Giữa kì 1

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

A TÂY TIẾN

1) Bức tranh thiên nhiên

*Đọc hiểu


Thao tác lập luận chính: bình luận

Câu 2: Sự khác biệt giữa thành công và thất bại: Người thành công luôn nhìn thấy và học hỏi đức tính tốt đẹp của ng khác thì Ke that bai lai không lam de duid Ho ko much what den thank cong qud ng dong that he tìm cách để lại họ thấp họ. Họ để mặc lòng tự hiểm thời ganh tỵ cảm giác tự ti gặm nhấm tâm trí ngày qua ngày.

Câu 3: Tạo hóa tạo ra con người trong sự khác biệt và bình đẳng có nghĩa là mỗi ng đc sinh ra điều này cho mình sự khác biệt riêng từ ngoại hình đến gương mặt, tính cách, hoàn cảnh,... Bình đẳng trong việc mỗi con người đều có điểm yếu cũng như điểm mạnh riêng, không có ai là hoàn hảo và mỗi người đều có những giá trị riêng tốt đẹp nên chúng ta ko nên đố kị, ganh ghét với người khác.

Câu 4
Em đồng tình với quan điểm "Đố kị ko những khiến con ng cảm thấy mệt mỏi mà còn hạn chế sự phát triển của mỗi người". Bởi vì việc đố kị chỉ khiến ta tốn thời gian vào việc không có ích. Hơn nữa, đố kị chỉ thể hiện bản thân mình là ng kém cỏi và chỉ luôn biết ganh tị với ng khác mà ko chịu phát triển, cải thiện bản thân. Càng ganh tị chỉ khiến ta càng khó chịu và ngày một mệt mỏi thêm bởi cảm xúc tiêu cực mà ta tự tạo ra. Vì vậy, thay vì đố kị với ng khác. Chúng ta nên học hỏi những đức tính tốt đẹp của họ để phát triển bản thân hơn.

LÀM VĂN

1.

KHÁI QUÁT

Thói ghen ghét, lòng đố kị là một trong những thói hư tật xấu của con người.

KHÁI NIỆM, BIỂU HIỆN

Đố kị chính là bất mãn với những thành công của ng khác, ko muốn ng khác hơn mình.

HẬU QUẢ

Việc ghen ghét, đố kị chỉ làm cho con người trở nên ti tiện, nhỏ nhen, tầm thường, ích kỉ, tự hạ thấp giá trị của bản thân.

GIẢI PHÁP

Nếu chúng ta có thói xấu ấy, vậy làm thế nào để từ bỏ được chúng?

+) Đầu tiên, hãy luôn rèn luyện cho bản thân những tính cách tích cực, thay đổi góc nhìn từ bản thân. Thay vì bất mãn, ganh tị, ta nên vui cười với thành công của người khác.

+) Thay vì đố kị, ta nên giành thời gian ấy vào việc tự trau dồi phát triển bản thân. Hãy nhìn vào thành công của người khác để lấy làm động lực cho bản thân

+) Hơn nữa, việc xây dựng cho mình sự tự tin là điều vô cùng cần thiết. Hãy ngưng so sánh bản thân với người khác để rồi nảy sinh những cảm xúc tiêu cực, ...

=> Mỗi chúng ta đều có điểm mạnh, sở trường riêng nên ta không cần phải đố kị với người khác, thay vào đó ta nên tự mk phát triển những kĩ năng của bản thân.

2.

Cảm nhận thiên nhiên Tây Bắc, nhận xét tính nhạc họa trong đoạn thơ.

Quang Dũng được biết đến như một người nghệ sĩ có nhiều tài năng, ông vừa biết viết văn, làm thơ, lại còn biết cả vẽ tranh, soạn nhạc. Cũng vì điều ấy mà cái chất nhạc, chất họa luôn len lỏi trong lòng ông khi sáng tác những tác phẩm thơ đầy giá trị của bản thân, gợi cho mỗi người đọc đầy ấn tượng sâu sắc. "Tây tiến" chính là một trong những tác phẩm với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa hai yếu tố nhạc và họa ấy. Đặc biệt là trong khổ đầu của bài thơ, Quang Dũng đã thành công trong việc khắc họa những vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ của núi rừng miền Tây vừa hùng vĩ, hoang sơ nhưng cũng đầy thơ mộng.

Thiên nhiên Tây Bắc từ trong hiện thực đi vào thơ văn hình như không bao giờ mất đi những vẻ đẹp vốn có của nó.
“Tây Tiến” được bắt đầu bằng một tiếng gọi thiết tha, đầy trìu mến:

“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

Cả bài thơ không một dấu chấm câu, nỗi nhớ tràn từ câu thơ này sang câu thơ khác, bắt nhịp từ tứ thơ này sang tứ thơ khác. Nỗi nhớ tích tụ, dồn nén bật lên thành tiếng gọi thiết tha “Tây Tiến ơi”- Đó cũng chính là cách mà Quang Dũng mở đầu cho bài thơ của mình. Câu thơ như gọi quá khứ trở về với hiện tại, gọi những người thân yêu, gọi những kỉ niệm của một thời gắn bó. Một nỗi nhớ “chơi vơi” được thể hiện mơ hồ, không định hình, không diễn tả được mang lại một cảm giác rất khó chịu, day dứt và da diết, dường như không thể dứt ra được.

Hình ảnh thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, thơ mộng còn thể hiện qua một không gian sương mờ bao phủ rộng cả vùng Tây Bắc. Không gian cứ mênh mông vô tận trong hình ảnh đêm khuya tưởng chừng như rất lạnh lẽo, nặng nề nhưng lại được tiếp thêm sức mạnh:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”

Bức tranh thiên nhiên Tây Tiến còn hiện lên với hình ảnh Sài Khao, Mường Lát với “sương lấp”, “đêm hơi” đã gợi ra sự bất lợi của điều kiện thiên nhiên. Phải sống và làm việc trong địa hình lúc nào cũng có sương phủ, hơi lạnh ắt hẳn người lính cũng phải chịu rất nhiều những khổ cực, gian nan. Động từ “lấp” đã cho thấy sự lấn lướt con người của màn sương nơi đây cũng như cho thấy được cái khó khăn cái lạnh giá nơi núi rừng. Quang Dũng thực sự tinh tế khi dùng những ngôn từ để miêu tả. Là hoa về chứ không phải hoa nở, là đêm hơi chứ không phải đêm sương, cách dùng từ này khiến người đọc cảm thấy được sự nhẹ nhõm của không gian. Bao nhiêu mệt mỏi từ đó mà tan biến.

Những khổ cực, gian nan ấy cứ kéo dài từ ngày này qua tháng đã làm cho những vất vả mà “đoàn quân mỏi” thêm phần nặng nề, khó khăn hơn nữa. Không chỉ gặp khó khăn điều kiện thời tiết mà chặng đường hành quân của người lính Tây Tiến cũng rất trắc trở, gập ghềnh:

Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

Heo hút cồn mây súng ngửi trời

Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống

Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Trong những câu thơ tiếp theo, tác giả đã vẽ lại cung đường đầy hiểm trở, gian nan mà binh đoàn Tây Tiến phải đi qua. Đó chính là những ngọn núi "khúc khuỷu", "thăm thẳm", "heo hút", cao đến "ngàn thước". Từ ngữ gợi tả, nhịp thơ linh hoạt, câu từ trúc trắc của ba câu thơ này như đưa người đọc hành quân cùng những người lính. Người ta thường miêu tả con dốc cao cheo leo chứ ít khi lấy cái "thăm thẳm" của vực sâu để miêu tả con dốc. "Heo hút" là tính từ chỉ nơi vắng vẻ. Có vẻ như đây chính là đỉnh núi, nơi có khí hậu khắc nghiệt ít có thực vật sinh sống nên mới tạo ra khung cảnh tiêu điều, heo hút. Người lính đã chinh phục được những ngọn núi cao đến nỗi chỉ cần chếch mũi súng lên thôi ta cũng có thể cảm giác như súng đã chạm đến mây trời. Sự đối lập trong câu thơ "Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống" cho ta thấy địa thể khó đoán, đầy bất ngờ của núi rừng. Điệp từ phiếm chỉ “ngàn thước” được lặp lại hai lần đã mở ra một không gian nhìn từ trên xuống cũng như từ dưới lên thật hùng vĩ, vô tận của núi non hiểm trở. Nghệ thuật tiểu đối cùng dấu phẩy ngắt nhịp thành 4/3 khiến câu thơ như bị bẻ gập đôi diễn tả độ cao gần như thẳng đứng của dốc núi, nhìn lên thì cao chót vót đến chóng mặt, nhìn xuống thì sâu hun hút làm cho người đọc như đang được trải nghiệm một trò chơi bập bênh đến chóng mặt.

Nếu câu thơ trên trắc trở bao nhiêu thì câu thơ dưới lại mềm mại bất nhiêu, câu thơ trên cheo leo bao nhiêu thì dưới lại nhẹ nhàng bấy nhiêu, cảnh trên hiểm trở bao nhiêu thì cảnh hiện thời lại êm đềm bấy nhiêu. Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

Đây là một cảnh bản làng đầy bình yên với hình ảnh những mái nhà của ai đó ẩn hiện thấp thoáng sau cơn mưa rừng. Đặc biệt hình ảnh “ mưa xa khơi” còn gợi ra được những cơn mưa rừng trắng trời khiến cho từng ngôi nhà như đang trôi bồng bềnh trong làn mưa, giúp cho cảnh Pha Luông hiện lên đẹp đầy hư ảo, thơ mộng và lãng mạn.
Nhưng đâu phải lúc nào cũng bình yên, êm đềm được như vậy mà cũng có những khi, thiên nhiên lại hiện lên thật hùng vĩ và dữ dội:

“Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người”.

Hai câu thơ, tác giả đã tập trung diễn tả âm thanh của tiếng “ thác gầm thét” và tiếng “ cọp trêu người”. Với nghệ thuật nhân hóa, nhà thơ đã tạo ấn tượng mạnh về một thứ âm thanh dữ dội,đáng sợ của tiếng thác và tiếng hổ gầm. Những âm thanh ấy mang cả oai linh của rừng thẳm, ẩn chứa những mối nguy hiểm đang rình rập xung quanh những người lính Tây Tiến. Âm thanh ấy lại được đặt trong thời điểm “ chiều chiều” “ đêm đêm”- là những thời điểm ánh mặt trời vừa tắt, cảnh rừng thêm âm u, tăm tối, huyền bí. Âm thanh ấy phối hợp với bóng đêm của đại ngàn tạo nên mối đe dọa khủng khiếp với người lính. Hai thanh trắc trong chữ “ Hịch, cọp” làm cho câu thơ như trĩu xuống ở giữa như những bước chân cọp đang rình rập, đe dọa người lính đúng như lời nhận xét của nhà thơ Trần Lê Văn: “ Hai dấu nặng đi với nhau nghe nặng như tiếng chân cọp, có điều kì lạ là nếu ta thay hai chữ “ Mường Hịch” bằng hai chữ khác như “ Châu Thuận” thì hiệu lực câu thơ giảm sút ngay.

Tạm biệt với mảnh đất dữ nơi lam chướng nghìn trùng Mường Hịch, Quang Dũng tiếp tục mở ra trước mắt chúng ta bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với địa danh Mai Châu cùng bữa cơm ấm áp đầy tình người:

“Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

Mai Châu mùa em thơm nếp xôi.”

Nếu như trước đó, những câu thơ gợi lên sự trắc trở, gập ghềnh của chặng đường hành quân thì những câu thơ này đã làm bức tranh thiên nhiên Tây Bắc như thơ mộng hơn khi nó xuất hiện cùng với hình ảnh bữa cơm ấm nồng nghi ngút khói, nếp xôi thơm lừng cả xóm thôn. Câu thơ đã trực tiếp bộc lộ được nỗi nhớ về Tây Tiến, về vùng đất Mai Châu của tác giả. Hình ảnh “ cơm lên khói” là một hình ảnh được cảm nhận bằng thị giác gợi được một bữa cơm nóng hổi, ấm áp sau bao ngày hành quân gian khổ, vượt núi trèo đèo. Hình ảnh ấy còn gợi ra được hình ảnh ngọn khói như chờn vờn, lay động cả kí ức của nhà thơ. Không chỉ cảm nhận bằng vị giác, tác giả còn sử dụng khứu giác để cảm nhận mùi “ thơm nếp xôi” với một hương vị ngọt ngào, no đủ của một ngày bội thu, gợi được sự ấm cúng, quây quần, sum vầy. Có lẽ người lính Tây Tiến sau chặng đường dài hành quân vất vả giờ đây họ mới có thời gian quây quần bên những nồi cơm dẻo nghi ngút khói. Chính những hình ảnh ấy đã tạo ra không gian thật gần gũi, quen thuộc của cuộc sống giữa tình thân với những bữa cơm đầm ấm mà mỗi người lính Tây Tiến đã từng có nơi quê nhà, họ tìm được cho mình điểm tựa để được vỗ về, an ủi sau biết bao những mỏi mệt, gian lao đã trải qua.

Chính sự đa thanh, đa giọng điệu đã làm cho bài thơ có được một nhạc tính phong phú, trong đó sự trầm hùng là chủ đạo. Tây Tiến khi trắc trở, lúc dịu êm; khi chất ngất vút cao, lúc trữ tình tha thiết. Đó là âm điệu của nhạc tính thơ cổ điển giàu sắc thái lãng mạn. Bức tranh thiên nhiên, núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, bí ẩn, dữ dội, mà mĩ lệ  thơ mộng trữ tình thể hiện chất họa đầy mới mẻ cà đẹp đẽ. Nét vẽ gân guốc, khoẻ khoắn tái hiện thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ, dữ dội, hiểm trở hoang sơ. Nét vẽ nhẹ nhàng, nhoè mờ kiểu tranh lụa lại làm hiện lên thiên nhiên Tây Bắc thơ mộng, trữ tình, ấm áp. Với các phép đối, điệp âm, sử dụng từ láy, cách ngắt nhịp, phối thanh Bằng – Trắc… . Kết cấu ấy tạo nên giọng điệu gân guốc, mạnh mẽ khi nói về con đường hành quân gập ghềnh, trắc trở; giọng điệu êm đềm man mác khi nói về thiên nhiên thơ mộng trữ tình.

Những câu thơ chỉ gợi không tả cũng đủ sức vẽ lên một bức tranh Tây Tiến sống động huyền ảo. Cả núi rừng khi thì thấp thoáng trong màn sương lạnh, khi thì ẩn hiện trong cơn mưa xa khơi, lúc lại chìm trong màn sương như thực như mộng. Những nét chấm phá rất mảnh rất nhẹ nhưng sống động cho thấy vẻ đẹp tâm hồn tinh tế nhạy cảm của người lính bất chấp hiện thực khốc liệt của chiến tranh, người lính Tây Tiến vẫn mở lòng cảm nhận nâng niu những nét đẹp riêng của núi rừng. Đằng sau những câu thơ giàu chất nhạc, chất họa là tấm lòng Quang Dũng gắn bó yêu thương tha thiết với cuộc sống con người miền Tây.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro