Bài làm

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


I/ Mở bài

Nhắc tới nền văn học Việt Nam, chắc chắn ta không thể k nhắc tới đại thi hào văn học dân tộc Nguyễn Du cùng tuyệt tác Truyện Kiều nổi tiếng. Tác phẩm không chỉ thành công gửi gắm vào những giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc, mới mẻ mà còn thể hiện rất rõ những giá trị nghệ thuật độc đáo, cái nhìn vượt thời gian so với những đạo đức lí lẽ phong kiến thường tình. Những đặc sắc nghệ thuật phong phú, tài tình này đã được tác gia Nguyễn Du thể hiện rất rõ nét trong đoạn trích Nỗi thương mình, nằm từ câu 1229 đến câu 1248 của tác phẩm Truyện Kiều.

II/ Thân bài

Sau khi rơi vào tình cảnh buộc phải bán mình chuộc cha và em, dứt đi đoạn duyên tình dang dở vs Kim Trọng, Thúy Kiểu tưởng như đã đau đớn lắm rồi. Nhưng trớ trêu thay cho thân phận nàng lại bị rơi vào cạm bẫy của tên tay sai buôn người Mã Giám Sinh, và rồi bị lừa lọc đến chốn lầu xanh của Tú Bà. Giữa âm mưu bao trùm bủa vây, Kiều luôn tìm mọi cách quyết liệt chống lại lũ người độc ác đang tâm kế biến nagf thành kĩ nữ. Cuối cùng vẫn thất bại, Kiều buộc phải ra tiếp khách, trở thành gái làng chơi đem tấm thân trắng ngọc ngà ra mua vui cho đám khách lắm tiền, háo sắc. Đoạn trích Nỗi thương mình chính là những câu thơ đầy cay đắng xót xa và sự tự ý thức của TK về 1 quãng thời gian đầy tủi nhục giữa chốn lầu xanh nhơ nhớp, vấy bẩn mùi tanh hôi của xã hội phong kiến bấy giờ.

Biết bao bướm là ong lơi,

Cuộc vui đầy tháng trận cười suốt đêm.

Dập dìu là gió cành chim,

Sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh.

Bốn câu đầu của đoạn trích cho ta thấy rõ hình ảnh lối sống xô bồ, nhơ nhớp và thân phận bẽ bàng của người kĩ nữ ở chốn lầu xanh. Nguyễn Du đã miêu tả thật sống động bức tranh sinh hoạt ở chốn lầu xanh bằng bút pháp ước lệ tượng trưng. "Biết bao" – dường như không đếm được,không tính được, không nhớ hết được những khách hàng Kiều phải phục vụ. Kiều phải tiếp khách làng chơi triền miên: "đầy tháng", "suốt đêm", "sớm đưa", "tối tìm". Phải trải qua "bướm lả ong lơi", phải "sớm đưa Tống Ngọc tối tìm Trường Khanh". Phải sống trong cảnh "Cuộc vui đầy tháng trận cười suốt đêm". Bằng những hình ảnh ẩn dụ : bướm lả ong lơi, cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm" và các điển tích điển cố: "lá gió cành chim", "Tống Ngọc, Trường Khanh" – chỉ chung cho loại khách làng chơi phong lưu Nguyễn Du cho thấy tình cảnh của Thúy Kiều tuy sống trong cảnh lầu xanh tưởng như thanh tao, phong nhã nhưng thực chất đó chỉ là giả tạo, hằng ngày Kiều phải làm công việc nhơ nhuốc, tiếp đủ các loại khách đến mua vui. Bốn câu thơ đầu đã đặt ra một tình thế của tâm trạng. Ở lầu xanh có nhiều kĩ nữ, họ có thể bình thản coi việc làm của mình rất đỗi bình thường , trớ trêu thay Kiều lại có một nhân phẩm quá đỗi cao đẹp, một tâm hồn trong trắng, một bông hoa từ cảnh sống "êm đềm trướng rủ màn che" bỗng nhiên bị ném vào bùn nhơ, hai câu tiếp nói về tâm trạng của Kiều trong những ngày tủi nhục , nỗi ê chề , sự ép buộc , đày đọa mà Kiều phải chịu đựng:

Khi tỉnh rượu lúc tàn canh,

Giật mình mình lại thương mình xót xa.

Trong mỗi cuộc vui, nàng uống rượu để quên đi tất cả nhưng không thể lúc nào cũng say được, nàng uống rượu để rồi đến khi tỉnh lại thì bao nỗi ê chề nhục nhã lại ùa về trong tâm trí nàng, nàng "giật mình". Giật mình vì nhận ra sự tàn phá thảm hại về thể xác và phẩm cách của mình ở chốn lầu xanh, sự cô đơn lẻ loi của mình và sự yếu đuối bất lực của mình trước bao nhiêu sự xấu xa, cạm bẫy đang bủa vây mình mà ko thể chống đỡ. Ba chữ mình được lặp lại, như tiếng khóc ai oán bị kìm lại chợt nấc lên, cho ta thấy nỗi đau khổ giằng xé trong tâm trí nàng. Nàng cũng đã từng có một cuộc sống đầy đủ hạnh phúc đấy chứ, nhưng giờ đây cuộc sống đó đã lùi vào quá khứ bỏ lại nàng với cuộc sống tại nơi được coi là "dơ bẩn" của xã hội:

Khi sao phong gấm gọi là,

Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

Mặt sao dày gió giạn sương,

Thân sao bướm chán ong chường bấy thân!

Tác giả đã sử dụng các từ ngữ có tính minh họa rất sắc sảo "khi sao", "giờ sao", tiếp theo lại viết: "mặt sao", "thân sao", lời cảm thán cất lên tê buốt, như những nhát dao cứ cứa vào tim gan vô cùng đau đớn, tạo nên cảm giác đột ngột của sự thay đổi trong một khoảng thời gian không mấy cách biệt. nhà thơ đã sử dụng biện pháp tu từ ẩn dụ (gió, sương, bướm, ong) và thủ pháp phân hợp từ ngữ: "dày gió dạn sương", "bướm chán ong chường" để cực tả nỗi tụi nhục của một người con gái bị đẩy vào vũng bùn hôi tanh nhơ nhớp. TK nghĩ về những ngày còn ở với mẹ cha "phong gấm rủ là" "êm đềm chướng rủ màn che", nàg đau đáu thương cho thân phận mình phải đem nhan sắc làm món hàng cho khách làng chơi. Các điệp ngữ, so sánh ẩn dụ và nghệ thuật tương phản đã nói lên nỗi xót xa đau đớn của Thúy Kiều sau những ngày tháng "bướm lả ong lơi".

Lúc nào Kiều cũng tự ý thức về nhân phẩm của mình. Các từ ngữ "mặc người", "nào biết" đã thể hiện rõ ý thức ấy, đó là tâm hồn thanh cao trong sạch:

Mặc người mưa Sở mây Tần,

Những người nào biết có xuân là gì.

Sống trong cảnh lầu xanh suốt ngày phải mua vui cho người khác hành hạ bản thân mình, lặp đi lặp lại hằng ngày ai cũng sẽ thấy chán chường muốn bỏ bê tất cả và Kiều cũng vậy. Sự đối lập giữa người – khách làng chơi (số nhiều) với chính mình – Kiều (số ít) như thể hiện tột cùng nỗi cô đơn của nàng. Từ ''xuân'' ở đây ý chỉ niềm vui được hưởng hạnh phúc lứa đôi nhưng với Thúy Kiều sống làm vợ khắp người ta thì làm gì còn có mùa xuân, chỉ thấy trong đó là sự nhục nhã, lẻ loi, trơ trọi và cô đơn của cuộc đời người kĩ nữ mua vui. Từ ''mặc'' ở đây lại chỉ sự bất lực, mặc cho mọi thứ muốn tới đâu thì tới, dằn vặt nặng nề đay nghiến của Thúy Kiều nhưng không làm sao khác được.

Đòi phen gió tựa hoa kề,

Nửa gièm tuyết ngậm bốn bề trăng thâu.

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?

Đòi phen nét vẽ câu thơ,

Cung cầm trong nguyệt nước cờ dưới hoa.

Trong chốn lầu xanh đó, cuộc sống của nàng Kiều không hề thiếu thốn điều gì. Cảnh có đủ phong, hoa, tuyết, nguyệt, tượng trưng cho vẻ đẹp bốn mùa như: xuân có hoa; hè có gió; thu có trăng; đông có tuyết. Nhưng trước những cảnh đẹp đó, Kiều dửng dưng, thờ ơ bởi con tim nàng đã bị nỗi đau khổ quá mức làm cho giá lạnh. Chốn lầu xanh dơ bẩn kia không chỉ có phong, hoa, tuyết, nguyệt, mà còn có cầm, kì, thi, họa, là môn nghệ thuật mà nàng Kiều say mê. Giữa cuộc sống sa hoa đầy đủ như vậy Kiều vẫn dửng dưng và cảm thầy nàng đau khổ, tê tái vì thấy nhục nhã ê chề. Mọi cảnh vật đều nhuốm vẻ sầu thương vì lòng nàng đang đau đáu tủi nhục

Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu,

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ?

Bằng sự thông cảm lạ lùng, và bằng tài năng kì diệu, Nguyễn Du đã viết nên hai câu thơ hay nhất giữa ngoại cảnh và tâm cảnh, giữa cảnh và tình. Từ một trường hợp cụ thể, thơ Nguyễn Du đã vươn tới tầm phổ quát, trở thành chân lí của mọi thời. Có thể nói hai câu thơ là đỉnh điểm của đoạn trích vì nó gột tả được sâu sắc hơn bao giờ hết nội tâm của nhân vật từ đó lan tỏa sang cảnh vật một cách thật tự nhiên và hợp lí. Nỗi buồn của Thúy Kiều cứ dâng lên, như sóng cồn triền miên không bao giờ dứt, nó cứ khuấy động bên trong sâu thẳm con người Kiều để rồi đến một lúc nào đó, tức nước vỡ bờ, nó dâng lên cuồn cuộn đánh động vào nỗi lòng, cảm xúc của Thúy Kiều, khiến cho mọi vật qua cái nhìn của nàng đều trở nên u buồn, tăm tối, nhuộm màu tang thương.

Ngoài mặt thì Kiều vẫn phải tươi cười để chào đón khách nhưng đó chỉ là cái "cười gượng" cười ép buộc mà thôi:

Vui là vui gượng kẻo là
Ai tri âm đó mặn mà với ai?

Câu hỏi tu từ đã khép lại đoạn trích như một sự hoài nghi, bế tắc về cuộc sống hiện tại của Kiều, tìm đâu ra "tri âm" tại một nơi như thế?

Đoạn trích "Nỗi thương mình" là tiếng lòng của nàng Kiều sau khi bị lừa vào chốn lầu xanh. Với nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật bậc thầy của mình, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy được tâm trạng cô đơn tủi nhục của Thúy Kiều, qua đó làm nổi bật giá trị nhân đạo sâu sắc của tác phẩm và tố cáo xã hội phong kiến thời xưa đã chà đạp lên phẩm giá con người.

m

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thơ-ca