oc' lo*n 6

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 6: Hãy nêu các kiểu đạo đức trong lịch sử? Phân tích kiểu đạo đức trong XH CSCN? Từ đó rút ra ý nghĩa bản thân?

 Các kiểu đạo đức trong lịch sử:

- Kiểu đạo đức trong XH cộng sản nguyên thủy.

- Kiểu đạo đức trong XH chiếm hữu nô lệ.

- Kiểu đạo đức trong XH phong kiến.

- Kiểu đạo đức trong XH tư sản.

- Kiểu đạo đức trong XH CSCN.

Tất cả đều có một đặc điểm chung là tổng hợp những nguyên tắc chuẩn mực của XH. Nhờ đó con người tự điều chỉnh hành vi ứng xử của mình cho phù hợp với yêu cầu XH. Cũng giống như tất cả các hình thái khác của ý thức XH, đạo đức bị chi phối bởi tồn tại XH. Trong đó PTSX quyết định sự hình thành, phát triển của đạo đức. Do đó tương ứng với 5 kiểu hình thái KT-XH mà có 5 kiểu đạo đức.

 Đạo đức XH CSCN: là đạo đức cách mạng của GCCN

- Vai trò:

• Là vũ khí tư tưởng của GCCN trong quá trình cải tạo XH cũ, xây dựng XH mới.

• Thúc đẩy, phát triển hoàn thiện nhân cách đạo đức cộng sản của mỗi cá nhân.

• Điều chỉnh đạo đức cá nhân và XH có tính thống nhất trên phạm vi toàn XH.

- Những nguyên tắc:

• Chủ nghĩa tập thể: là sự thống nhất tự giác của mỗi cá nhân trên tinh thần một người vì mọi người, mọi người vì một người.

• Lao động tự giác, sáng tạo: đây là quyền lợi và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người, là thái độ của mỗi người với lao động, là thước đo phẩm giá của con người.

• Chủ nghĩa yêu nước kết hợp với chủ nghĩa quốc tế: nguyên tắc này xuất phát từ sứ mệnh lịch sử của GCCN, từ mối quan hệ GC, dân tộc, nhân loại. Vì vậy phải kết hợp giữa CNYN chân chính và CNQT trong sáng.

• Chủ nghĩa nhân đạo cộng sản: là CN nhân đạo triệt để sâu sắc và hoàn thiện nhất trong lịch sử. Có tính hiện thực, trực tiếp giải phóng con người đem lại hạnh phúc cho mọi người

- Tính quy luật của sự hình thành đạo đức cộng sản:

• Đạo đức CS bắt nguồn từ đạo đức CM của GCVS được hình thành trong đấu tranh CMVS. Nó trải qua các giai đoạn: đạo đức CM GCVS - đạo đức XHCN - đạo đức CSCN.

• Đạo đức CS là sản phẩm tổng hợp của quá trình xây dựng XH mới, xuất phát từ quan điểm của CN M-L về nguồn gốc đạo đức, từ cơ sở giai cấp của XH, từ cơ sở tinh thần của XH.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro