nv và nd of hệ thống giám sát

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 25: Trình bày được nhiệm vụ cơ bản và nội dung hoạt động của hệ thống giám sát.

a.Nhiệm vụ

(1) Xác định mục tiêu cụ thể của mỗi cuộc giám sát, các thông tin cần có và kế hoạch cho giám sát

(2) Tập hợp các dữ kiện

− Sắp xếp theo các đặc trưng: Con người, không gian, thời gian.

− Tính các tỷ lệ, tỷ suất.

− Trình bày: Bảng biểu, đồ thị, bản đồ,...

(3) Xử lý số liệu

Theo quy luật và có ý nghĩa thống kê.

(4) Phân tích phiên giải theo mục tiêu

− Xác định quần thể có nguy cơ.

− Xác định mức trầm trọng của bệnh.

(5) Hình thành giả thuyết nhân - quả.

(6) Kiểm định giả thuyết.

(7) Đề xuất biện pháp can thiệp.

(8) Đánh giá hiệu quả của các biện pháp đó.

(9) Làm báo cáo về một giám sát.

(10) Đánh giá hệ thống giám sát

− Về dữ kiện giám sát: Chính xác?, đầy đủ?, thời gian?

− Hiệu quả thực tế của các dữ kiện giám sát?

− Mục tiêu giám sát?

− Những yêu cầu mới sau khi giám sát.

b.Nội dung

a) Dữ kiện về dân cư, môi trường

- Cơ cấu dân cư ở khu vực giám sát: Tháp tuổi, nghề nghiệp,...

− Tình hình kinh tế xã hội: Thu nhập chủ yếu của cộng đồng, nguồn nước, thực phẩm sẵn có, những yếu tố về công nghiệp, tình trạng vệ sinh môi trường. Những thói quen tốt và không tốt.

− Điều kiện địa lý, khí hậu, thời tiết cũng có ảnh hưởng đến tình hình phân bố bệnh tật như bệnh bướu cổ, sốt rét hay gặp ở vùng núi cao,...

− Các ổ chưa tự nhiên.

− Giám sát các bệnh do động vật truyền sang người.

− Các thông tin về cơ cấu tổ chức mạng lưới y tế. Cơ sở vật chất.

b) Thu thập số liệu thích hợp để giám sát bệnh

Ở nước ta hiện nay đang chỉ giới hạn về thông báo các bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên những thông báo về tai nạn giao thông, và các vấn đề khác cũng đang được triển khai.

− Phát hiện báo cáo dịch: Cán bộ cơ sở.

− Thông báo giám sát theo dõi đặc biệt: Tả, sốt xuất huyết, viêm não Nhật bản,..

− Báo cáo tỷ lệ mắc vào viện.

− Các thông báo khác.

c) Giám sát theo dõi trên thực địa

− Phối hợp các chuyên khoa khác nhau để quan sát, phát hiện đầy đủ tình hình phát triển của bệnh dịch tại hoặc tiên lượng trong tương lai.

− Kiểm tra nguồn, đường, và tình trạng cảm thụ trong dân cư.

d) Giám sát trong phòng xét nghiệm

− Phân lập, định loại tính chất sinh thái học tác nhân gây bệnh.

− Tìm đường lây: xét nghiệm mẫu nước, thực phẩm,...

− Phát hiện sự biến đổi kháng nguyên, sự xuất hiện kháng thể mới,

− Nghiên cứu sự thay đổi tính chất sinh thái học của tác nhân.

− Sự đáp ứng với phương pháp điều trị mới.

− Xác định mức lưu hành và lan rộng của tác nhân: xét nghiệm huyết thanh, xem xét tình trạng miễn dịch tự nhiên và nhân tạo => phương pháp điều trị: Vaccine.

e) Nghiên cứu Sinh thái học

Nghiên cứu giữa cơ thể sống với môi truờng.

f) Giám sát trong công trình nghiên cứu.

Có thể sử dụng các kết quả nghiên cứu để thu thập thêm thông tin cho công tác giám sát.

g) Giám sát dự báo

Dựa vào các số liệu dịch tễ học, huyết thanh học có thể dự báo đươc dịch có khả năng xảy ra ở đâu, khi nào để có thể can thiệp kịp thời.

h) Giám sát phòng bệnh

Khả năng phòng ngừa sự xuất hiện của một bệnh có thể thực hiện được nếu người ta có những số liệu dịch tễ về bệnh đó. Điều này đặc biệt quan trọng đối với quốc phòng hay việc di dân. Nếu người ta biết được những bệnh hoặc các dữ kiện khác có thể xuất hiện khi đưa người từ vùng khác đến hoặc những người mới đến có nguy có mang những bệnh gì cho cộng đồng để từ đó có biện pháp dự phòng cho cả hai phía.

i)Sử dụng kết quả giám sát: để phòng và chống các bệnh nhiễm khuẩn.

k) Trình bày dự án khống chế và phòng bệnh

Khi có kết quả giám sát, người ta có thể đưa ra các biện pháp dự phòng và kế hoạch đánh giá cho dự án can thiệp đó

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#huongxjnh