on dinh hoa hoc

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

III. Tính ổn định hóa học:

•         Là khả năng chống lại sự ôxy hóa biến chất đối với môi trường xung quanh.

•         Xăng có tính ổn định càng cao thì khả năng biến chất càng khó, nên cất trữ được lâu, sử dụng ít ảnh hưởng đến động cơ, đồng thời các tính chất lý hóa khác ít bị thay đổi. Ngược lại, khi tính ổn định kém thì dễ biến chất, tính chất của xăng thay đổi nhanh chóng, có ảnh hưởng xấu đến sử dụng động cơ.

1. Ảnh hưởng của tính ổn định đối với sự oxy hóa nhiên liệu và tính năng sử dụng xăng:

•         Đặc trưng nhất về sự ôxy hóa của xăng là quá trình tạo thành nhựa trong xăng, có nhựa sẽ sinh ra cặn than trong động cơ

•         Nhựa sinh ra khi xăng bốc hơi sẽ đọng lại trên các thành ống hút, ống dẫn. Ở đây nhiệt độ cao làm nhựa khô cứng lại, làm giảm tiết diện ống dẫn, ống hút, làm xăng bốc hơi vào buồng đốt khó khăn.

•         Nhựa sinh ra bám trên các xúppáp, làm kênh xúppáp, áp suất buồng đốt không bảo đảm, máy vận hành không tốt, thậm chí có khi không làm việc được.

•         Chất nhựa làm giảm chỉ số ốctan. Người ta đã thí nghiệm một loại xăng có chỉ số ốctan là 79, sau khi cất trữ 11 tháng, chất nhựa từ 15,1 mg/ 100ml tăng lên 120 mg/100ml và chỉ số ốctan giảm xuống còn 70.

•         Khi xăng bị ôxy hóa biến chất không những sinh ra nhựa mà còn sinh ra axít hữu cơ, gây ăn mòn các hệ thống nhiên liệu và hệ thống máy.

2. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự biến chất:

a. Thành phần hóa học:

•         Cacbua olefin là nhân tố chính ảnh hưởng đến tính ổn định hóa học. Xăng chưng  cất trực tiếp có tính ổn định nhiệt tốt hơn xăng cracking nhiệt (cracking hiện có từ 40 - 45% là cacbua olefin)

b. Nhiệt độ:

•         Nhiệt độ tăng sẽ làm giảm tính ổn định hóa học của nhiên liệu và tăng tốc độ ôxy hóa.

c. Diện tích tiếp xúc giữa không khí với xăng:

•         Diện tích tiếp xúc mà tăng, thì tính ổn định càng giảm, vấn đề này có liên quan nhiều đến điều kiện tàng trữ, vận chuyển.

d. Nước:

•         Nước lẫn vào trong xăng làm cho tốc độ ôxy hóa biến chất của xăng tăng lên mạnh nhất. Nước cũng có thể làm tan rửa các chất pha thêm chống oxy hóa trong xăng, làm kết tủa thuốc thêm chống kích nổ. Nước cũng làm xúc tác mạnh đối với các phản ứng ăn mòn của các loại axít, cho nên tốt hơn là không để cho nước lẫn vào xăng.

e. Kim loại:

•         Vật chứa cấu tạo bằng  đồng làm tốc độ tạo keo tăng lên, sắt tăng lên hai lần, nếu dùng hợp kim nhôm và kẽm, nhất là dùng hợp kim niken và beri thì tốc độ tạo keo sẽ giảm xuống rõ rệt.

f. Ánh sáng màu sơn vật chứa:

•         Màu sơn của bể chứa nói lên khả năng khắc phục tác dụng của ánh sáng, màu sơn có tính phản xạ ánh sáng tốt thì ít hấp thụ nhiệt.

g. Mức độ chứa:

•         Mức độ chứa của xăng đầy hoặc vơi, vật chứa sạch, bẩn đều ảnh hưởng đến tính ổn định.

•         Vật chứa cũ có nhiều tạp chất, keo, nhựa, hợp chất ôxy hóa,… sẽ có tác dụng xúc tác mạnh hơn.

3. Biện pháp nâng cao tính ổn định:

•         Thường pha thêm thuốc chống ôxy hóa vào khi chế luyện xăng như: Fenol, Napen, Diamino fenol, Amino fenol.  

•         Đặc điểm của thuốc thường ở dạng kết tinh, không hòa tan trong xăng, nên phải dùng các dung môi khác như C6H6 , CH3COCH3 để hòa tan, sau đó mới pha vào xăng.

•         Thuốc tốt phải có các điều kiện sau đây:

- Có tác dụng chống ôxy hóa tốt

- Hòa tan trong xăng không hòa tan trong nước

- Không được có tính ăn mòn kim loại

•         Phải áp dụng các qui định, nguyên tắc bảo quản thích hợp như: hạ nhiệt độ của xăng, giảm tiết diện bề mặt xăng trong vật chứa, không để lẫn tạp chất, nước, kim loại, không nên tồn trữ quá lâu. Xăng dự trữ phải chú ý kiểm tra phẩm chất theo qui định, nếu thấy giảm chất lượng phải thay xăng mới, các bể chứa phải thực hiện đúng chế độ tẩy rửa, khi cấp phát nên giao xăng cũ để lại loại mới nhập vào kho.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro