noi dung 2

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nội dung 2: Xã hội XHCN và thời kỳ quá độ lên CNXH (Chương 6)

1 và 2: Xã hội XHCN và những đặc trưng cơ bản. Lý luận của CN M – L về thời kỳ quá độ lên CNXH.

-         Những đặc trưng cơ bản của xã hội XNCH:

·        Cơ sở vật chất kỹ thuật là nền sản xuất công nghiệp hiện đại

+ Đây là đòi hỏi tất yếu của nền sản xuất XHCN vì XHCN là sự kế tiếp sau của xã hội TBCN nhưng có khả năng giải quyết triệt để mọi mâu thuẫn mà xã hội TBCN không làm được. Đó là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất ngày càng mang tính xã hội hóa cao với quan hệ sản xuất ngày càng tư hữu hóa TBCN.

 + Để tạo ra cở sở vật chất kỹ thuật hiện đại, đối với các nước TBCN phát triển giai cấp công nhân chỉ phải trải qua một cuộc CM giành chính quyền và tiến hành các bước cải tạo quan hệ sản xuất theo CNXH. Còn với các nước có một nền kinh tế kém phát triển thì tất yếu phải thực hiện quá trình CNH – HĐH.

·        Xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN về tư liệu sản xuất thiết lập chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu

+ CNXH không xóa bỏ chế độ tư hữu nói chung mà chỉ xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN về tư liệu sản xuất, đây là chế độ tư hữu sinh ra bóc lột.

+ Trong thời kỳ quá độ lên CNXH do còn tồn tại nhiều thành phần kinh tế, vận hành theo cơ chế sản xuất hàng hóa, quan hệ thị trường, do đó còn tồn tại hiện tượng bóc lột thông qua quan hệ thuê mướn lao động, song đó không phải là quan hệ bóc lột xem xét trên cả một chế độ xã hội.

·        Xã hội XHCN tạo ra cách tổ chức lao động và kỷ luật lao động mới

+ Đó là kiểu tổ chức lao động do chính bản thân người lao động xây dựng nên dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự hướng dẫn của Nhà nước XHCN nhằm đem lại hiệu quả và năng suất lao động cao.

+ Có kỷ luật lao động chặt chẽ theo những quy định chung của luật pháp, pháp chế XHCN: lao động tự nguyện tự giác với tư cách là người làm chủ tư liệu sản xuất, làm việc có lương tâm, trách nhiệm.

·        Thực hiện phân phối theo lao động - nguyên tắc phân phối cơ bản nhất

+ Người lao động nhận được giá trị tương đương với số lượng, chất lượng và hiệu quả lao động mà họ cống hiến .

+ Là nguyên tắc phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất trong giai đoạn xây dựng XHCN.

+ Phân phối theo lao động là một trong cơ sở thực hiện công bằng xã hội.

·        Nhà nước XHCN mang bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc, thực hiện quyền lực và lợi ích của nhân dân

+ Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước được thể hiện Nhà nước dưới sự lãnh đạo của Đảng nhằm mọi hoạt động của Nhà nước vào việc thực hiện lợi ích của giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

+ Nhà nước XHCN còn mang tính nhân dân rộng rãi, tính dân tộc sâu sắc vì đó là tổ chức thực hiện quyền lực của nhân dân, nhân dân lao động là người làm chủ Nhà nước, tham gia vào nhiều công việc của Nhà nước. Đó mới thực sự là Nhà nước của dân, do dân, vì dân.

·        Con người được giải phóng khỏi áp bức bóc lột, thực hiện công bằng bình đẳng, tiến bộ xã hội, tạo những điều kiện cơ bản để con nguời phát triển toàn diện.

+ CNXH hình thành đánh dấu thực sự con người được giải phóng về mọi mặt vì nó xóa bỏ nguồn gốc sinh ra chế độ bóc lột. Do đó CNXH tạo điều kiện và tiền đề cho con người phát triển tự do toàn diện.

+Bình đẳng xã hội trong XHCN cũng được thực hiện tích cực, đó là sự bình đẳng giữa các công dân, giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh trước pháp luật của Nhà nước, bình đẳng nam nữ, bình đẳng giữa các tôn giáo, tín ngưỡng và đoàn kết dân tộc.

-         Thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN:

·        Thời gian quá độ lên CNXH ở VN trải qua 2 giai đoạn: 1954, 175

·        Tính tất yếu quá độ lên CNXH gián tiếp ở VN là khách quan:

+ Quá độ lên CNXH phù hợp với xu hướng phát triển khách quan của loài người.

+ Quá độ lên CNXH phù hợp với xu hướng vận động của thời đại ngày nay mà nội dung cơ bản là quá độ từ CNTB lên CNXH.

+ Quá độ lên CNXH phù hợp với mục tiêu cương lĩnh của CMVN, với ý chí của nhân dân VN.

+ có đầy đủ khả năng thực tế để chứng minh rằng chúng ta thực hiện được quá độ lên CNXH: có 1 ĐCS lãnh đạo, có sự đồng tâm quyết chí cao, được sự ủng hộ của bạn bè thế giới, còn nhiều tiềm năng để bước vào quá độ (nguồn nhân lức dồi dào, con người VN có đức tính cần cù sáng tạp lao động, tiềm năng về nguồn tài nguyên phong phú, )

·        Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên CNXH của VN:

+ Đặc điểm lớn nhất: từ một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu tiến thẳng lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển TBCN, đó là những việc: bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng TBCN, nhưng có kế thừa và tiếp thu những thành tựu mà nhân loại đã đạt được như thành tựu KHKTCN để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện đại, nâng cao đời sống nhân dân.

+ Vừa xây dựng cơ sở vật chất cho CNXH vừa phải khắc phục những hậu quả chiến tranh nặng nề và vừa phải xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

+ Xây dựng CNXH trong điều kiện thế giới có nhiều biến động phức tạp, vì thế nước ta có được nhiều thuận lợi thời cơ và thách thức mới:

Về thời cơ: tạo ra nhiều tiền đề, quan hệ hợp tác quốc tế được mở rộng, có khả năng tự chủ ngày càng cao về chính trị và kinh tế.

Về thách thức: tụt hậu xa hơn về nền kinh tế so với các nước khác trong khu vực và trên thế giới, chệch hướng XHCN, chiến lược diễn biến hòa bình của những thế lực thù địch, tệ nạn tham nhũng quan liêu.

·        Nội dung của thời kỳ quá độ lên CNXH ở VN:

+ Nội dung chủ yếu: tiến hành CNH – HĐH đất nước. lực lượng chủ yếu để phát triển đất nước là đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở liên minh công nông trí thức do ĐCS lãnh đạo.

+ Phát triển nền kinh tế thị trường địch hướng XHCN, tiến hành thắng lợi sự nghiệp CNH – HĐH đất nước, xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, xây dựng nền dân chủ, xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng và tích cực hội nhập quốc tế.

+ Đảng ta xác định quá độ lên CNXH là quá trình chuyển biến CM phức tạp gay go và lâu dài, một cuộc đấu tranh giữa các nhân tố cũ và nhân tố mới, giữa con đường XHCN và TBCN, là chống lại những âm mưu diễn biến hòa bình của những thế lực thù địch. Do đó, cần phải coi trọng hai nhiệm vụ xây dựng CNXH và bảo vệ tổ quốc XHCN

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro