ôn ql NN về kte

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 9: Hệ thống công cụ quản lý kinh tế. Có thể sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các công cụ đó như thế nào? Ví dụ thực tế để phân tích cơ chế tác động của 1 công cụ vào hoạt động của nền kinh tế mà anh (chị) nắm vững.

I.Hệ thống công cụ quản lý kinh tế:

1. Công cụ quản lý nói chung là tất cả mọi phương tiện mà chủ thể quản lý sử dụng để tác động lên đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu quản lý đã đề ra.

2. Công cụ quản lý của nhà nước về kinh tế là tổng thể những phương tiện mà nhà nước sử dụng để thực hiện các chức năng quản lý kinh tế của nhà nước nhằm đạt được các mục tiêu đã xác định. Thông qua các công cụ quản lý với tư cách là vật truyền dẫn tác động quản lý của nhà nước mà nhà nước chuyển tải được ý định và ý chí của mình đến các chủ thể, các thành viên tham gia hoạt động trong nền kinh tế.

3. Hệ thống công cụ quản lý kinh tế của nhà nước bao gồm các nhóm:

a. Công cụ thể hiện ý đồ, mục tiêu của quản lý:

+ Đường lối

+ Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.

+ Kế hoạch.

+ Tiêu chuẩn, chất lượng, qui cách sản phẩm.

+ Chương trình, dự án.

b. Công cụ thể hiện chuẩn mực xử sự, hành vi trong các quan hệ kinh tế khi thực hiện các mục tiêu nói trên bao gồm: Hiến pháp; các đạo luật, các nghị quyết của Quốc hội; nghị quyết, nghị định của Chính phủ và quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ; quyết định, thông tư, chỉ thị của các Bộ và cơ quan thuộc Bộ.

c. Công cụ thể hiện các tư tưởng, quan điểm của nhà nước trong việc điều chỉnh các hoạt động của nền kinh tế trong 1 thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã dề ra: Chính sách tài chính, chính sách tiền tệ, chính sách thu nhập, chính sách ngoại thưong (thuế quan, hạn ngạch, trợ cấp xuất khẩu, bán phá giá...).

d. Các công cụ vật chất thuần tuý bao gồm:

+ Đất đai, rừng núi, sông hồ, các ngồn nước.

+ Tài nguyên trong lòng đất.

+ Các  nguồn lợi ở vùng biển, thềm lục địa.

+ Hệ thống Ngân hàng Trung ương.

+ Kho bạc Nhà nước.

+ Hệ thống dự trữ, bảo hiểm quốc gia.

+ Doanh nghiệp nhà nước và vốn và tài sản nhà nước trong các doanh nghiệp.

e. Công cụ để sử dụng các công cụ nói trên:

+ Bộ máy quản lý nhà nước.

+ Cán bộ, công chức nhà nước.

+ Các công sở.

II. Sắp xếp theo thứ tự ưu tiên các công cụ đó như thế nào?

III. Ví dụ thực tế để phân tích cơ chế tác động của 1 công cụ vào hoạt động của nền kinh tế mà anh (chị) nắm vững.

Câu 10: Trình bày các công cụ chủ yếu của chính sách tài chính. Cho ví dụ minh hoạ của 1 công cụ của chính sách này.

Trình bày các công cụ chủ yếu của chính sách tài chính:

1. Theo cách hiểu chung nhất chính sách tài chính là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xử lý của nhà nước đối với các quan hệ tài chính quốc gia thông qua việc sử dụng các công cụ tài chính, cụ thể là thuế và chi tiêu ngân sách. Trong kinh tế vĩ mô chính sách tài chính là việc Chính phủ sử dụng thuế khoá và chi tiêu công cộng để điều tiết mức chi tiêu chung của nền kinh tế, đưa nền kinh tế về mức sản lượng tiềm năng.

Về nguyên tắc, Chính phủ sử dụng chính sách tài chính nhằm duy trì tổng cung của toàn xã hội luôn tương ứng hoặc xấp xỉ sản lượng tiềm năng của nên kinh tế, thông qua đó có thể loại bỏ được hiện tượng suy thoái hoặc tăng trưởng quá nóng của nền kinh tế, đảm bảo sự phát triển ổn định, cân bằng, bền vững.

Giả sử nền kinh tế đang lâm vào tình trạng suy thoái và thất nghiệp, các nhà doanh nghiệp tư nhân không muốn đầu tư thêm, người tiêu dùng không muốn chi tiêu thêm cho tiêu dùng. Lúc này để mở rộng tổng cầu, Chính phủ phải tăng chi tiêu hoặc giảm thuế, nâng cao mức chi tiêu chung của nền kinh tế. Ngược lại, khi nền kinh tế đang trong trạng thái phát đạt quá mức, lạm phát tăng lên, Chính phủ có thể giảm chi tiêu và tăng thuế, nhờ đó mức chi tiêu chung giảm đi, sản lượng giảm theo và lạm phát sẽ chững lại.

Như vậy, mục tiêu của chính sách tài chính là nhằm đảm bảo tăng trưởng ổn định. Trên thực tế bằng chính sách tài chính không chỉ thúc đẩy tăng trưởng mà còn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao năng lực công nghiệp cạnh tranh, duy trì ổn định nền kinh tế bước vào hội nhập kinh tế quốc tế.

2. Hai công cụ chủ yếu của chính sách tài chính là thuế và chi tiêu của Chính phủ:

a. Chi tiêu của Chính phủ là từ ngân sách. Chi tiêu của Chính phủ là quỹ tiền tệ quốc gia, dùng để chi tiêu cho toàn bộ hoạt động chung hàng năm, do Chính phủ quản lý và sử dụng theo Luật ngân sách nhà nước và kế hoạch phê chuẩn. Chỉ trên cơ sở luật định, Chính phủ mới được chi tiêu. Tuy nhiên, trong khuôn khổ luật định về các khoản chi, hạn mức chi tính theo tỷ lệ trong tổng số, Chính phủ còn có 1 khoản tự do nhất định trong điều hành ngân sách, cụ thể là trong chi tiêu ngân sách nhà nước, ở góc độ này Chính phủ cần và có thể phát huy tác dụng điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân.

Khi nền kinh tế suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp cao, tổng cầu ở mức thấp nhất, chi tiêu của Chính phủ có tác dụng làm cho cầu tiêu dùng của Chính phủ tăng lên, dẫn đến sự gia tăng tổng chi tiêu của xã hội, tổng cầu tăng làm cho cung lại có cầu thúc đẩy, kinh tế sẽ ra khỏi suy thoái. Đặc biệt, riêng việc tăng cầu đầu tư sẽ ảnh hưởng tới tổng cầu theo mô hình số nhân, nhờ đó mà đẩy mức tăng sản lượng đến gần sản lượng tiềm năng.

Khi nền kinh tế ở trạng thái nóng, việc giảm chi tiêu của Chính phủ sẽ có tác dụng giảm mức chi tiêu chung của toàn xã hội, giảm tổng cầu.

b. Thuế:

Thuế là 1 khoản thu của nhà nước đối với các tổ chức và mọi thành viên trong xã hội, khoản thu đó mang tính bắt buộc, không hoàn trả trực tiếp được pháp luật qui định.

Sự xuất hiện nhà nước đòi hỏi cơ sở vật chất để đảm bảo điều kiện cho nhà nước tồn tại và thực hiện chức năng của mình. Nhà nước dùng quyền lực chính trị để ban hành những quyết định pháp luật cần thiết làm công cụ phân phối lại 1 phần của cải của xã hội và hình thành quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước. Sự xuất hiện sản phẩm thặng dư trong xã hội và cơ sở chủ yếu tạo khả năng và nguồn thu để thuế tồn tại, phát triển. Như vậy, thuế là phạm trù lịch sử và là 1 tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu đáp ứng chức năng của nhà nước. Thuế phát sinh, tồn tại và phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại và phát triển của nhà nước. Thuế được nhà nước sử dụng như 1 công cụ kinh tế quan trọng nhằm huy động nguồn thu cho ngân sách nhà nước, góp phần điều chỉnh kinh tế và điều hoà thu nhập.

Thuế là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước.

+ Thuế góp phần điều chỉnh nền kinh tế.

+ Thuế góp phần đảm bảo bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội.

Khi nền kinh tế ở trạng thái suy thoái, tỷ lệ thất nghiệp cao, tổng cầu giảm, các doanh nghiệp giảm đầu tư, dân cư giảm tiêu dùng, Nhà nước giảm thuế cho dân, nhờ đó làm tăng thu nhập khả dụng, doanh nhân lại tăng đầu tư, dân cư lại tăng tiêu dùng, tổng cầu lại tăng thúc đẩy cung, kinh tế sẽ ra khỏi suy thoái.

Khi nền kinh tế ở trạng thái nóng, cầu tăng hơn cung, Nhà nước có thể tăng thuế để hạn chế mức tiêu dùng của toàn xã hội. Khi đó giá cả sẽ hạ, cung sẽ giảm, nền kinh tế trở lại mức tăng trưởng ổn định.

Câu 11: Trình bày các công cụ chủ yếu của chính sách tiền tệ.

1. Chính sách tiền tệ là hệ thống quan điểm, nguyên tắc do nhà nước đề ra để chỉ đạo việc xây dựng các giải pháp tiền tệ nhằm ổn định nền kinh tế quốc dân. Theo lý thuyết Keynes, điều tiết khối lượng tiền tệ là 1 trong những công cụ cơ bản để điều tiết nền kinh tế. Khối lượng tiền tệ ảnh hưởng đến ổn định giá cả và lãi suất, đến lượt nó lãi suất là giá cả của tiền vay. Việc tăng hay giảm cung về tiền đều do Ngân hàng Trung ương quyết định. Trường hợp cung về tiền tăng lên, thì lãi suất giảm; lãi suất giảm xuống sẽ làm gia tăng các khoản chi đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu tăng lên, qua đó tổng cầu tăng lên sẽ làm gia tăng sản lượng và việc làm. Ngược lại, khi nền kinh tế phát triển quá nóng, cung về tiền giảm đi, lãi suất trên thị trường tiền tệ tăng lên, từ đó làm giảm chi tiêu của nền kinh tế, tổng cầu giảm, nền kinh tế thoát ra khỏi tình trạng phát triển quá nóng.

Ngân hàng Trung ương có thể thực hiện điều tiết cung về tiền tệ thông qua 3 công cụ chủ yếu: lãi suất chiết khấu, dự trữ bắt buộc và thị trường mở.

+ Lãi suất chiếc khấu là công cụ quan trọng để Ngân hàng nhà nước tính lãi đối với các khoản cho Ngân hàng thương mại vay, nhằm khống chế chất lượng và số lượng tín dụng của Ngân hàng thương mại. Tuỳ theo nhu cầu hạn chế hay khuyến khích mà lãi suất chiết khấu cao hay thấp hơn lãi suất  ngân hàng đó cho khách vay.

+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ số giữa số lượng phương tiện thanh toán cần vô hiệu hoá trên tổng số tiền gửi mà Ngân hàng nhà nước qui định nhằm điều chỉnh khả năng thanh toán và cho vay của Ngân hàng thương mại. Thông qua việc điều chỉnh trực tiếp tỷ lệ dự trữ bắt buộc Ngân hàng nhà nước tác động cả vào khối lượng và giá cả tín dụng của Ngân hàng thương mại.

+ Thị trường mở là thị trường tiền tệ của Ngân hàng nhà nước là 1 kênh quan trọng để Ngân hàng nhà nước có thể can thiệp được vào hoạt động của thị trường tiền tệ. Cụ thể như sau: muốn ngăn chặn lạm phát, thu hút bớt lượng tiền tệ dư thừa trong lưu thông, Ngân hàng nhà nước bán các loại chứng chỉ có giá của Chính phủ ra thị trường. Trong trường hợp này, Ngân hàng nhà nước  không chỉ giảm bớt khối lượng tiền ngoài lưu thông mà còn thu hẹp được khối lượng tín dụng. Ngược lại, cần bơm tiền vào lưu thông cho phù hợp với mức tăng trưởng của nền kinh tế, hay bù lượng tiền thiếu hụt do lạm phát giá khi chưa ngăn chặn được, Ngân hàng nhà nước mua lại các chứng chỉ có giá của Chính phủ. Nhờ vậy, 1 khối lượng tiền được phát hành vào lưu thông để mở rộng tín dụng, thúc đẩy đầu tư, giảm bớt thất nghiệp.

Chính sách tiền tệ có tác động quan trọng đến tăng trưởng sản lượng về mặt ngắn hạn, song do tác động đến đầu tư nên nó cũng có ảnh hưởng đến sản lượng tiềm năng về mặt dài hạn.

Ví dụ: Lãi suất.

Lãi suất là số so sánh giữa số tiền phải trả thêm mà vốn được sử dụng trong 1 khoảng thời gian nhất định.

Vai trò của lãi suất: Giúp cho các doanh nghiệp đầu tư 1 cách có hiệu quả; là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế; là công cụ thu hút vốn đầu tư.

Khi lãi suất thay đổi, nó tác động nhiều đến hoạt động của nền kinh tế:

+ Lãi suất tăng - nhu cầu tiền giảm - đầu tư giảm- sản lượng giảm- nền kinh tế ...

+ Lãi suất giảm - nhu cầu tiền tăng - đầu tư tăng - sản lượng tăng - nền kinh tế ...

Nhà nước vận dụng công cụ lãi suất:

+ Khi nền kinh tế suy thoái, thất nghiệp nhiều, mở rộng chính sách tiền tệ, thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng, làm cho cung tiền tăng, giảm lãi suất. Khi lãi suất giảm, cung tiền tăng, đầu tư sẽ tăng lên, thì sản lượng cũng sẽ tăng theo, đồng thời tỷ lệ thất nghiệp giảm. Ví dụ: Thông qua nghiệp vụ thị trường mở - mua trái phiếu, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, giảm lãi suất chiếc khấu.

+ Khi nền kinh tế phát triển quá nóng (đầu tư tăng, tổng cầu tăng, giá cả tăng, lạm phát tăng) Nhà nước dùng giải pháp chính sách tài chính hạn chế (thắt chặt): giảm chi tiêu, tăng thuế, giảm lượng cung tiền và tăng lãi suất. Khi lượng cung tiền giảm và lãi suất tăng sẽ làm hạn chế đầu tư, và dẫn đến sản lượng giảm theo.

II. Những nội dung cần được thực hiện để đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam:

Đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế là việc làm thường xuyên của nhà nước, bởi vì các đối tượng quản lý thường xuyên thay đổi, thay đổi chế độ sở hữu về tư liệu sản xuất và sự ra đời những loại hình doanh nghiệp mới, thay đổi quan hệ quốc tế của nước ta trên lĩnh vực kinh tế, thay đổi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Hơn nữa, khoa học công nghệ không ngừng tiến bộ tạo ra những thành tựu mới cho phép ứng dụng vào thực tiễn quản lý và đòi hỏi nhà nước phải tổ chức lại bộ máy, phân công lại chức năng, nhiệm vụ quản lý trong nội bộ bộ máy, nâng cao trình độ công chức.

Tổ chức và hoạt động của chủ thể quản lý phải phù hợp với khách thể quản lý. Do vậy, khi đối tượng quản lý có sự thay đổi thì chủ thể quản lý cũng phải thay đổi theo. Những đổi mới của đối tượng quản lý trong quản lý nhà nước về kinh tế ở nước ta trong thời gian qua đã có ảnh hưởng đến chủ thể quản lý là nhà nước trên các mặt sau:

+ Làm thay đổi vị trí của nhà nước đối với các doanh nghiệp.

+ Làm thay đổi chức năng của nhà nước trong quản lý kinh tế.

+ Làm thay đổi khối lượng công tác quản lý.

+ Làm thay đổi yêu cầu đối với các phương thức, phương pháp, biện pháp quản lý.

Do những thay đổi của đối tượng quản lý, công cuộc đổi mới quản lý nhà nước về kinh tế cần phải nhằm vào các phương diện và thay đổi chúng theo các hướng sau:

1. Đổi mới chức năng nhiệm vụ quản lý của nhà nước:

+ Nhà nước phải tập trung vào chức năng điều chỉnh các quan hệ xã hội trong kinh tế, coi đây là chức năng căn bản của quản lý nhà nước về kinh tế, như vậy với chức năng này trong nền kinh tế đa sở hữu, quản lý của nhà nước không còn là chủ sở hữu duy nhất của nền kinh tế, do vậy, dù muốn hay không nhà nước cũng không có quyền can thiệp vào nền kinh tế như 1 ông chủ mà chỉ có thể như 1 trọng tài, 1 nhạc trưởng đứng ngoài cuộc chơi để điều chỉnh người trong cuộc thực hiện cuộc chơi kinh tế sao cho hợp lý, hợp tình.

+ Nhà nước phải đặc biệt coi trọng và thực hiện tốt chức năng hỗ trợ công dân lập thân, lập nghiệp về kinh tế, coi đó là 1 trong những nét đặc thù của sự đổi mới chức năng quản lý nhà nước về kinh tế so với trước thời kỳ đổi mới. Chức năng này chiếm 1 phần lớn công sức của nhà nước, là chức năng thể hiện tính nhân văn, nhân đạo của nhà nước. Nhờ thực hiện tốt chức năng này mà nhà nước có uy tín với nhân dân, nền chính trị được ổn định.

+ Nhà nước cần ý thức chính xác và thực hiện đầy đủ chức năng đối với các doanh nghiệp nhà nước.

2. Đổi mới phương thức, biện pháp, công cụ quản lý: Nhà nước phải tăng cường phương thức cưỡng chế, phải sử dụng phương thức kích thích, phải làm công tác thuyết phục với nội dung thiết thực, có chất lượng để có sức thuyết phục cao trước các đối tượng quản lý phức tạp mới không thể nhu nhược trong quản lý.

3. Đổi mới đội ngũ công chức: Khi đối tượng quản lý đổi mới, phương thức quản lý cũng đổi mới buộc đội ngũ làm công tác quản lý nhà nước về kinh tế cũng phải đổi mới. Đội ngũ cán bộ, công chức quản lý nhà nước về kinh tế phải được hiện đại hoá trên các mặt sau:

+ Phải có bản lĩnh chính trị, kinh tế vững vàng, đủ sức tiếp nhận đường lối kinh tế của Đảng và Nhà nước, đủ sức tự lý giải cho mình và lý giải cho quần chúng, cho công dân mọi vấn đề phức tạp, tế nhị của tiến trình kinh tế của đất nước.

+ Phải có trình độ vững vàng về khoa học quản lý nhà nước về kinh tế để ứng phó với mọi thách thức của đối tượng quản lý, thích ứng được những đòi hỏi của quá trình toàn cầu hoá quản lý kinh tế.

+ Phải vững vàng về thể lực để đủ sức chịu đựng mọi gian khó, nguy hiểm trong công vụ.

4. Đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế: Việc đổi mới tổ chức bộ máy này cần thực hiện trên cả 2 phương diện: Cơ cấu lại bộ máy và phân công lại chức năng, nhiệm vụ, chế độ vận hành của cả guồng máy. Bộ máy sinh ra là để làm nhiệm vụ quản lý, khi chức năng nhiệm vụ quản lý nhà nước về kinh tế đã thay đổi thì cơ cấu bộ máy nhà nước ta để quản lý nhà nước về kinh tế cần phải được đổi mới theo hướng sau:

+ Thực hiện tốt nguyên tắc "tập trung-dân chủ".

+ Tách quản lý nhà nước khỏi quản trị kinh doanh.

+ Kết hợp tốt quản lý nhà nước theo ngành và theo lãnh thổ, tinh giảm đầu mối, xoá bỏ chồng chéo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro