Chương 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Dạo này mưa gió nhiều, tiếng máy bay của bọn Mỹ cũng ít hơn thì phải. Lúa cũng bắt đầu đơm bông rồi, năm nay làng này sinh hạ nhiều đứa trẻ, chắc cũng chỉ vì lớn lên cho nó đi ra chiến trường cứu nước. Chính tôi đã nghe nói vậy, và theo cái nhìn của tôi về thời đại này, chính xác là như vậy.

Ngồi trong đống rơm được lót từ chiều, mấy chị em chúng tôi hóng nghe mẹ kể chuyện. Năm nay tôi lên chín rồi, nhưng bây giờ mới học vỡ lòng, biết được con chữ từ một thầy cách đây hai xóm, tất nhiên là để được đi học như vậy, phải có chi phí, mà nhà tôi thì đông con, nào có dư dả gì nên ban ngày, tôi và hai chị đi kiếm củi lên chợ bán, có anh trai đi học tít trên tỉnh, lâu lắm mới về, còn mấy đứa nhỏ hơn thì ở nhà tự trông nhau vậy.

Ngược dòng thời gian theo lời mẹ kể, ấp ủ bếp lửa bập bùng nhen nhóm.
Mùi của lửa, của khói bếp tôi thích cực kì, ngày qua ngày cái thân hình nhỏ nhoi gầy guộc này phải ngồi dưới bếp, nhen nhóm nó thay chị, mẹ tôi, thành ra quen, và đó cũng như là nhiệm vụ hằng ngày vậy.

Quay về 9 năm trước, ngày tôi được chào đón những tia nắng đầu tiên mà ông trời ban tặng. Hôm đó là một ngày nắng đẹp quyện với vị lúa nữa, rất thích hợp cho một em bé ra đời. Và cũng hôm đó, tôi được sinh ra. Mẹ bảo mẹ đẻ tôi khi đang vá lại chiếc áo đã cũ, cơn đau đến dữ dội, và sinh tôi ra ngay trong gian nhà đó. Đứa thứ tư, nhưng với một người thân hình nhỏ gầy như mẹ, đó cũng là như nửa sống nửa chết, đau đến điên dại. Người kể lại với tôi như thế, những đứa bé năm đó được ra đời, đều rất ngoan!

Tôi chú ý lắng nghe, và chợt nhận ra một điều, bèn gỡ búi rơm đang nghịch ở tay ra, gặng hỏi:

" Mẹ, mẹ, sao ai cũng sinh nhiều con vậy, chẳng phải sinh ra sẽ phải nuôi nhiều hơn sao?"

" Thế mày thấy có nhà nào đẻ nhiều con mà còn nguyên vẹn chưa? Sinh ra cho con lớn, rồi để nó đi ra chiến trường đánh giặc chứ"

Chúng tôi hơ tay vào bếp, không hỏi câu nào nữa, với vẻ giọng khàn đặc đấy của người, hẳn hôm nay đã rất mệt rồi. Tôi thiết nghĩ, sao mẹ tôi với bao người mẹ kia, lại chấp nhận cho cọ mình đi xa thế, mà chẳng mấy khi được về nhà. Hoặc do lúc đó tôi chưa đủ tinh tế để biết rằng, bao nhiêu câu hỏi tôi hay hỏi đó, từng lời từng lời như lưỡi dao gằn vào tim cắt vào thịt.

Tôi có một người anh trai, cũng sắp lớn rồi, sắp đủ tuổi tham gia vào việc nước, cầm súng chiến đấu rồi, hoặc một công việc nào khác, mà tôi hay được nghe kể là đưa thư, tiếp tế chẳng hạn. Nghe vậy, thật ra tôi vẫn chưa hiểu nó là gì.

Mấy chị em tôi ngủ thiếp đi lúc nào chả hay, vừa mở mắt ra trời đã sấp xỉ sáng rồi, trời dạo này cứ lạnh lạnh, âm u, may sao nó không mưa, không lại không kiếm được củi. Năm thứ tư tôi phải theo chị đi hái củi rồi lẽo đẽo theo sau người chị ba mang ra chợ xóm bên. Xóm người ta đông nhà, nhiều quán ăn nên dễ bán hơn. Mấy cô cậu bé xíu ở đây cũng biết vậy, nên toàn đến sớm tranh chỗ, nhiều lúc còn chửi nhau chí chóe, rồi lại im bặt khi nghe tiếng máy bay trên đầu.

" Chị, rát chân"

Tôi ngước khuôn mặt gầy gò của mình lên nhìn người chị trước mặt, ngay giây sau đó lại rời mắt xuống chân, biểu ý rằng chân em đau rồi. Chúng tôi đã đi quá nhiều, mà mới được có 2 xu, không đủ ăn.

" Ừ, thế ngồi nghỉ tí. Để tao đi lấy nước bên suối"

Tôi gật đầu, nhanh tay vứt bó củi xuống đất, ngồi bệt xuống.

" Nhớ, không được đi đâu, không tao không tìm mày đâu, tao quá mệt rồi"

Nói xong chị ba đi về phía bìa rừng.
Giờ tôi mới có tâm tình nhìn mọi thứ xung quanh, hay nói cách khác là thế giới quanh quẩn với tôi từ ngày này đến ngày khác.

Những đứa bé ở đây, đều chăm chỉ, chúng nó làm mọi việc chúng nó có thể làm, và cả tôi. Mấy đứa trẻ 9,10 tuổi trạc tuổi tôi vẫn còn ngây ngô nghịch nhiều trò, hét hò nô đùa, có mấy bạn nữ bên kia, rủ tôi lại chơi mấy lần nhưng tôi kiên quyết lắc đầu, nhỡ đâu chị ba về không thấy, lại phải ăn đòn, la mắng, tôi không thích.

Phía xa xa cách tôi một ngõ đường, người ta bán bánh trôi, bánh dày, khói từ bếp phả lên cả vùng trời, với tôi mà nói, nó tuyệt đẹp vô cùng.

Vừa về đến nhà, bé nhỏ em kém tôi 3 tuổi đang dở quyển sách tôi vừa được cho cách đây vài ngày, bằng một cảm xúc nào đó tràn lên, tôi bỏ ngay rổ rau hái lề đường ban nãy, chạy lại giựt ngay lại, cất lên kệ nhà, quát và mắng nó như cách chị tôi thường hay mắng tôi.

Chị tôi thật ra thì chẳng có đồ gì riêng nhiều, nhưng lại có một vài cái khăn mùi xoa do anh hàng xóm kế bên tặng, tôi thấy chị tôi giữ mãi thôi, lần đầu không biết nên tôi lấy ra lau tay, và thế là bị tẩn cho một trận. Về sau tôi biết, tôi không động chạm vào nữa, hơn hết là không dám động.

Tối nay mẹ tôi ra nhà bà ngoại, bà bị ốm nặng, ngay trên kia thôi, mẹ tôi lấy bố tôi cùng làng, đi vài bước là đến nhà ngoại. Tôi cũng đòi đi mà mẹ không cho, nếu vậy tối nay tôi đành lủi thủi một mình vậy. Tôi ghét trông em, thế nên là thà đi làm đồng cùng mẹ còn hơn ở nhà hò hét như chị tôi.
Vừa xoa xoa được cái chân cho bớt lạnh, một giọng nói ngày càng gần đến chỗ tôi

" Ê Miên, mày nghĩ sao nếu như một người đi mà không trở về?"

Tôi ngẩng mặt lên, là chị ba. Sao chị hỏi tôi câu này? Tôi hơi thắc mắc, với một đứa trẻ 9 tuổi như vầy bảo tôi nghĩ gì ư? Buồn và thất vọng chứ còn gì. Như mỗi lần mẹ bảo mua bánh lạc cho tôi, mà mẹ đâu có mua bao giờ.

" Buồn"

" Chỉ thế thôi à?"

Đối mặt với vẻ mặt kia, tôi chần chừ gật đầu, vì tôi chẳng nghĩ ra được cái gì nữa cả.

" Ừ, ngủ đi. Tối nay mẹ không về đâu"

Chị toan quay ra, tiếng hò hét của anh tôi vang lên. À, phía sau nhà tôi có một bãi đất trống, mọi người hay đến đấy tập trận, để làm quen với công việc chiến đấu. Anh tôi cũng vừa đi học về, quyết định đăng kí đi lính, nên đang tập.

" Một, hai, ba, lên..."

Tôi như ngỡ ra điều gì đó, một ý nghĩ vụt qua đầu, nó khiến tôi phải chạy ngay ra kéo tay chị ba

" Chị ơi, anh Dũng sắp đi bộ đội rồi hả? Cái anh mà hay nói chuyện và tặng chị khăn á"

Không biết phải miêu tả vẻ mặt của chị ba như nào, chỉ đơn thuần là bất ngờ, sau đó ánh mắt chị với một đứa nhỏ như tôi sẽ nói là sắp khóc nhè.

Lúc đó chị kéo tôi vào phòng chị, chị im lặng chẳng nói gì. Tôi có nghe nói rồi, rằng mấy ngày nữa thanh niên ở làng này sẽ phải đi hết, những ai có đủ điều kiện để đi đều tham gia chiến đấu. Mẹ bảo đó là vinh dự cho gia đình, mà tinh thần chiến đấu ở đây tốt lắm, những đứa trẻ như tôi thậm chí còn chưa biết hết mặt chữ đã được nghe nói về cách mạng rồi, nhen nhóm vào chúng tôi tinh thần này.

Trăng nay âm u quá, bởi vậy gian nhà cũng tối um, tôi và bé cu bé ra ngoài bãi chơi theo lời chị, để chị tôi sắp đồ cho anh hai vài ngày nữa là đi rồi.
Buồn chứ, anh hai tôi cao lớn lắm, mẹ thương ảnh vô cùng, chắc vì ảnh giống hệt với bố.

Bố tôi là một người đàn ông thực thụ, biết lo cho mẹ và chúng tôi, nên tôi thấy hài lòng về hiện tại lắm.

Dắt tay em ra ngoài bãi, ở đây sáng hơn trong nhà, tôi nghịch nghịch lung tung và dừng lại ở việc cầm que củi vẽ vời linh tinh những chữ tôi học được xuống đất. Nắn nót cận thận.

Kiểu này chắc trời sắp mưa rồi đây, tiếng ếch kêu inh ỏi đến rát tai. Nhưng chúng không hề biết rằng chính tiếng kêu này sắp hại chúng, nó sẽ là báo hiệu cho những người muốn bắt nó đi, dẫn đường đến nơi nó ẩn náu. Tôi thấy mọi người hay bảo vậy, và cũng đã làm vậy. Và chính tôi, cũng đã ăn nó như vậy.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro