ODA

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Tác động tích cực:

1. Kinh tế

Thứ nhất, mặc dù ODA chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 3-4% trong GDP của Việt Nam, song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ và là chất xúc tác cho các nguồn vốn đầu tư khác như vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), vốn đầu tư của khu vực tư nhân,....

Thứ hai, ODA góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa , cải thiện các dịch vụ kinh tế xã hội.

Thứ ba,ODA làm tăng tổng vốn đầu tư xã hội, từ đó hỗ trợ phát triển kinh tế xã hộigần đây, Việt Nam luôn được coi là một trong những quốc gia sử dụng hiệu quả vốn ODA, đưa tỷ lệ đói nghèo giảm từ 58% năm 1992 xuống còn 15% năm 2007.

Thứ tư, ODA đã tác động đến nhiều ngành và lĩnh vực quan trọng.nhiều công trình được xây dựng nâng cao bằng nguồn vốn này, như Quốc lộ 5, 10, 18, đường xuyên Á đoạn TP.HCM – Mộc Bài, đường hầm đèo Hải Vân,các nhà máy thuỷ điện Hàm Thuận - Đa My, Đại Ninh,…; cải tạo, phát triển mạng tuyền tải và phân phối điện quốc gia,…

2. Chính trị-xã hội

Thứ nhất, tại các Hội nghị CG, các nhà tài trợ đã liên tục cam kết dành vốn ODA cho Việt Nam năm sau cao hơn năm trước

Mặc dù trong cơ cấu viện trợ, vốn vay ODA ưu đãi chiếm khoảng 80% song Việt Nam vẫn được các định chế tài chính quốc tế như Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá nợ nước ngoài hiện ở trong ranh giới an toàn.

Thứ hai, ODA đã góp phần quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp nông thôn, xóa đói giảm nghèo

chương trình và dự án ODA quy mô lớn: Dự án giảm nghèo các tỉnh vùng núi phía Bắc, Dự án phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng, Dự án phát triển sinh kế miền Trung, Chương trình cấp nước nông thôn, Chương trình thủy lợi Đồng bằng sông Cửa Long…đã góp phần hỗ trợ phát triển nông thôn và cải thiện một bước quan trọng đời sống người dân các vùng sâu, vùng xa.Nguồn vốn ODA đã đáp ứng một phần quan trọng về nhu cầu vốn để thực hiện các mục tiêu của Nhà nước về việc làm. Trong giai đoạn 2003-2009, Bộ Lao động - Thương binhXã hộiđã tạo việc làm cho trên 7.525.000 người; tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị là 4,91%, giảm 0,49% so với năm 2002

3 Môi trường

Các nguồn vốn ODA, trong đó có vốn dành cho các dự án môi trường. Điều này một mặt góp phần nâng cao năng lực của Việt Nam trong công tác BVMT, mặt khác đã phần nào hỗ trợ chúng ta xử lý được những vấn đề môi trường hết sức cấp bách đang nổi lên gay gắt trong nước, trong khi khả năng về tài chính, về kỹ thuật trong nước còn hạn chế (chẳng hạn các vấn đề bảo vệ nguồn nước, xử lý nước thải công nghiệp, nước sinh hoạt, bảo vệ rừng và động vật quý hiếm...)

2.Những hạn chế trong công tác thu hút và sử dụng vốn ODA:

Bên cạnh những mặt được của ODA hỗ trợ phát triển, việc sử dụng vốn ODA trong thời gian qua cũng bộc lộ những hạn chế:

- Chưa nhận thức đúng đắn và đầy đủ bản chất ODA: Thời gian qua có nơi có lúc coi ODA là nguồn vốn cho không, nếu là vốn vay thì Chính phủ có trách nhiệm trả nợ, dẫn tới một số dự án ODA kém hiệu quả

- Chậm cụ thể hóa chủ trương, chính sách và định hướng thu hút và sử dụng vốn ODA và phối hợp ODA với các nguồn vốn, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ODA.

- Quy trình thu hút và sử dụng vốn ODA chưa rõ ràng, thiếu minh bạch . Việc thi hành các văn bản pháp quy về thu hút và sử dụng vốn ODA chưa nghiêm. Quy trình thủ tục quản lý vốn ODA của Việt Nam và các nhà tài trợ chưa hài hòa, gây chậm trễ trong quá trình thực hiện các chương trình dự án, làm giảm hiệu quả đầu tư và tăng chi phí giao dịch.

- Cơ cấu tổ chức và phân cấp trong công tác quản lý và sử dung vốn ODA chưa đáp ứng được những yêu cầu của quá trình đổi mới quản lý nguồn lực công. Năng lực một số cán bộ tham gia quản lý và thực hiện chương trình, dự án vốn ODA còn yếu kỹ năng hợp tác quốc tế và ngoại ngữ, thiếu chuyên nghiệp.

- Công tác theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án vốn ODA, hoạt động của Ban quản lý chưa được quan tâm đúng mức, chế độ báo cáo thanh quyết tài chính chưa được thực hiện nghiêm túc và thiếu chế tài cần thiết.

- Chậm trễ trong quá trình giải ngân, làm giảm hiệu quả sử dụng vốn ODA và lòng tin của các nhà tài trợ.

Giải pháp hiệu quả sử dụng nguồn vốn ODA

Thứ nhất, các ngành, các địa phương tập trung rà soát lại các công trình sử dụng vốn ODA do mình quản lý để trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các cơ chế, chính sách nhằm tăng cường năng lực quản lý và sử dụng vốn ODA, đào tạo cán bộ quản lý dự án theo hướng chuyên nghiệp và bền vững.

Thứ hai, các địa phương phải tổ chức tốt việc thực hiện Đề án định hướng thu hút và sử dụng nguồn hỗ trợ chính thức (ODA) thời kỳ 2006-2010 và Kế hoạch hành động thực hiện Đề án này.

Thứ ba, tổ chức thực hiện tốt Quyết định số 48/2008/QĐ-TTg ngày 3/4/2008 ban hành Hướng dẫn chung lập Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức của Nhóm 5 ngân hàng, gồm: Ngân hàng Phát triển châu Á, Cơ quan Phát triển Pháp, Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản, Ngân hàng Tái thiết Đức, Ngân hàng Thế giới. Phối hợp với 5 nhóm ngân hàng này để thực hiện các giải pháp cấp bách và Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006-2010.

Thứ tư, tổ chức thực hiện theo “Khung theo dõi và đánh giá các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2006-2010” để có những đánh giá, điều chỉnh kịp thời nhằm hạn chế tình trạng chậm giải ngân và để xây dựng kế hoạch cho những dự án tiếp theo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro