oc kut 7

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 7: Nêu các pham trù dd học? phân tích phạm trù cái thiện? từ đó rút ra ý nghĩa đối với bản thân?

Trả lời:

Phạm trù dd học:

-Khái niệm :Phạm trù dd học là những khái niệm chung nhất, rộng nhất phản ánh những mặt những mối quan hệ cơ bản của dd con người.

- 4 phạm trù.

• Cái thiện cái ác

• Hạnh phúc

• Nghĩa vụ đạo đức

• Lương tâm

- Đăc điểm:

+Mỗi 1 phạm trù dd học phản ánh 1 mặt 1 mqh cơ bản của dd con người.Vd: thiện và ác...

+Việc nắm các phạm trù ddh có ý nghĩa quan trọng giúp chúng ta có dc các công cụ tư duy để đi vào nhận thức các mặt, các vấn đề khác nhau trong xh từ đó giúp chúng ta đạt dc trình độ tự giác trong xd dd của mình cũng như phê phán lên án các hiện tượng vi phạm dd trong xh 1 cách có cơ sở.

-Đặc điểm:

+Các phạm trù ddh vừa mang nội dung thông báo vừa mang nd đánh giá. Một mặt nó thông báo những vấn đề dd mà nó phản ánh đồng thời nó cũng cho biết sự đánh giá của xh đối với vấn đề dd đó thông qua việc cổ vũ tán thành, lên án.

Vd: thiện và ác , thông báo thế nào là thiện ác và sự đánh giá của xh: thiện dc xh cổ vũ tán thành, ác bị xh lên án.

+Các phạm trù ddh luôn mang tính phân cực hoặc mang giá trị khẳng định hoặc mang giá trị phủ định chứ nó ko mang tính dung hòa giữa kd và phủ định. Nó thể hiện ở chỗ là giữa các phạm trù đối lập trong ddh ko tồn tại các giá trị phạm trù trung gian.

Vd: thiện ác ko có vừa thiên vừa ác, có lương tâm vô lương tâm...

-Luôn có sự giữa khách quan và chủ quan. Nó thể hiện ở chỗ nội dung các phạm trù ddh phản ánh khách quan các mặt, các yêu cầu khách quan đòi hỏi của xh đối với đd của con người. Nhưng sự phản ánh đó bao giờ cũng thông qua xúc cảm của con người,do các phạm trù của đd học thường biểu hiện ra như phán đoán chủ quan và các phạm trù đd học phản ánh dd ở khía cạnh nào thì cũng đều nhằm mục đích chỉ dẫn, định hướng cho con người vươn tới những điều tốt đẹp nhất giúp cn tự giác giải quyết hài hòa lợi ích của mình với lợi ích chung của xh.

*Phân tích phạm trù cái thiện:

-Thiện và ác dc bàn tới từ rất sớm trong lịch sử dd con người. Vừa sinh ra dd đòi hỏi hướng tới cái thiện chống lại cái ác.

-Quan niệm trước Mác: khi đưa ra quan niệm thiện ác các nhà tư tưởng ko thấy dc tính ls và bản chất xh của nó.

-Các nhà triết học Trung Quốc cổ đại bàn rất nhiều về thiên ác để tìm ra con đường trị nước. Họ có điểm đúng là gắn thiện với nhân nghĩa, ác với phi nhân nghĩa. Nhưng khi lý giải nó thì họ quy vào tính người là bầm sinh

Vd: Mạnh Tử: " nhân chi sơ, tính bản thiện nên ông thử trong trị nước="đức trị"

Tôn giáo: gắn thiện với từ bi bác ái, ác với những điều làm hại con người nhưng quy thiện ác vào sự đòi hỏi của thế lực siêu nhiên.

Lực lượng duy tâm: quy nó vào lực lượng thần bí nào đó nhưng đã có những khía cạnh hợp lý: thiện tốt đẹp, ác xấu xa, nhưng lại xem xét chúng 1 cách tách rời với hiện thực xh nên rơi vào duy tâm.

*Quan niệm của ddh M-LN:

Đứng trên lập trường duy vật ls khẳng định thiện ác là những phạm trù cơ bản của ddh phản ánh khách quan những cái phù hợp và ko phù hơp với dd xh.

-Đối với cái thiện: là phạm trù phản ánh toàn bộ những giá trị dd phù hợp chuẩn mực dd xh dc xh thừa nhận khuyến khích.

-Đối với cái ác: cai ác là phạm trù phản ánh toàn bộ những giá tri phản dd ko phù hợp với các chuẩn mực dd không dc xh thừa nhận.

-Quan niệm thiện ác: là các phạm trù giá trị có phạm vi phản ánh rất rộng cả ở phạm vi cá nhân, xã hội.

+Phạm vi cá nhân:

thiện là giúp đỡ yêu thương lẫn nhau

Ác là thờ ơ, ghẻ lạnh trươc số phận người khác

+Phạm vi xh:

thiện là chủ nghĩa nhân đạo , chống áp bức bóc lột

Ác:là chủ nghĩa cá nhân phi nhân đạo,thói vị kỉ..

Như vậy,thiện ác ko phải là tính bẩm sinh mà dc hình thành trong đs xh, do xh quy định.

-Thực chất vai trò của thiện và ác:

+Là những phạm trù ddh nên thuộc lĩnh vực ý thức xh, thực chất sự hình thành cũng như bản chất của chúng là sự

phản ánh tồn tại xh mà cốt lõi là phản ánh đối với cơ sở kinh tế , hình thái kinh tế xã hội của xh ở môi thời đại nhất định, nó do cơ sở của mỗi thời đại quy định .thiện và ác luôn mang tính ls gc trong xh có gc.

+Tính ls: nó ko phải bất biến mà luôn vận động cùng với sự vận động của xh, thời đại khác nhau thì quan niệm thiện ác cũng khác nhau.

XH chiếm hữu nô lệ: thiện bảo vệ chế độ chiếm hữu nô lệ

XH phong kiến: thiện bảo vệ chế độ pk

XH xhcn: bảo vệ ấm no hạnh phúc cho cn là thiện

+Tính gc: trong xh có gc, gc khác nhau có quan niệm khác nhau về thiện và ác, do mỗi gc có địa vị lợi ích riêng của nó.

-Vai trò:

Thông qua hướng dẫn điều chỉnh hành vi của con người cái thiện và cái ác có sự tác động đến đs xh.

+Trước hết cai thiện có vai trò to lớn đến đs của xh, cái thiện là những giá trị phổ biến trong đs dd nên có ý nghĩa xh rộng lớn, kích thích tính tich cực của cn, thúc đẩy tiến bộ xh, nâng cao phẩm giá của cn, làm cho con người xác định lẽ sống đúng đắn tự giác thực hiện nhân văn...

Còn đv xh, thiện là cái nuôi dương các quan hệ xh lành mạnh, trong sáng, nó giữ vị trí vai trò là mục tiêu của cs con người, là 1 trong những tiêu chí của tiến bộ xh, khao khát cái thiện là xu hướng chung, phổ biến, vĩnh hằng của xh, xd cái thiện là lý tưởng của mọi quốc gia trong xh.

+Cái ác chính là mặt trái, mặt tiêu cực của đs xh nên nó cản trở sự pt của xh phá vỡ những tốt đẹp của xh luôn bị lên án đấu tranh để loại bỏ nó ra khỏi đs xh.

-Tiêu chuẩn đánh giá thiện ác:

+Không có quan niệm thiện ác nào tồn tại bất biến. Từng giai đoạn ls khác nhau thì quan niệm thiện ác khác nhau nhưng có những đặc điểm chung trong đánh giá cái thiện.

+Mặt khách quan: sự phù hợp hay ko với tiến bộ xh , nếu phù hợp là thiện và ngược lại.

+Mặt chủ quan: là sự thống nhất động cơ và kq, mục đích và phương tiện.

Động cơ tốt → kq →thiện

Tốt xấu ko ác

Xấu xấu ác

Xấu tốt ác

+Trong mqh giữa mục đích và phương tiện đòi hỏi thiện ko thể sử dụng phương tiên tàn ác để thực hiện mục đích.

*Ý nghĩa pp luận:

- Mỗi người phải tích cực sống thiện, ủng hộ cái thiện làm cho nó ngày càng pt sâu rộng bên trong xh mà biểu hiện tập trung cao nhất là xd thành công xh xhcn, tích cực tham gia đấu tranh chống cái ác.

-Tuy nhiên trong việc thưc hiện cái thiện phải luôn gắn chặt với cái chân, mỹ ( cái chân-thiện-mỹ) để tạo nên 3 giá trị cơ bản của văn hóa.

+Thiện gắn với chân: ko sẽ là giả dối

+Thiện gắn với mỹ: tồn tại lâu bền

- Còn trong đấu tranh chống cái ác thì phải kiên quyết ko khoan nhượng nếu lùi bỏ thì cái ác càng lấn tới, sự độc ác ngày càng tăng→ vấn đề mang tính quy luật.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro