o nhiem moi truong

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hiện trạng ô nhiễm đất

Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005 :

- Ô nhiễm do sử dụng phân hóa học: sử dụng phân bón không đúng kỹ thuật trong canh tác nông nghiệp nên hiệu lực phân bón thấp, có trên 50% lượng đạm, 50% lượng kali và xấp xỉ 80% lượng lân dư thừa trực tiếp hay gián tiếp gây ô nhiễm môi trường đất. Các loại phân vô cơ thuộc nhóm chua sinh lý như K2SO4, KCl, super photphat còn tồn dư axit, đã làm chua đất, nghèo kệt các cation kiềm và xuất hiện nhiều độc tố trong môi trường đất như ion Al3+, Fe3+, Mn2+ giảm hoạt tính sinh học của đất và năng suất cây trồng.

- Ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật: Thuốc bảo vệ thực vật có đặc điểm rất độc đối với mọi sinh vật; tồn dư lâu dài trong môi trường đất- nước; tác dụng gây độc không phân biệt, nghĩa là gây chết tất cả những sinh vật có hại và có lợi trong môi trường đất. Theo các kết quả nghiên cứu, hiện nay, mặc dù khối lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ở Việt nam còn ít, trung bình từ 0,5-1,0 kg ai/ha/năm, tuy nhiên, ở nhiều nơi đã phát hiện dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong đất.

- Ô nhiễm chất thải vào môi trường đất do hoạt đọng công nghiệp: kết quả của một số khảo sát cho thấy hàm lượng kim loại nặng trong đất gần các khu công nghiệp đã tăng lên trong những năm gần đây. Như tại cụm công nghiệp Phước Long hàm lượng Cr cao gấp 15 lần so với tiêu chuẩn, Cd cao từ 1,5 đến 5 lần, As cao hơn tiêu chuẩn 1,3 lần.

Ảnh hưởng đến môi trường

Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia 2005 :

Sự tích tụ cao các chất độc hại, các kim loại nặng trong đất sẽ làm tăng khả năng hấp thụ các nguyên tố có hại trong cây trồng, vật nuôi và gián tiếp gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe con người.

Do sử dụng nhiều hóa chất trong nông nghiệp, hiện nay tình hình ngộ độc thực phẩm do các hóa chất độc, trong đó có thuốc bảo vệ thực vật vẫn diễn ra phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Theo thống kê của Cục an toàn vệ sinh thực phẩm năm 2004 có 145 vụ ngộ độc ( trong đó thực phẩm độc chiếm 23%, hóa chất 13%) với 3580 người mắc, có 41 người tử vong.

Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất

Các biện pháp hạn chế ô nhiễm đất Phát triển nền nông nghiệp bền vững cũng là một chiến lược bảo vệ môi trường đất, đặc biệt ở miền núi. Đặc trưng cơ bản của hệ thống nông nghiệp bền vững là hướng tới các mục tiêu cơ bản sau:

·                    Nâng cao lợi ích của sản xuất nông nghiệp như đảm bảo một số lượng nông nghiệp tương xứng, đáp ứng được nhu cầu sống của lượng dân số mà hệ thống đó hướng tới

·                    Tăng năng suất nông nghiệp thông qua việc tăng cường sử dụng các kiểu gen có năng suất cao, chống chịu sâu bệnh và thích ứng các điều kiện khó khăn, duy trì độ phì của đất, tính đa dạng của cây trồng, áp dụng luân canh cây trồng, sử dụng hệ thống cây hàng năm, cây lâu năm, nghề cá, chăn nuôi tổng hợp

·                    Bảo vệ và cải thiện môi trường sống cho con người và các sinh vật khác như chống ô nhiễm nguồn nước, giảm và loại bỏ sử dụng chất độc để trừ sâu bệnh, giảm sử dụng phân khoáng

·                    Tăng cường các hoạt động phi nông nghiệp khác, tạo thêm công ăn việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng … nhằm nâng cao dần đời sống người dân

·                    Đối với Việt Nam phát triển các hệ thống nông nghiệp bền vững cần chú ý:

Nuoc

b) Ô nhiễm nhân tạo

ii. Từ các hoạt động công nghiệp:

Nước thải công nghiệp (industrial wastewater): là nước thải từ các cơ sở sản

xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Khác với nước thải sinh

hoạt hay nước thải đô thị, nước thải công nghiệp không có thành phần cơ bản giống

nhau, mà phụ thuộc vào ngành sản xuất công nghiệp cụ thể. Ví dụ: nước thải của

các xí nghiệp chế biến thực phẩm thường chứa lượng lớn các chất hữu cơ; nước thải

của các xí nghiệp thuộc da ngoài các chất hữu cơ còn có các kim loại nặng, sulfua,...

Người ta thường sử  dụng  đại lượng PE (population equivalent)  để so sánh

một cách tương đối mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp với nước thảiđô thị. Đại lượng này được xác định dựa vào lượng thải trung bình của một người

trong một ngày  đối với một tác nhân gây ô nhiễm xác  định. Các tác nhân gây ô

nhiễm chính thường  được sử  dụng  để so sánh là COD (nhu cầu oxy hóa học),

BOD5 (nhu cầu oxy sinh hóa), SS (chất rắn lơ lửng).

Ví dụ: Tính PE của nguồn nước thải có lưu lượng là 200 m3/ngày, nồng độ

BOD5 của nước thải là 1200 mg/L. Lượng BOD5 trung bình do một người thải ra

trong một ngày là 50 g/người.ngày.

 Như  vậy, xét đối với thông số BOD5, nước thải của nguồn thải này tương

đương với nước thải của một khu dân cư có 4800 người.

Có nhiều hoạt  động sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm nước, trong  đó chủ

yếu là:

3 Do các hoạt động sản xuất: Hiện nay trong tổng số 134 khu công nghiệp,

khu chế xuất đã  đi vào hoạt  động ở  nước ta mới chỉ có 1/3 khu công nghiệp, chế

xuất có hệ thống xử lý nước thải. Nhiều nhà máy vẫn dùng công nghệ  cũ, có khu

công nghiệp thải ra 500.000 m3 nước thải mỗi ngày chưa qua xử lý. Chất lượng

nước thải công nghiệp đều vượt quá nhiều lần giới hạn cho phép. Đặc biệt là nước

thải các ngành công nghiệp nhộm, thuộc da, chế biến thực phẩm, hóa chất có hàm

lượng các chất gây ô nhiễm cao, không được xử lý thải trực tiếp vào hệ thống thoát

nước đã làm cho nguồn nước bị ô nhiễm nặng.

3 Do khai thác khoáng sản: Trong việc khai khoáng công nghiệp thì khó

khăn lớn nhất là xử lý chất thải dưới dạng đất đá và bùn. Trong chất thải này có thể

có các hóa chất độc hại mà người ta sử dụng để tách quặng khỏi đất đá. Trong chất

thải ở các mỏ thường có các hợp chất sulfid-kim loại, chúng có thể  tạo thành axít,

với khối lượng lớn chúng có thể gây hại đối với đồng ruộng và nguồn nước ở xung

quanh. Bùn từ các khu mỏ chảy ra sông suối có thể gây ùn tắc dòng chảy từ đó gây

lũ lụt. Một lượng chất thải rất lớn bao gồm chất thải rắn, nước thải và bùn thải hàng

năm, không được quản lý và xử lý, gây ô nhiễm môi trường.

3 Hiện tượng ô nhiễm và lắng  đọng trầm tích  ở các sông và biển do khai

thác khoáng sản cũng có thể đe dọa đến đa dạng sinh học trong các thủy vực, đe dọa

đến sức khỏe của người dân gần đó, và xa hơn nữa là làm ảnh hưởng đến các cộng

đồng sống phụ thuộc vào nguồn nước. Các chất thải có thể làm bẩn các nguồn nước

dự trữ khác như các túi nước ngầm. Xói lở  từ các mái dốc không có rừng bao phủ

làm các con sông đầy ắp bùn phù sa và làm tăng khả năng lũ  lụt. Khai thác khoáng

sản gần các lưu vực sông,  đặc biệt là mỏ than hầm lò càng làm tăng thêm những

nguy cơ tai nạn do bị ngập lụt.

3 Từ các lò nung và chế biến hợp kim: Trong quá trình sản xuất và chế biến

các loại kim loại như đồng, nicken, kẽm, bạc, kobalt, vàng và  kadmium, môi trường

bị ảnh hưởng nặng nề. Hydrofluor, Sunfua-dioxit, Nitơ-oxit khói độc cũng như các

kim loại nặng như chì, Arsen, Chrom, Kadmium, Nickel, đồng và kẽm bị thải ra môi

trường.Một lượng lớn axít-sunfuaric được sử dụng để chế biến. Chất thải rắn độc hại

cũng gây hại đến môi trường. Thông thường con người hít thở các chất độc hại này

hoặc chúng thâm nhập vào chuỗi thực phẩm. Bụi mịn gây hại nặng nề và ảnh hưởng

tới nguồn nước. Ô nhiễm nước và hậu quả của nó

Hàm lượng nước thải của các ngành công nghiệp này có chứa xyanua (CN-)

vượt đến 84 lần, H2S vượt 4,2 lần, hàm lượng NH3 vượt 84 lần tiêu chuẩn cho phép

nên đã gây ô nhiễm nặng nề các nguồn nước mặt trong vùng dân cư. 

Mức  độ ô nhiễm nước  ở các khu công nghiệp, khu chế xuất, cụm công

nghiệp tập trung là rất lớn. 

Điều nguy hiểm hơn là trong số các cở sở sản xuất công nghiệp, các khu chế

xuất đa phần chưa có trạm xử lý nước thải, khí thải và hệ thống cơ  sở  hạ  tầng đáp

ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

iv. Từ hoạt động sản xuất nông, ngư nghiệp:

Trong sản xuất nông nghiệp:

Các hoạt động chăn nuôi gia súc: phân, nước tiểu gia súc, thức ăn thừa không

qua xử lý đưa vào môi trường và các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác: thuốc

trừ sâu, phân bón từ các ruộng lúa, dưa, vườn cây, rau chứa các chất hóa học độc

hại có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm và nước mặt.

Trong quá trình sản xuất nông nghiệp, đa số nông dân đều sử dụng thuốc bảo

vệ thực vật (BVTV) gấp ba lần liều khuyến cáo. Chẳng những thế, nông dân còn sử

dụng cả các loại thuốc trừ sâu đã bị cấm như Aldrin, Thiodol, Monitor... Trong quá

trình bón phân, phun xịt thuốc, người nông dân không hề trang bị bảo hộ lao động.

Đa số nông dân không có kho cất giữ  bảo quản thuốc, thuốc khi mua về chưa sử

dụng được cất giữ khắp nơi, kể cả gần nhà ăn, giếng sinh hoạt... Đa số vỏ chai thuốc

sau khi sử  dụng xong bị  vứt ngay ra bờ ruộng, số còn lại  được gom  để bán phế

liệu...

Trong sản xuất ngư nghiệp:

Nước ta là nước có bờ biển dài và có nhiều  điều kiện thuận lợi cho ngành

nuôi trồng thủy hải sản, tuy nhiên cũng vì đó mà việc ô nhiễm nguồn nước do các

hồ nuôi trồng thủy sản gây ra không phải là nhỏ. 

Nguyên nhân là do thức  ăn, nước trong hồ, ao nuôi lâu ngày bị phân hủy

không được xử lý tốt mà xả ra sông suối, biển gây ô nhiễm nguồn nước. Các chất

thải nuôi trồng thủy sản là nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các chất tồn

dư sử dụng như hóa chất và thuốc kháng sinh, vôi và các loại khoáng chất. Chất thải

ao nuôi công nghiệp có thể chứa đến trên 45% Nitrogen và 22% là các chất hữu cơ

khác, là nguồn có thể gây ô nhiễm môi trường và dịch bệnh thủy sản phát sinh trong

môi trường nước.

Bên cạnh đó, các xưởng chế biến mỗi ngày chế biến hàng tấn thủy hải sản,

tuy nhiên trong quá trình chế biến đã thải ra môi trường toàn bộ  lượng nước thải,

bao gồm cả hóa chất, chất bảo quản. Ngoài ra, nhiều loại thủy hải sản chỉ  lấy một

phần, phần còn lại vứt xuống sông, biển làm nước bị ô nhiễm, bốc mùi hôi khó

chịu.

Một thực trạng đang xảy ra với các cơ  sở nuôi trồng thủy sản là hiện tượng

thức  ăn nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm. Do thiếu quy hoạch và ý thức về môi

trường, ở các doanh nghiệp và cá nhân, nước ta có nghề nuôi cá lồng trên biển đang

phát triển rất mạnh. Ô nhiễm môi trường biển ở khu vực này đang diễn biến hết sức

phức tạp. Mỗi ngày ở những ô lồng nuôi cá giò, người nuôi đã đưa xuống biển một

lượng thức ăn nuôi cá gồm hàng chục tấn các loại. Lượng thức ăn này một phần do

cá ăn không hết, hoặc lọt qua lưới rơi xuống đáy biển, trôi sang khu vực biển gần Ô nhiễm nước và hậu quả của nó. Mỗi bè lại có một kiểu cho cá ăn riêng. Các loại cá sống, cá chết đựơc băm nhỏ dufng làm thức ăn, rồi tinh bột, rau tươi…Tất cả đều tống xuống hàng chục nghìn ô lồng.

khoong khi

b. Nguồn nhân tạo:

Nguồn gây ô nhiễm nhân tạo rất đa dạng, nhưng chủ yếu là do hoạt động công nghiệp, đốt cháy nhiên liệu hoá thạch và hoạt động của các phương tiện giao thông. Nguồn ô nhiễm công nghiệp do hai quá trình sản xuất gây ra:

§                     Quá trình đốt nhiên liệu thải ra rất nhiều khí độc đi qua các ống khói của các nhà máy vào không khí.

§                     Do bốc hơi, rò rỉ, thất thoát trên dây chuyền sản xuất sản phẩm và trên các đường ống dẫn tải. Nguồn thải của quá trình sản xuất này cũng có thể được hút và thổi ra ngoài bằng hệ thống thông gió.

§                     Các ngành công nghiệp chủ yếu gây ô nhiễm không khí bao gồm: nhiệt điện; vật liệu xây dựng; hoá chất và phân bón; dệt và giấy; luyện kim; thực phẩm; Các xí nghiệp cơ khí; Các nhà máy thuộc ngành công nghiệp nhẹ; Giao thông vận tải; bên cạnh đó phải kể đến sinh hoạt của con người.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro