noi dung co ban luat canh tranh viet nam

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Luật cạnh tranh

I. Khái quát:

1. Khái niệm luật cạnh tranh.

Dưới góc độ ngôn ngữ học thì cạnh tranh là một sự kiện hoặc một cuộc đua theo đó các đối thủ ganh đua để dành phần hơn về mình. Được thực hiện bởi các chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức nhằm mục dích là lợi nhuận

- Dưới góc độ kinh tế: thì cạnh tranh là họa động kinh tế đặt ra giữa các chủ thể kinh doanh diễn ra trên thì trường cụ thể nhằm giành khách hang về mình.

+ Cạnh tranh chỉ có thể diễn ra trong điều kiện nền kinh tế thị trường

+ Việc cạnh tranh dưới góc độ kinh tế.

II. Nhận dạng cạnh tranh.

1. Căn cứ vào tính chất và mức độ can thiệp của Nhà nước vào đời sống kinh tế, cạnh tranh chia làm hai loại cạnh tranh chia làm hai loại là: cạnh tranh tự do và cạnh tranh có sự điều tiết của nhà nước.

- Nếu nhà nước mà không can thiệp vào việc cạnh tranh giữa các thương nhân nó sẽ gây ra bất lợi cho thương nhân nhỏ và mới gia nhập thị trường.

- Vì thế mà nhà nước van thiệp vào hoạt động cạnh tranh thong qua pháp luật và điều chỉnh nó bằng pháp luật.

2. Căn cứ vào cấu trúc thị trường

- Cạnh tranh hoàn hỏa: có các đặc điểm sau:

+Nhiều người mua nhiều người bán.

+ Người tham gia ra các quy định không bị từ chối

+ Hàng hóa trên thị trường do nhiều người cung ứng nhưng tương tự nhau.

+ Không mua của người này thì mua của người khác, do đó giá cả của thị trường sẽ bị thay đổi theo thị trường.

+ Việc gia nhập và ra khỏi thị trường là dễ dàng.

- Cạnh tranh không hoàn hảo - độc quyền:

+ Nguyên nhân dẫn tới độc quyền có hai nguyên nhân chính là: Nhà nước cho một số doanh nghiệp kinh doanh một số mặt hang. Ví dụ: kinh doanh xăng dầu cho hang không) gọi là độc quyền nhà nước. Do chi phí sản xuất là cho trên thị trường ấy chỉ có mọt doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả.

+ Cạnh tranh không hoàn hảo là việc cạnh tranh đọc quyền nhóm và cạnh tranh mang tính độc quyền.

Đặc điểm của độc quyền nhóm: có một ít người bán và nhiều người mua.

Việc gia nhập thị trường không dễ dàng các đối thủ thường rìm cách loại bỏ đối thủ còn lại.

Do người bán khác nhau cung cấp hững điêm cơ bản là giống nhau, ngoài ra có những điểm khác biết.

+ Cạnh tranh mang tính độc quyền

- Căn cứ vào phương thức cạnh tranh:

+ Cạnh tranh lành mạnh.

+ Cạnh tranh tuân thủ pháp luật không trái đạo đức.

+ Cạnh tranh không lành mạnh

3. Vai trò ý nghĩa của cạnh tranh.

- Cạnh tranh là linh hồn của nền kinh tế thị trường

- Nó là động lực tác động phát triển thị trường, phát triển khoa học công nghệ

- Cạnh tranh có tác dụng bảo vệ môi trường

- Nó làm giá cả rẻ hơn

- Hàng hóa tốt hơn

- Nhiều sự lựa chọn cho khách hang

- Là cho nên kinh tế có hiệu quả hơn.

4. Nhu cầu điều tiết cạnh tranh của nhà nước.

Tại sao phải điều tiết cạnh tranh?

- Sự điều tiết của nhà nước đối với cạnh tranh nhằm mực đích gì.

- Nhà nước điều tiết cạnh tranh bằng công cụ như thế nào.

- Công cụ điều tiết cạnh tranh quan trọng nhất là là pháp luật mà nhà nước ban hành nó kiểm soát cạnh tranh và chống các hoạt động chạnh tranh không lành mạnh.

III. Những vấn đề lý luận chung về pháp luật cạnh tranh.

1. Khái niệm đặc điểm cảu pháp luật cạnh tranh.

a. Khái niệm: (Luật cạnh tranh vn cũng không đi ngoài quy định chung về pháp luật cạnh tranh của các nước trên thế giới)

- Pháp luật cạnh tranh là tổng thể các quy phạm pháp luạt điều chỉnh hành vi cạnh tranh giữa các chủ thể kinh doanh trên thị trường

- Xét vè cấu trúc hình thức thì pháp luật cạnh tranh được quy định trong văn bản: (nguồn gốc của pháp luật) được quy định trong nhiều văn bản khác nhau (hiến pháp, bộ luật dân sự, luật thương mại, sở hữu trí tuệ, luật đấu thầu, luật cạnh tranh)

- Ở các nước khác nhau thì nguồn của pháp luật không chỉ ở các quy phạm thực định mà nó còn tồn tại ở các dạng khác nhau; Như ấn độ là các thuyết về cạnh tranh, các trường phái cạnh tranh các luận cứ luận điểm cạnh tranh.

- Xét về nội dung pháp luật cạnh tranh điều chỉnh hai mối quan hệ: Điều chỉnh cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. VD tại pháp luật vn tai điều 39 quy định 10 hành vi cạnh tranh không lanh mạnh

- Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh giữa các cơ quan quản lý nhà nước giữa các doanh nghiệp trong khi tiến hành cạnh tranh.

b. Đặc điểm của pháp luật cạnh tranh.

- Có tính không triệt để trong nội dung điều chỉnh.

- các quy định của pháp luật cạnh tranh không bao giờ quy định triệt để và toàn bộ các quy phạm pháp luật cạnh tranh tong tại trong nên kinh tế xã hội.

- Pháp luật cạnh tranh đặt ra các điều khoản mở cho phép cơ quan nhà nước co ảnh hưởng sâu rộng tớ cạnh tranh cho phép cơ quan có thẩm quyên quản lý cạnh tranh áp dụng pháp luật cạnh tranh một cách linh hoạt

- Đối với các hành vi bị cấm trong luật: bên cạnh một số hành vi bị cấm tuyệt đối nhiều hành vi khác được xem xét một cách hợp lý cho phép cơ quan quản lý chiếu theo hoàn cảnh cụ thể của vụ việc để quyết định hành vi đó có xâm phạm tới cạnh ranh vf ảnh hưởng sấu tới xã hội hay không,

- Có tính tiếp cận từ mặt trái.

- Pháp luật cạnh tranh không có chế tài riêng mà sử sụng chế tài của ngành luật khác để xử lý các vi phạm trong quá trình cạnh tranh,

- Ngoài các quy định về nội dung điều chỉnh hành vi cạnh tranh pháp luật cạnh tranh còn có các quy định điều chỉnh hoạt động tố tụng cạnh tranh.

2. Cơ cấu chung của pháp luật cạnh tranh các nước trên thế giới và sự phát triển.

a. Cơ cấu chung của pháp luật cạnh tranh

nhìn chung chia làm hai bộ phận: pháp luật về hạn chế cạnh tranh và pháp luật về cạnh tranh không lành mạnh.

Tiêu chí Hành vi hạn chế cạnh tranh Cạnh tranh không lành mạnh

Bản chất hành vi Làm giảm sức ép cạnh tranh triệt tiêu cạnh tranh Làm giảm sức cạnh tranh vượt khỏi giới hạn có thể chấp nhận được của thì trường xã hội

Hậu quả Gây nguy hiểm lớn cho thịu trường, sai lệch cấu trúc thi trường dẫn tới gây tổn hại cho cấu trúc thị trường dẫn tới gây tồn hại cho lợi ích người tiêu dung và lợi ích chung của cả xã hội Gây thiệt hại cho đối thủ cạnh tranh, người tiêu dung bị thiệt hại ở một số bộ phận

Mụ đích điều chỉnh Kiểm soát hành vi hạn chế cạnh tranh Mục đích cấm, không có hành vi được miễn trừ.

Thái độ của nhà nước đói với hành vi vi phạm Nghiêm khắc , thể hiện trong các chế tài buộc chấm dứt hành vi, phạt tiền ở mức cao Không nghiêm khắc bằng việc buộc chấm dứt hành vi bồi thường thiệt hại.

Các hành vi được pháp luật quy định Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh.

Nạm dụng vi phạm thống lĩnh vị trí độc quyền

Tập chung kinh tế Ba nhóm hành vi; Hành vi mang tính chất lợi dụng, xâm phạm thành quả kinh doanh, gây nhầm lẫn sản phẩm

Hành vi mang tính công kích tấn công vào đối thủ cạnh tranh gây rối hoạt động kinh doanh, lôi kéo đối tác đối thủ

Lôi kéo bất chính khách hang, quảng các gian dối

B, Lịch sử phát triển của luật cạnh tranh.

C, Vị trí và mối quan hệ của luật cạnh tranh trong hệ thống pháp luật

NỘI DUNG CƠ BẢN VỦA LUẬT CẠNH TRANH (GỒM 123 ĐIỀU)

1. Nội dung của luật

Luật cạnh tranh điều chỉnh 4 vấn đề chính bao gồm:

- Quy định về các hành vi hạn chế cạnh tranh (từ điều 8 đến điều 38)

- Quy định các hành vi cạnh tranh không lành mạnh (từ ddieuf 39 đến điều 48)

- Quá trình giải quyết cạnh tranh

- Quy định về xử lý vi phạm pháp luật cạnh tranh.

2. Đối tượng áp dụng.

Điều 2 luật cạnh tranh quy định:đối tượng áp dụng của luật cạnh tranh bao gồm: cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp.

Doanh nghiệp bao gồm:

+ các doanh nghiệp được thành lập theo pháp luật doanh nghiệp.

+ Các tổ chức tín dụng các công ty tài chính, các ngân hang.

+ Các hợp tác xã lien hiệp hợp tác xã

+ Các cá nhân kinh doanh hộ kinh doanh?

+ Các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam.

+ Các hiệp hội ngành nghề.

Nguyên tắc áp dụng luật để điều chỉnh hoạt động cạnh tranh

- nếu có sự khác nhau giữa luật cạnh tranh và luật khác về các hành vi hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh thì áp dụng quy định của luật cạnh tranh

- Nếu điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết và tham gia khi áp dụng điều ước đó.

3. Một số khái niệm về cạnh tranh

Thị trường lien quan là những thị trường của những hang hóa có thể thay thế cho nhau về đặc tính:

- Có tính chất vật lý, hóa, tác dụng phụ giống nhau.

- Giống nhau về mục đích sử dụng và không thể thay thế cho nhau.

TỔNG QUAN VỀ PHÁP LUẬT CẠNH T RANH KHÔNG LÀNH MẠNH

Các nội dung chính:

- Một số vấn đề lý luận

+ Khái niệm về pháp luật cạnh tranh không lành mạnh

+ Tổng quan về pháp luật cạnh tranh không lành mạnh

- Thực tiễn áp dụng

+ Các quy định của pháp luật Việt Nam về cạnh tranh không lành mạnh.

CHƯƠNG 4

PHÁP LUẬT VỀ TỐ TỤNG CẠNH TRANH VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG LUẬT CẠNH TRANH.

I. Khái niệm đặc điểm tố tụng cạnh tranh.

Tố tụng cạnh tranh là hạo động của cơ quan tổ chức cá nhân theo thủ tục trình tự nhất định nhằm giải quyết xử lý vụ việc cạnh tranh theo quy định của luật cạnh tranh.

Đặc điểm: Tố tụng canh tranh lien quan đến vụ việc cạnh tranh (Theo khoản 8 Điều 3 Luật cạnh tranh giải thích thế nào là vụ việc cạnh tranh)

Cần phân biệt: Hoạt động tố tụng cạnhtranh và hoạt động của cơ quan tổ chức lien quan đến cạnh tranh.

- Hoạt động khác của cơ quan tố tụng cạnh tranh và thực thi pháp luật cạnh tranh thong báo tập trung kinh tế, thủ tục miễn trừ, điều tra xác định thị trường lien quan.

- Note: tố tụng cạnh tranh là tố tụng tới vụ việc liên quan đến cạnh tranh.

- Tố tụng cạnh tranh được áp dụng cho cả hai loại hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh mà bản chất vi phạm pháp luật cạnh tranh khác nhau: cạnh tranh không lành mạn và hạn chế cạnh tranh.

- NOTE: Hình thức và thủ tục tố tụng cho hai hành vi trên là khác nhau.

- Các kết luận được hình thành sau mỗi quá trình cạnh tranh đều lien quan trực tiếp tới quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp, lien quan đến hoạt động kinh doanh hang ngày trên thương trường.

- NOTE: không có sự tư do nào là vô hạn độ.

- NOTE: Tố tụng cạnh tranh được tiến hành bởi cơ quan hành pháp, không có sự tham gia của Tòa án thẩm phán tương ứng (Thủ tục trình tự hành chính đặc thù)

- NOTE: được tiến hành bởi cơ quan hành pháp, vì các cơ quan này là các cơ quan quản lý cạnh tranh bao gồm các chủ thể: thành viên hội đồng cạnh tranh, thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh, các điều tra viên, thư ký phiên điều trần (thực chất bao gồm bộ trưởng bộ công thương)

+ NOTE: Nếu quyết định giải quyết của Bộ trưởng bộ công thương mà không được giải quyết thì ra tòa.

+ Đây kaf các cơ quan và tổ chức trong cơ quan hành pháp có vị trí độc lập trong hệ thống hành pháp vó phướng thức tổ chức hoạt động thiên về "tư pháp".

- Tố tụng cạnh tranh được áp dụng không nhất thiết phải dự trên đơn kiện của các bên lien quan mà được thực hiện bằng một quy định có tính chất hành chính của cơ quan cạnh tranh.

- NOTE: Trường hợp đặc thù thì cơ quan quản lý nhà nước về cạnh tranh thì cơ quan đưa vụ việc ra xem xét và xử lý khi cơ quan này phát hiện ra hành vi cạnh tranh không lành mạnh.

- NOTE: quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh sẽ được thi hành sau 30 ngày kể từ ngày ký nếu không có khiếu nại.

II. Chủ thể tham gia tố tụng cạnh tranh.

a, Cơ quan tiên hành tố tụng cạnh tranh:

- Cơ quan quản lý cạnh tranh (thuộc bộ công thương)

KN: Cơ quan quản lý cạnh tranh là là cơ quan trực thuộc bộ công thương có chức năng giúp bộ trưởng bộ công thương thực hiện các công việc:

QUYỀN:

+ Quản lý nhà nước về cạnh tranh, chống phá giá, chống trợ cấp;

+ Áp dụng các biện pháp tự về đối với hang hóa nhập khẩu vào Việt Nam.

+ Bảo vệ quyền lợi người tiêu dung.

+ Phối hợp với cac doanh nghiệp, hiệp hội ngành hang trong việc đối pho với các vụ kiện trong thương mại.

NGHĨA VỤ:

+ Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế

+ Thụ lý hồ sơ để được hưởng miễn trừ, đề xuất ý kiến để bộ trưởng bộ thương mại quy định hoặc trình thủ tướng quyết định.

+ Điều tra các vụ việc cạnh tranh: Cạnh tranh không lành mạnh và hạn chế cạnh tranh.

+ Xử lý xử phạt cac hành vi vi phạm ( NĐ 120/2005-30/9/2005)

+ Các nhiệm vụ khác theo quy định pháp luật.

- Hội đồng cạnh tranh.

Hội đồng cạnh tranh có vị trí đặc thù nó không thuộc bộ công thương nó được thành lập do quyết đỉnh của chính phủ song nó cũng không thuộc chính phủ. (Trong một số trường hợp có thể hiểu nó thuộc chính phủ vì do chính phủ thành lập)

- Nó đặt trụ sở chính của bộ công thương

- Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh. Khi có vụ việc thì chủ tịch hội đồng cạnh tranh sẽ thành lập một hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh (theo vụ việc)

- Ban thư ký thi hoạt động thường xuyên.

- Vị trí: Hội đồng cạnh tranh do chính phủ thành lập có khoảng từ 11 đến 15 thành viên, do thủ tướng chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của bộ trưởng bộ công thương.

- Chủ tịch hội đồng cạnh tranh hiện nay là Lê Danh Vĩnh; thứ trưởng bộ công thương.

- Nhiệm vụ tổ chức xử lý các vụ việc cạnh tranh, giải quyết khiếu nại.

- NOTE: hội đồng cạnh tranh chỉ giải quyết các việc lien quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh, mà không giải quyết các vụ việc lien quan đến cạnh tranh không lành mạnh

- Hoạt động nghiệp vụ: được thực hiện thong qua hoạt động củ hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh.

HỘI ĐỒNG CẠNH TRANH

(Tồn tại thường xuyên)

- Tổ chức việc xử lý cạnh tranh

- Giải quyết khiếu nại cạnh tranh

(nó thực hiện ở giai đoạn cuối cùng của quá trình giải quyết cạnh tranh) # HỘI ĐỒNG XỬ LÝ VỤ VIỆC CẠNH TRANH

(Tồn tại theo vụ việc)

- Hoạt động được tiến hành qua các phiên điều trần với sự tham gia của những người tham gia tố tụng

b, Người tiến hành tố tụng cạnh tranh:

Là công chức nhà nước có chức danh và thẩm quyền nhất định tham gia vào tố tụng cạnh tranh tại các cơ quan tiến hành tố tụng cạnh tranh.

Người tiến hành tố tụng cạnh tranh bao gồm:

+ Thành viên hội đồng cạnh tranh

+ Thủ trưởng cơ quan quản lý cạnh tranh

+ Điều tra viên

+ Thư ký phiên điều trần

Thành viên hội đồng cạnh tranh là ngwofi có thẩm quyền tham gia vào hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh để trực tiếp tham gia vào hoạt động xử lý cạnh tranh cụ thể.

Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh được thành lập với sự tham gia ít nhất của 5 thành viên của hội đồng cạnh tranh.

Tiêu chuẩn thành viên hội đồng cạnh tranh có trình độ cử nhân luật hoặc cử nhân kinh tế hoặc tài chính.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#mnmn