noi dung 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Nội dung 5: Vấn đề dân tộc, tôn giáo, gia đình trong sự nghiệp xây dựng CNXH

1: Những nội dung cơ bản trong cương lĩnh dân tộc của ĐCS. (chương 9)

·        Khái niệm dân tộc: Dân tộc là một cộng đồng người ổn định hợp thành nhân dân một nước, có lãnh thổ, quốc gia, nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và có ý thức về sự thống nhất quốc gia của mình, gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống văn hóa và truyền thống đấu tranh chung trong suốt quá trình lịch sử lâu dài dựng nước và giữ nước.

·        Cơ sở đưa ra cương lĩnh dân tộc:

-         Dựa trên cơ sở tư tưởng Mác và Ăngghen về vấn đề dân tộc.

-         Dựa trên cơ sở phân tích hai xu hướng khách quan của sự phát triển dân tộc: các dân tộc tách ra thành dân tộc độc lập, các dân tộc liên kết với nhau.

-         Dựa trên kinh nghiệm của thế giới, đặc biệt của nước Nga.

·        Nội dung cương lĩnh:

-         Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng:

+  Bình đẳng là mục tiêu phấn đấu và là nguyện vọng của các dân tộc. Các dân tộc không phân biệt lớn nhỏ, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng với nhau. Không 1 dân tộc nào được đi xâm lược các dân tộc khác.

+ Trong một quốc gia có nhiều dân tộc thì giữa các dân tộc cũng có quyền bình đẳng và quyền bình đẳng đó được hiến pháp, luật pháp thừ nhận và bảo vệ.

+ Để thực hiện quyền bình đẳng dân tộc phải gắn liền với cuộc đấu tranh chống chủ  nghĩa Sôvanh, chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

+ Bình đẳng giữa các dân tộc để xây dựng tình hữu nghị giữa các dân tộc.

-         Các dân tộc có quyền tự quyết:

+ Tụ quyết thực chất là quyền làm chủ của dân tộc. Mỗi dân tộc đều có quyền tự mình quyết định chế độ chính trị xã hội và con đường phát triển của mình.

+ Quyền tự quyết dân tộc trước hết là quyền tự do độc lập chính trị được thể hiện: các dân tộc có quyền tách ra thành một quốc gia độc lập hoặc liên minh với 1 hay nhiều dân tộc để tạo thành 1 liên minh dân tộc.

+ Để thực hiện quyền tự quyết dân tộc cần đứng trên 3 nguyên tắc: đứng trên quan điểm lập trường của giai cấp công nhân, triệt để ủng hộ các phong trào dân tộc tiến bộ, cảnh giác, kiên quyết đấu tranh chống lại âm mưu lợi dụng “quyền dân tộc tự quyết” để can thiệp vào công việc nội bộ của các dân tộc khác.

-         Liên hiệp công nhân tất cả các dân tộc:

+ Đây là nội dung cơ bản nhất trong cương lĩnh vì nó phản ánh bản chất quốc tế của giai cấp công nhân, nó phản ánh sự thống nhất giữa sự nghiệp giải phóng dân tộc và sự nghiệp giải phóng giai cấp, tạo khả năng cho các phong trào giải phóng dân tộc lớn mạnh để giành thắng lợi, là cơ sở để xây dựng tình hữu nghị tốt đẹp giữa các dân tộc.

+ Nội dung này đóng vai trò liên kết các nội dung còn lại trong cương lĩnh thành 1 chỉnh thể, thể hiện trên thực tế tinh thần yaay nước, tinh thần quốc tế vô sản để các dân tộc xích lại gần nhau.

·        Kiến thức vận dụng:

-         Đặc điểm quan hệ dân tộc ở VN:

+ Là một quốc gia dân tộc thống nhất nhất với 54 dân tộc anh em, sống xen kẽ nhau chứ không phân chia lãnh thổ riêng biệt.

+ Các dân tộc ít người thường cư trú ở những nơi có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, an ninh quốc phòng và giao lưu quốc tế.

+Do nhiều nguyên nhân của lịch sử, do điều kiện tự nhiên xã hội mà các dân tộc có sự chênh lệch nhau về trình độ phát triển kinh tế xã hội.

+ Đặc trưng nổi bật trong quan hệ dân tộc của nước ta là sự đoàn kết dân tộc, thống nhất dân tộc trở thành truyền thống, sức mạnh.

-         Chính sách cơ bản của Đảng và Nhà nước hiện nay:

+ Chính sách phát triển kinh tế hàng hóa cụ thể phù hợp với từng vùng, từng dân tộc để đồng bào các dân tộc khai thác được thế mạnh của địa phương cùng với sự tăng cường đầu tư của Nhà nước.

+ Tôn trọng truyền thống lợi ích văn hóa, ngôn ngữ, tập quán tín ngưỡng của đồng bào các dân tộc.

+ Tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết và đấu tranh kiên cường của dân tộc, chống tư tưởng dân tộc lớn và dân tộc hẹp hòi.

+Tăng cường bồi dưỡng đào tạo cán bộ dân tộc ít người, tạo điều kiện cho các cán bộ dân tộc ít người giao lưu tiếp xúc, trao đổi.

2: Những nguyên nhân tồn tại của tôn giáo và những quan điểm chỉ đạo giải quyết vấn đề tôn giáo của ĐCS trong quá trình xây dựng CNXH. (chương 10)

·        Khái niệm tôn giáo: Tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội phản ánh hoang đường, hư ảo hiện thực khách quan. Qua sự phản ánh của tôn giáo, những sức mạnh tự phát trong tự nhiên và xã hội đều trở nên thần bí.

·        Vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH:

-         Nguyên nhân tồn tại của tôn giáo:

+ Nhận thức: trong quá trình xây dựng CNXH và cả trong chế độ XHCN do trình độ dân trí của nhân dân chưa thật cao, con người chưa thể chế ngự được các hiện tượng tự nhiên cho nên nó tác động tới những người có lòng tin tôn giáo.

+ Tâm lý: Tôn giáo đã tồn tại từ lâu đời, đã in sâu vào đời sống tinh thần của một bộ phận nhân dân, trở thành 1 kiểu sinh hoạt văn hóa tinh thần cho nên tôn giáo không biến đổi kịp cùng với sự biến đổi kinh tế xã hội.

+ Chính trị xã hội: Nhiều nguyên tắc đạo đức vẫn còn phù hợp với CNXH, với đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước vì thế phải kế thừa và phát huy. Mặt khác, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để chống phá CM vì vậy chúng sẽ tìm mọi cách để lôi kéo quần chúng nhân dân.

+ Kinh tế: trong thời kỳ đầu của thời kỳ quá độ lên CNXH nền kinh tế chưa thực sự phats triển, đời sống nhân dân còn khó khăn, còn tồn tại tình trạng bất công, những hiện tượng may rủi trong cuộc sống, tất cả đều tác động lên 1 bộ phận nhân dân.

+ Văn hóa: tôn giáo đáp ứng 1 phần nào đó nhu cầu tinh thần của nhân dân, có ý nghĩa nhất định về giáo dục ý thức cộng đồng, phong cách lối sống, đạo đức. Ngoài ra trong việc bảo tồn bản sắc dân tộc thì cũng đòi hỏi những bảo tồn tôn giáo trong 1 mức độ nhất định nào đó.

-         Quan điểm chỉ đạo để giải quyết vấn đề tôn giáo trong quá trình xây dựng CNXH:

+ Khắc phục dần những ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội gắn liền với việc cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới.

+ 1 khi tín ngưỡng, tôn giáo còn là nhu cầu của 1 bộ phận nhân dân thì phải tuyệt đối tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng và quyền không tự do tín ngưỡng của công dân, phát huy những nhân tố tích cực của tôn giáo, đặc biệt là những giá trị đạo đức, chủ nghĩa nhân đạo và tinh thần yêu nước. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm tín ngưỡng của công dân.

+ Thực hiện đoàn kết tôn giáo, dân tộc: đoàn kết những người theo hoặc không theo tôn giáo nào, đoàn kết những người theo các tôn giáo khác nhau, nghiêm cấm mọi hành vi lợi dụng tôn giáo gây chia rẽ nhân dân, gây chống phá CM.

+ Cần phân biệt rõ hai mặt chính trị và tư tưởng của tôn giáo để xác định cho đúng các loại mâu thuẫn từ đó có biện pháp giải quyết hợp lý: Mặt chính trị của tôn giáo thể hiện mâu thuẫn giữa nhân dân lao động có tôn giáo với những thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo gây chia rẽ nhân dân chống phá CM thì cần xử lý trên luật pháp còn mặt tư tưởng của tôn giáo thể hiện mâu thuẫn trong nội bộ tư tưởng nhân dân như: mâu thuẫn giữa những người có tôn giáo và không, những người tôn giáo này với những người tôn giáo khác, thì biện pháp là phải kiên trì vận động thuyết phục, giải thích.

+ Giải quyết vấn đề tôn giáo phải có quan điểm lịch sử cụ thể bởi trong từng giai đoạn lịch sử thì vai trò của từng tôn giáo khác nhau vì vậy phải có quan điểm lịch sử cụ thể để ứng xử, giải quyết một cách kịp thời những vấn đề có liên quan tới tôn giáo.

·        Liên hệ VN:

-         Đặc điểm tôn giáo:

+ VN là nước có nhiều tín ngưỡng, tôn giáo với khoảng 20 triệu tín đồ tập trung ở các tôn giáo: phật giáo, công giáo, tín lành, hồi giáo, cao đài, hòa hảo. Nhưng các tín ngưỡng, tôn giáo đó không có sự kỳ thị tranh chấp mà có sự đan xem hòa đồng.

+ Các tôn giáo du nhập bên ngoài vào ít nhiều có sự biến đổi và mang dấu ấn VN.

+ Ở VN có sự pha trộn phức tạp giữa ý thức tôn giáo với tín ngưỡng truyền thống và tình cảm, phong tục tập quán của nhân dân.

-         Chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước:

+  Thực hiện quyền tự do tín ngưỡng và không tin ngưỡng của công dân.

+ Tích cực vận động đồng bào các tôn giáo tăng cường đoàn kết toàn dân nhằm xây dựng cuộc sống tốt đời đẹp đạo, tích cực góp phần vào công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước, cải thiện được đời sống cho nhân dân.

+ Hướng các chức sắc giáo hội, hoạt động tôn giáo hoạt động theo đúng pháp luật.

+ Luôn luôn cảnh giác, kịp thời chống lại những âm mưu và hành động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch gây chia rẽ nhân dân, chống phá CM.

+ Những quan hệ quốc tế và đối ngoại về tôn giáo hoặc có liên quan đến tôn giáo phải theo chế độ chính sách chung về quan hệ quốc tế, đối ngoại của Đảng và Nhà nước.

3: Vị trí, chức năng của gia đình trong xã hội. (chương 11)

·        Khái niệm gia đính: Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chế văn hóa xã hội đặc thù, được hình thành, tòn tại và phát triển trên cơ sở của quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục các thành viên.

·        Vị trí của gia đình:

-         Là tế bào của xã hội:

+ là thiết chế xã hội nhỏ nhất đầu tiên của xã hội.

+ là nơi duy trì nòi giống con người, tái tạo tư liệu sản xuất trong xã hội.

+1 gia đình hạnh phúc sẽ góp phần vào sự bình ổn lành mạng của xã hội

-         Là cầu nối giữa cá nhân và xã hội

+ thành viên của gia đình cũng là thành viên của xã hội cho nên mọi vận động của xã hội đều thông qua gia đình ảnh hưởng tới từng cá nhân.

 + thông qua việc nuôi dưỡng giáo dục của gia đình góp phần lớn vào sự hình thành nhân cách của mỗi cá nhân, góp phần cung cấp 1 công dân cho xã hội như thế nào.

-         Là tổ ấm của mỗi người

+ gia đình mang lại những giá trị hạnh phúc, sự hài hòa tỏng cuộc sống.

+ trong gia đình mỗi người nhận được sự yêu thương, cảm thông với 1 tình cảm đặc biệt.

·        Chức năng của gia đình:

-         Tái sản xuất ra con người, tái tạo và bảo dưỡng sức lao động cho xã hội, cung cấp nguồn chủ thể liên tục cho xã hội cũng xuất phát từ nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội (đây là chức năng đặc biệt chỉ riêng gia đình có). Trong điều kiện bùng nổ dân số hiện nay việc sinh bao nhiêu không phải chuyện riêng của mỗi gia đình mà còn ảnh hưởng tới cả cộng đồng.

-         Chức năng kinh tế và tổ chức đời sống gia đình:

+ hoạt động kinh tế của gia đình bao gồm hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm dịch vụ, tiêu dùng về ăn mặc ở cho mỗi thành viên.

+ Thực hiện tốt chức năng kinh tế mỗi gia đình còn có thể nâng cao đời sống vật chất, tình thần mà còn góp phần vào sự phát triển kinh tế của đất nước.

+ Thực hiện tốt chức năng kinh tế tạo điều kiện tổ chức cuộc sống gia đình tốt hơn.

-         Chức năng giáo dục của gia đình:

+ là chức năng rất quan trọng, đặc biệt mang tính sâu sắc cụ thể của gia đình, nội dung giáo dục gia đình bao gồm: giáo dục tri thức và kinh nghiệm,  đạo đức, lối sống, ý thức cộng đồng. Phương pháp giáo dục trong gia đình chủ yếu là nêu gương thuyết phục.

+ giáo dục gia đình cùng với giáo dục từ nhà trường và xã hội góp phần lớn vào việc đào tạo công dân tốt cho xã hội.

-         Chức năng thỏa mãn các nhu cầu tâm sinh lý, tình cảm.

+ giới tính, tâm sinh lý sẽ được giải quyết trong 1 gia đình thực sự dân chủ, cởi mở, bình đẳng và hạnh phúc.

+ sự hài hòa về tâm sinh lý tình cảm làm con người sống lac quan yêu đời, mạnh khỏe cả về thể chất và hình thể.

·        Những định hướng cơ bản và nội dung xây dựng gia đình ở VN

-         Định hướng cơ bản xây dựng gia đình

+ xây dựng gia đình mới trên cơ sở kế thừa, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống VN, đồng thời tiếp thu những giá trị tiến bộ mới.

+ xây dựng gia đình mới được thực hiện trên cơ sở hôn nhân tự nguyện tiến bộ.

+ xây dựng gia đình mới trên cơ sở các quan hệ bình đẳng, yêu thương có trách nhiệm của các thành viên.

+ xây dựng gia đình mới hiện nay gắn liền với việc hình thành và củng cố từng bước các quan hệ gắn bó với cộng đồng, thiết chế, tổ chức ngoài gia đình.

-         Nội dung chủ yếu xây dựng gia đình

+ vận dụng sáng tạo những định hướng cơ bản trong gia đình để từ đó đề ra các tiêu chí phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội, với từng hình thức gia đình ở mỗi địa phương.

+ nội dung cơ bản trực tiếp của xây dựng gia đình ở VN hiện nay là xây dựng gia đình ấm no hạnh phúc, bình đẳng, tiến bộ.

+ sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống các chính sách xã hội, đặc biệt là các chính sách có liên quan đến vấn đề xây dựng gia đình.

+ quan tâm đến chính sách nhằm giải phóng phụ nữ, phát huy vai trò của phụ nữ trong gia đình và xã hội.

+ đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học về gia đình nhằm giải quyết một số vấn đề mới nảy sinh cấp bách liên quan tới hôn nhân và gia đình để từng bước hình thành các chuẩn mực của gia đình mới.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro