Những ng vợ nhớ chồng

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Dẫu ai đi ngược về xuôi,nhớ ngày giỗ tỗ mồng 10 tháng ba" một câu ca dao về lòng yêu nước đã in sâu vào tiềm thức của người Việt. Câu ca dao mang hàm ý như một lời nhắc nhở những người con Việt Nam dù ở nơi đâu cũng phải nhớ về cội nguồn dân tộc, về ngày giỗ Hùng Vương thiêng liêng. Trong suốt quá trình dựng nước và giữ nước, ông cha ta đã hi sinh máu thịt của mình và đã truyền lại những giá trị tinh thần quý giá về lòng yêu nước cho con cháu bằng nhiều hình thức khác nhau trong đó có văn chương. Nếu ai đó nói cảm xúc là một chủ đề của văn chương nhưng em xin phép định nghĩa lại nó qua góc nhìn của riêng mình rằng văn chương là công cụ để người ta bộc lộ cảm xúc của mình. Nếu điều đó là đúng thì hãy cùng nhau khám phá xem Nguyễn Khoa Điềm thể hiện tình yêu và định nghĩa Đất Nước trong trái tim mình ra sao trong Đoạn trích Đất Nước (Trích trường ca Mặt đường khát vọng) qua đoạn trích...
.....

Khổ thơ mở ra với tư tưởng chủ đạo đất nước là của nhân dân. Tư tưởng ấy trước hết được tác giả thể hiện lòng biết ơn sâu nặng của mình đối với nhân dân- những con người đã "góp" cuộc đời của mình, tên tuôi của mình, số phận của mình để hòa làm một và dựng xây nên đất nước. Họ hóa thân thành những danh lam, thắng cảnh,những địa danh và sống mãi với non sống. Hãy cùng điểm qua những cuộc đời và tâm hồn đã "góp" phần của mình vào đất nước qua hai câu thơ đầu.

"Những ngườu vợ nhớ chồng..
....."

Xuyên suốt khổ thơ, tác giả đã dùng nghệ thuật liệt kê hàng loạt các danh lam thắng cảnh tuyệt đẹp từ Bắc chí Nam kết hợp cùng thủ pháp điệp từ "góp" thể hiện sự đóng góp của nhân dân, diễn tả bóng dáng của nhân dân hiện hữu ở mọi miền Đất Nước. Mở đầu là núi Vọng Phu và hòn Trống Mái ở miền Bắc. Hòn Vọng Phu thuộc tỉnh Lạng Sơn là biểu tượng cho lòng chung thủy,kiên trinh của người phụ nữ Việt và là truyền thống thủy chung cao đẹp của người Việt qua sự tích nàng Tô Thị bồng con chờ chồng qua hai câu thơ.
"Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa
Có nàng Tô Thị,có chùa Tam Thanh."
Tiếp đến là hòn Trống Mái thuộc Sầm Sơn, Thanh Hóa biểu trưng cho vẻ đẹp của tình yêu thủy chung bềnh vừng, do hai vợ chồng yêu nhau hóa thành. Đó là tình nghĩa vợ chồng son sắt,thủy chung. Những địa danh ấy cứ sống mãi như cái cách mà những tình nghĩa thủy chung ấy bất tử. ĐN không những được hình thành từ những tinhd cảm quý báu đó mà nó còn được dựng xây nên từ những dấu vó ngựa của Thánh Gióng làng Phù Đổng và quần thể nún non hùng vĩ quanh đất tổ qua hai câu thơ.
"Gót ngưah.
......"
Sự tích Thánh Gióng- người anh hùng làng Phù Đổng với chiến tích "ao đầm" do vó ngựa để lại quanh chân núi Sóc Sơn thuộc Hà Nội nhắc nhở ta về truyền thống chống giặc ngoại xâm đầy kiên cường của dân tộc, về những con người đã đấu tranh dâng hiến cả cuộc đời và máu thịt của mình để gìn giữ và bảo vệ non sông. Và vùng đất tổ nơi núi Hi Cương thuộc Phú Thọ còn gợi nhắc ta về bề dày lịch sử quá trình dựng nước và giữ nước, cái cách mà ông cha ta đã kiến thiết nên Đất Nước.   Xuôi về miền Trung, tác giả đưa ta về vùng dất Quảng Ngải để được nhìn ngâm "núi Bút, ngon nghiêng", một địa thế đặc biệt với ngọn núi có hình cây bút và nghiên mực. Truyền thuyết kể rằng đây là địa danh do một cậu học trò nghèo dựng nên. Đây là biểu tượng của một truyền thống quý báu nữa của dân tộc đã và đang được tiếp nối từ xưa đến nay đó là truyền thống hiếu học. Và từ truyền thống đó đã sản sinh ra biết bao nhiêu người tài cống hiến cho Đất Nước. Xuyên suốt bề dày lịch sử của tổ quốc, đã có rất nhiều cái tên đã cống hiến linh hồn, tài năng, tên tuổi và cuộc đời mình cho Đất Nước, và dù họ là ai, dù họ ở đâu và kể cả những sự vật vô tri nhất như "con cóc","con gà" cũng đã đóng góp dáng hình của mình vào Đất Nước. Từ vịnh Hạ Long thắng cảnh đến con sông Cửu Long hiền hòa, tươi đẹp với chín con rồng tạo nên "Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm" ở miền Nam đến những người dân hiền lành, chăm chỉ đã góp tên "Ông Đốc,ông trang, bà đen,bà điểm" cho làng xã sau mỗi chuyến di dân. Họ đều là những con người đầy bình dị và cao cả, những người đã cống hiến tất thảy cho tổ quốc. Và giờ dẫu nơi nào ta đi ta vẫn có thể thấy bóng dáng của họ hòa cùng núi sông và bất tử cùng Đất Nước. Bốn câu thơ cuối là một sự nâng ý thơ lên tầm khái quát. Là một lời khẳng định lại rằng nhân dân chính là người đã tạo dựng Đất Nước, đã đặt tên, ghi dấu ấn cuộc đời mình lên từng ngọn núi, dòng sông, ao đầm trên mọi miền tổ quốc.
".....
...
...
..."
Hai câu mở đầu là lời khẳng định dáng hình của nhân dân in hằn trên khắp ruộng đồng gò bãi. Bóng dáng ấy không chỉ đẹp mà nó còn mang "một ao ước, một lối sống ông cha". Nó không chỉ là những danh lam thắng cảnh, mà những đóng góp của nhân dân còn là phong tục tập quán, truyền thống văn hóa được lưu truyền từ đời này đến đời khác. Và lời kết đầy mạnh mẽ cũng chính là hai câu thơ cuối. Vấn đề được chốt lại đầy trí tuệ rằng "Núi sông ta" mà ta đang có hiện tại chính là "những cuộc đời" đã hóa thân để góp nên. Nhân dân ta đã góp tên, tuổi, máu thịt, linh hồn, cuộc đời và cả số phận của mình để dựng xây nên Đất Nước. Ý thơ đầy giản dị và sâu sắc đã khiến độc giả hình dung một Đất Nước qua góc nhìn mới mẻ của NKĐ đầy bình dị và gần gũi. Xuyến suốt bài thơ chính là lòng biết ơn sâu sắc của tác đối với nhân dân,với thế hệ đi trước. Với Đất Nước được tác giả viết hoa như một tiếng gọi thiêng liêng, tôn kính lại gần gũi thiết tha, thể hiện thái độ trân trọng, kính yêu. Với sự thành công trong việc sử dụng ngôn ngữ một cách bình dị và đầy cảm xúc, có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và suy nghĩ trữ tình, chính trị rất độc đáo, thể thơ tự do phù hợp với tình cảm, đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, tự nhiên cùng sự kết hợp của nhiều biện pháp tu từ đặc biệt là thủ pháp liệt kê, câu thơ mang tính gợi cảm và khái quát cao.  NKĐ đã thành công tạo nên một Đất Nước vô cùng mới mẻ và thân thuộc đối với độc giả. Khổ thơ không chỉ là một lời cảm ơn của tác giả đến nhân dân, đến những người đi trước mà nó còn như một lời hối thúc con người ta phải biết cống hiến để xây dựng một Đất Nước

Kết lại khổ thơ, ta thấy Đất Nước xứng đáng là một dấu son tươi sáng trong vô vàn những dấu son quý giá trong nền văn học Việt Nam. Sau khi đọc xong đoạn trích, em đã tự nhận thức rõ hơn về trách nhiệm và nghĩa vụ của mình đối với ĐN. Đó là cố gắng trau dồi và phát triển, tiếp nối và giữ gìn truyền thống ông cha và phải biết cống hiến để xây dựng tổ quốc thêm giàu mạnh.
              "Nếu được làm hạt giống để mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm ng lính đi đầu
Trong đêm tối tim ta thành ngon lửa"


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#jw