(NPV,T,IRR,B/C)?

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

NPV: thu nhập thuần của dự án là chênh lệch giữa tổng các khoản thu và tổng các khoản chi của cả đời dự án sau khi đã đưa về cùng một thời điểm hiện tại hoặc tương lai.

Công thức: NPV =  -  

Nguyên tắc đánh giá hiệu quả: NPV  0 thì chọn, ngược lại < 0 thì loại bỏ.

Ưu điểm:

-         Cho biết giá trị lợi nhuận cả đời dự án sau khi đã hoàn đủ vốn đầu tư

-         Tính toán đơn giản

-         Có tính đến giá trị thời gian của tiền, có tính đến trượt giá và lạm phát

-         Trong trường hợp so sánh, lựa chọn các dự án, việc sử dụng chỉ tiêu này thường cho kết quả chính xác trong trường hợp nguồn huy động vốn hạn chế.

Nhược điểm:

-         Phụ thuộc quá nhiều và tỷ suất r, vì vậy xác định sai r thì sẽ sai lợi nhuận của dự án.

-         NPV không cho biết mức độ sinh lời của dự án.

T: thời gian thu hồi vốn đầu tư là khoảng thời gian mà dự án cần huy động để thu hồi đủ vốn đầu tư ban đầu.

Phương pháp xác định:

# Phương pháp cộng dồn:

 ->   ->  ≥ Iv0

T là năm thu hồi vốn.

# Phương pháp trừ dần:

Ivi là vốn đầu tư phải thu hồi ở năm i.

(W+D)i là lợi nhuận thuần và khấu hao ở năm i.

Δi = Ivi – (W + D)I là số vốn đầu tư còn lại chưa thu hồi được của năm I, phải chuyển sang năm i + 1 để thu hồi tiếp.

Ta có: Ivi+1 = Δi (1+r) hay Ivi = Δi-1 (1+r)

Khi i -> 0 thì i -> T

IRR:

Khái niệm: Là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính các khoản thu, chi của dự án về cùng mặt bằng thời gian hiện tại, thì tổng thu sẽ cần bằng với tổng chi.

Công thức tính:

Phương pháp nội suy: IRR nằm giữa hai giá trị tỷ suất chiết khấu r1­­ và r2 với: ứng r1­ thì NPV1 > 0, r2 thì NPV2 < 0 và r2 > r1

IRR = r1 + (r2 – r1)

Trong đó, r2 > r1 và r2 – r1 ≤ 5%

NPV1 > 0 gần 0, NPV2 < 0 gần 0.

Nguyên tắc đánh giá: Dự án được chấp nhận khi IRR ≥ r giới  hạn, và ngược lại.

r giới hạn có thể là lãi suất đi vay nếu vay, tỷ suất lợi nhuận định mức do nhà nước quy định nếu sử dụng vốn nhà nước, hay chi phí cơ hội nếu dự án sử dụng vốn tự có.

Ưu điểm:

-         Được xác định khách quan từ nội bộ phương án

-         Chỉ rõ mức lãi suất mà dự án có thể đạt được

-         Cho phép xác định mức lãi suất tối đa mà dự án có thể chịu đựng được

Nhược điểm:

-         Phụ thuộc nhiều vào tỷ suất “r”

-         Nếu chỉ dựa vào IRR để so sánh lựa chọn phương án sẽ dẫn đến các quyết định không chính xác khi lựa chọn các phương án loại trừ lẫn nhau. Phương án có IRR cao nhưng qui mô nhỏ, do đó NPV nhỏ hơn và ngược lại, chọn phương án IRR cao nhất có thể bỏ qua cơ hội thu NPV lớn.

B/C

Khái niệm: là chỉ tiêu phản ánh tỷ lệ doanh thu và chi phí trong cả đời dự án.

Công thức:

B/C =  =

PV (B) là giá trị hiện tại các khoản thu bao gồm doanh thu ở các năm đời dự án.

PV (C) là giá trị hiện tại các khoản chi phí (chú ý là khấu trừ giá trị thanh lý tài sản khi đưa về hiện tại).

Bên cạnh đó:

B/C = AV(B) / AV(C) = Donah thu đều đặn hàng năm / Chi phí đều đặn hàng năm

Nguyên tắc xác định: dự án được chấp nhận khi B/C ≥ 1, lựa chọn phương án có B/C lớn nhất.

Ưu điểm:

-Tính đến sự biến động của các khoản thu, chi theo thời gian cho cả đời dự án.

- Ngoài việc dùng để đánh giá dự án. B/C có thể được dùng để xếp hạng dự án độc lập theo nguyên tắc dành vị trí cao hơn cho dự án có B/C cao hơn.

Nhược điểm:

-         Có thể sai lầm khi lựa chọn phương án loại trừ nhau có qui mô khác nhau. Phương án B/C cao nhưng do qui mô nhỏ nên NPV của nó nhỏ hơn, và B/C thấp nhưng qui mô lớn hơn nên NPV cao hơn.

-         B/C rất nhạy cảm với cách hiểu khác nhau về lợi ích và chi phí dự án. Có thể dẫn đến sai lầm khi so sánh, xếp hạng các dự án.

Khi đánh giá hiệu quả đầu tư phải sử dụng hệ thống các chỉ tiêu vì:

Hệ thống các chỉ tiêu là căn cứ khoa học, phản ánh được tính khả thi, mức độ hiệu quả của dự án

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro