văn

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

ĐÂY THÔN VĨ DẠ
           _ Hàn Mặc Tử¬¬¬¬ _
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả (1912 – 1940)
-Tên khai sinh là Nguyễn Trọng Trí.
-Xuất thân trong một gia đình Công giáo nghèo, tại tỉnh Đồng Hới (Quảng Bình).
-Ông có một số phận đau thương và bất hạnh đến nghiệt ngã.
-Tác phẩm chính: Gái quê, Thơ điên, Xuân như ý, Thượng thanh khí,…
-Quá trình sáng tác thơ của thi sĩ đã thâu tóm cả quá trình phát triển của thơ mới từ lãng mạn sang tượng trưng chớm đến siêu thực: vừa điên loạn, ma quái, quằn quại, đau đớn vừa trong trẻo, hồn nhiên, thanh khiết đến tột cùng.
Một tài năng thi ca lạ lùng, phức tạp đầy bí ẩn trong phong trào Thơ mới.
“là một đỉnh cao chói lòa trong văn học thế kỉ” – Chế Lan Viên
2. Tác phẩm
-Xuất xứ: sáng tác năm 1938, in trong tập Thơ Điên (Đau thương)Hàn sáng tác bài thơ khi đã biết mình mắc bệnh hiểm nghèo.
-Cảm hứng sáng tác: Bài thơ được khởi hứng từ bức ảnh phong cảnh xứ Huế mà Hoàng Cúc gửi tặng. Trong ảnh có mây, có nước, có chiếc đò ngang với cô gái chèo đò bên dưới những cành trúc loà xoà, phía xa xa là ráng trời, có thể là rạng đông hay hoàng hôn. Sau tấm ảnh là mấy lời hỏi thăm sức khỏe Tử mà không ký tên.
Mối tình đơn phương với người con gái thôn Vĩ
Tình yêu và nỗi nhớ khôn nguôi đối với thiên nhiên, cảnh vật xứ Huế.
-Chủ đề: Đây thôn Vĩ Dạ là lời tỏ tình thiết tha với cuộc đời của một kẻ đang bị lưu đày vĩnh viễn trong vũng lầy đau thương. Cảnh và tình trong thơ như bản hợp âm tuyệt vời làm say lòng người.
-Thể thơ: 7 chữ
-Bố cục: 3 phần
+Khổ 1: Bức tranh thôn Vĩ lúc hừng đông – nỗi niềm vấn vương, hoài niệm
+Khổ 2: Cảnh sông nước, đêm trăng - nỗi niềm khắc khoải, đợi chờ
+Khổ 3: Hình ảnh người thương trong tâm tưởng – niềm tuyệt vọng xen lẫn hoài nghi
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Bức tranh thôn Vĩ lúc hừng đông – nỗi niềm vấn vương, hoài niệm
-“Sao anh…”: câu hỏi tu từ mang nhiều sắc thái
+“anh”: (1) lời cô gái thôn Vĩ hỏi han, trách nhẹ nhàng chàng trai lâu không về thăm và cũng là mời mọc chân thành.
             (2) lời của tác giả tự phân thân để hỏi chính mình, qua đó bộc lộ ao ước được về thăm thôn Vĩ.
+“không”: sự tuyệt vọng, hàm ý nhà thơ không bao giờ trở về được nữaNiềm xót xa day dứt, nuối tiếc, cũng là tiếng nói đầy mặc cảm bởi căn bệnh hiểm nghèo.
+“về chơi”: gợi lên sắc thái thân mật, gần gũigợi mở một cuộc trở về mang ý nghĩa về mặt không gian (thôn Vĩ) lẫn thời gian (quá khứ).
-Giọng thơ nhẹ nhàng, êm dịu (dàn trải 6 thanh bằng) phảng phất niềm nuối tiếc, đưa thi nhân lẫn người đọc trở về Vĩ Dạ trong hoài niệm.
Câu thơ vừa là lời hỏi, nhắc nhở, mời mọc, hờn trách nhẹ nhàng vừa hàm chứa cả sự khắc khoải, nuối tiếc, xót xa. Nó đau đáu một niềm khát khao được trở về thôn Vĩ mãnh liệt nhưng đầy uẩn khúc, không thể giãi bày tỏ tường.
Hỏi chỉ là hình thức để bày tỏ nỗi lòng tiếc nuối, nhớ nhung của thi nhân.
Câu thơ đã làm sống dậy một hồi ức tốt đẹp của nhà thơ về cảnh và người thôn Vĩ.
-Mảnh vườn thôn Vĩ hiện lên trong kí ức, hoài niệm của nhà thơ:
“Nhìn nắng hàng cau, nắng mới lên”
+“nắng hàng cau”: gợi cái nhìn từ xa tới, Vĩ Dạ không chỉ đẹp do nắng hay do hàng cau mà là do sự kết hợp “nắng hàng cau”.
Những hàng cau còn loáng sương đêm cao vút lên so với các cây khác đang tắm mình trong biển nắng mai, tạo thành sự hoà phối giữa màu và ánhvẻ đẹp tinh khôi, thanh khiết; giản dị mà giàu sức gợi.
+“nắng mới lên”: không chỉ gợi nắng bình minh non tơ, thanh khiết, tinh khôi, nguyên lành, mà còn mở ra một không gian, thời gian thôn Vĩ trong buổi sớm mai, trong sự bắt đầu.
+“nắng”: điệp lại 2 lần, khắc sâu, nhấn mạnh sắc nắng ban mai của miền Trung: nắng nhiều, rực rỡ ngay từ bình minhđang vận động, phát triển, làm bừng sáng bức tranh Vĩ Dạ.
Ấn tượng hàng đầu của thôn Vĩ là hình ảnh nắng ban mai rải mật trên những hàng cau tươi xanh. Nắng trong trẻo, tinh khiết, làm bừng sáng cả miền hồi tưởng của thi nhân, lưu lại đậm nét trong kí ức người đi xa.
Không tả chỉ gợi nhưng vẫn có sức ám ảnh người đọc bởi vẻ tinh khôi, thanh thoát của nắng mới.
“Vườn ai mướt quá xanh như ngọc”
+Đại từ “ai”: sắc thái phiếm chỉ, gợi cảm giác mơ hồ, khó nắm bắt, phảng phất niềm lưu luyến và tuyệt vọng. Mảnh vườn trong tâm tưởng, đại diện cho trần thế tươi đẹp nhưng lại nằm ngoài tầm với.
+“Mướt”: không phải “mượt” gợi vẻ óng ả, mơn mởn, thanh sạch, như loáng nước lên.
+“Quá”: từ chỉ mức độ, thể hiện sự trầm trồ, ngỡ ngàng.
“Mướt quá”: cực tả vẻ non tơ tươi tốt, đầy sức sống của khu vườn, vừa như một tiếng reo ngỡ ngàng ngạc nhiên say đắm của thi nhân.
+“xanh như ngọc”: hình ảnh sương đêm đọng trên lá lóng lánh dưới ánh nắng mai. Gợi màu xanh tinh khiết, sang trọng, quý giá, vừa có màu vừa có ánh.
Khu vườn mơn mởn, gợi cảm, tràn đầy sức sống nhưng xa vời. Sắc thái phiếm chỉ bỗng chốc đã làm tất cả như lùi xa, bỗng như diệu vợi hoá, mông lung hoá.
-Nổi bật lên trong cảnh, tô điểm và hòa hợp với cảnh là vẻ đẹp của con người:
+“mặt chữ điền”: phúc hậu, rắn rỏi, chân thành.
+“lá trúc” (mảnh mai, thanh tú) + “che ngang” (kín đáo, e ấp): khiến khuôn mặt trở nên mềm mại, đồng thời tôn rõ hơn nét chữ điền.
Nét vẻ mang tính chất cách điệu hóa của hội họa: cảnh đơn sơ, con người thấp thoáng sau khóm lá trúc, tạo nên vẻ đẹp hài hòa, kín đáo, dịu dàng, phúc hậu, thắm đượm tình quê, hồn quê. Câu thơ khắc họa thành công một nét đáng nhớ, đáng yêu của thôn Vĩ: Cảnh đẹp đẽ, tốt tươi; con người đôn hậu, kín đáo, dịu dàng.
Con người thấp thoáng, khó nắm bắt.
Bằng bút pháp gợi tả, hình ảnh thơ trong sáng, giàu sức biểu cảm, tác giả đã vẽ nên bức tranh thôn Vĩ mượt mà, thơ mộng. Cảnh và người giao hòa với nhau trong một vẻ đẹp giản dị, kín đáo. Một vẻ đẹp được ánh xạ qua lăng kính của mặc cảm chia lìa, của một hồn thơ yêu cuộc sống bằng tình yêu tuyệt vọng nên trở nên xa xôi, trở nên đẹp lạ kỳ, vấn vương một hoài niệm.
2. Cảnh sông nước, đêm trăng - nỗi niềm khắc khoải, đợi chờ
-Câu 1 + 2: hệ thống thi ảnh “gió – mây – dòng nước”.
-“gió” >< “mây”ngắt nhịp khác thường 4/3, tiểu đối ở hai vế, điệp từgió mây đôi ngả, gợi sự ly biệt, tan tác.
-“dòng nước” nhân hóa “buồn thiu”: nỗi buồn nhẹ nhàng nhưng sâu sắc, xuyên thâm vào cảnh vật.
-Động từ “lay” mượn ý từ câu ca dao:
“Ai về trồng dứa qua truông
Gió lay bông sậy, bỏ buồn cho em”
gợi sự chuyển động rất nhẹbộc lộ nỗi buồn hiu hắt, thưa vắng.
Nhịp thơ khoan thai, nhẹ nhàng gợi nên nhịp điệu lững lờ, thơ mộng của dòng Hương giang.
Cảnh vật tinh tế nhưng cô liêu thể hiện kín đáo tâm trạng u uất, nỗi buồn vô tận và ám ảnh chia phôi của thi nhân.
-Câu 3, 4: thuyền + sông + trăngbến sông trăng, thuyền chở trănghuyền ảo hóa, huyển hoặc, bóng bẩy, ấn tượng đưa người đọc trên con thuyền viễn du đến một không gian huyền bí, ảo mộng mà ở đó chỉ có nước và trăng giao thoa lấp lánh.
-Câu hỏi tu từ “Thuyền ai”, “Có chở…”: giọng điệu khắc khoải chờ mong, vừa hi vọng vừa tuyệt vọng gần như lời khẩn cầu.
-Hình ảnh “trăng”: người bạn tri kỉ, người bạn tâm tình của thi nhân, hình ảnh ẩn dụ của tình yêu, hạnh phúc lứa đôi.
Gió, mây đến dòng nước buồn thiu cũng đang rời bỏ chốn này. Trăng là điểm tựa, niềm an ủi cuối cùng của thi sĩ. Toàn bộ hi vọng đều đặt vào con thuyền chở trăng về đây để cứu rỗi một linh hồn bất hạnh. Mong gặp trăng cũng là mong muốn tìm kiếm sự đồng cảm, sẻ chia, thấu hiểu của tình người, tình đời.
-“về”: về phía tác giả, về với trong này, nơi tác giả đang sống trong cô đơn, tuyệt vọng.
-Từ “kịp”, “tối nay”: nhịp thời gian gấp gáp, truy đuổi, tâm trạng phấp phỏng, khẩn thiết đầy bi kịch. Đó cũng chính là tình người, tình đời, tình yêu cuộc sống tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ.
Cảnh vật được nội tâm hóa, huyền ảo hóa thể hiện ước mong khẩn thiết nhưng đầy tuyệt vọng của thi nhân: Liệu có diễm phúc chăng còn được hưởng hạnh phúc của đất trời, của cuộc sống?
Lời khẩn cầu chứa đựng niềm hồ nghi cùng mong mỏi đến khắc khoải: khao khát hạnh phúc tình yêu, tha thiết muốn gắn bó với cuộc đời trong giây phút hoảng loạn, tuyệt vọng sắp lìa đời.
Bức tranh thiên nhiên sông nước đêm trăng vẫn đẹp nhưng buồn. Đồng thời, bức tranh phong cảnh này cũng là bức tranh tâm cảnh – chứa đựng nỗi buồn về dự cảm hạnh phúc chia xa nhưng vẫn thấy ở đó niềm khao khát giao cảm với đời, khao khát yêu, khao khát hạnh phúc của thi nhân vào những năm tháng cuối đời.
3. Hình ảnh người thương trong tâm tưởng – niềm tuyệt vọng xen lẫn hoài nghi
-mơ, khách đường xa, áo em trắng quá, sương khói, mờ nhân ảnh: gợi lên sự xa xôi, mờ ảo.
“Mơ khách đường xa, khách đường xa”
-“Mơ”: trạng thái vô thức, đắm chìm trong thế giới ảo mộng, mộng tưởng.
-“Khách đường xa”: Mơ hồ không xác định là người con gái trong ảnh, người thôn Vĩ hay chính tác giả tự phân thân, cũng có thể đó là tình đời, tình người.
+Điệp ngữ,  nguyên âm “a” ngân dài: gợi lên khoảng cách xa xôi, sự cách trở, thể hiện nỗi niềm mong đợi đến cuống quýt, muốn níu giữ nhưng đành bất lực vì khách quá xa xăm.
Câu thơ ẩn chứa cả niềm hi vọng lẫn tuyệt vọng.
“Áo em trắng quá nhìn không ra”
+“em”: đại từ phiếm chỉTà áo của giai nhân hay vẻ đẹp trong trẻo, tinh khiết, thánh thiện nơi miền nhớ trở về trong tâm tưởng để anh nhận không ra, không với tới.
+“trắng quá nhìn không ra”: cực tả sắc trắng kì lạ (có cả màu lẫn ánh) ở mức tuyệt đốimàu của tâm tưởng, của hoài niệm, màu của ảo giác, huyền hoặc, xa vời của cuộc đời, làm mờ nhoè cảm xúc, gợi sự xa xôi, khó nắm bắt.
“Ở đây sương khói mờ nhân ảnh”
+“ở đây”: trở về với thực tại u tối, đớn đau.
+“sương khói”: ranh giới mỏng manh, mờ ảo nhưng che lấp, bôi nhòe, không thể vượt qua, phân li với thế giới ngoài kiaranh giới cõi chết – trần gian ngoài kia.
+“nhân ảnh”: từ Hán Việt, hình bóng người xưa, một chút nghĩa cũ đang mờ dần nhạt dần với thời gian.
Không gian bị bủa vây bởi hiện tại đầy bi kịch. Sương khói hay màu của thời gian đã phủ mờ, che lấp quá khứ. Hay đó là niềm xót xa trào dâng đến tuyệt vọng.
“Ai biết tình ai có đậm đà”
-Câu hỏi day dứt diễn tả niềm tiếc nuối, băn khoăn, vừa hoài nghi, vừa trách móc nhẹ nhàng, mơ hồ nhưng đầy đau đớn.
+“ai”: (1) thi sĩ
           (2)         khách đường xa
                         tình người trong cõi trần ai
+Liệu có còn diễm phúc được hưởng nhận cái đẹp của đất trời, tình người, tình đời? – hi vọng, hoài nghi
+Tương ứng, đáp lại câu mở đầu “Sao… thôn Vĩ”
Hỏi không để chờ lời đáp – vô vọng mà vấn vương. Hỏi để cực tả nỗi buồn, nhớ tiếc sâu thẳm, khôn nguôi.
Câu hỏi thể hiện khát vọng muốn được yêu, được an ủi nhưng tất cả chỉ là vô vọng.
Hàm chứa sự hi vọng sâu kín nhưng uẩn khúc và đầy mặc cảm.
Cảnh vật chìm vào cõi mờ ảo, chơi vơi thể hiện tâm trạng vừa khao khát hạnh phúc nhưng cũng tuyệt vọng hoàn toàn của thi nhân.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
- Bài thơ là bức tranh phong cảnh - tâm cảnh.
- Bài thơ là lời tỏ tình với cuộc đời một tình yêu vừa mãnh liệt vừa vô vọng.
2. Nghệ thuật
-Âm điệu trầm buồn, da diết, nhẹ nhàng
-Bút pháp gợi tả
-Ngôn ngữ thơ tinh tế, giàu liên tưởng    


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#tailieu