Cuộc đời của Thuần Hiền Thân Vương

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tôi sinh ngày 14 tháng giêng âm lịch năm 1906, tức năm thứ 32 thời vua Quang Tựđời Thanh, tại Thuần vương phủ, Bắc Kinh. Ông nội tôi tên Dịch Hoàn, là con trai thứ bảy củavua Đạo Quang, lúc đầu được phong quận vương, sau phong tước thân vương, sau khi chết đượctruy phong danh hiệu "hiền", cho nên về sau được gọi là Thuần hiền thân vương. Cha tôi tên TảiPhong, là con trai thứ năm của ông nội tôi. Vì con cả, con thứ ba và con thứ tư chết sớm, con thứhai Tải Điềm được Từ Hy thái hậu đón vào cung làm vua (tức vua Quang Tự), nên sau khi ôngnội tôi chết thì cha tôi được thừa tập phẩm tước của ông nội tôi. Tôi là con cả của Thuần vươngđời thứ hai. Ngày 20 tháng 10 âm lịch năm tôi lên ba, Từ Hy thái hậu và vua Quang Tự ốm nặng,Từ Hy Thái hậu bỗng quyết định dựng tôi lên làm vua kế thế, nối ngôi vua. Đồng Trị (tức TảiThuần, con đẻ của Từ Hy, anh em con chú con bác của Tải Điềm), thừa kế vua Quang Tự. Tronghai ngày sau khi tôi vào cung, Quang Tự và Từ Hy thái hậu lần lượt qua đời. Mồng hai thángchạp, tôi lên ngôi vua đời vua thứ mười hai và cũng là đời vua cuối cùng của nhà Thanh, đặt niênhiệu Tuyên Thống. Chưa đến ba năm, cách mạng Tân Hợi bùng nổ, tôi thoái vị. 

Trí nhớ của tôi bắt đầu có từ khi tôi thoái vị. Song, kể về nửa đời trước của tôi trước hết phải bắt đầu từ ông nội và Thuần vương phủ, nơi chôn rau cắt rốn của tôi thì mới càng rõ hơn.

Thuần vương phủ từng chiếm ba nơi ở Bắc Kinh. Năm thứ 10 thời vua Hàm Phong, Thuần quận vương Dịch Hoàn mười chín tuổi phụng chỉ thành hôn với em gái của quý phi là Diệp Hách Na La Thị, theo lệ thì phải rời phủ đi ở riêng, địa điểm phủ mới của ông được ban nằm ở phía đông hồ Thái Bình tại Tuyên Vũ Môn Nội, nơi đặt Học viện âm nhạc Trung ương ngày nay. Đó là Thuần vương phủ đầu tiên. Về sau, Tải Điềm làm vua, theo lệ của triều đìnhUng Chính thì "nơi sản sinh ra vua" (còn gọi là "Phủ rồng phục") phải được nâng bậc thành mộtcung điện, hoặc bỏ trống hoặc phỏng theo cách nâng Ung vương phủ (nơi ở của vua Ung Chínhtrước khi lên ngôi) thành Ung Hoà cung và biến thành miếu đường thờ cúng phật. Để rời chỗ cho"phủ rồng phục" này, Từ Hy thái hậu đã thưởng Bối tử phủ(1) ở sau hồ Thậm Sa Hải cho ông nộitôi và. bỏ ra 16 vạn lạng bạc tu sửa lại. Đó là Thuần vương phủ thứ hai, cũng là nơi mà một sốngười quen gọi là "Bắc phủ". Sau khi tôi làm vua, cha tôi được phong Giám quốc Nhiếp chínhvương, vì thế lại thêm một lý do dọn nhà so với trước, cho nên Long Dụ thái hậu (hoàng hậu củavua Quang Tự, cháu gái của Từ Hy thái hậu và là bà nội tôi) quyết định xây dựng một vương phủhoàn toàn mới cho cha tôi. Địa điểm Thuần vương phủ thứ ba này được chọn ở vùng Tử QuanCác, Tập Linh Hựu, Tập Uyển Tam Hải. Phủ này đang trong thời kỳ khẩn trương xây dựng thìkhởi nghĩa Vũ Xương bùng lên, vì vậy cái gia thế Thuần vương phủ ba lần tu sửa và xây mới, hai lần "rồng phục" và một lần nhiếp chính cuối cùng đã kết thúc theo lịch sử của nhà Thanh.

  Trong những năm cuối cùng đen tối nhất của nhà Thanh, cả gia đình Thuần vương đãlàm đầy tớ trung thành trong nửa thế kỷ cho Từ Hy thái hậu, và ông nội tôi thì đã suốt đời làm việc trung thành cho bà ta. 

Ông nội tôi là con đẻ của Trang Thuận Ô Nha Nhị, hoàng phi của vua Đạo Quang,sinh năm thứ 22 thời vua Đạo Quang và mất năm thứ 16 thời vua Quang Tự. Giở "ngọc điệp"(sách kê dòng dõi nhà vua) ra xem thì, trong thời gian 11 năm vua Hàm Phong (anh con bác củaThuần hiền thân vương Dịch Hoàn) làm vua, trừ cái chức Thuần quận vương mà ông nội tôi lúcmười một tuổi được phong theo lệ vì Hàm Phong lên ngôi, ông nội tôi chưa từng được "ânthưởng" gì hết, nhưng trong nửa năm kể từ khi vua Hàm Phong chết, nghĩa là chỉ trong mấytháng tôn hiệu của Từ Hy thái hậu xuất hiện, thì đột nhiên ông nội tôi liên tiếp được phong hàngloạt phẩm tước: Thống soái quân Hán kỳ Chính Hoàng, Nội thần lãnh thị vệ kỳ Chính Hoàng,Đại thần ngự tiền, Đại thần hậu hộ, Quản sự thiện quốc doanh, Quản sự thần phụng thần uyển,Quản sự tân cựu doanh phòng kỳ Chính Hoàng, Quản sự hoả thương doanh, Quản sự thần cơdoanh... Năm ấy ông mới 21 tuổi. Một thanh niên 21 tuổi mà có vai vế lớn như vậy, tất nhiên làvì có chị vợ làm hoàng thái hậu. Song sự việc cũng không phải hoàn toàn như vậy. Hồi tôi cònnhỏ đã từng nghe kể câu chuyện như sau: một hôm, trong vương phủ có buổi diễn kịch, khi diễnđến màn cuối vở "Trát mỹ án", chú Tải Tuân lúc đó còn thơ ấu thấy Trần Sĩ Mỹ bị Ba Long Đồđâm chém máu me đầy mình, sợ quá ngồi bệt xuống đất khóc oà lên. Ông nội tôi giận quá mắngchú tôi ngay trước mặt mọi người: "Thật chẳng ra cái thớ gì cả, năm tao 21 tuổi đã tự tay tómđược Túc Thuận. Còn mày như vậy thì sau này làm sao gánh gác nổi việc lớn của nước nhà?". Thì ra, việc bắt Túc Thuận mới là khởi điểm thăng quan tiến chức của ông nội tôi. 

Sự việc xảy ra hồi năm 1861. Lúc bấy giờ chiến tranh Thuốc phiện lần thứ hai đã kếtthúc bằng việc ký hoà ước một cách nhục nhã. Vua Hàm Phong trốn tới tình Nhiệt Hà (2) ốm nằmliệt giường, trước khi mất, ông cho gọi ba vị đại thần ngự tiền và năm vị đại thần quân cơ đi theoông tới bên cạnh giường dặn phải dựng người con sáu tuổi là Tải Thuần làm hoàng thái tử và cửtám vị đại thần này làm đại thần tán tương chính vụ (giúp đỡ quản lý việc nước). Hôm sau vuaHàm Phong "thăng hà". Thể theo lệnh vua, tám vị "cố mệnh đại thần" này phù Tải Thuần lên nối ngôi, đặt niên hiệu "Kỳ Tường", đồng thời nắm hết quyền bính của triều đình. 

 Tám vị cố mệnh dại thần này là Di thần vương Tải Viên,Trịnh thân vương Đoan Hoa,thượng thư hộ bộ đại học sĩ hiệp biện Túc Thuận và năm đại thần quân cơ Cảnh Thọ, Mục Âm,Khuông Nguyên, Đỗ Hàn, Tiêu Hựu Doanh. Trong số người này, hai vị thân vương và đại học sĩhiệp biện là những người nắm thực quyền, mà Túc Thuận lại là người chủ chốt nhất. Túc Thuận  là người được coi trọng hồi thời vua Hàm Phong, nghe nói y giỏi đề bạt "nhân tài", từng giớithiệu và đề bạt địa chủ người Hán là Tăng Quốc Phiên và Tả Tông Đường giúp triều đình nhàThanh đàn áp cuộc cách mạng Thái Bình Thiên Quốc. Vì trọng dụng người Hán, nên y bị bọnquý tộc ghen ghét. Có người nói, trong thời kỳ Thái Bình Thiên Quốc hưng thịnh nhất, y vơ vétvà bòn rút nhân dân cũng chỉ nhằm đối tượng là người "kỳ" (3). Cũng có người nói y rất hung ác,tàn nhẫn, chuyên quyền ngang ngược, có nhiều thủ đoạn rất thâm độc đối với những ai không ăncánh, vì vậy đã gieo mầm mống tai hoạ và bị mọi người thù oán. Kỳ thực, Túc Thuận bị giết,nguyên nhân căn bản nhất là vì giữa tập đoàn này với phái thế lực mới vừa hình thành có mâuthuẫn gay gắt như lửa với nước, bọn Túc Thuận chưa biết rõ Cung thân vương Dịch Hân (4) ở BắcKinh đang câu kết với người nước ngoài lúc bấy giờ đã có lực lượng như thế nào.

 Cung thân vương Dịch Hân vốn không phải nhân vật được lòng trong triều đình HàmPhong. Hàm Phong khi bỏ trốn đi tỉnh Nhiệt Hà đã để Dịch Hân ở lại Bác Kinh đàm phán vớinước ngoài, song công việc chẳng có gì vui sướng này lại tạo cho y một dịp may rất tốt. Dịch  Hân thay mặt triều đình nhà Thanh đàm hoà với liên quân Anh - Pháp và tiếp nhận "Điều ướcBắc Kinh" mất quyền nhục nước, do đó được đế quốc tán thưởng. Vị "hoàng thúc" được ngườinước ngoài ủng hộ này tất nhiên không cam chịu ở địa vị thấp kém hơn bọn Túc Thuận, hơn nữalại được các vương công đại thần xưa nay vẫn ghen ghét Túc Thuận dung túng, nên càng muốnthử sức xuất đầu lộ diện. Đang lúc ấy, bỗng nhận được chỉ dụ của hai vị thái hậu ở "Ly cung"tỉnh Nhiệt Hà phái người bí mật mang đến.

  Hai vị thái hậu này, một là, hoàng hậu của vua Hàm Phong, sau mang tôn hiện TừAn, còn gọi là Đông thái hậu, vị khác chính Từ Hy, còn gọi là Tây thái hậu. Tây thái hậu vốn làcung nữ, vì có thai với Hàm Phong nên được nâng làm quý phi, đẻ ra Tải Thuần là con trai duynhất của Hàm Phong. Về sau Tải Thuần làm vua, mẹ nhờ con được vinh hiển, trở thành thái hậu.Không biết có sự sắp xếp gì trước hay không mà Từ Hy vừa lên thái hậu, tức thì có một ngự sửdâng sớ đề nghị hai vị thái hậu ra "thùy liêm thính chính" (5). Đề nghị đó bị Túc Thuận và nhữngngười khác kịch liệt phản đối, nói là triều đình nhà Thanh không có lệ này. Đối với Từ An tháihậu là người không có dã tâm thì không sao, nhưng đối với Từ Hy thì bà ta mang hận trong lòng.Trước hết bà cố để Từ An thái hậu tin rằng một số cố mệnh đại thần ấy rắp tâm làm phản, sau đóđược sự đồng ý của Từ An, bà mật triệu Cung thân vương Dịch Hân tới "Ly cung" ở tỉnh NhiệtHà bàn mưu tính kế đối phó. Lúc bấy giờ, để củng cố được thế lực của mình, nhóm Túc Thuậntừng trăm phương nghìn kế đề phòng Cung thân vương ở Bắc Kinh và thái hậu ở "Ly cung". Cónhiều lời đồn về việc hai thái hậu làm thế nào tránh được tai mắt của nhóm Túc Thuận để liên hệvới Cung thân vương. Có người nói chỉ dụ của thái hậu là do một người làm bếp trong cung bímật đem đến Bắc Kinh, lại có người nói Từ Hy cố tình công khai đánh mắng thái giám tâm phúccủa bà ta là An Đức Hải rồi ra lệnh giải về nội triều ở Bắc Kinh để xử, và như vậy An Đức Hảiđã mang chỉ dụ tới Bắc Kinh. Dù sao chỉ dụ cũng đã tới tay Cung thân vương. San khi được chỉdụ, Cung thân vương đã lập tức gửi sớ tới "Ly cung" yêu cầu được vào triều yết vua. Túc Thuậnlấy cớ "trách nhiệm quan trọng ở lại trông giữ Bắc Kinh" để ngăn cản nhưng không xong, y lạivin phép tắc "chị dâu và em chồng không được chuyện trò với nhau" để ngăn cản Cung thânvương gặp hai bà thái hậu, nhưng cũng không thành. Về việc Cung thân vương gặp hai thái hậusau này có nhiều lời đồn, người thì nói Cung thân vương giả làm thầy mo lẩn vào được "Lycung", kẻ thì nói Cung thân vương "chiếu tướng" Túc Thuận rằng: "Nếu như chị dâu em chồnggặp nhau không tiện, thì ông hãy đứng tại chỗ mà giám sát". Túc Thuận ngượng mặt quá đànhphải nhượng bộ. Có người nói khi Cung thân vương đi cúng linh vị vua Hàm Phong, Từ Hy tháihậu sai An Đức Hải đem thưởng cho y một bát mì, trong bát có chỉ dụ của Từ Hy. Tóm lại, bất kỳ lời đồn nào đáng tin hay không tin, cuối cùng vẫn là Cung thân vương Dịch Hân đã gặp TừHy thái hậu và bàn bạc cụ thể mọi việc. Kết quả là sau khi hai bà thái hậu trở về Bắc Kinh, DịchHân liền được phong Nghị chính vương, còn Di thân vương Tải Viên và Trịnh thân vương ĐoanHoa thì "được" ban cho "tự vẫn", Túc Thuận bị chém, năm cố mệnh đại thần khác đều bị giamhoặc sung quân. Niên hiệu của Tải Thuần cũng bị đổi là "Đồng. Trị", có nghĩa là hai bà thái hậucùng nắm triều chính. Và từ đó bắt đầu 47 năm lịch sử "thuỳ liêm thính chính" của Từ Hy tháihậu trong hai thời vua Đồng Trị và Quang Tự. Công trạng của ông nội tôi trong cuộc đảo chínhnày là bắt được Túc Thuận tại Bán Bích Điếm trên đường y hộ tống quan tài vua Hàm Phong vềBắc Kinh, vì vậy được ban hàng loạt phẩm tước như đã kể trên. 

   Năm thứ 3 đời vua Đồng Trị, ông nội tôi lại được phong danh hiệu "gia thân vươnghàm", năm thứ 11 Đồng Trị được chính thức tấn phong thân vương. Năm thứ 13, vua Đồng Trịtạ thế, vua Quang Tự nối ngôi, ông nội tôi lại được phong "thế tập võng thế", ý là con cháu muônđời đều được thừa tập tước vương. 

Trong triều đình Quang Tự, Cung thân vương Dịch Hân từng nhiều lần không đượcchuộng, nhưng Thuần thân vương Dịch Hoàn thì ngày càng được ân thưởng, hưởng đến mọi vinhhiển trên đời. 

Tôi từng trông thấy rất nhiều câu đối "cách ngôn gia huấn" của ông nội tôi để lạitrong Thuần vương phủ do chính tay ông viết. Những câu đối và hoành phi ấy đều treo trong cácphòng của con cháu. Có một câu đối viết: "phúc lộc trùng phùng tăng phúc lộc, ân quang bối bốithụ ân quang" (6) Lúc đó tôi nghĩ rằng ông nội tôi hình như đã thoả mãn lắm rồi, còn bây giờ tôilại nghĩ khác, thậm chí hành động "xem kịch mắng con" xưa kia đều có dụng ý của ông. 

Nếu như Thuần quận vương năm 21 tuổi thiếu hiểu biết, thì qua 13 năm thời vuaĐồng Trị ông đã có nhiều từng trải. Nhất là việc vua Đồng Trị và hoàng hậu chết, là thân vươngquý tộc dòng dõi của vua, ông càng biết sự tình và càng thấm thía hơn ai hết. 

Theo sử sách ghi chép, thì vua Đồng Trị chết vì bệnh giang mai, nhưng theo tôi biếtthì Đồng Trị chết vì bệnh đậu mùa (nhật ký của ông Đồng Hoà cũng ghi chép như vậy). Lẽ rabệnh đậu mùa không phải là bệnh không chữa được, nhưng Đồng Trị đã bị kích thích trong khiốm, vì vậy bị biến chứng "Đậu chạy vào trong" không còn cách cứu chữa mà chết. Nghe nói sựtình như sau: Một hôm, hoàng hậu vào điện Dưỡng Tâm thăm vua Đồng Trị, ngồi trên giườngbệnh vừa khóc vừa kể cho Đồng Trị nghe mẹ chồng trách mắng như thế nào. Đồng Trị khuyênhoàng hậu cố chịu đựng, sau này sẽ có ngày ngẩng đầu dậy. Từ Hy vốn không ưa gì con dâu này,từ lâu đã gài tai mắt theo dõi con đẻ và con dâu. Hôm đó được tin hoàng hậu đi thăm Đồng Trịbèn đích thân đến nấp ngoài điện Dưỡng Tâm để nghe trộm câu chuyện của con và dâu. Hai vợchồng trẻ có ngờ đâu những câu thủ thỉ riêng tư của mình đã mang lại tai vạ tày trời! Đang lúcấy, Từ Hy nổi giận đùng đùng lao vào giật lấy tóc con dâu đập túi bụi, và gọi người đem gậy đếnđánh. Đồng Trị kinh hãi ngất lịm đi, Từ Hy thấy vậy mới thôi không hành hạ con dâu nữa. ĐồngTrị chết, Từ Hy bèn đổ hết trách nhiệm lên đầu con dâu, ra lệnh hạn chế cơm nước không chohoàng hậu ăn uống đầy đủ. Hai tháng sau, hoàng hậu cũng bị đầy đoạ đến chết. Sau khi hoànghậu chết, Từ Hy vẫn chưa nguôi giận, lại cất chức Thị lang của bố hoàng hậu là Sùng Khởi. Nămsau, có một ngự sử dâng sớ nói là bên ngoài có nhiều lời đồn, người nói hoàng hậu chết vì đaubuồn quá mức, kẻ nói chết vì không được ăn uống, dù sao đi nữa hoàng hậu rất mực tiết lễ, nênđược khen ngợi, truy thưởng phẩm tước v.v... Song, chẳng thấy truy thưởng phẩm tước gì hết,chỉ thấy vị ngự sử ấy mất toi chức vụ của mình.

 Lúc Đồng Trị còn sống, sự bất hoà giữa mẹ con Đồng Trị không còn là chuyện bí mậtnữa. Hồi tôi còn ở trong Cố cung, từng nghe thấy các thái giám già nói, mỗi lần Đồng Trị đi thỉnh an Đông thái hậu xong còn nán lại chuyện trò một lát nhưng trước mặt mẹ đẻ của mình thìtrái lại không hề hé miệng nói lên một lời. Thời kỳ Đồng Trị, vây cánh của Từ Hy thái hậu đãsớm hình thành. Vì Đông thái hậu không bao giờ hỏi han đến công việc, nên mỗi lần vua ĐồngTrị quyết định một việc gì, nếu không hỏi qua Tây thái hậu thì không thể nào thông qua dược.Đây là nguyên nhân chính của sự bất hoà giữa hai mẹ con. Từ Hy là người rất mực ham mêquyền thế, không bao giờ chịu để mất một quyền lực nào đã nắm được trong tay. Đối với bà cáimà gọi là tam cương ngũ thường, pháp chế tổ tông chỉ có thể để phục vụ cho mình. Để có thểduy trì quyền uy và tôn nghiêm của mình, Từ Hy đối xử với dòng họ, cốt nhục, đại thần, thân tín,bất kỳ là ai, nếu thuận thì sống, trái thì chết. Việc Đồng Trị và hoàng hậu chết càng phơi bày hơnnữa bộ mặt của Từ Hy. Nếu không hiếu rõ sự tình thì ông nội tôi không bao giờ bay hồn mất víakhi nghe tin con mình được gọi đi làm vua. Trong nhật ký của ông Đồng Hoà là người từng đi dựhội nghị ngự tiền lần ấy đã viết: khi Từ Hy vừa tuyên bố dứt lời dựng Tải Điềm làm vua kế thế,ông nội tôi liền "dập đầu khóc thảm thương, ngất lịm dưới đất, nâng dậy không đứng nổi..." 

Theo pháp chế của tổ tông, vua không có thái tử thì phải chọn lấy một người con củaanh em ngang họ làm hoàng thái tử để nối ngôi. Sau khi Tải Thuần chết, lẽ ra phải chọn mộtngười có tên đệm "Phổ" là bậc hàng con làm hoàng thái tử, song nếu như vậy Từ Hy sẽ là hoàngthái hậu, tiếp tục "thùy liêm thính chính" thì khó nói quá. Vì thế Từ Hy không tìm con thừa kếcho con mình, mà chọn Tải Điềm là cháu gọi mình bằng dì làm con mình để tiếp ngôi vua ĐồngTrị. Lúc bấy giờ, một ngự sử là Ngô Khả Độc bằng cách "thi gián" (lấy tính mệnh của mình đểmà can ngăn) yêu cầu lập con thừa kế cho Đồng Trị, nhưng cũng không làm Từ Hy thay đổiđược ý định. Bà chỉ hứa rằng, bao giờ vua mới có thái tử thì sẽ lập con thừa kế cho Đồng Trị.Một học sĩ là bạn tâm giao của Thuần vương phủ, sau này kể cho tôi biết tình hình hội nghị ngựtiền lần đó. Hôm ấy Đông thái hậu không có mặt, Tây thái hậu nói với các vương công đại thầnđang quỳ dưới đất rằng: "Chị em ta đã bàn rồi, chọn người hơi lớn thì chị em ta cũng khôngmuốn lắm đâu! "thi gián" hay khóc ngất để can ngăn cũng chẳng được tích sự gì". 

Từ đấy, ông nội tôi bắt đầu trải qua một quá trình kỳ lạ: hễ Từ Hy mỗi lần ban thưởngvinh dự cho ông thì ông lại một lần tạ ơn từ chối, và đến năm Tải Điềm vào cung lên ngôi thì ôngnội tôi đã từ hết mọi chức quan, chỉ riêng ân hưởng "thân vương thế tập võng thế" là không thểtừ chối được phải nhận. Mấy năm sau đó, công việc duy nhất của ông nội tôi là chăm lo việc họctập cho vua Quang Tự. Ông lo sợ nơm nớp, không dám lơ là trong công việc, vì vậy lại được TừHy ban cho song lộc và "ngồi kiệu bốn người khiêng, tự do đi lại trong cung cấm". Về sau Cungthân vương Dịch Hân không được chuộng bị cất chức đại thần Nghị chính vương, Từ Hy tháihậu ra lệnh cho các đại thần quân cơ phàm việc nước trọng đại đều phải bàn bạc với Thuần thânvương, và như vậy coi như ban cho ông nội tôi cấp bậc càng cao hơn. Theo thường lệ đàn ônglấy vợ thì coi là trưởng thành, nếu như Quang Tự kết hôn, thì thái hậu đáng lý phải giao lạiquyền hành cho vua. Điều đó tất nhiên Từ Hy không muốn, vì vậy trước khi Quang Tự kết hôn,Từ Hy bày cho Dịch Hoàn dẫn đầu một nhóm quần thần tâu xin thái hậu tiếp tục "huấn chính".Lúc triều đình nhà Thanh xây dựng một hải quân kiểu mới. Dịch Hoàn được giao trọng tráchnày. Nhưng đến khi Dịch Hoàn thay mặt hoàng hậu đi duyệt hải quân mới hình thành bước đầu,thì thái hậu lại phái Tổng quản Lý Liên Anh là thái giám tâm phúc của bà ta cùng đi để theo dõi.

 Kể từ khi Quang Tự lên ngôi, ông nội tôi càng biết rõ tính tình của chị vợ mình.Trong những năm thời vua Quang Tự, Từ Hy vui giận bất thường. Có một thái giám chơi cờ hầubà ta nói đùa một câu: "Bầy tôi diệt con ngựa này của lệnh bà", Từ Hy lập tức nổi giận đùngđùng: "Ta giết cả nhà ngươi!" lập tức lôi thái giám này ra đánh chết tươi. Từ Hy rất chuộng tóccủa mình, một lần, thái giám chải đầu cho bà ta xong thấy kẽ lược có mắc một sợi tóc, sợ quá định dấu, không ngờ Từ Hy nom thấy qua tấm gương soi, vì vậy thái giám này bị một trận đòn.Những thái giám hầu hạ Từ Hy thái hậu đều nói, ngoài Lý Liên Anh ra, bất kỳ ai tới phiên đứngtrực hầu hạ chung quanh Từ Hy đều lo sợ nơm nớp. Từ Hy già dần, da mặt thường bị chứngbệnh co dúm, bà ngại nhất là người khác trông thấy. Có một thái giám có lẽ vừa thoáng nhìn lâumột chút, bà ta hỏi ngay: "Ngươi nhìn gì?" Thái giám không biết trả lời như thế nào, liền bị lôi rađánh mấy chục hèo. Các thái giám khác biết vậy đến lượt mình đứng trước bà không ai dámngẩng đầu, Từ Hy lại nổi giận: "Các ngươi cúi đầu làm gì?". Thái giám không trả lời được lai bịlôi ra đánh mấy chục hèo. Lại một lần, Từ Hy hỏi thái giám hôm nay thời tiết như thế nào, tháigiám này tiếng nói còn đặc giọng địa phương trả lời: "Thời tiết rớt lạnh rớt lạnh", Từ Hy nghekhông quen cũng sai người đánh ông ta một trận. Không những thái giám, mà cung nữ cũngthường bị hành hạ đánh đập. 

Những nô bộc chết vì bị đánh đập không phải là chuyện lạ trong cung đình và vươngphủ Bắc Kinh, và cũng chẳng làm cho Thuần thân vương cảm thấy bị kích động lắm. Nhưng cáichết đột ngột của Đông thái hậu vào năm thứ 7 đời vua Quang Tự đối với ông thì không phảichuyện bình thường nữa. Nghe nói trước khi mất, Hàm Phong lo quý phi (tức Từ Hy) vì con nốingôi mà được làm thái hậu sau này sẽ cậy thế hiếp người, hoàng hậu Nữu Hộ Lộc Thị (tức TừAn) không phải là đối thủ của bà ta nên có để lại một tờ sắc chiếu, ban quyền cho hoàng hậu lúcnào cần thiết thì giở ra để trị Từ Hy. Từ An tuy xuất thân dòng dõi hầu tước nhưng ít từng trải,có một lần nói lộ ra cho Từ Hy biết, từ đó Từ Hy trăm phương nghìn kế tán tụng để lấy lòng TừAn, cuối cùng, trước mặt Từ Hy, Từ An đã đốt sắc chiếu của Hàm Phong để lại. Chẳng bao lâu,Đông thái hậu chết đột ngột trong cung. Có người nói Đông thái hậu chết vì ăn bánh ngọt của TừHy sai người đem đến biếu, lại có người nói là ăn canh do chính tay Từ Hy nấu mang cho. Cáichết của Đông thái hậu tất nhiên tác động mạnh đến Thuần thân vương. Từ đó ông làm việc gìcũng thấp thỏm, và coi việc làm cho Từ Hy vừa ý và tin cậy là bổn phận duy nhất cua mình. Hồiông phụ trách việc xây dựng hải quân (Lý Hồng Chương làm đại thần hộ biện), ông đã rút phầnlớn kinh phí xây dựng hải quân ra xây dựng vườn Di Hoà để làm nơi vui chơi cho Từ Hy. Đanglúc công trình tiến hành khẩu trương thì tỉnh Trực Lệ(7) và vùng Bắc Kinh bị lụt lớn, ngự sử NgôTriệu Thái đề nghị tạm ngưng lại vì sợ nhân dân bị nạn lụt gây loạn, đã bị cất chức và "giao chobộ nghị xét xử". Còn Thuần thân vương thì không dám hé một lời, vẫn nai lưng dốc thúc làm choxong. Năm 1890, vườn Di hoà làm xong, và ông nội tôi cũng rời khỏi cõi đời. Bốn năm sau, hảiquân do ông một tay xây dựng bị đánh bại thảm hại trong chiến tranh Giáp Ngọ(8). Những tàuchiến đổi bằng mấy chục triệu lạng bạc chỉ còn lại chiếc thuyền bằng đá để làm cảnh trong vườn Di Hoà, ngoài ra không còn gì hết.



Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#hồikys