old days | jhs

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Old Days | Jung Hoseok

Hôm nay tôi quay trở về ngôi nhà cũ cùng gia đình để dọn dẹp. Đó là một căn nhà cũ kỹ được xây dựng vào những năm 1920, nằm ở một thị trấn nhỏ cạnh ven biển, sau khi sửa chữa thì dân cư chẳng đông đúc hơn ban đầu là bao nhiêu. Sức khoẻ bà ngoại năm nay đã yếu, nhưng bà cứ khăng khăng muốn quay trở lại nơi này. Tôi ngồi cùng bà trên chuyến xe đường dài, bà đem theo một ít quần áo, đó không chỉ có đồ của bà.

Xe tấp vào ven đường và dừng trước biển hiệu của thị trấn. Tôi xách hộ bà chiếc giỏ vải, bà đi trước tôi, con đường dài thượt trải dài trong màu vàng ánh của nắng. Bước chân bà ngoại chậm chạp, khuôn mặt bà lãnh đạm nhưng trong đôi mắt đó chưa đầy sự lưu luyến. Tôi tưởng rằng, bà có thể khóc ngay lúc này đây. Nhưng trái với suy nghĩ ngược ngạo vủa tôi, bà xoay đầu nhìn tôi lượm thượm với mấy cái túi vải, bà chau mày khó hiểu.

"Để ngoại xách tiếp mày cho!"

Tôi lắc đầu, bà chau mày chặt hơn, ánh mắt kiên định khiến tôi lung lay. Đưa cho bà một cái túi vải chỉ đựng những album ảnh cũ kỹ đã úa màu nắng gió theo thời gian. Bà đòi tôi đưa cho bà thêm một túi nữa, nhưng tôi cố chấp không chịu. Bà và tôi đi trên dãy đường vắng vẻ, những ngôi nhà lùm xụp mang đậm chất cổ điển thập niên, bà chỉ tôi hướng thẳng ra vùng biển nhỏ mà trước đây ông cố đã từng đánh bắt ngoài khơi nơi đó.

Ngoại tôi đã qua 80, dù sức khoẻ bà yếu nhưng dáng vẻ bây giờ trông không như thế. Bà ấy chỉ có một mình, bởi người bà yêu thương nhất, đã rời bỏ bà. Chí ít khi ông ấy đi, ông ấy còn để lại cho bà một ngôi nhà ở thị trấn này và những người con đã trưởng thành theo năm tháng. Bà bảo, trước đây ông có ý định bán đi ngôi nhà ở thị trấn này vì kinh tế gia đình không đủ lo cho việc học của những người con. Bà bấm bụng đành lòng chấp nhận cho ông bán đi, cùng lắm là chịu đựng dọn đi ở một nơi tồi tàn. Nhưng ông đã không thật sự làm thế!

Ông không bán ngôi nhà này, thay vì lừa dối bà, ông chấp nhận làm một công việc nặng nhọc và vất vả, ông làm ngày làm đêm. Sau khi lo ổn định, ông mới tiết lộ cho bà biết căn nhà đó vẫn còn nguyên vẹn, một tất đất vẫn chưa bán đi. Bà vỗ mạnh vào vai ông nhiều cái, bà dỗi mà. Ông cứ cười hề hề, bà bật khóc nức nở, bà trách ông ngốc nghếch, bà trách ông chỉ biết một lòng vì người khác mà chẳng yêu thương bản thân mình.

Đó là câu chuyện tôi nghe mẹ kể, vừa kể mẹ vừa rơm rớm nước mắt, mẹ còn nói.

"Ông Ngoại con thương Bà Ngoại con nhiều lắm! Thật sự rất nhiều!"

Tôi ngồi nghỉ chân cùng bà trên băng ghế đá dưới gốc cây cổ thụ, bà hớp lấy ngụm nước trong chai nước khoáng. Đoạn đường đi đến ngôi nhà cũ đó còn khoảng 500m, tôi ngồi đung đưa đôi chân, nhìn bốn góc trời bao la, trong lành ở không khí miền quê của kiến trúc thập niên đầy dấu ấn. Tôi ngẫu hứng hỏi bà.

"Ngoại kể con nghe về nơi này được không?"

"Mày muốn nghe chứ gì!? Để ngoại kể mày nghe!"

Bà ngoại tôi có cách xưng hô khá thô thiển của tiếng địa phương, nhưng tôi thấy nó gần gũi dễ xưng hô hơn cái cách màu mè "bà cháu" kia nọ. Bà bắt đầu kể từ những năm 1940.

"Ngoại mày sinh ra ở đây, lớn lên cũng ở đây. Gặp ông mày cũng tại nơi này và kết duyên cũng đặt lại dấu ấn ở nơi này. Ngày xưa ấy, ở đây nghèo khổ lắm, người dân toàn đánh cá không à, đó là nguồn kinh tế chính của mọi nhà đấy con! Ông cố mày lúc trước cũng vậy."

"Vậy...sao bà ngoại gặp được ông ngoại vậy?"

"Kể ra cũng thú vị lắm! Bà ngoại mày đây chăm học lắm, còn ông mày thì bán hủ tíu gõ ở gần trường học bà. Cứ mỗi ngày tan trường thì đều gặp ổng, lâu lâu để dành tiền đủ thì tấp vô kêu tô hủ tíu cho sang một chút. Ổng mến bà mày lắm, chẳng hiểu tại sao cả? Cứ mỗi lần bà mua hủ tíu thì ổng không chịu lấy tiền, dù bà mày có ép ổng đến đầu cũng không chịu lấy..."

"Vậy ông ngoại như thế nào?"

"Ừm...năm đó bà ngoại mày 19 tuổi, vì đi học trễ nên lúc đó tao chỉ mới ở cấp 3 thay vì ra trường kiếm việc làm giúp gia đình. Cũng là năm tao 19 tuổi, tao gặp ổng. Ổng lúc đó hơn tao một tuổi, nhưng mà lúc đó bộ dạng ông mắc cười lắm. Tóc chẻ 5:5, mặc quần ống rộng với áo phông màu đứng bán hủ tíu, mặt ổng trông khờ cực...Tao còn nhớ cái lần ông giới thiệu tên ổng nữa! Gì mà Jung Hoseok, môi ông cứ chu chu ra ấy."

Jung Hoseok là tên ông ngoại tôi. Bà bật cười một tràng hả hê trước hồi ức mà bà kể. Bà lấy ra túi áo khoác mình một chiếc khăn thêu cánh hoa hướng dương ung dung trước sự đời. Bà vuốt ve từng góc vải, nếp nhăn.

"Đây là món quà đầu tiên ông ấy tặng bà!"

Giọng bà rung rung. Tôi nắm lấy đôi tay nhăn nheo của bà, xoa mu bàn tay rồi nắm chặt. Hai mắt bà đã đỏ, tiếng sụt sùi phát nhỏ nhẹ bên trong cổ họng bà. Tôi rất ít khi thấy bà khóc, lần đầu tiên là ở lễ tang ông, lần thứ hai thì có lẽ là ngay lúc này. Bà đứng lên xách túi vải rồi rời đi, tôi đi sau lưng bà, trọn vẹn đăm dăm vào bóng lưng nặng trĩu những sầu muộn theo năm tháng. Nơi này là nơi chôn cất ông, chúng tôi tính sau khi xong việc dọn dẹp ở nhà thì đi viếng ông.

Cuối cùng, tôi và bà cũng đến nơi. Trước mắt chúng tôi là căn nhà bằng gỗ ép, bám bụi khắp nơi và mùi gỗ khô nồng nặc. Bà bảo tôi để những cái túi vải đựng đồ sang băng ghế đá bên nhà, rồi vào kho lấy đồ tẩy rửa. Bà phụ tôi lau nhà, dù tôi có cố từ chối bà đến đâu. Bà luôn ngăn chặn những lời nói vô ích của tôi trước khi tôi phát ra chúng, đôi mắt bà luôn chau mày khó hiểu.

Tôi vào bên trong phòng dọn dẹp, vắt khô chiếc khăn để lau mấy cái tủ gỗ, tôi vô ý khám phá bên trong chúng. Đập vào mắt tôi đầu tiên là những album ảnh dày đặc, chiếc túi da đen hình chữ nhật được cạnh bên cuốn album đã nhuốm màu thời gian. Góc tủ xuất hiện những con mọt ăn mòn, tôi quét chúng ra rồi hốt vào một túi nhựa đựng rác. Tôi lại dùng chiếc khăn đó lau lại mấy quyển album, tính tò mò nâng cao, tôi chẳng thể làm ngơ cất chúng đi. Tạm thời đem để chúng vào một góc nào đó, khi rảnh rỗi thì đem ra xem và hồi tưởng.

Bà tôi ra sau vườn nhặt những mảnh vỡ sứ của chậu cây đã vỡ tan. Bà đem gốc rễ cây đó vùi vào mặt đất, đắp đất vững chắc rồi tưới nước. Xế chiều, màu hoàng hôn vàng cam buông lơi cả vùng trời bao la, rộng lớn. Bà ngồi dưới mái hiên cùng tôi, hai bà cháu cùng dùng một bữa cơm đạm bạc với rau cải. Hai đùi bà rung rung, đôi mắt long lanh của bà ngắm nhìn hướng chim én theo bầy bay về tổ, tiếng sóng biển xa xa dập dùi vào bờ. Bà ngoại tôi đã già, sức khoẻ bà cũng yếu nhưng những thứ bà cảm nhận được vẫn đầy sức sống và rõ ràng.

Tôi đem mâm cơm xuống bếp rửa. Bà đứng cạnh tôi tranh phần lau khô chén dĩa, nếu nói về cố chấp có khi bà ngoại còn hơn cả tôi. Bà làm những việc bà thích, dù cho có bị ngăn cản đến đâu bà cũng phải làm cho được. Tôi nhanh chóng rửa xong chén dĩa, sau đó đem đống album đến chỗ bà đang ngồi dưới mái hiên. Tôi mang theo áo choàng bằng len của bà.

"Ngoại à, trời tối gió lắm, lỡ ngoại đổ bệnh thì thế nào?"

Tôi choàng lên vai bà tấm áo len, bà thở dài chán nản với cái tính cằn nhằn sớm tối của tôi. Đôi lúc bà còn chọc ghẹp tôi, bảo là 'Nếu mày cứ cằn nhằn như thế thì sao này mau già với khó kiếm chồng lắm con à!". Tôi đem ra thùng catton đựng những album đặt trước mặt bà.

"Con kiếm được đống album cũ này trong tủ gỗ ở phòng ngủ."

"Thì ra nó vẫn còn vẹn nguyên à?!"

Bà lấy ra từng quyển album một, cứ mỗi lần lật trang, bà sẽ đăm đăm nhìn chúng trong khoảng lâu rồi bật cười, phủ phủ lớp bụi đóng lâu ngày trên mặt ảnh. Tôi cũng cầm lấy một quyển rồi xem ảnh. Tấm ảnh đầu tiên là bức ảnh một cậu thiếu niên đang nắm chặt tay một cô gái. Tôi ngu ngơ và ngờ vực tấm ảnh tước mặt mình.

"Ngoại...đây là...?"

"Ủa tấm này còn à? Tao kiếm nó muốn chết!"

"Đây là...?"

"Ông bà ngoại mày thời đó đấy! Thấy tao với ông mày đẹp đôi không?"

Bà bật cười thoã mãn, cầm lấy tấm ảnh từ trong tay tôi. Bà ngắm nhìn nó một cách lưu luyến. Tôi lấy ra từ trong thùng catton một chiếc túi da đen, bên trong những xấp giấy, phong thư dày, chúng không bám bụi như đống album kia. Tôi lấy phong thư đầu tiên, bên trong là một lá thư có hai mặt giấy, chữ viết tròn trịn phủ kín mặt giấy. Tôi mở giấy ra và đọc to phong thư.

"Ngày 23 tháng 6 năm 1958.

Hôm nay là ngày thứ 5 anh lên đường nhập ngũ. Em đang chìm trong nỗi nhớ anh, và em cũng đang trong suy nghĩ vẩn vơ về anh. Quân trường huấn luyện có làm khổ anh nhiều không? Nắng có chiếu rát tấm lưng anh không? Đôi vai anh có mỏi nhừ vì vác quá nhiều balo hay súng đạn không? Anh hiện tại có ổn không?

Chậu hoa anh tặng em nó vẫn tươi xanh vẫn nở rộ, em mong tình yêu của chúng ta vẫn như thế. Có lẽ em không thể thực hiện ý nguyện của anh rồi, em không thể tiến thêm bước nữa vì hạnh phúc cho tương lai chính mình. Em sẽ đợi anh quay lại và tình yêu của chúng ta sẽ thuở ban đầu đúng chứ? Em sợ hãi cái cảm giác ngờ vực thế này lắm!

Hôm nay em gặp Nam Joon, cậu ta bảo cuộc sống của anh tại trại huấn luyện khó khăn lắm, anh kiệt sức cho việc chạy đường rừng dài trăm cây số để đưa thư mật. Em ở quê nhà lo lắng cho anh nhiều lắm!

Em không trông đợi vào thư hồi âm của anh đâu! Chỉ cần anh đọc thư em viết là đủ rồi! Dù anh có vất vả đến đâu, có lạc lối trong đường rừng đến đâu thì hãy nhớ mỗi điều này:

Em sẽ ở yên tại nơi này để chờ đợi anh quay lại!

Jung Amy yêu anh, Hoseok!"

Chẳng hiểu từ khoảnh khắc nào, nước mắt tôi lại rơi. Bà xoa xoa đầu tôi. Rồi bà nói với tôi về tình cảnh của phong thư này. Tôi chăm chú ngồi nghe.

"Năm 1958, có chiến tranh, ông ấy bị điều ra huấn luyện nơi chiến trường đẫm máu để chiến đấu vì đất nước. Lúc ổng đi có dặn tao: Em tiến thêm bước nữa đi, có thể anh sẽ không trở về đâu! Em nên tìm kiếm một hạnh phúc khác để lo cho mình trong tương lai đi. Bà đã không trả lời ông ấy, chỉ nhào vào lòng ông lấy ông ấy thật chặt. Lớp vải áo phông trắng của ông ấy thấm ướt nước mắt của bà."

"Chuyện tiếp theo như thế nào vậy bà?"

"Sau đêm đẫm nước mắt ấy, ông khăn gói cùng với mấy thanh niên nhà hàng xóm lên đường huấn luyện. Cứ mỗi tuần như thế bà lại viết thư cho ông, ông không trả lời bất kỳ lá thư nào bà gửi đi cả. Lúc đó là thời điểm căng thẳng nhất của chiến tranh, bom nổ, đạn bay tứ tung. Nơi thương trường giết giặc là ở vùng núi rừng hiểm trở. Bà cứ tạm cho là ông vẫn ổn, ông vẫn đang chiến đấu vì đất nước này. Nhưng..."

"Nhưng?"

"Sau 3 tháng ở đỉnh điểm cuộc chiến, bà có nhận được thư ông viết, nó còn kèm theo bức ảnh ông trong bộ quân phục anh dũng. Nhưng khi bà đọc, bà đã không kèm được nước mắt mình."

"Bức thư đó như thế nào vậy bà?"

Bà gật đầu lấy ra thêm một phòng thư có mùi thuốc nổ, mùi hương không quá nồng nhưng đủ thể hiện rõ cuộc sống ông thế nào. Bà đưa lá thư cho tôi rồi ngồi xem lại bức ảnh ông gửi.

"Ngày 14 tháng 10 năm 1958.

Gửi em người con gái anh yêu!

Anh không biết hiện tại em như thế nào. Cũng chẳng biết em đã tìm được người thay thế anh lo cho em chưa. Nếu em tìm được, anh mong em hạnh phúc bên người đó. Nếu không thể tìm được, em đừng đợi anh nữa. Có lẽ đây là lần cuối cùng anh nói với em, vì anh chẳng biết ngày mai mình còn tồn tại được không?

Anh bị bắt nhốt bên tù giam của địch, anh không biết đồng đội mình đang thế nào, chiến đấu ra sao? Và anh chẳng thể biết được, anh có thể cầm cự đến giờ phút nào tại căn phòng giam quái ác này đâu!

Em này, nếu anh có thể trở về và gặp em, em sẽ cho anh thấy bản thân em đã hạnh phúc như thế nào, được chứ? Còn nếu không, nơi đồng hoang cỏ dại mọc um tùm, đến thăm anh nhé!?

Và tốt nhất, đừng đợi anh!

Em có cuộc sống riêng của mình, anh cũng vậy! Nếu duyên nợ của chúng ta quá lớn, anh sẽ trở về gặp em, tự khắc ta sẽ yêu nhau như lúc ban đầu. Em có nhớ hương vị tô hủ tíu mà anh hãy nấu cho em ăn chứ? Anh sẽ nấu và bán cho em nếu anh trở về! Anh đã rất anh dũng phải không?

Anh thật sự mong em mãi hạnh phúc với người yêu thương em!

Thứ nhất không thể quên nước! Thứ hai không thể phụ em!

Khi đất nước vẫn chưa yên bình, tình anh vẫn chưa thể an yên. Khi nước nhà khoác lên tấm áo độc lập, khi đó mình mới yêu nhau trọn vẹn! Đồng đội hy sinh anh dũng, bom đạn quyết liệt đẩy người lính vào ranh giới sinh tử. Anh chiến đấu với con tim mạnh mẽ, vì nước vì em!

Yêu em Amy!

Jung Hoseok."

Tôi đọc hết bức thư dài mà ông viết. Nước mắt tôi rơi mãi, chẳng thể kìm lại được, bà đưa tôi chiếc khăn tay lau nước mắt. Bọng mắt tôi đỏ ao và ướt át, cảm giác rít rít chảy dọc khuôn mặt. Tôi chợt nhận ra, mắt bà cũng đỏ.

"Thứ nhất không thể quên nước! Thứ hai không thể phụ em!"

Bà lặp lại câu nói. Tôi tiếp lời mong bà kể tiếp câu chuyện.

"Sau đó ông trở về à?"

"Sau 5 năm bị biệt giam nơi quân trường của địch. Ông ấy được thả tự do sau khi hoà bình nước nhà được xác lập. Mày không tin đâu, sau 5 năm chờ đợi của bà, ông đã không phụ bà. 5 năm không thấy bóng dáng, không nghe giọng nói, đột nhiên ông ấy đứng trước cửa nhà bà mà nhấn chuông."

"Lúc đó bà thế nào?"

"Tao đã khóc, khóc rất nhiều. Ông ôm chầm lấy bà, vai ông vững chắc, hai tay chai sạn, còn có nhiều sẹo! Tao hỏi ông ấy tại sao, ông bảo không có gì, chỉ do bò lăn ngoài chiến trường bị gạch đá đâm phải. Rồi ổng hỏi.

'Có phải em vẫn đợi anh đến tận giờ phút này chứ?'

Bà ậm ừ gật đầu. Ông đưa luồn vào tay bà chiếc nhẫn bạc mà ông mua trước khi đi lính. Chất giọng bà run bần bật lên từng nhịp,cả hơi thở cũng đứt quãng.

'Anh giữ nó từ hồi còn ở quân trường, dù qua 5 năm bị giam cầm những anh vẫn giữa nó, chỉ đợi ngày đeo vào tay em!'

Ông Hoseok không giỏi việc làm người khác cảm động đâu, nhưng khi ông đeo vào tay bà chiếc nhẫn bạc, bà thật sự cảm động rất nhiều. Từ khi đó, bà mày biết định mệnh đời bà là Jung Hoseok, là người sẽ cùng bà dầm mưa dãi nắng qua năm tháng. Chiếc nhẫn ông ấy trao, bà vẫn còn đeo trên tay mình."

Bà đưa tôi xem chiếc nhẫn, việc gỡ một chiếc nhẫn đã cũ và đeo lâu ngày trên bàn tay nhăn nheo của bà là một việc khó khăn. Tôi từ chối cầm lấy tay bà để xem thay vì để bà phải gỡ nó ra. Nó là một chiếc bạc mỏng, không điêu khắc tinh tế, sắc sảo. Nhưng dòng chữ trên đó làm lung lay tôi, jhs yêu amy. Những điều đơn giản, nhỏ nhặt nhất nhưng khiến người khác hạnh phúc. Dù qua năm tháng có khiến ông bà già đi, hay từ giã cõi trần, tình yêu mà ông dành cho bà vẫn còn đó, nơi chiếc nhẫn trao lời hẹn ước.

"Ông ấy còn hỏi bà mày. 'Em mất hết 5 năm đợi anh, em có tiếc không?'. Bà không biết trả lời như thế nào, bà đáp đại 'Em không tiếc!', ông hỏi bà tại sao. Đương nhiên là bà thương ông nên mới đợi chờ, tiếc hay không tiếc cũng chẳng quan trọng gì, chỉ cần ông ấy trở về thì bà sẽ đợi, cả đời đợi chờ cũng được. Nhưng đáng tiếc ông ấy lại bỏ rơi bà mà đi trước."

Bạ mẹ bà cho phép bà lấy ông ấy, bên phía gia đình ông cũng chẳng phản đối gì. Sau 2 năm lấy nhau, bà sinh ra mẹ tôi, tiếp theo đó là 2 cậu của tôi. Vẫn ở chỗ ngã ba trường học đã xây mới, bà vẫn cùng ông đẩy xe hủ tíu đi bán. Mẹ tôi ở nhà đan len, làm đồ thủ công để buôn bán. Mẹ tôi có kể, cứ mỗi năm kỷ niệm ngày cưới nhau, ông sẽ trích ra chút tiền mua vài cành hồng tặng bà. Dù kinh tế đã khá khẩm hơn chút, nhưng ông vẫn cứ mua 2, 3 cành hoa như thế tặng bà, đó đã là thói quen.

Ông ngoại không giỏi nói nhưng lời sến súa, nhưng cũng đã nói câu 'Anh Yêu Em' khi đeo nhẫn vào tay bà. Còn lần thứ hai, ông nằm trên giường bệnh, thân thể ông rã rời, ông biết tử thần sẽ đưa ông đi sớm thôi. Ông kéo bà lại gần mình, khẽ nói bên vành tai bà câu 'Tôi Thương Bà'. Sau đó ông đi. Năm đó là năm 2007.

Bà tôi hoài niệm, đung đưa hai chân vờn với gió dưới chân ghế gỗ. Hai mắt bà long lay như màn sương thoắt ẩn thoắt hiện. Tôi cầm trong tay là tấm ảnh năm bà 27 tuổi, lúc đó ông đã về với bà. Trong tấm ảnh là một thiếu nữ ở độ tuổi thanh xuân sắp chuyển mùa, mái tóc phủ dài qua vai, chiếc đầm hoa thêu có hoạ tiết nhỏ nhắn. Dù nhạt màu, ngả vàng đi chăng nữa, tấm ảnh vẫn thể hiện rõ vẻ đẹp của thiếu nữ đó.

Năm nay bà đã gần trăm tuổi, mái tóc đen nhánh phủ dài qua vai được thay thế bằng một mái tóc bạc xoăn ngắn đến mang tai. Khuôn mặt rạng ngời trưởng thành và già dặn theo năm tháng, những nếp nhăn nheo thâm quầng. Tai bà nghe không rõ nữa, mắt cũng mờ đi, làn da nhăn nheo yếu ớt bao phủ người bà. Đôi vai gầy guộc vẫn ra sức bám trụ với cuộc sống.

Khi ông ra đi, đám tang đó bà khóc đến suýt ngất, bà hờn ông lại bắt bà đợi. Nhưng có vẻ ông mới là người đợi bà. Bà ngồi kể lại những câu chuyện ngọt ngào lúc ông và bà yêu nhau.

Ông hay đưa bà đi bằng con xe Vespa màu xanh da trời đã cũ kêu cót két mà ông đã dành dụm để mua sau khi lấy bà, ông hay hôn vào tóc bà bởi vì ông thích hương thơm của hoa bưởi mọi khi bà gội đầu ngoài mái hiên. Ông là một người vụng về, hậu đậu, từng bị bà nhắc nhở nhiều lần vì sự vụng về đụng đâu vỡ đó của mình. Ông thường đưa hai người con trai của mình ra bờ sông tập bắt cá khi hai cậu đủ trưởng thành. Ngoài ra, ông thích trồng vườn cực kỳ, sau khi đẩy xe hủ tíu về nhà, việc đầu tiên là đến xem những mầm non của mình gieo trồng đã mọc chồi chưa. Trước đây ông có mua cho bà một chiếc máy radio đã qua sử dụng những vẫn còn tốt, cứ mỗi sẽ bật một bài hát cho bà nghe.

"Để tao kể thêm chuyện này cho nghe, thời đó chưa có mày đâu! Khi mà ông ngoại cầu hôn tao ấy, ổng có hỏi 'Lấy anh khổ lắm, em chịu được không?' Tao bảo tao chịu được, nhưng thật ra ổng hỏi cho có thôi. Bà mày chưa một lần chịu khổ khi lấy ổng, tất cả khổ cực đều do một mình ông ấy gánh vác. Nhiều khi bà nghĩ, bà có vô dụng quá không khi để ông ấy gánh vác như thế. Nhưng ông lại nói, 'khi anh gặp cha em, ông ấy bảo đừng để em chịu khổ. Nếu ông ấy không bảo như thế thì anh cũng sẽ cương quyết gánh vác như bây giờ thôi. Anh không nỡ thấy em chịu khổ đâu!'."

Ông ngoại Jung Hoseok của tôi là một người đàn ông đơn giản, nhưng đôi lúc suy nghĩ của ông ấy khiến người khác nghĩ mình vĩ đại. Dù có thể ông không biết, tôi đã định được mẫu đàn ông đời mình khi nghe bà kể về ông. Trời càng về đêm càng lạnh lẽo, tôi đỡ bà vào trong nghỉ ngơi trước. Còn bản thân mình thì dọn lại đống album vào thùng catton, sau đó cũng lên giường nghỉ ngơi.

Sáng hôm sau, tôi không còn thấy bà tại nhà. Tôi đoán chắc bà đang ở mộ ông, liền lấy áo khoác đi đến nơi đó. Theo như sự chỉ dẫn của bà hôm qua, cứ tản bộ dọc xuôi theo đường bờ biển sẽ thấy nơi nghĩa trang có mộ ông. Đến nơi theo đúng như dự đoán của tôi, bà đã ngồi sẵn ở đó, cầm trên tay bà là tấm khăn vải dùng để lau đi bụi bẩn còn vương vấn trên mộ. Tôi tiến đến bên cạnh bà, giúp bà một tay cúng kiếng cho ông. Đồ cúng mặn ngọt được bày ra sẵn, bà tôi thắp nến nhang trầm hương.

"Ông đi xa đã hơn 10 năm rồi, ông bỏ tôi cô đơn hơn 10 năm rồi! Giờ tôi cần ông, tôi đến với ông được chứ?"

"Này ngoại, đừng có nói gở như thế mà!"

Tôi chẳng thể hiểu bà tôi đang nói gì, nó dường như là một điều dại dột. Từng câu chữ bà rung rung, tiếng khịt mũi liên tục, hốc mắt bà đỏ lên như sắp chực trào. Bà lấy từ túi áo mình ra chiếc khăn tay liên tục lau lên mặt mình, một mảng vải khăn đã thấm ướt chuyển màu đậm hơn. Tôi chà xát lên mảng áo phía sau lưng bà để lấy hơi ấm, từng đợt gió thổi đến từ biển làm lung lay tóc bà, tiếng chuông gió treo ở cổng nghĩa trang cũng phát ra tiếng ma mị.

Bà tôi tựa lưng vào nền gạch bên hông mộ ông, bà thủ thỉ vài câu với ông, tôi thấy vậy cũng để bà một mình mà đi ra nơi khác. Tôi quay người hướng lưng về phía chỗ bà ngồi, tựa người vào cột tường nghe tiếng sóng đánh vào bờ, tôi không thể hình dung bầu không khí lạnh lẽo trong giây phút này được. Gió thổi theo cơn vụt qua từng chân tóc tôi, cả bầu trời xám xịt không một tia nắng, tôi cảm thấy điều gì đó chẳng lành, đối với trực giác của một người phụ nữ như tôi là vậy.

Tôi thẫn thờ nhìn khung cảnh, đã qua 10 phút, tôi chẳng nghe bất kỳ động từ bà ngoại. Tôi rời khỏi vị trí đang đứng để tiến đến mộ ông, bóng dáng bà núp gọn sau bức tường đứng dựng lên. Trước mắt tôi là hình ảnh bà nắm trong tay chiếc khăn tay thêu cánh hoa hướng dương vàng tươi, bên trong gói gém một tấm ảnh. Hai mắt bà nhắm nghiền, hơi thở cũng không còn. Tôi hoang mang cố lay người bà dậy, hai mắt tôi mở to và mặc xác dòng nước cứ chảy tới tấp trên mặt mình.

"Ngoại à đừng làm con sợ! Ngoại dậy đi mà! Ngoại không sao đúng chứ?"

Tôi sờ lên cổ tay bà, mạch không còn đập, tim bà yếu ớt những nhịp đập cuối cùng. Tôi đỡ bà lên lưng mình, cõng bà đi về ngôi nhà cũ kỹ đó, nước mắt tôi giàn giụa, tay tôi cứ lau khô qua rồi cũng lại ướt át như ban đầu. Hai tay bà buông thỏng, tôi lấy chiếc khăn tay đó cất vào túi áo. Xem ra bà về với ông rồi! Tôi đã thông báo cho cha mẹ mình, hai người ấy đang trên đường về nơi này, tôi nghĩ là vậy.

Tôi đặt chân vào ngôi nhà, đỡ bà nằm xuống giường, hai vai và lưng tôi mỏi nhừ, trời buồn ủ dột, mưa cũng đã bắt đầu vây kín không gian xung quanh. Nhìn qua lớp cửa sổ được đóng như hàng rào, từng hạt mưa làm lặn lớp bụi bẩn thẫm thấu xuống mặt đất, hơi đất xông lên ẩm, bà tôi lạnh lẽo, tôi lấy lớp áo len đắp lên người bà trải dọc từ cổ đến hai bên hông. Tôi cầm trong tay khăn tay bà, giở ra từ từ, bên trong là bức ảnh cưới màu nâu nhạt của bà và ông Hoseok.

Bà nở nụ cười hạnh phúc cùng với ông, bà đang mặc tấm áo lụa màu trắng được cho là áo cưới thời thập niên. Ông đèo bà trên con xe Vespa, trên tay bà là một đoá hoa hồng đỏ thắm màu hạnh phúc. Tôi lật ra phía sau tấm ảnh, một dòng chữ nguệch ngoạc trải dọc bên rìa tấm ảnh.

"Duyên nợ của chúng ta kiếp này đã hết. Chỉ mong định mệnh kiếp sau vẫn là ông! Tôi sẽ đến cùng với ông, bao năm ông đi trước đợi chờ tôi, giờ tôi sẽ đến bên ông."

Tôi bật khóc nức nở, tay tôi nắm chặt lấy tay bà, tiếng nấc liên tục phát ra từ cổ họng tôi. Tôi nghe thấy tiếng rục rịch bên ngoài, chắc chắn là cha mẹ tôi đã tới đây, tiếng kéo cửa sột soạt, ánh sáng bừng thẳng vào khuôn mặt đầy nước của tôi. Mẹ chạy đến ôm lấy tôi, mắt mẹ cũng ngấn nước đỏ hoe. Cha tôi cúi đầu gầm gừ vài tiếng. Gia đình tôi dọn dẹp lại nhà, cha tôi đưa bà về ngôi nhà mà chúng tôi hiện tại đang ở. Mẹ tôi ngồi lại cùng tôi, dọn dẹp lại nơi cũ kỹ này, tôi còn chẳng thể biết được rằng tôi có thể tìm về nơi này trong bao lâu nữa. Tôi nghĩ cha mẹ mình sẽ bán đi nơi này, vì ông bà chẳng còn ở đây nữa.

"Mẹ có bán đi nơi này không? Vì chẳng ai sống ở đây nữa!?"

"Mẹ không bán nó đi đâu! Dù không ai ở vẫn không bán. Nó chứa quá nhiều kỉ niệm của ông bà và cả mẹ."

Tôi đem ra cho mẹ thùng catton ngày hôm qua.

"Chúng ta đem nó về thôi mẹ! Nó cần được giữ gìn vì những gì đã có!"

Tôi đỡ mẹ ngồi dậy, tôi và bà ra dạo biển, đó là điều bà mong muốn. Dưới ánh nắng vàng dịu đang chiếu rọi xuống mặt nước, bóng lưng bà trải dài xuống bờ cát. Mí mắt tôi đã được hông khô, nhưng mẹ thì lại không. Cha tôi lái xe ra biển để đón mẹ, tôi lên xen ngồi và quay lại lấy thùng đựng album. Cả quãng đường, chúng tôi không thể nói cho nhau lấy một câu nào cả, bầu không khí ủ dột làm đậm màu nỗi buồn trong tôi.

Xe dừng lại trước cổng rào nhà tôi, hai cậu đã đem chiếc hòm thuỷ tinh màu trắng về nhà, đặt thân xác bà nằm bên trong. Đến tận trời tối, mới làm xong nghi thức cúng bái. Mẹ tôi khóc qua nhiều, hai mắt mẹ sưng tấy, cha tôi ngồi cạnh bên đỡ lấy bà. Vài ngày sau, đám tang của bà đã ổn thoã, tôi xin mẹ hãy đem chôn bà ở nơi mộ ông, mẹ tôi đồng ý. Đúng trước bia mộ, tôi chăm chú nhìn dòng chữ Jung Hoseok và Jung Amy.

Lá phong rụng rời, tiếng gió dập dìu, tôi cầm khăn tay hoa hướng dương của bà, chấp niệm ngộ nhận ra tình cảm của những người xưa cũ đã tuyệt đẹp đến đâu. Không hoàn mỹ, không lãng mạn, không vật chất, chỉ cần một khi đã nắm tay nhau đi thì sẽ cùng nhau đi suốt đời. Ông Hoseok không cho bà tôi những bộ váy rực rỡ hay những vòng tay lấp lánh, thứ ông cho bà là hạnh phúc trọn vẹn, một đời thuỷ chung khắc sâu qua năm tháng. Sinh tử bệnh lão vẫn không chia rời.

"Bà ngoại à, tình yêu như thế nào mới có thể hạnh phúc đến cuối đời như tình yêu của ông bà?"

"Tình yêu ở niên đại đó, cái gì hư thì cũng muốn sửa lại. Còn ở bây giờ thì cái nào hư thì cũng vứt bỏ cả! Trân trọng và giữ gìn những gì con đã có, dù nó nhỏ nhặt hay to lớn. Biết đâu sau này nó là một phần hạnh phúc của con."

End

by airmer_july_yuu

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro