oc' lo*n 13

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 13: Nêu vai trò của đạo đức mới và những nguyên tắc đạo đức mới? Phân tích nguyên tắc chủ nghĩa yêu nước? Rút ra ý nghĩa phương pháp luận?

Vai trò của đạo đức mới và những nguyên tắc đạo đức mới:

- Khái niệm đạo đức: là một hình thái ý thức XH, phản ánh tồn tại XH và biến đổi cùng biến đổi của tồn tại XH, trước hết là điều kiện đời sống vật chất của XH vì vậy loài người đã trải qua các hình thái KTXH khác nhau vì có các quan điểm đạo đức tương ứng: CSNT - CHNL - PK - TBCN - XHCN. Theo Lênin, đạo đức mới là phục vụ cho lợi ích của GCVS, phục vụ cuộc đấu tranh của GCVS nhằm đoàn kết những người lao động chống lại bóc lột, chống lại chế độ tư hữu và đạo đức mới giúp XH loài người tiến lên một bước cao hơn đó là thoát khỏi ách áp bức lao động.

- Vai trò: Các lý tưởng và nguyên tắc đạo đức cộng sản là cơ sở để các Đảng Mácxít và chính quyền nhân dân hoạch định chiến lược, sách lược, chính sách kinh tế - chính trị - văn hóa - tư tưởng. Vì vậy theo một ý nghĩa nhất định đạo đức CS, kết quả của nó vừa mang tính chính trị, vừa mang tính pháp quyền.

• Đạo đức CS là nhân đạo hóa một cách phổ biến mọi quan hệ XH nhờ tính phổ biến của các giá trị nhân đạo của nó.

• Đạo đức CS thâm nhập vào các tầng lớp XH và các lĩnh vực hoạt động XH tạo nên 2 kết quả: 1. Hoàn thiện cấu trúc đạo đức cá nhân, tập thể lao động; 2. Điều chỉnh, điều tiết đạo đức có tính thống nhất trên phạm vi toàn XH và sự điều chỉnh đó mang tính tự nguyện, tự do, thống nhất.

- Những nguyên tắc đạo đức mới:

• Chủ nghĩa tập thể.

• Lao động tự giác, sáng tạo.

• Chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghỉa quốc tế.

• Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản.

Nguyên tắc chủ nghĩa yêu nước:

1. Khái niệm yêu nước: yêu nước là tình cảm tự nhiên mang tính XH của con người với tổ chức mình. Mỗi con người sinh ra đều có cội nguồn, quê hương, đất nước, dân tộc và mọi người đều có quyền yêu cội nguồn, quê hương dân tộc ấy. Đây là một thuộc tính tự nhiên có ý nghĩa phổ biến.

2. Chủ nghĩa yêu nước: Một khi lòng yêu nước phát triển thành một triết lý nhân sinh, triết lý XH, một lối sống, một trình độ nhận thức sâu sắc có hệ thống và chi phối một cách có ý thức hành vi của con người thì nó trở thành CN yêu nước, đó là bao hàm cả tư tưởng tình cảm yêu nước, nó vừa là nguyên tắc đạo đức, vừa là nguyên tắc chính trị.

CNYN là tình yêu đối với đất nước, lòng trung thành với Tổ Quốc và khát vọng phục vụ những lợi ích của Tổ Quốc và nhân dân. Chủ nghĩa yêu nước "là một trong những tình cảm sâu sắc nhất, đã được cũng cố qua hàng trăm năm hàng nghìn năm tồn tại của Tổ Quốc biệt lập"-Lênin.

- Yêu nước là yêu CNXH, yêu nhân dân lao động. TQ XHCN là TQ của nhân dân. Yêu nước XHCN đó là lòng tự hào của dân tộc. Giải phóng NDLĐ khỏi mọi áp bức bóc lột, nâng cao phát triển đời sống vật chất, văn hóa tinh thần, làm cho người lao động làm chủ đất nước mình.

- Yêu nước trên lập trường CNQT của GCCN nhằm đoàn kết giúp đỡ và giải phóng nhân dân lao động toàn thế giới khỏi mọi xiềng xích áp bức bóc lột. Vì vậy vấn đề dân tộc và GC, dân tộc và quốc tế quan hệ hữu cơ không thể tách rời. Muốn hoàn thành nhiệm vụ CMDT phải làm tốt nhiệm vụ QT. Đồng thời cũng là để góp phần thúc đẩy sự nghiệp CMDT. Sự kết hợp CNYN và CNQT trở thành một nguyên tắc của xây dựng đạo đức mới.

 Ý nghĩa PP luận:

Quán triệt sâu sắc, thực hiện tốt các nội dung của CN yêu nước.

Chống lại các quan điểm sai: CN dân tộc hẹp hòi, thành kiến kì thị phân biệt chủng tộc.

Trong lao động, chiến đấu hành động phải với tinh thần đạo đức CS để xây dựng và bảo vệ TQ, củng cố tình hữu nghị giữa nhân dân các nước, giúp đỡ phong trào CN, CS, GPDT.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro