OECD OPEC APEC

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

- OECD là gì?

OECD là tên viết tắt của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (Organization for Economic Cooperation and Development), thành lập năm 1961 trên cơ sở Tổ chức Hợp tác Kinh tế Châu Âu (OEEC) với 20 thành viên sáng lập gồm các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới như Mỹ, Canada và các nước Tây Âu. Hiện nay, số thành viên của OECD là 30 quốc gia, gồm Mỹ, Canada, Áo, Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Iceland, Ireland, Ý, Luxembourg, Hà Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh, Nhật Bản, Phần Lan, Úc, New Zealand, Hàn Quốc, Mexico, Cộng hòa Séc, Hungary, Ba Lan, Cộng hòa Slovakia.

Mục tiêu ban đầu của OECD là xây dựng các nền kinh tế mạnh ở các nước thành viên, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả kinh tế thị trường, mở rộng thương mại tự do và góp phần phát triển kinh tế ở các nước công nghiệp. Những năm gần đây, OECD đã mở rộng phạm vi hoạt động, chia sẻ kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm phát triển cho các nước đang phát triển và các nền kinh tế đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường.

OPEC:

Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa, trong tiếng Anh viết tắt là OPEC (viết tắt của Organization of Petroleum Exporting Countries).

OPEC là một tổ chức đa chính phủ được thành lập bởi các nước Iran, Iraq, Kuwait, Ả Rập Saudi và Venezuela trong hội nghị tại Bagdad (từ 10 tháng 9 đến 14 tháng 9 năm 1960). Các thành viên Qatar (1961), Indonesia (1962), Libya (1962), Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (1967), Algérie (1969) và Nigeria (1971) lần lượt gia nhập tổ chức sau đó. Ecuador (1973–1992) và Gabon (1975–1994) cũng từng là thành viên của OPEC. Trong năm năm đầu tiên trụ sở của OPEC đặt ở Genève, Thụy Sĩ, sau đấy chuyển về Viên, Áo từ tháng 9 1965.

Các nước thành viên OPEC khai thác vào khoảng 40% tổng sản lượng dầu lửa thế giới và nắm giữ khoảng ¾ trữ lượng dầu thế giới.

APEC là gì?

(Asia-Pacific Economic Cooperation)

Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á– Thái Bình Dương (APEC) là một diễn đàn hàng đầu làm thuận tiện sinh trưởng kinh tế, cộng tác, mậu dịch và đầu tư ở các nước thuộc vành Thái Bình Dương.

APEC là một phân nhóm liên chính phủ duy nhất trên thế giới điều hành trên cơ sở không ràng buộc các điều hợp đồng, hội thoại công cộng và tôn trọng như nhau cho dự kiến của tất cả các nước tham dự. Không giống như WTO hoặc các tập thể khác nhằm mậu dịch nhiều phía, APEC không có các nghĩa vụ hiệp ước các nước tham dự nó cần phải có. Các quyết định trong APEC được vối tới qua thoả thuận và các điều ràng buộc được đảm nhiệm trên cơ sở tự giác.

APEC có 21 thành viên – được mang tên là các nền kinh tế thành viên – cùng nhau thanh minh độ chừng 40% dân số thế giới, độ chừng 56% Tổng sản phẩm quốc nội (TSPQN) của thế giới và tới 48% của mậu dịch thế giới. Nó cũng hảnh diện tượng trưng miền kinh tế năng động nhất thế giới phát sinh gần 70% của sinh trưởng kinh tế toàn cầu trong 10 năm đầu tiên của nó.

Nợ công là nợ của chính quyền các cấp từ trung ương đến địa phương. Có thể là nợ nội địa từ các nhà đầu tư trong nước, có thể là nợ ngoại khi vay mượn từ nước ngoài. Thường chính phủ mượn nợ qua các công cụ: phát hành công khố phiếu, các trái phiếu hay các quốc gia nghèo thường vay các ngân hàng phát triển quốc tế hay vùng như VN nợ ADB, WB... Thâu nhập của chính phủ là do nguồn thuế nên nợ công là nợ quốc dân, nợ mà người dân đóng thuế phải trả.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro