o nhiem mt ko khi

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 22:

Tác hại của phóng xạ đối với sức khỏe con người :

Một lượng bức xạ ion hóa nhỏ nhất xuyên qua tế bào sống có thể làm tổn thương lâu dài đến mô, ảnh hưởng đến hoạt động tế bào, gây nên các phản ứng nhẹ như da đỏ ửng, hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng như ung thư và gây tử vong, tùy lượng chất phóng xạ mà cơ thể hấp thụ, loại phóng xạ, cách tiếp xúc và thời gian tiếp xúc. Liều cao 1 lần có thể gây tử vong, trong khi với cùng liều như vậy nhưng hấp thụ lâu dài có thể không gây bất cứ biểu hiện bệnh tật nào. Tiếp xúc với phóng xạ liều lượng ít gây tổn thương nghiêm trọng phân tử ADN

di truyền, các tế bào không bình thường đươch hình thành và sản sinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư hoặc các ảnh hưởng xấu khác đối với sức khỏe.

Câu 23:

Khái niệm ô nhiễm môi trường không khí :

Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt của chất lạ hoặc 1 biến đổi quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do bụi), gây biến đổi khí hậu và ảnh hưởng tới sức khỏe của con người và sinh  vật.

Các nguồn tự nhiên gây ô nhiễm môi trường không khí:

Nguồn tự nhiên gồm: núi lửa, cháy rừng, bão cát, bụi, phân hủy xác chết, phấn hoa, tế bào VSV.

Nguồn nhân tạo: công nghiệp, giao thông, sinh hoạt.

Câu 24:

Đặc điểm các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động công nghiệp :

Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn nhất của con người. Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx, các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát, rò rỉ trên dây truyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa chất bay hơi, bụi.

Đặc điểm: nguồn công nghiệp có nồng độ chất độc hại cao, thường tập trung trong một không gian nhỏ. Tùy thuộc vào quy trình công nghệ, quy mô sản xuất và nhiên liệu sử dụng thì lượng chất độc hại và loại chất độc hại sẽ khác nhau.

Câu 25:

Đặc điểm các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động giao thông :

Đây là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với không khí đặc biệt ở khu đô thị và khu đông dân cư. Các khí độc thông thường là CO, NO, khí HC. Các loại xe ôtô còn gây ô nhiễm do bụi đất đá và các bụi hơi chì, khói rất độc qua ống xả. Tàu hỏa, tàu thủy chạy bằng than hay xăng dầu đều gây ô nhiễm môi trường tương tự như ôtô. Máy bay cũng là nguồn gây ô nhiễm bụi, hơi độc và tiếng ồn.

+ Lưu lượng phương tiện tham giao thông, chất lượng xe.

+ Chất lượng đường giao thông.

+ Nhiên liệu sử dụng.

Đặc điểm các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí do hoạt động sinh hoạt của con người :

Nguồn gây ô nhiễm này chủ yếu do hoạt động ở các bếp đun và lò sưởi sử dụng nhiên liệu than đá, củi, dầu hỏa và khí đốt. Nhìn chung nguồn gây ô nhiễm này là nhỏ, nhưng có đặc điểm là gây ra ô nhiễm cục bộ trong căn hộ một nhà hay 1 số nhà. Loại khí gây đốt chủ yếu là CO và CO.

Câu 26:

Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí :

-         Các loại khí oxit: CO, CO, SO, NO…

-         Các hợp chất halogen: Cl, HCl, HF. HBr…

-         Các chất tổng hợp: benzen, toluen, axeton, andehit, HCBVTV…

-         Các chất  lơ lửng: bụi đất đá, bụi KL, bụi bông, bụi hóa chất, tế bào vi sinh vật, phấn hoa, muội khói, sương mù…

-         Khí quang hóa: O, PAN(gốc peoxit).

-         Chất phóng xạ, nhiệt, tiếng ồn.

Câu 27:

Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lan truyền của chúng trong môi trường :

Các chất ô nhiễm không khí dưới dạng tác động của các yếu tố khí quyển khuyếch tán và lan truyền vào trong không gian bao quanh nguồn, có 3 yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự khuyếch tán chất ô nhiễm không khí là: điều kiện khí tượng, địa hình khu vực, điều kiện nguồn thải.

-         Điều kiện khí tượng khu vực có ảnh hưởng tới sự lan truyền chất ô nhiễm không khí gồm: hướng gió, tốc độ gió, đặc điểm phân bố nhiệt độ khí quyển, độ ẩm và chế độ mưa.

-         Địa hình khu vực có ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự lan truyền chất ô nhiễm.

-         Đặc điểm nguồn thải có ảnh hưởng lớn tới sự khuyếch tán chất ô nhiễm trong không khí.

        + Nguồn thải cao, nguồn thải thấp.

        + Nguồn thải nóng, nguồn thải nguội.

        + Nguồn thải điểm, nguồn thải đường, nguồn thải mặt.

Câu 28:

Khái niệm bụi :

Bụi là những hạt vật chất ở dạng rắn hay lỏng có kích thước nhỏ nhờ sự vận động của không khí trong khí quyển mà có thể phân tán trong 1 diện rộng.

Phân loại bụi :

+ Phân loại bụi theo cách chuyển động trong không khí (bụi thô, bụi lơ lửng, bụi bay)

+ Phân loại theo bản chất (bụi vô cơ, bụi hữu cơ, sol khí, hơi)

+ Phân loại theo cách thức hoạt động tới con người (bụi gây dị ứng, bụi gây viêm nhiễm, bụi gây suy giảm khả năng hô hấp …)

+ Phân loại theo tính tác động tới hệ hô hấp (tác hại tới đường hô hấp trên, tác hại tới đường hô hấp dưới, tác động tới máu…)

Câu 29:

Nêu các tác hại của bụi tới sức khỏe con người :

-         Bệnh phổi nhiễm bụi.

-         Bệnh viêm mũi, họng, phế quản.

-         Gây viêm loét thủng vách mũi, bụi len, bột thuốc kháng sinh gây dị ứng gây viêm mũi viêm phế quản, hen. Một số bụi kim loại có tính phóng xạ gây bệnh ung thư phổi…

-         Bệnh ngoài da.

-         Bụi còn gây chấn thương mắt, viêm màng tiếp hợp, viêm mi mắt…

-         Bệnh ở đường tiêu hóa.

-         Bụi còn là tác nhân lan truyền các vi sinh vật gây bệnh dịch…

     -   Bụi bao phủ thân cây và lá cây ảnh hưởng tới sự phát triển của thực vật…

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro