ôn địa lí 12

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Chủ điểm 1 : Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đồng bằng sông hồng 

1/ CÁC THẾ MẠNH CHỦ YẾU CỦA VÙNG:

- Gồm 11 tỉnh, thành phố: Vĩnh Phúc, Hà Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, thành phố Hà Nội và Hải Phòng.

- Diện tích gần 15 nghìn km2 (chiếm 4,5% diện tích toàn quốc) và số dân (năm 2006) 18,2 triệu người (chiếm 4,5% diện tích và 21,6% dân số cả nước).

a) Vị trí địa lí: nằm trong vùng kinh tế trọng điểm, giáp các vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và giáp Biển Đông.

b) Tài nguyên thiên nhiên:

- Đất nông nghiệp: 51,2% diện tích đồng bằng, trong đó đất phù sa màu mỡ 70% thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.

- Tài nguyên nước: phong phú (nước mặt, nước dưới đất, nước nóng, nước khoáng).

- Biển: có khả năng phát triển cảng biển, du lịch, thuỷ hải sản.

- Khoáng sản: đá vôi, sét, cao lanh; ngoài ra còn có than nâu và tiềm năng về khí đốt.

c) Điều kiện kinh tế – xã hội:

- Dân cư, lao động: nguồn lao động dồi dào có kinh nghiệm sản xuất phong phú.

- Cơ sở hạ tầng: Mạng lưới giao thông phát triển mạnh, khả năng cung cấp điện, nước được đảm bảo.

- Cơ sở vật chất – kĩ thuật: tương đối tốt, phục vụ sản xuất và đời sống. Các thế mạnh khác: thị trường rộng, có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời.

2/ CÁC HẠN CHẾ CHỦ YẾU CỦA VÙNG:

- Có số dân đông nhất cả nước. Mật độ dân số cao 1225 người/km2, gấp 4,8 lần mật độ trung bình của cả nước (2006), gây khó khăn cho giải quyết việc làm.

- Chịu ảnh hưởng của những thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán... Một số loại tài nguyên (đất, nước trên mặt...) bị suy thoái. Là vùng thiếu nguyên liệu cho việc phát triển công nghiệp; phần lớn nguyên liệu phải đưa từ vùng khác đến.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, chưa phát huy thế mạnh của vùng.

3/ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH VÀ CÁC ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH:

a) Thực trạng:

- Tỉ trọng giá trị sản xuất của nông, lâm, ngư nghiệp giảm, công nghiệp – xây dựng tăng, dịch vụ có nhiều biến chuyển. Năm 2005, trong cơ cấu kinh tế, ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 25,1%; công nghiệp – xây dựng chiếm 29,9%; dịch vụ chiếm 45,0%.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành đã có sự chuyển dịch theo chiều hướng tích cực; tuy nhiên, còn chậm.

b) Các định hướng chính:

- Xu hướng chính là phải tiếp tục giảm tỉ trọng của khu vực I (nông – lâm – ngư nghiệp) và tăng nhanh tỉ trọng của khu vực II (công nghiệp – xây dựng) và khu vực III (dịch vụ) trên cơ sở đảm bảo tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh, hiệu quả cao gắn với việc giải quyết các vấn đề xã hội và môi trường.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, nhưng trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp khác và dịch vụ gắn với yêu cầu phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.

+ Đối với khu vực I: giảm tỉ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng của ngành chăn nuôi và thuỷ sản. Riêng trong ngành trồng trọt lại giảm tỉ trọng của cây lương thực và tăng dần tỉ trọng của cây công nghiệp, cây thực phẩm, cây ăn quả.

+ Đối với khu vực II: quá trình chuyển dịch lại gắn với việc hình thành các ngành công nghiệp trọng điểm (chế biến lương thực – thực phẩm, ngành dệt – may và da giày, ngành sản xuất vật liệu xây dựng, ngành cơ khí – kĩ thuật điện – điện tử).

+ Đối với khu vực III: du lịch là một ngành tiềm năng, trong tương lai, du lịch sẽ có vị trí xứng đáng trong nền kinh tế của vùng. Các dịch vụ khác như tài chính, ngân hàng, giáo dục – đào tạo... cũng phát triển mạnh.

4) Nguyên nhân phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng.

- Vai trũ đặc biệt của Đồng bằng sông Hồng trong chiến lược phát triển kinh tế xó hội:

+Là vùng trọng điểm sản xuất lương thực, thực phẩm lớn thứ hai của nước ta sau Đồng bằng sụng Cửu Long.

+Là địa bàn phỏt triển cụng nghiệp, dịch vụ quan trọng của cả nước (địa bàn kinh tế trọng điểm Bắc Bộ).

+Là địa bàn phát triển công nghiệp và dịch vụ. Riêng năm 2005 sản lượng công nghiệp chiếm 24% sản lượng công nghiệp cả nước, chỉ đứng sau Đông Nam Bộ.

- Cơ cấu kinh tế theo ngành ở ĐBSH cũn nhiều hạn chế khụng phự hợp với tỡnh hỡnh phỏt triển hiện nay:

+Trong cơ cấu ngành, nụng nghiệp vẫn chiếm vị trớ quan trọng.

+Trong nụng nghiệp, trồng lỳa vẫn giữ vai trũ chủ đạo, các ngành khác trong nông nghiệp vẫn cũn kộm phỏt triển.

+Công nghiệp tập trung ở các đô thị lớn, dịch vụ chậm phỏt triển.

- Số dân đông, mật độ cao, việc phát triển kinh tế với cơ cấu cũ không đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống.

- Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH nhằm khai thỏc cú hiệu quả những thế mạnh vốn cú của ĐBSH như vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện kinh tế- xó hội, góp phần cải thiện đời sống nhân dân.

* Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành và các định hướng chính của vùng đồng bằng sông Hồng:

1, Thực trạng:

- Tỉ trọng khu vực 1 giảm nhanh 

- Tỉ trọng khu vực 2 thấp, tăng chậm

- Tỉ trọng khu vực 3 tăng nhanh 

- Sự chuyển dịch trên còn chậm

2, Các hướng chính:

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế tiếp tục giảm tỉ trọng khu vực 1, tăng tỉ trọng khu vực 2 và 3 

- Chuyển dịch trong nội bộ từng ngành có sự khác nhau, trọng tâm là phát triển và hiện đại hoá công nghiệp chế biến gắn liền với việc phát triển nền nông nghiệp hàng hoá.

+ Khu vực 1: giảm tỉ trọng ngành trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi và thuỷ sản . Trong trồng trọt: giảm tỉ trọng cây lương thực, tăng tỉ trọng cây thực phẩm và cây ăn quả

+ Khu vực 2: hình thàng và phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm gắn liền với thế mạnh về tự nhiên, lao động của vùng.

+ Khu vực 3: Phát triển du lịch, các hoạt động dịch vụ khác.

__________________

II, Vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên đồng bằng Sông Cửu Long:

1. Các bộ phận hợp thành đồng bằng sông Cửu Long:

- Gồm 13 tỉnh, thành phố: Đồng Tháp, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Trà Vinh, Long An, Cần Thơ, Bến Tre, Kiên Giang, An Giang, Tiền Giang, Hậu Giang

- Diện Tích: 40.000 km vuông ( 12% diện tích cả nước )

- Dân số: hơn 17,4 triệu người ( 20,7% dân số cả nước )

- Là đồng bằng châu thổ lớn nhất nước ta bao gồm:

+ Phần thượng lưu châu thổ cao 2-4m, là khu vực tương đối cao, nhưng vẫn có nhiều vùng trũng, ngập sâu vào mùa mưa

+ Phần hạ châu thổ thấp hơn, cao 1-2m, phần thường xuyên chịu tác động của thủy triều.

+ Phần nằm ngoài phạm vi tác động trực tiếp của 2 con sông trên ( đồng bằng Cà Mau )

2. Các thế mạnh và hạn chế chủ yếu:

a, Thế mạnh: 

- Chủ yếu là đất phù sa, gồm 3 nhóm đất chính:

+ Phù sa ngọt ven sông Tiền, sông Hậu, có 1,2 triệu ha, chiếm 30% diện tích

+ Đất phèn : 1,6 triệu ha, chiếm 41% diện tích; phân bố ở đồng tháp mười, Hà tiên, vùng trũng Cà Mau gồm 2 loại đất: đất phèn nhiều 55 vạn ha, đất phèn ít và trung bình 1,05 triệu ha

+ Đất mặn: 75 vạn ha; chiếm 19% diện tích, phân bố thành vành đai ven biển Đong và vịnh Thái Lan.

+ Đất khác: 40 vạn ha; chiếm 10% diện tích, phân bố rãi rác.

- Khí hậu có tính chất cận xích đạo thể hiện rõ:

+ Tổng số giờ nắng trung bình năm: 2200-2700 giờ

+ Chế độ nhiệt cao ổn định 25-27 độ C

+ Lượng mưa lớn 1300-2000 mm/năm, mùa mưa tháng 5> tháng 11

+ Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằn chịt, cắt xé châu thổ thành những ô vuông thuận lợi giao thông đường thủy, sản xuất sinh hoạt

+ Sinh vật: Chủ yếu là rừng ngập mặn, rừng Tràm. Động vật có giá trị lớn như: chim, cá...

+ Tài nguyên biển: Hàng trăm bãi cá, bãi tôm, nửa triệu ha mặt nước nuôi trong thủy sản.

+ Khoáng sản: Đá vôi ở Hà Tiên, Kiên Lương; than bùn ở U Minh, tứ giác Long Xuyên; dầu khí ở thèm lục địa.

a, Hạn Chế:

- Đất phèn, đất mặn chiếm diện tích lớn

- Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau nên thiếu nước ngọt, nước mặn xâm nhập vào làm tăng độ chua mặn trong đất

- Thiên tai lũ lụt thường xảy ra

- Khoáng sản hạn chế

3. Sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long:

- Vấn đề nước ngọt cần quan tâm hàng đầu: xây dựng các công trình thủy lợi để có đủ nước tưới mùa khô, thau chua, rửa mặn.

- Chia ruộng ra thành nhiều ô nhỏ để tận dụng nguồn nước ngầm thau chưa, rửa mặn.

- Cải tạo đất phèn, đất mặn bằng cách dùng nước ngọt từ sông Hậu về rửa phèn thông qua kênh Vĩnh tế...

- Tạo ra giống lúa chịu phèn, chịu mặn.

- Cần duy trì, bảo vệ tài nguyên rừng

- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh trồng cây công nghiệp, cây ăn quả kết hợp nuôi trồng thủy sản.

- Phát triển công nghiệp chế biến, đặc biệt phát triển kinh tế liên hoàn kết hợp mặt biển với đảo và đất liền.

- Cần chủ động sống chung với lũ để khai thác các nguồn lợi kinh tế do lũ hàng năm đem lại.

III, Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Bắc Trung Bộ

1. Khái quát chung:

a, Phạm vi lãnh thổ: gồm 6 tỉnh thành: Thanh Hóa, Nghệ AN, Hà Tỉnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.

- Diện tích: 51.500km vuông, chiếm 15,6% diện tích cả nước. Dân số 10,6 triệu người, chiếm 12,7% cả nước ( 2006)

b, Tài nguyên thiên nhiên: 

- Khí hậu chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc và gió fon tây nam, hạn hán, bảo lũ, triều cường.

- Khoáng sản: sắt, crôm, thiếc, đá vôi, sét, đá quí ...

- Rừng có diện tích tương đối lớn, gò đồi nhiều phát triển kinh tế vườn, nuôi gia súc lớn

- Hệ thống sông Mã, sông Cả có giá trị thủy lợi, thủy điện và giao thông.

- Ven biển phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản

- Tài nguyên du lịch: các bãi tắm Sầm Sơn, Cửa Lò, Thiên Cầm, Thuận An, Lăng Cô. Di sản thiên nhiên: Phong Nha- Kẻ Bàng, di sản văn hóa thế giới : cố đô Huế ...

c, Điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn:

- Chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh

- Mức sống người dân còn thấp

- Cơ sở hạ tầng nghèo, thu hút đầu tư nước ngoài còn hạn chế.

2. Hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư:

- Do địa hình Bắc trung bộ phía tây là núi đồi, giữa là đồng bằng, phía đông giáp biển nên việc phát triển kinh tế có ý nghĩa lớn nhằm góp phần tạo nên sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành, tạo thế liên hoàn trong việc phát triển cơ câu kinh tế theo không gian, tạo cơ sở để công nghiệp hóa

a, Khai thác thế mạnh về lâm nghiệp:

- Rừng còn 2,46 triệu ha ( 20% cả nước ). Độ che phủ rừng là 47,8%, chỉ đừng sau Tây Nguyên.Diện tích rừng giàu tập trung vùng biên giới Việt - Lào, nhiều nhất ở Nghệ An, Quảng Bình, Thanh Hóa

- Rừng sản xuất chỉ chiếm 34% diện tích còn lại 50% diện tích là rừng phòng hộ, 16% diện tích là rừng đặc dụng.

- Rừng có nhiều loại gỗ quý : táu lim, sến, nghiến, kiền kiền, săng lẻ, lát hoa ...; nhiều loại lâm sản, chim, thú có giá trị ....

* Bảo vệ và phát triển vốn rừng giúp bảo vệ môi trường sống, giữ gìn nguồn gen các sinh vật quý hiếm, điều hòa nguồn nước, hạn chế tác hại các cơn lũ đột ngột. Ven biển trồng rừng để chắn gió, chắn cát.

b, Khai thác tổng hợp các thế mạnh về nông nghiệp của trung du, đòng bằng, ven biển:

- Vùng đồi trước núi có thế mạnh về chăn nuôi đại gia súc. Đàn bò có 1,1 triệu con, chiếm 1/5 đàn bò cả nước. Đàn trâu có 750000 con, chiếm 1/4 đàn trâu cả nước

- Hình thành một số vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm: cà phế, chè ở tây Nghệ An, Quảng trị; cao su ở Quảng Bình, Quảng Trị ...

- Các đồng bằng đất cát pha thuận lợi trồng cây công nghiệp hằng năm: lạc, mía, thuốc lá, thâm canh lúa nước nhưng năng xuất chưa cao.

- Bình quân lương thực đầu người đạt 348kg ( năm 2005)

c, Đấy mạnh phát triển ngư nghiệp:

- Các tỉnh Bắc Trung bộ đều có khả năng phát triển nghề cá biển nhất là tỉnh Nghệ An.

- Tàu thuyền công suất nhỏ, đánh bắt ven bờ sản lượng thấp và làm giảm xuất nguồn lọi thủy sản

- Hiện nay việc nuôi trồng thủy sản nước lợ, nước mặn phát triển

IV, Vấn đề phát triển kinh tế xã hội ở Duyên hải nam trung bộ:

1, Khái quát chung:

a, Phạm vi lãnh thổ: gồm 8 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

- Diện tích: 44,4 nghìn km^2 ( 13,4% diện tích cả nước). Dân số: 8,9 triệu người chiếm 10,5% dân số cả nước ( 2006)

- Có 2 quần đảo xa bờ: Hoàng Sa và Trường Sa

b, Vị Trí địa lí:

- Phía Bắc là dãy Bạch Mã, Phía Nam giáp vùng đông nam bộ, phía tây là sườn đông dãy Trường Sơn, phía đông giáp biển

c, Thế Mạnh:

- Vị trí thuận lợi là chiếc cầu nối giữa hai miền bắc nam

- Tài nguyên thiên nhiên:

+ Khí hậu không có mùa đông lạnh, mùa mưa về thu đông

+ Phía bắc mưa nhiều do địa hình dãi hội tụ nhiệt đới: Phía nam thường ít mưa, khô hạn kéo dài

- Sông ngòi: lũ lên nhanh, mùa khô rất cạn, tiềm năng thủy điện nhỏ

- Các đồng bằng nhỏ hẹp, đất cát pha, đất cát là chính; đồng bằng Tuy Hòa màu mỡ nhất

- Diện tích rừng 1,77 triệu ha, độ che phủ rừng là 38,9% có đến 97% là rừng gỗ, chỉ có 2,4% là rừng tre nữa, có nhiều loại gỗ, chim thú quý hiếm

- Vùng gò đòi thuận lợi cho việc chăn nuôi trâu, bò, dê cừu ...

- Vùng biển rộng có nhiều tôm cá phát triển ngành thủy sản

- Khoáng sản chủ yếu vật liệu xây dựng, các mỏ cát làm thủy tinh ở Khánh Hòa, vàng ở Bồng Miêu ( Quảng Nam ), dầu khíở thèm lục địa cực Nam Trung Bộ

- Kinh tế xã hội: có nhiều dân tộc ít người, truyền thống văn hóa độc đáo

- Có các di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn ( Quảng Nam ) phát triển du lịch

- Có nhiều đô thị lớn như Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết đang thu hút đầu tư nước ngoài

d, Hạn chế: 

- Đất xấu, thiên tai thường xuyên xải ra: hạn hán, lũ lụt, bão ....

- Chịu ảnh hưởng nặng nề trong chiến tranh

- Có nhiều dân tộc ít người trình độ sản xuất thấp

2. Phát triển tổng hợp kinh tế biển:

a, Nghề cá:

- Biển lắm tôm, cá, tỉnh nào cũng có bãi tôm, cá; lớn nhất là ở các tỉnh cực Nam Trung bộ và ngư trường Hoàng Sa, Trường Sa.

- Bờ biển có nhiều vũng, vịnh, đầm , phá, thuận lợi nuôi trồng thủy sản

- Nuôi tôm hùm, tôm sú ở Phú Yên , Khánh Hòa.

- Sản lượng thủy sản năm 2005 đạt trên 600.000 tấn, riêng cá biển trên 420000 tấn, có nhiều loại cá quý.

- Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu trong nước xuất khẩu.

- Cần khai thác hợp lí, bảo vệ nguồn lợi thủy sản

b, Du lịch biển:

- Có nhiều bãi biển nổi tiếng như: Mỹ Khê ( Đà Nẵng), Sa Huỳnh ( Quảng Ngãi), Nha Trang ( Khánh Hòa) .... trong đó Nha Trang và Đà Nẵng là các trung tâm du lịch lớn của nước ta

c, Dịch vụ hàng hải:

- Các cảng quốc tế: Đà Nẵng, Quy Nhơn, Nha Trang.

- xây dựng cảng nước sâu Dung Quất, Vân Phong

d, Khai thác khoáng sản ở thèm lục địa và sản xuất muối

- Khai thác dầu khí ở phía đông quần đảo Phú Quý ( Bình Thuận )

- Sản xuất muối nổi tiếng ở Cà Ná, Sa Huỳnh ...

3. Phát triển công nghiệp và cơ sở hạ tầng:

a, Công nghiệp: 

- Các trung tâm công nghiệp lớn: Đà Nẵng, Nha Trang, Quy Nhơn, Phan Thiết.

- Các ngành công nghiệp như cơ khí, chế biến nông - lâm- thủy sản, sản xuất hàng tiêu dùng

- Thu hút đầu tư nước ngoài xây dựng các khu chế xuất.

* Giải quyết vấn đề năng lượng bằng cách:

- Sử dụng điện từ đường dây 500kv, xây dựng một số nhà máy thủy điện quy mô trung bình: thủy điện sông Hinh ( phú Yên ); Hàm Thuận - Đa Mi ( Bình Thuận ), Vĩnh Sơn ( Bình Định ), A Vương( Quảng Nam ).

- Xây dựng khu kinh tế mở Chu Lai, Dung Quất

b, Phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải:

- Quốc lộ 1 đường sắt Bắc - Nam đang đưọc nâng cấp giúp đẩy mạnh sự giao lưu kinh tế giữa vùng với các vùng khác trong nước.

- Các tuyến đường ngang ( đường 19,26 ... ) nối Tây Nguyên với các cảng nước sâu, ngoài ra còn đẩy mạnh quan hệ với khu vực Nam Lào, đông bắc Thái Lan

- Các sân bay cũng đuợc hiện đại hóa: sân bay quốc tế Đà Nẵng, nội địa có sân bay như: Chu Lai, Quy Nhơn, Cam Ranh ...

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro