úng nói tiếp. " Không biết là có uẩn khúc gì ở đây không vậy thầy".

Lý Vĩnh Khâm cầm lấy quyển sách từ tay Chí Thành rồi lật tới trang đã bị rách.

" Đây, chuyện tình của họ ở đây".

Chí Thành nhìn nơi bị rách bị mất đi một vài trang, nó khó hiểu nhìn thầy.

"Những trang ở đây là viết về chuyện tình của họ, nhưng mà đã bị xé mất đi rồi. Người nhà họ Lý không muốn để chuyện này được ghi trong lịch sử gia phả nhà họ Lý".

"Tại sao vậy ạ".

Nhìn vẻ mặt không khỏi tò mò của nó, thầy Lý trầm tư một hồi rồi đột nhiên đứng dậy, cứ như là anh đang đưa ra một quyết định gì đó. Lý Vĩnh Khâm kéo hộc bàn ra, anh cầm chìa khoá rồi bảo nó đến nhà mình. Chí Thành bước vào một căn phòng chứa đầy toàn sách, đây chắc có lẽ là kho sách của thầy Lý. Thầy Lý bước tới một chiếc kệ, anh cầm ra một cái hộp gỗ, trong đó toàn là những tờ giấy đã cũ nát, chẳng còn nhìn rõ chữ nữa. Thầy Lý mời nó ngồi vào ghế sô pha, rót cho nó một tách trà rồi chỉ vào một bức hình đã cũ.

" Đây là Hà Trân và cậu Ba".

Chí Thành nghe thấy thế, nó tỏ vẻ ngạc nhiên. Mặc dù tấm hình đã cũ nhưng có thể thấy rằng trong hình là hai người đàn ông. Thấy vẻ mặt ngạc nhiên không kém khỏi tò mò của nó, thầy Lý mới nói tiếp.

" Gia tộc họ Lý bây giờ không còn nữa, chỉ còn lại một vài người, trong đó có thầy. Rất ít người biết câu chuyện của họ, vì hầu như là tài liệu về họ đều bị họ Lý xoá sạch".

"Có uẩn khúc gì ở đây hả thầy".

Thầy Lý gật đầu, rồi thở dài.

" Thật ra Hà Trân là con trai, cậu ấy tên Đông Hách ".




Sài Gòn những năm thập niên 60-70 đã có sự pha trộn giữa văn hóa phương Tây, hình thành nên lối sống văn hóa. Khi nói tới Sài Gòn những năm này, ta có thể bắt gặp hình ảnh của các cậu ấm, cô chiêu lịch lãm trong các bộ trang phục phương Tây, những lối sống xa hoa bật nhất, và chạy theo lối sống thời trang gọi là "mốt" để người ta cảm nhận được vẻ sành điệu của một Sài Gòn phồn hoa thời đó. Nhưng không phải ai cũng có thể chạy theo những cái sành điệu, và đòi hỏi một gu ăn mặc sang trọng gọi là thời thượng. Đằng sau những cái vẻ đẹp xa hoa đó, là những góc tối về những cuộc đời bất hạnh, bươn chải để trang trải cho cuộc sống cơ cực của chính bản thân họ. Những con hẻm nhỏ, những khu ổ chuột và những người vô gia cư đã tạo nên một phần phụ của bức tranh làm nổi bật cái gọi là Sài Gòn phồn hoa đô thị.

"Đông Hách à, sắp tới giờ diễn rồi, cậu chuẩn bị xong chưa".

Đông Hách là nghệ sĩ sáng giá của phòng trà " Mộng mơ "- phòng trà nổi bật giữa khu Chợ Lớn. Em bước lên sân khấu, ánh đèn được bật lên một cách lờ mờ. Khi đứng trên sân khấu tại đây, chỉ còn lại cái tên Hà Trân chứ không còn là Đông Hách. Mỗi nghệ sĩ ở phòng trà thường sẽ chỉ hát những ca khúc được dành riêng cho mình, không ai hát lại bài hát của người khác, bởi mỗi giọng ca đều có nét đặc trưng trong giọng của mình. Giọng hát của Đông Hách không phải là giọng hát xuất sắc nhất phòng trà, nhưng mỗi khi người ta nghe giọng của em đều có cảm xúc rung động bồi hồi. Nó ngọt ngào, lãng mạn nhưng chứ đầy những cảm xúc. Với những người Sài Gòn yêu nhạc, họ hay lui tới phòng trà để có thể thưởng thức các tác phẩm tuyệt vời của em. Và dần dần em được biết tới danh nghệ sĩ phòng trà Hà Trân.

Hôm nay em lại lên hát như mọi lần, trong không gian mộng ảo, lãng mạn, giọng hát của người nghệ sĩ, tiếng kèn Tây của ban nhạc và những người nghe hòa mình vào trong khán phòng. Đông Hách nhìn về phía dưới khán đài, đưa mắt nhìn những khán giả ngồi ở dưới, em tìm kiếm bóng hình quen thuộc. Hôm nay hắn lại đến quán như mọi lần, hắn mặc một bộ âu phục, đeo kính Rayban Wayfarer, ngồi lịch lãm như một quý ông nhìn em hát. Ngay khi bài hát vừa hết, Đông Hách cuối chào khán giả rồi ngước mắt lên, đôi mắt em chạm mắt với người đàn ông đang ngồi trong góc phòng. Đông Hách nhanh chóng quay mặt tránh ánh mắt ấy, em nở nụ cười thân thiện chào mọi người rồi rời đi vào trong cánh gà. Em bắt đầu tháo bộ tóc giả, quăng đi miếng mút độn ngực, cởi bỏ chiếc áo dài, rồi quay về làm một Đông Hách bình thường, không còn là Hà Trân mà mọi người hay biết. Việc Đông Hách giả gái để đi hát phòng trà thì chỉ có mình chủ phòng trà của em cùng với nhân viên ở đây biết.

Đây là phòng trà của một ông chủ người hoa Hoàng Nhân Tuấn. Cơ duyên để em được đứng ở trên sân khấu này phải nói là một điều may mắn, gần như nó đã thay đổi cuộc đời em. Đông Hách lớn lên ở khu ổ chuột, em không có cha mẹ. Những người gần đó bảo em là bị bỏ rơi khi còn lúc nhỏ. May mắn là em được một vợ chồng già tốt bụng nuôi nấng. Nhưng đáng tiếc, cụ ông cụ bà cũng qua đời khi em 12 tuổi, và từ đó em bắt đầu bươn chải cho cuộc sống của mình. Vào một buổi chiều Hoàng Nhân Tuấn đi dạo đi khắp đường Sài Gòn trên chiếc Vespa 50, hắn vô tình bắt gặp một cậu nhóc 15 tuổi, quần áo xộc xệch, da đen nhẻm, đang đứng hát ở trên con đường Lê Duẩn, người đi qua nghe cậu hát thì cứ để một vài đồng xu vào cho cậu. Ngay khi nghe được giọng hát của Đông Hách, Nhân Tuấn đã kiến nghị mời cậu về hát phòng trà. Nhưng thời ấy mà, người ta chuộng việc đến phòng trà có những cô gái xinh đẹp thì sẽ thu hút cánh mày râu đến xem. Nên ngay khi vừa gặp Đông Hách, hắn đã nghĩ ra chiêu trò để phòng trà của hắn được nổi tiếng. Đông Hách nghe lời kiến nghị từ người đàn ông này, em thầm nghĩ, dù gì thì hát ở phòng trà vẫn tốt hơn là lang thang đầu đường xó chợ, ngày chỉ có vài đồng bạc lẻ được người qua đường thương hại cho, cùng lắm thì giả gái một tí cũng không có sao. Đông Hách gật đầu chấp nhận. Ngay sau khi phòng trà của Nhân Tuấn công bố người nghệ sĩ mới, Hà Trân, thì phòng trà của hắn ngày một làm ăn phát đạt, người người dành vé để xem danh ca Hà Trân. Họ say mê cái giọng hát ngọt ngào, ấm áp. Dù có nhiều người cũng hát lại bản đó nhưng giọng của Hà Trân lại có thể si mê lòng người như vậy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro