1.1.A

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- Công nguyên 1906, theo lịch cũ, tức ngày 14 tháng giêng năm Quang Tự thứ 32 của triều Thanh, tôi được sinh ra ở phủ Thuần Thân vương ở Bắc Kinh. Ông của tôi - Dịch Hoàn, là con trai thứ 7 của Đạo Quang đế, ban đầu được phong làm Quận vương, sau đó là Thân vương, sau khi chết được gia thuỵ hiệu là "Hiền", nên về sau được gọi là Thuần Hiền Thân vương. Phụ thân của tôi - Tải Phong là con trai thứ 5 của ông tôi được kế thừa vương tước, do con trai thứ 1,3,4 đều đã mất sớm, còn con trai thứ 2 Tải Điềm được dì là Từ Hi thái hậu đưa vào cung, lên ngôi hoàng đế (Quang Tự). Vào ngày 20 tháng 10 năm tôi 3 tuổi, Từ Hi thái hậu và Quang Tự đế bệnh nặng, Từ Hi thái hậu đột nhiên ra quyết định lập tôi làm Hoàng đế, kế vị Đồng Trị ( Đồng Trị - Tải Thuần là con ruột của Từ Hi, là  anh em họ của Tải Điềm). Hai ngày sau khi tôi nhập cung, Quang Tự và Từ Hi liên tiếp tạ thế. Mùng 9 tháng 11, tôi đăng cơ làm hoàng đế - hoàng đế cuối cùng của triều Thanh, hiệu Tuyên Thống. Chưa đầy 3 năm, cách mạng Tân Hợi diễn ra, tôi thoái vị.
- Ký ức của tôi bắt đầu từ khi thoái vị. Nhưng kể về nửa đời trước của tôi, nếu như kể về ông tôi và Thuần vương phủ trước tiên, mọi chuyện sẽ rõ ràng hơn.
- Đã từng có 3 toà Thuần vương phủ ở Bắc Kinh. Hàm Phong năm thứ 10, Thuần quận vương (19 tuổi) phụng chỉ lấy em gái của Ý quý phi Diệp Hách Na Lạp thị, theo lệ được phân phủ riêng, xuất cung. Phủ đệ mà ông nhận được nằm bên trong Tuyên Võ môn, bên bờ Đông hồ Thái Bình, là nơi toạ lạc của Học viện Âm nhạc trung ương bây giờ. Đây là toà Thuần vương phủ đầu tiên. Sau đó, khi Tải Điềm là hoàng đế, theo như lệ triều Ung Chính, "Hoàng đế phát tường địa" (hay còn gọi là Tiềm Long Để), thăng làm cung điện, hoặc bỏ trống, hoặc được phỏng theo cách Ung Vương phủ (nơi ở trước khi lên ngôi của hoàng đế Ung Chính) thăng làm Ung Hòa cung, đổi thành miếu thờ Bồ Tát. Vì nơi đây đã trở thành "tiềm long để" nên thái hậu Từ Hy đã đem tòa phủ Bối Tử (1) thưởng cho tổ phụ, lại cấp mười sáu vạn lượng bạc để tu sửa. Đây là tòa Thuần vương phủ thứ 2, mà theo như cách của một số người gọi là "Bắc phủ". Sau khi tôi làm hoàng đế, cha tôi làm Nhiếp chính vương giám quốc, vậy là càng có thêm một lý do để chuyển nơi ở. Vì vậy, Long Dụ thái hậu* quyết định xây dựng một vương phủ mới cho cha tôi. Tòa vương phủ thứ 3 này đặt ở Tây Uyển Tam Hải thuộc khu vực có Tử Quang Các. Trong những năm khởi nghĩa Vũ Xương bạo phát, cả ba tòa Thuần Vương phủ cũng vậy mà đi theo sự mạt vận của Thanh triều.

(1): Tước vị của Tông thất gồm có Thân vương, quận vương, bối lặc, bối từ, công, tướng quân,.. Bối tử phủ là cấp bậc phủ dành cho bối tử.

-Trong những năm mạt vận u ám của triều Thanh, cả gia đình Thuần vương đã làm nô bộc trung thành cho Từ Hi trong nửa thế kỷ, mà ông tôi, lại càng thêm trung thành với bà trong suốt cả đời

- Ông tôi là con trai của Đạo Quang hoàng đế với Trang Thuận Hoàng quý phi Ô Nhã thị, sinh vào năm Đạo Quang thứ 22, mất vào năm Quang Tự thứ 16. Theo như ngọc điệp của hoàng thất ghi chép: Thuần Hiền thân vương Dịch Hoàn trong 11 năm mà hoàng huynh của ông tại vị - tức Hàm Phong đế, ngoại trừ năm ông tôi 10 tuổi được phong làm quận vương theo lệ do Hàm Phong đế đăng cơ ra thì cũng không hề có thêm "ân điển" nào nữa. Nhưng trong nửa năm sau khi Hàm Phong đế băng hà, cũng là trong những tháng mà tôn hiệu Từ Hi thái hậu vừa xuất hiện, thì ông tôi liên tiếp được giao cho nhiều trọng trách: Đô thống của Chính Hoàng Kỳ Hán quân, Chính Hoàng Kỳ lĩnh thị vệ nội đại thần, Ngự tiền đại thần, Quản lý chuyện ở Thiện Bộc Doanh,...

- Trong năm ấy, ông mới chỉ có 21 tuổi. Một thanh niên mới 21 tuổi, lại có được những chức vụ lớn như vậy, đương nhiên là do có chị của thê tử làm hoàng thái hậu. Nhưng mọi chuyện cũng không đơn giản như vậy. Lúc tôi còn nhỏ đã từng nghe qua một câu chuyện. Vào một ngày, trong vương phủ có diễn một vở kịch. Khi diễn phân đoạn cuối cùng của vở "Trát Mỹ án", lục thúc Tải Tuần khi ấy còn nhỏ nhìn thấy Trần Thế Mỹ bị Bao Công chém đến mức máu tươi chảy đầm đìa thì sợ đến mức ngã ngồi xuống đất, khóc lớn. Ông tôi lập tức đứng dậy mắng: "Hoang đường! Lúc ta 21 tuổi đã từng tự tay "xử lý" Túc Thuận*. Nếu ngươi cứ thế này thì mai sau đảm đương chuyện quốc gia đại sự thế nào?" Thì ra, chuyện bắt gọn Túc Thuận là khởi điểm cho sự nghiệp huy hoàng của ông tôi.

(*): Năm 1861, đảo chính Tân Dậu. Dịch Hoàn về phe lưỡng cung thái hậu và Cung thân vương, bắt gọn phe phái của Túc Thuận. Túc Thuận là ai phần dưới đã giải thích

-  Chuyện này xảy ra vào năm 1861. Chiến tranh nha phiến lần 2  kết thúc trong sự cầu hòa. Hàm Phong đế, lúc trước trốn đến Nhiệt Hà, ốm bệnh  liệt giường. Trước khi lâm chung, ông triệu tập ba vị ngự tiền đại thần và năm vị quân cơ đại thần, lập đứa con trai 6 tuổi Tải Thuần làm Hoàng thái tử, còn bổ nhiệm họ làm tán tương chính vụ đại thần. Ngày thứ 2, Hàm Phong đế băng hà, tám vị cố mệnh đại thần theo di chiếu, đưa Tải Thuần lên kế vị, niên hiệu là Kỳ Tường, đồng thời nắm giữ triều chính trong tay.

(*) Quân cơ đại thần:

- Tám vị cố mệnh đại thần này lần lượt là
Di thân vương Tải Viên, Trịnh thân vương Đoan Hoa, Hiệp biện Đại Học sĩ Thượng thư Túc Thuận và các Quân cơ đại thần Cảnh Thọ, Mục Âm, Khương Nguyên, Đỗ Hàn và Tiêu Hữu Doanh. Trong đó, ba người có thực quyền là hai vị thân vương và một vị Hiệp biện đại học sĩ. Túc Thuận là người rất được trọng dụng dưới thời của Hàm Phong. Có người nói ông giỏi trọng dụng nhân tài, đã đề bạt và tiến cử Tả Tông Đường và Đại địa chủ người Hán sau này giúp triều đình trấn áp khởi nghĩa Thái Bình Thiên quốc - Tăng Quốc Phiên. Do ông trọng dụng người Hán, đám quý tộc vô cùng đố kị và ghen ghét ông. Có người nói trong những năm mà thanh thế của quân khởi nghĩa Thái Bình mạnh nhất, ông cũng chỉ nhận hối lộ, vơ vét tiền của của người Kỳ. Lại có người nói ông hung hãn tàn bạo, chuyên quyền, kết oán trong ngoài, gây ra mầm họa. Thực ra, nguyên nhân gốc rễ khiến Túc Thuận mắc phải họa sát thân là do phe phái của ông ta mâu thuẫn với phe phái mới hình thành. Nói cách khác, họ không biết rõ ràng về việc Cung Thân vương đang lôi kéo quan hệ với người Tây.

(1) Kỳ hay là người Bát Kỳ, cũng có thể hiểu là người Mãn

Cung thân vương Dịch Hân (1) trong những năm tháng Hàm Phong trị vì vốn không phải nhân vật được trọng dụng. Hàm Phong để Dịch Hân ở lại Bắc Kinh bàn chuyện nghị hòa, ấy vậy mà chuyện khổ sai này lại trở thành cơ hội tốt cho Dịch Hân. Dịch Hân đại biểu cho triều đình Thanh bàn chuyện nghị hòa với liên quân Anh Pháp, chấp nhận điều ước Bắc Kinh với những điều kiện làm nhục quốc thể lại rất được lòng giới Tây. Dịch Hân được sự tán thưởng của người Tây, đương nhiên sẽ không chịu ở dưới quyền đám người Túc Thuận, lại thêm sự xúi bẩy của các vương công đại thần vốn ghen ghét Túc Thuận từ trước, Cung thân vương Dịch Hân đã nóng lòng muốn thử rồi. Nhưng vào lúc này đột nhiên có người bí mật đem ý chỉ của hai vị thái hậu từ "Ly cung" tới.

(1) Dịch Hân (1832 - 1898) là hoàng tử thứ 6 của Đạo Quang, được phong làm Cung Thân vương năm Đạo Quang thứ 30. Nhờ có lần đàm phán với quân Anh- pháp mà ông được sự ủng hộ và tín nhiệm của các nước này, thuận lợi tiến hành chính biến. Sau đó, ông bắt đầu tham gia vào phong trào vận động Dương vụ, trở thành người đứng đầu phái Dương vụ. Nhưng sau đó, do dã tâm của ông khá lớn, ông và Từ Hi xảy ra mâu thuẫn, mà các nước Đế quốc chủ nghĩa cũng đã tìm được tay sai tốt hơn, liền mặc kệ ông. Thủ lĩnh phái Dương vụ do Lý Hồng Chương thay thế đứng đầu.

(*): Quan hệ giữa Dịch Hân và Hàm Phong đế: Theo thứ tự thì Dịch Trữ là Hoàng tứ tử, nhưng lại là con trai lớn nhất của Đạo Quang Đế vì cùng năm đó Hoàng trưởng tử mắc bệnh qua đời ở tuổi 23, Hoàng nhị tử và Hoàng tam tử lại mất sớm. Toàn Quý phi sinh con được 2 năm thì Đông Giai thị qua đời nên bà được sách phong .

Năm Đạo Quang 14 (), Hoàng quý phi được phong làm Kế hậu. Vì mẹ làm Hoàng hậu, Hoàng tứ tử Dịch Trữ nghiễm nhiên trở thành [Đích tử], thân phận cao quý, cộng thêm tài văn thơ và biết viết lách từ bé nên ông được Đạo Quang Đế coi trọng và sủng ái nhất trong các Hoàng tử. Năm Đạo Quang 20 (), ngày , Hoàng hậu qua đời, khi ấy Dịch Trữ chỉ mới 10 tuổi nên được cha giao phó cho Bát Nhĩ Tế Cát Đặc thị nuôi dạy.

Tĩnh Quý phi có con trai là , Hoàng tử thứ sáu của Đạo Quang Đế, kém Dịch Trữ 2 tuổi. Do đó, Dịch Trữ cùng Dịch Hân được nuôi lớn cùng nhau, bản thân Dịch Trữ cũng gọi Tĩnh Quý phi là Ngạch nương, cách gọi của mẹ ruột của người Mãn. Dịch Trữ cùng Dịch Hân, hai anh em xem nhau như ruột thịt, cùng một mẹ nuôi dưỡng về sau lại chính là quay ra giằng xé nhau tranh đoạt vị trí Trữ quân(người kế vị). (Nguồn: Wikipedia)

Hai vị thái hậu này lần lượt là hoàng hậu Nữu Hỗ Lộc thị của Hàm Phong, sau tôn hiệu Từ An, còn gọi Đông thái hậu, vị còn lại là Từ Hi, còn gọi Tây thái hậu. Tây thái hậu vốn chỉ là một cung nữ, may mắn hoài thai, sinh ra Tải Thuần - đứa con trai duy nhất của Hàm Phong mà dần dần được phong làm Quý phi. Mẹ quý nhờ con, sau khi con trai lên làm hoàng đế, bà được phong làm Thái hậu*. Không biết có phải do đã sắp xếp từ trước không mà bà vừa lên làm Thái hậu thì đã có Ngự sử* dâng tấu xin hai vị thái hậu "Thùy liêm thính chính". Đám người Túc Thuận ngay lập tức phản đối kịch liệt, nói rằng triều Thanh từ trước đến nay chưa từng có tiền lệ này. Chuyện này đối với Từ An thái hậu vốn không có dã tâm nên chẳng có gì đáng nói, nhưng lại gieo vào lòng Từ Hi một nỗi căm thù. Đầu tiên, Từ Hi làm cho Từ An tin rằng các vị cố mệnh đại thần này lòng dạ khó lường. Sau khi có được sự tin tưởng của Từ An, Từ Hi bí mật chuyển tin cho Cung thân vương, gọi ông tới Nhiệt Hà bàn bạc đối sách. Khi đó, mấy người Túc Thuận, để củng cố thế lực mà thiết lập nhiều biện pháp đề phòng Cung thân vương và Thái hậu ở Ly cung. Còn về chuyện hai thái hậu làm thế nào để thoát khỏi tai mắt của đám người Túc Thuận để liên hệ với Cung thân vương, có rất nhiều truyền thuyết khác nhau. Có người nói ý chỉ của Thái hậu là do một người đầu bếp bí mật mang tới Bắc Kinh. Cũng có người cho rằng Từ Hi trước tiên công khai trách mắng thái giám tâm phúc An Đức Hải, sau đó hạ lệnh giải ông ta tới Bắc Kinh nội đình xử lý, ý chỉ sẽ do An Đức Hải đưa tới Bắc Kinh. Tóm lại, ý chỉ cũng đã tới tay Cung thân vương. Cung thân vương sau khi nhận được tin lập tức dâng tấu xin được yết kiến hoàng đế. Đám người Túc Thuận dùng nhiều cách để ngăn Cung thân vương nhưng không thành công. Còn về cuộc gặp gỡ giữa Cung thân vương và Thái hậu, sau này có rất nhiều truyền thuyết. Có truyền thuyết nói, Cung thân vương hóa trang thành "Tát Mãn" (1), còn có truyền thuyết nói Cung Thân vương cố tình nói khích mấy người Túc Thuận, nói nếu như thúc tẩu gặp nhau không thỏa đáng thì mời ông vào giám sát cũng được. Túc Thuận nhất thời không biết nói gì, chỉ đành từ bỏ ngăn cản. Vẫn còn một cách nói nữa, đó chính là khi Cung thân vương vào tế bái linh vị Hàm Phong đế, Từ Hi thái hậu để An Đức Hải mang đồ ăn cho Cung thân vương, dưới đáy bát có ghi ý chỉ của Từ Hi. Tóm lại, không cần biết là truyền thuyết nào đáng tin cậy, dù sao Cung thân vương và Thái hậu cũng đã thương nghị xong hết. Kết quả là, khi hai vị thái hậu về Bắc Kinh liền phong Dịch Hân làm Nghị chính vương, tám vị cố mệnh đại thần đều bị xử lý. Hai vị thân vương bị ban cho tự tận, Túc Thuận bị chặt đầu, những người khác, người bị sung quân, người bị cấm túc. Niên hiệu của Tải Thuần cũng đổi thành "Đồng Trị", ý là cả hai vị thái hậu cùng tham gia triều chính. Từ đây bắt đầu thời kỳ 70 năm thùy liêm thính chính của Từ Hi dưới hai triều Đồng trị và Quang Tự. Ông tôi có công trong cuộc chính biến này là từ khi Từ Hi tróc nã Túc Thuận ở Bán Bích Điếm, ông tôi đã đưa "Tử cung" của Túc Thuận về kinh. Vì thế ông tôi mới có được những chức vụ như đã nói ở trên.

(1): +>Có người nói trong những năm đầu của Mãn tộc có một loại tông giáo tên là "Tát Mãn giáo". Lấy thiên đường làm thượng giới, là nơi các vị thần tiên sống, mặt đất là trung giới, là nơi nhân loại sinh sống, địa ngục là hạ giới, nơi ác quỷ sống. Thầy pháp là nam thì gọi là "Tát Mãn", thầy pháp là nữ thì gọi "Ô Đáp Hữu". Bọn họ trị bệnh cho người khác, miệng đọc chú ngữ, chân tay nhảy múa. Sau khi Mãn tộc nhập quan (tiến vào Sơn Hải quan), tông giáo này vẫn duy trì, nhưng chỉ giới hạn thầy pháp nữ mới thường được tiến cung.

(*): Lệ của triều Thanh: Hoàng hậu của tiên đế và phi tần mà sinh ra hoàng đế kế nhiệm đều được phong làm Thái Hậu: Thánh Mẫu và Mẫu Hậu Hoàng thái hậu

(*): Ngự sử: Chức vụ có nhiệm vụ can gián vua, hạch tội các viên quan trong triều
(đương nhiên nếu họ có lỗi :3)

(*) Thùy liêm thính chính: Buông rèm nghe chính sự.

*Chú thích của tác giả: đánh số

*Chú thích của người dịch: đánh *

 T sẽ sớm quay lại với phần 1.1.B :)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#puyi