o nhiem mt nuoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 41:

Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và tính chất của nước có hại cho hoạt động sống bình thường của sinh vật và con người do sự có mặt của 1 hay nhiều hóa chất lạ vượt quá ngưỡng chịu đựng của sinh vật.

Các tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước :

-         Các chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học: protein, axit amin, lipit.

-         Các anion.

-         Các hóa chất hữu cơ bền vững.

-         Kim loại nặng.

-         Dầu mỏ và hợp chất của dầu mỏ.

-         Hóa chất tẩy rửa.

-         Chất lơ lửng: đất cát, mảnh vụn hữu cơ.

-         Vi sinh vật: colyform, ecoly.

Câu 42:

Đặc điểm của nguồn gây ô nhiễm môi trường nước do hoạt động công nghiệp :

-         Sự phát triển nhanh của các ngành công nghiệp cũng làm tăng nhu cầu sử dụng nước, đặc biệt đối với các ngành sản xuất như: chế biến thực phẩm, sản xuất phân đạm, giấy, hóa chất.

-         Thành phần nước thải sản xuất của các cơ sở công nghiệp rất đa dạng và phức tạp, phụ thuộc vào loại hình sản xuất, dây chuyền công nghệ, thành phần nguyên liệu…

Câu 43:

Đặc điểm của nguồn gây ô nhiễm môi trường nước do hoạt động nông nghiệp :

-         Sử dụng nước cho các mục đích nông nghiệp có tác dụng lớn tới sự cân bằng nước tự nhiên như: thay đổi chế độ nước và cân bằng nước lục địa. Phần lớn nước được sử dụng cho nông nghiệp bị tiêu hao không hoàn trả > 75%.

-         Ngoài việc làm thay đổi sự cân bằng nước tự nhiên, hoạt động nông nghiệp còn làm ô nhiễm nước do sử dụng phân bón hóa học và hóa chất bảo vệ thực vật…

Câu 44:

Đặc điểm của nguồn gây ô nhiễm môi trường nước do hoạt động sinh hoạt của con người :

- Trong hoạt động sống của mình con người cần 1 lượng nước rất lớn, xã hội càng phát triển nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng.

- Nước sinh hoạt khi sử dụng thì 80% - 85% nước sẽ thành nước thải cùng với các chất ô nhiễm. Trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, nhiều chất lơ lửng các chất tẩy rửa, dầu mỡ và là môi trường cho nhiều vi sinh vật gây bệnh phát triển.

Câu 45:

Hiện tượng phú dưỡng gây ô nhiễm nguồn nước mặt lục địa :

Phú dưỡng là hiện tượng thường gặp trong các ao hồ đô thị, các sông và kênh dẫn nước thải. Biểu hiện của phú dưỡng là nồng độ các chất dinh dưỡng N, P tăng cao, sự yếm khí và môi trường khử của lớp nước đáy, sự phát triển mạnh mẽ của các loại tảo, sự kém đa dạng của sinh vật nước…Nguyên nhân của sự phú dưỡng là sự thâm nhập 1 lượng N, P từ nước thải sinh hoạt, sự đóng kín thiếu đầu ra của môi trường hồ. Hiện trượng phú dưỡng có tác động tiêu cực tới văn hóa của dân cư đô thị, làm biến đổi hệ sinh thái nước hồ, tăng thêm mức độ ô nhiễm không khí khu vực đô thị.

Câu 46:

Sự ô nhiễm kim loại nặng, hóa chất độc hại đối với nguồn nước mặt lục địa :

Ô nhiễm kim loại nặng, hóa chất độc hại: thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu khai thác khoáng sản. Biểu hiện của sự ô nhiễm KLN và hóa chất độc hại thể hiện bởi nồng độ cao của các kim loại nặng và hóa chất trong nước tăng cao, một số trường hợp xuất hiện việc chết hàng loạt của cá và các loài thủy sinh vật. Nguyên nhân chủ yếu là do nước thải công nghiệp và các loại nước thải độc hại không được xử lý đạt yêu cầu thải trực tiếp vào các ao hồ.Ô nhiễm bởi KLN và hóa chất độc hại có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người.

Câu 47:

Sự ô nhiễm bởi phân bón hóa học, hóa chất bảo vệ thực vật và vi sinh vật gây bệnh đối với nguồn nước mặt lục địa :

- Ô nhiễm bởi hóa chất bảo vệ thực vật và phân bón hóa học là hiện tượng phổ biến trong các vùng nông nghiệp trên thế giới, trong quá trình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học 1 lượng đáng kể thuốc và phân bón không được cây trồng tiếp nhận. Chúng sẽ lan truyền và tích tụ trong đất, nước và các sản phẩm nông nghiệp dưới dạng dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học gây ảnh hưởng xấu tới sinh vật và sức khỏe con người.

- Ô nhiễm vi sinh vật: thường gặp trong các lưu vực nước tiếp nhận nước thải sinh hoạt và nước thải từ các cơ sở y tế. Các loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh cho con người và động vật lan truyền trong môi trường nước mặt gây ra các loại dịch bệnh cho các khu dân cư tập trung. Hiện tượng trên thường gặp ở các nước đang phát triển trên thế giới. Theo báo cáo của WHO năm 1992 có khoảng 900 triệu người mắc bệnh tiêu chảy và làm khoảng 300 triệu người chết.

Câu 49:

Các phương pháp xử lý nước thải :

- Xử lý cơ học: lắng, lọc, song chắn.

  + Quá trình lọc: là quá trình làm sạch nước thông qua lớp vật liệu lọc nhằm tách các hạt lơ lửng, các thể keo tụ và ngay cả các tế bào vi sinh vật trong nước.

  + Quá trình lắng: là quá trình làm sạch nước nhờ tác dụng của lực trọng trường các hạt có khối lượng riêng lớn hơn khối lượng riêng của nước sẽ lắng xuống đáy và loại ra khỏi khối nước.

  + Song chắn: là quá trình tách các vật chất có kích thước lướn ra khỏi nước thải nhờ các song chắn. Kích thước giữa các song chắn hay kích thước lỗ của song chắn sẽ quyết định kích thước của các hạt vật chất được giữ lại.

- Xử lý hóa lý: keo tụ, tuyển nổi, hấp phụ, trao đổi ion.

- Xử lý hóa học: trung hòa, oxi hóa khử.

- Xử lý sinh học: hiếu khí, yếm khí, thiếu khí.

Khi xem xét 1 hệ thống xử lý nước thải, cần thiết lưu ý 3 yếu tố sau:

+ Nguồn xả nước thải.

+ Khối lượng và thành phần nước thải.

+ Xây dựng và quản lý công trình làm sạch nước thải.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro