NUOI RUOI LAY GIOI

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Kỹ thuật nuôi ruồi lấy giòi

Ruồi được biết đến là loài côn trùng dơ bẩn, gây bệnh và làm phiền con người. Tuy nhiên giờ đây, khi khoa học phát triển cùng với nhu cầu sản xuất, ruồi lại là vật nuôi có giá trị kinh tế cao. Mời bạn đọc tham khảo một số kinh nghiệm mà các nông dân ở Nội Mông, Trung Quốc chia sẻ trong chăn nuôi ruồi lấy giòi làm thức ăn cho gia cầm và các vật nuôi khác.

KỸ THUẬT NUÔI GIÒI RUỒI NHÀ TRONG LỒNG

Ấu trùng mà ruồi nhà sinh ra được gọi là giòi ruồi; là nguồn thức ăn gia súc hàm lượng protein động vật cao. Bột giòi ruồi nhà có thể làm thức ăn cho cá, bọ cạp, ễnh ương, chim, gà gô và rùa. Việc chăn nuôi ruồi nhà bao gồm nuôi ruồi giống và giòi ruồi và mục đích của nuôi ruồi là lấy trứng ruồi để nhân giống giòi ruồi.

1. Nuôi ruồi giống:

Vì biết bay nên ruồi giống phải nuôi trong lồng làm từ các khung thanh gỗ hình chử nhật 6.5cm x 90cm được phủ bở một lớp vải ni-lông hoặc lưới dây kim loại lỗ nhỏ với 1 của 1 bên để thuận khi cho ruồi ăn.

Mỗi lồng nên có có một chậu để thức ăn và một máng nước. Một lồng thể nuôi từ 40 đến 50 nghìn trùng ruồi. Thức ăn cho ruồi giống: Ép giòi tươi, lấy 9,5g nước giòi và 5g men bia rượu, thêm 155 ml nước sôi để nguội rồi trộn lẫn với nhau. Đầu tiên, chúng ta nên đặt trứng có mùi thơm vào trong một đồ đựng thức ăn nhỏ bằng gốm màu trắng. Đường đỏ và nước cũng được đặt vào trong lồng. Thay đổi thức ăn và nước uống hằng ngày, giữa máng nước sạch sẽ và kiểm soát nhiệt độ ngoài phòng ruồi giống từ 24-30oC và độ ẩm tương đối từ 50 đến 70%.

Chăn nuôi ruồi giống là cho nhộng ruồi vào lồng ruồi giống sau khi đã làm sạch lồng; tiến hành cung cấp thức ăn và nước uống ở 5% giai đoạn nở trứng và cho ruồi giống vào lọ đẻ trứng trong vòng 3 ngày sau khi giao phối. Đặt chất thu hút côn trùng lọ ở mức 2/3 chiều cao của lọ. Chất hấp dẫn có thể là cám bột mì hoặc thức ăn của heo,gà trộn với dịch lỏng loãng ammoniac hoặc axit cacbonat và một ít nước. Thu trứng 1 hoặc 2 lần mỗi tuần và đặt trứng và chất thu hút côn trùng cùng nhau trong phòng nuôi ấu trùng.

2. Nuôi giòi ruồi:

1) Dụng cụ nuôi: Bình hay chậu được dùng để đo nuôi với số lượng ít trong khi bể có thể dùng cho qui mô lớn. Tạo một bể kích thước 1,2m x 0,3m x 0,4m lót đáy bằng gạch, trát xi măng quanh thành bể và lắp 1 khung gỗ trùm lưới đồng mỏng hoặc màn bằng vải lụa trên miệng bể.

2) Môi trường (chất nền) nuôi ấu trùng: Chúng ta có thể sử dụng xác chim, súc vật hoặc, bã mía, cặn đậu nành hay phế phẩm đồ giết mổ tại gia. Môi trường nuôi phải chứa 65 đến 70% thể tích là nước với độ PH 6.5 đến 7. Bể nuôi rộng 1m­2 có thể cho môi trường nuôi nặng 20 đến 40kg với độ dày 4-5cm và đủ cho 200 đến 250 nghìn trứng ruồi trọng lượng 20 đến 25g.

Khi nhân giống, chúng ta có thể rải trứng ruồi đề trên bề mặt chất nền. Giữ phòng nuôi tối và kiểm soát nhiệt độ chất nền 25 đến 35oC. Nhiệt độ lớp chất nền sẽ giảm xuống và dung tích sẻ giảm sau vài ngày sau nuôi cấy, do vậy chúng ta nên bổ sung thức ăn mới tùy theo khối lượng và tình trạng phát triển của ấu trùng.

3) Tách và thu ấu trùng: Một ấu trùng đơn có thể phát triển lên 20 đế 25mg sau 4 đến 5 ngày đêm ở nhiệt độ 20-30oC và có xu hướng trưởng thành. Ngoại trừ trùng giống để gây giống, số còn lại được tách ra và thu lại theo cách sau đây:

1- Phân tách bằng tia sáng mạnh: Vì giòi sợ ánh sáng mạnh nên chúng ta có thế chiếu ánh sáng mạnh trực tiếp vào chúng, lấy vật liệu nuôi cấy theo từng lớp một khi giòi chui xuống khỏi lớp bề mặt và chúng ta có thể thu một khối lượng lớn giòi ruồi ở dưới đáy.

2- Tách ướt: Rải giòi và các chất nuôi cấy còn lại vào chuồng gà và quét sạch những gì còn lại sau khi gà ăn hết giòi tươi. Khi được dùng làm thức ăn gia súc, giòi tươi thường thích hợp cho các loài gia cầm. Bột giòi khô cũng có thể làm thức ăn cho gia cầm; tạo bột khô bằng cách đun cho giòi khô chết, phơi khô dưới ánh sáng mặt trời, nghiền thành bột và trộn chung với thức ăn phụ khác.

KỸ THUẬT NUÔI LỒNG RUỒI VÔ TRÙNG

Ruồi là một trong "4 con vật phiền toái' có làm lây lan bệnh tật. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ, khả năng sinh sản đầy ngạc nhiên và nguồn dinh dưỡng dồi dào của nó không chỉ mang lại một nguồn thức ăn chăn nuôi giàu dinh dưỡng bậc nhất vô tận cho ngành chăn nuôi mà nó còn giúp đa dạng hóa các sản phẩm hóa học, sinh hóa, thuốc trừ sâu, chăm sóc sức khỏe và y dược.

Theo kết quả tính toán, bột giòi ruồi khô chứa 59-65% protein thô, 12% chất béo và 14,83% amino axit, gấp 3 lần so với nguồn thức ăn từ cá. Bổ sung giòi tươi vào chăn nuôi có thể tăng năng suất cá lên 22%, trứng gà 17-25%, và tăng tốc độ sinh trưởng của heo lên 19,2 - 42% và có thể tiết kiệm được 20-25% lượng thức ăn. Các phòng nuôi giòi đều được xây thiết lập ở hầu hết các nông trại ở Xô Viết cũ. Vì kỹ thuật nuôi đơn giản, chi phí thấp và lợi ích kinh tế thấy rõ, đây cũng là phương pháp rát thực tế với nông dân ở đất nước chúng tôi.

1. Môi trường sống của ruồi nhà:

Quá trình sinh trưởng của ruồi nhà được chia làm 4 giai đoạn: Trứng -> giòi -> nhộng -> ruồi; mỗi thế hệ cách nhau 12-15 ngày và nó có thể sinh sản ra 24 thế hệ mỗi năm. Trứng mất 12-24 giờ để trở thành giòi, mất 5-7 ngày để giòi hóa nhộng và 3-5 ngày để nhộng biến thành ruồi.

Ruồi đực sẽ đực sẽ chết ngay sau khi giao hợp nhưng ruồi cái có thể sống trong vòng 30-60 ngày và đẻ 1500 trứng trong cả cuộc đời nó. Nếu điều kiện phù hợp, một cặp ruồi nhà có thể sinh ra 200 tỷ con non mỗi 1 mùa hè.

2. Nuôi ruồi giống;

1) Phòng nuôi ruồi giống: Không khí bên trong phòng phải sạch, nhiệt độ nên giữ ở 24-30oC, độ ẩm tương đối 50%-70% với trên 10 giờ chiếu sáng. Lồng ruồi, nhiệt kế, độ ẩm kế, các thiết bị sưởi ấm, thoát khí nóc cần được lắp đặt trong phòng này.

2) Làm lồng ruồi:

Tạo một lồng ruồi hình vuông, cao rộng 50cm bằng dây thép dày hay thanh gỗ/tre bọc bởi một tấm lưới sợi nhựa với một lỗ tròn đường kính 20cm ở một bên và nối với cửa có ống dài 30cm buộc chặt. Đặt ba lớp lồng thẳng đứng trên giá lồng, mỗi lồng nuôi từ 10 đến 15 ngàn con ruồi.

3) Nguồn ruồi giống:

Mẻ ruồi vô trùng đầu tiên có thể lấy từ khu trình diễn hoặc nuôi bằng ruồi dại. Phương pháp là thúc đẩy giòi thành nhộng hoặc chọn những con nhộng to, bụ bẫm (không phải là ruồi to đầu) từ các con nhộng vô trùng nhặt ra và cho chúng vào lồng để chúng có thể trở thành ruồi giống vô trùng.

4) Phương pháp nuôi:

Mục đích của việc nuôi bằng lồng là để cho ruồi cái đẻ trứng cùng nhau. Có 4 chiếc khay hoặc ca đựng với các chức năng khác nhau trong lồng. Một khay nước để ruồi uống nên thay hằng ngày. Một khay đựng thức ăn bao gồm nước ép từ giòi vô trùng, đường đỏ, men rượu, chất khử trùng và nước, cũng nên thay hằng ngày. Một khay đẻ trứng chứa hỗn hợp cám lúa mì, nước và chất thu hút côn trùng thu hút ruồi cái đến để trứng cùng nhau, thay đổi cái mới khi chuyển hỗn hợp và trứng sang nuôi ấu trùng. Khay còn lại là khay nở trứng dữ nhộng giống sẵn sàng nở trứng khi chuyển tiếp thế hệ.

5) Loại bỏ ruồi giống:

Thực thiện phương pháp nuôi vào-ra toàn bộ. Ruồi giống 20 ngày tuổi nên giết bỏ toàn bộ rồi chế biến thành bột ruồi dự trữ. Sau khi được tẩy uế, lồng ruồi sẽ được sử dụng để nuôi mẻ ruồi giống mới.

3. Nuôi giòi:

1) Phòng nuôi giòi: Tương tự như phòng nuôi ruồi giống, phòng nên ở nhiệt độ 25-35oC độ ẩm 65% -70%, phòng cũng cần trang bị các giá nuôi giòi, chậu nuôi giòi, máy đo độ ẩm và mấy sưởi ấm. Ấu trùng này sợ ánh sáng nên không cần chiếu sáng.

2) Phương pháp nuôi: Đặt lớp thức ăn hỗn hợp dày 5-8cm chủ yếu chứa chất thải chim hay súc vật trên chậu nuôi giòi với độ ẩm 65% -70%. Rồi trong tỷ lệ 1 kg thức ăn, cho 1 g trứng mà sau đó sẽ trở thành giòi trong vòng 8-12 tiếng, 1 kg phân heo có thể nuôi đủ ½ kí lô giòi.

3) Tách giòi:

Năm ngày sau khi nuôi, giòi lớn lên, ngoại trừ con giống để lai để nở trứng, số giòi còn lại nên thu lại để làm thức ăn chăn nuôi và thu thập theo cách "chiếu ánh sáng cường độ mạnh" hay "phương pháp giảm ô-xy" để giòi chui ra khỏi thức ăn. Giòi tươi có thể thay thế cho cá để sản xuất thức ăn chăn nuôi sau khi đã được sấy khô bằng lửa và chế biến thành bột giòi.

4) Lựa chọn và bảo quản ruồi giống:

Sau giòi biến thành nhộng, áp dụng phương pháp chiếu sáng để tách nhộng khỏi thức ăn rồi chọn những con nhộng to, bụ bẫm làm giống. Nhộng chưa dùng ngay có thể bảo quản trong tủ lạnh trong vòng 15 ngày. Nhộng giống nên được chuyển sang phòng bảo quản nhiệt vào mùa đông.

PHƯƠNG PHÁP NUÔI GIÒI RUỒI NHÀ ĐẠI TRÀ

1. Điều kiện cơ bản để nuôi giòi ruồi nhà

Điều kiện tự nhiên: Nhiệt độ là một những điều kiện tiên quyết cho việc nuôi ruồi nhà. Những nơi có nhiệt độ không khí quanh năm trên 25℃ không nhiều trên đất nước chúng tôi và nhiệt độ vùng phía nam hiếm khi có thể đạt được 25℃ vào mùa đông khi mà ruồi ngừng sinh sản hoặc chuyển sang tình trạng ngủ đông, không ăn uống và di chuyển.

Rõ ràng thời gian bị hạn chế nếu chăn nuôi ruồi phải lệ thuộc vào nhiệt độ. Chúng ta phải đầu tư chi phí để thiết lập các phòng bảo quản nhiệt hoặc nhà kính có của sổ trời che nắng, mưa để nuôi được suốt cả năm. Nhà kính chỉ nên dùng để nuôi theo mùa. Sẽ không hiệu quả nếu chúng ta nuôi trong nhà kính khi mà nhiệt độ không thể đạt các yêu cầu vào lúc đêm khuya, mùa đông khắc nghiệt hay sáng sớm mùa xuân.

2) Nuôi giòi ruồi nhà: thức ăn cho giòi ruồi phải là đồ dư thừa rẻ tiền, nó có thể là phân gà do những người nuôi gà cung cấp, nếu 1,5 kg phân gà có thể nuôi được 0,5 kg giòi, và việc nuôi giòi sinh sản sẽ cần một khối lượng lớn thức ăn giòi rẻ tiền này. Nếu bạn mua nước mắm thừa, bã đậu nành hay các dư thừa khác, chi phí có thể cao hơn rất nhiều và kết quả thu được không tương xứng.

3) Khả năng tự tiêu thụ: Việc chăn nuôi giòi ruồi sinh sản đòi hỏi khả năng tự tiêu thụ. Hiện tại, có rất ít các cơ sở mua các sản phẩm giòi ruồi hoặc các đơn vị chế biến giòi và nhộng ruồi. Do đó, nuôi giòi ruồi sinh sản đòi hỏi bạn phải là một người chăn nuôi gia cầm hoặc cá để tái sản xuất và tái tiêu thụ nhằm giảm chi phí thức ăn cho các loại vật nuôi này cũng như tăng hiệu kinh tế chăn nuôi.

2. Chọn vị trí nuôi:

Nuôi giòi ruồi sẽ rất mất vệ sinh nếu nuôi đại qui mô lớn, do vậy chúng ta nên xem xét các điểm sau đây khi lựa chọn vị trí nuôi:

1) Tránh xa khu dân cư: Chúng ta không thể tiến hành nuôi giòi ruồi trước sân vườn trong khu dân cư vì nhìn chung sân vườn không đủ lớn để thiết lập qui mô chăn nuôi và khi phân gà và các chất cặn bã khác được chất thành đống trươc sân, ruồi sẽ bay cả vào nhà, cắn và bò lung tung, làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

2) Lưu ý đến hướng gió suốt cả năm: Chúng ta nên chú ý đến hướng gió chủ đạo của địa phương trong suốt cả năm và xác định vị trí nuôi giòi ruồi ở vị trí khuất gió để tránh mùi khó chịu thổi vào phòng nuôi và chuồng gà và ảnh sức khỏe người nuôi cũng như sự phát triển khỏe mạnh của gà.

3) Tránh xa nguồn nước: Vị trí nuôi giòi ruồi giếng nước và nguồn nước công cộng để nước thải không thấm vào đất rồi có thể làm ô nhiễm nguồn nước và ảnh hưởng đến nước uống của gà.

4) Khu chất đống chất dư thừa: Khu nuôi giòi ruồi cao cần phải có một vùng đặc biệt để chứa phân gà và chất thừa trong chăn nuôi giòi ruồi để tránh ô nhiễm môi trường.

3. Cấu trúc của phòng nuôi và mái che:

Diện tích phòng duy trì nhiệt vá mái che được tính bằng m2/kg giòi ruồi. Nếu phòng hay lồng che quá rộng, duy trì nhiệt không phải là điều dễ dàng. Nếu quá nhỏ, đầu ra sẽ không thể được đảm bảo. Đây là một vấn đề lớn trong chăn nuôi giòi ruồi và có liên đới đến vấn đề đầu tư.

Nếu tài chính cho phép, bạn có thể xây dựng 1 phòng giữ nhiệt có mái chống lạnh để nuôi giòi quanh năm. Nếu ngân khố hạn hẹp, nuôi bằng lồng che theo mùa có thể áp dụng được. Cách nuôi ngoài trời đơn giản sẽ bị tác động từ nhiệt độ không khí và nước mưa. Thời gian nuôi ở miền nam sẽ lâu hơn trong khi miền bắc ngắn hơn. Phương pháp nuôi này sẽ không thể đảm bảo được đầu ra và vệ sinh, do vậy không phù hợp để tiến hành. Những điểm dưới đây cần lưu ý để xây dụng phòng và lồng nuôi năng suất cao:

1) Mái chống lạnh và duy trì nhiệt: Để bảo đảm nhiệt độ trong phòng hay mái che trên 25℃, tường bên đòi hỏi môt độ dày nhất nhất định, cửa chính của sổ phải khít. Thiết bị duy trì nhiệt và điều chỉnh nhiệt là rất cần thiết trong phòng nuôi. Thiết đị đó không phù hợp với mái che bằng nhựa vì nhiệt độ bên trong quá cao vào mùa hè và đạt 25℃ vào mùa đông.

2) Chống mưa-nắng: Nuôi trong lồng che phải là mái chống thấm nước mưa để tránh cho môi trường nuôi giòi ruồi bị ảnh hưởng. Cố gắng tránh ánh nắng vào mùa hè để thức ăn của giòi không bị khô cứng mà có thể gây chết cho giòi ruồi. Cấu trúc cụ thể, qui mô và hình dáng phòng hay lồng che có thể điều chỉnh phù hợp với điều kiện địa phương, không cần cố định, chỉ cần thích hợp là được.

4. Quản lý nuôi giòi thương phẩm:

Việc quản lý nuôi giòi ruồi có thể chia làm 2 phần: Thu hút ruồi vào đẻ trứng và chăm giòi. Thường thì ruồi cái đẻ trứng ở một nơi riêng biệt nhiều thức ăn hoặc một nơi được bảo vệ an toàn cho đẻ trứng. Hiểu được môi trường sống của ruồi cái, chúng ta có thể bỏ chất dinh dưỡng (chất dư thừa như xương, nước soup, lòng cá, vỏ dưa hấu, cám lúa mì, nước mía, v.v) vào nắp nhựa hình vuông và có thể đóng chai, bỏ vào thùng chứa ở một nơi tách biệt để thu hút ruồi đến đẻ và khi trứng biến thành giòi, chuyển giòi sang phân gà để giòi phát triển. Để quản lý thức ăn trong quá tình nuôi giòi chúng ta nên biết khi thì giòi trưởng thành chúng sẽ ăn thức ăn và khi chúng bắt đầu chui xuống đất để biến thành nhộng, thu hoặc tách ngay lúc đó.

Chăn nuôi giòi ruồi có thể chia làm 2 loại khô và ướt: Nuôi kiểu khô là rải phân gà trên một tấm ni-lông hoặc sàn xi măng rộng 80cm, cao 15m và chiều dài không hạn chế. Sau khi chuyển giòi ruồi hay giòi sắp nở lên trên đó, nước để giữ ở nhiệt độ nhất định để trứng hay giòi ấu trùng được ấp và phát triển.

Kiểu nuôi ướt là xây 1 chiếc bể không thấm nước chiều sâu 60-80cm chiều dài không hạn chế ở trong phòng hay mái che, cho nước vào và để phân gà và hỗn hợp xuống đó để và trộn với bùn và chuyển trứng ruồi đến đẻ chúng biến thành giòi và phát triển. Đối với cả hai cách nuôi khô và ướt, khi giòi ruồi phát triển, chúng ta có thể làm sạch chất dư thừa và thay mới phân gà đều đặn để tăng sản lượng.

5. Xử lý và bảo quản giòi ruồi:

Khi thu hoặc tách giòi ruồi, giòi nên được để vào nước nóng và nấu đến chết. Sau đó lấy ra giòi ra phơi dưới ánh sáng mặt trời hoặc sấy bằng lửa hoặc trộn với bắp xay làm thức ăn trực tiếp. Nếu giòi tươi được trộn với bột bắp, chúng không thể để lâu vì có thể bị thối rữa và hư hỏng. Giòi ruồi cho sản lượng lớn hàng ngày và có thể nghiền nhỏ say khi phơi nắng để kiểm soát được độ ẩm cho thời gian bảo quản lâu hơn. Khi chế biến giòi ruồi, nhặt ra những con chết, thối rữa để tránh ảnh hưởng đến chất lượng bột giòi.

MỘT VÀI LƯU Ý TRONG CHĂN NUÔI RUỒI:

1. Là một loại côn trùng có hại, ruồi là đối tượng loại bỏ của cơ quan bản vệ môi trường và ngăn ngừa bệnh dịch. Do đó, tốt hơn là nên nghiên cứu kỹ các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến quá trình sản xuất trứng ruồi.

1. Các đơn vị sản xuất phải chú ý đến vệ sinh môi trường của cơ sở cũng như môi trường xung quanh, kiểm tra cẩn thận, làm sạch nước thải, hầm chứa và rác có thể gây ô nhiễm môi trường, từng bước thiết lập môi trường giống vườn tại xí nghiệp và môi trường lân cận để giữ cân bằng sinh thái.

3. Trong thời gian sản xuất và chăn nuôi, tất cả các bể chứa thức ăn và bể trộn phải được đậy nắp để tránh cho ruồi trưởng thành đẻ trứng và sinh sản bên ngoài.

4. Trong phòng nuôi trùng ruồi, ruồi phải được nhốt trong lồng thay vì để trong phòng và kiểm soát tốt để trùng ruồi không có cơ hội thoát ra khỏi lồng.

5. Cửa sổ cửa chính, ống dẫn vòa phòng nuôi giòi phải được lắp đặt với màn chắn sao cho ruồi không thể bay ra ngoài và bay vào phòng nuôi giòi và giòi phải giữ trong hộp thay về để trong phòng.

6. Bảo quản và lưu giữ trùng giống phải được kiểm soát nghiêm ngặt để tránh nở trứng không mong muốn hoặc để thoát trùng ruồi ra môi trường.

7. Chúng ta phải nhớ cải thiện và xóa bỏ dần ô nhiễm không khí trong phòng nuôi và cả khu vực doanh nghiệp nuôi ruồi.

L.H (Inner Mongolia Eco-Breeding)

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro