Câu 17

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Câu 17: Các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học:

- Xáo trộn nơi ở: Sự khai thác quá mức. Do áp lực tăng dân số, sự nghèo khổ đã thúc đẩy sự khai thác quá mức tài nguyên sinh vật và làm giảm ĐDSH. Dân cư rải rác phân bố không đồng đều,nhập cư quá nhiều vào các thành phố lớn, sự thích nghi nơi ở chưa có, hoạt động, ý thức sinh hoạt trong gia đình lẫn ngoài xã hội còn kém, thiếu kiến thức về tình trạng môi trường, hình thành nhều các khu công nghiệp, nhà máy, tại nơi có dân cư đông, chất thải, khí độc của xí nghiệp ra ngoài môi tường, dân cư đông hình thành các chiến lược kinh doanh buôn bán, đồ ăn, thức uống, tình trạng mất an toàn vệ sinh thực phẩm, thẩm mỹ đô thị càng mất dần đi bởi rác thải của con người.

- Khai thác động vật: nạn săn bắn gây nên tình trạng suy giảm ĐDSH. Theo điều tra, năm 1995 toàn quốc có tới 39.671 khẩu súng các loại hiện đang sử dụng để săn bắn chim thú, bình quân mỗi thôn bản có 12 khẩu (Đỗ Tước, 1997). Với số lượng người đi săn với những thứ vũ khí kể trên chưa kể đến các loại bẫy thường dùng như: bẫy treo, bẫy kẹp, bẫy thòng lọng, bẫy sập, bẫy lồng, lưới...nên số lượng cá thể động vật rừng bị săn bắt khá cao. Chỉ kể 18 loài động vật thuộc diện quí hiếm đã ghi trong sách đỏ Việt Nam, từ năm 1991-1995, đã có tới 8.964 cá thể bị săn bắt, bình quân hàng năm có tới 1.743 cá thể động vật quí hiếm bị săn bắt. Một số loài động vật lớn trên thực tế hầu như đã bị diệt vong như: Tê giác Hai sừng,Heo vòi,Trâu rừng,Vượn tay trắng, Cầy nước. Một số loài khác số lượng còn quá ít, có thể bị tuyệt chủng như các loài hổ, tê giác một sừng, Bò xám, Bò rừng, Bò tót, Hươu vàng, Hươu xạ,....

Hươu xạ là loài quý hiếm chỉ tập trung ở vùng Đông-Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn). Do giá 1 túi xạ là 1 triệu đồng cho nên loài này bị săn bắt nhiều. Thống kê riêng khu Bảo tồn Thiên nhiên Hữu Liên (Lạng Sơn) trong thời gian 1996-2000, ít nhất 76 con hươu xạ đã bị săn bắt. Theo số liệu điều tra, khu Bảo tồn Hữu Liên hiện nay chỉ còn 83-108 con hươu xa (Nguyễn Xuân Đặng và nnk., 2000).

Với sinh vật biển, tình trạng khai thác HST ven bờ nơi cư trú của nhiều loài thuỷ sinh vật có giá trị khoa học và kinh tế đang trở nên khó kiểm soát. Rừng ngập mặn, vùng cửa sông, vùng nước ven bờ, các đảo với nhiều rạn san hô đang là nơi bị khai thác với cường độ cao nhất, thậm chí có tính huỷ diệt (sử dụng mìn, điện, hoá chất, các loại lưới mắt nhỏ khai thác thuỷ sản.

Tại đảo Phú Quốc, tình trạng khai thác Bào ngư, Hải sâm, Trai ngọc đã đến lúc báo động. Do nguồn lợi suy giảm, nghề lặn để khai thác Bào ngư, Hải sâm ở đây đã phải chuyển sang khai thác tại các vùng nước quanh các đảo. Ngoài các nhóm trên, ngư trường đánh bắt cá Cơm, và các hải sản khác ở quanh biển Phú Quốc cũng suy giảm.

Tại Đảo Phú Quý, Nghề khai thác hải sản tự nhiên là nghề phát triển lâu đời đồng thời là ngành kinh tế then chốt và là nguồn thu chủ yếu của đảo.

Hiện tượng biến đổi khí hậu

Nguyên nhân và phân tích:

Gồm 4 nguyên nhân

- Mưa axit :

+ Rửa trôi chất dinh dưỡng trên bề mặt đất và mang theo các kim loại độc cho đất và ao hồ .

+ Hạn chế tầm nhìn

+ Ăn mòn các công trình kiến trúc và vật liệu

+ Ảnh hưởng đến hệ hộ hấp của con người

- Hiệu ứng nhà kính

+ Sự trao đổi không cân bằng về năng lượng giữa trái đất và không gian xung quanh dẫn tới sự gia tăng nhiệt độ của khí quyển trái đất.

+ Các chất gây hiệu ứng nhà kính : CO2, CFC, CH4, O3, NO2.

+ Khí hậu biến đổi : làm băng tan và dâng cao mực nước biển

 Nhiều vùng sản xuất bị chìm thay đổi điểu kiện sống bình thường của các sinh vật trên trái đất.

 Bệnh tật mới xuất hiện, các loại dịch lan tràn, sức khỏe con người sẽ bị suy giảm.

- Lỗ thủng tầng ozon

+ Do sử dụng các dụng cụ gia đình và bình phun thương mại có chưa CFC khiến cho tầng ozon bị hủy hoại nhanh chóng.

- Thay đổi chu trình tuần hoàn nước

+ Dân số tăng làm mức sống, sản xuất công nghiệp, kinh tế đều tăng, tăng nhu cầu của con người đối với môi trường tự nhiên.

+ Tác động đến tuần hoàn nước, thay đổi điều kiện sống của các sinh vật nước.

+ Đô thị hóa làm gia tăng sự ngập lụt, ảnh hưởng đến quá trình lọc, bay hơi và sự thoát hơi nước diễn ra trong tự nhiên.

+ Sự làm đầy tầng nước ngầm xảy ra với tốc độ ngày càng chậm

Hiện tượng cháy rừng

- Lấy đất làm nông nghiệp, trồng cây công nghiệp, nuôi thuỷ sản, xây dựng.

- Lấy gỗ làm củi đốt. Cho đến thế kỷ XIX, trước khi khám phá ra khả năng đốt bằng than và dầu, chất đốt chủ yếu của con người là củi gỗ. Nhiều nước châu Âu, trong giai đoạn đầu của cách mạng khoa học kỹ thuật đã đốt gần hết rừng của mình. Hiện nay, ở nhiều nơi trên thế giới, củi và than củi vẫn là chất đốt chính trong gia đình và các bếp đun đang đốt khoảng 1/4 số diện tích rừng bị tàn phá hàng năm.

-Khai thác gỗ để sản xuất các đồ gia dụng, sản xuất giấy... Khoa học kỹ thuật càng phát triển, người ta càng khám phá ra nhiều công dụng mới của gỗ, làm cho lượng gỗ tiêu thụ ngày càng nhiều. Trong khai thác gỗ, nếu chỉ chạy theo lợi nhuận, chỗ nào dễ thì khai thác trước, không đốn tỉa mà chặt hạ trắng, nghĩa là chặt từ bìa rừng vào, vừa chặt cây to để lấy gỗ, vừa phá hoại cây con, thì những khu vực rừng đã bị chặt phá sẽ khó cơ hội tự phục hồi lại được.

-Đốt rừng làm nương, làm bãi săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng, thiên tai, chiến tranh... Trong mùa khô, chỉ cần một mẩu tàn thuốc lá cháy dở, một bùi nhùi lửa đuổi ong ra khỏi tổ để lấy mật cũng đủ gây ra một đám cháy rừng lớn trong nhiều ngày, nhất là khi không có đủ nước, nhân lực và phương tiện để dập tắt lửa.

. Di nhập các loài ngoại lai

Trong thời gian qua, việc trao đổi, di nhập một số giống loài cây con đã mang lại hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, có một số vấn đề tiêu cực đến bảo tồn quỹ gen bản địa phải lưu ý như sau:

Xảy ra hiện tượng tạp giao dẫn đến không có quần thể bản địa thuần chủng

Di nhập các loài cá dễ kèm theo việc di nhập một số mầm bệnh bản xứ (ký sinh trùng gây bệnh) mà trước đây không thấy có. Gần đây, loài tôm he chân trắng được nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam để nuôi ở các vùng ven biển. Bênh cạnh có được một đối tượng nuôi mới có giá trị thực phẩm xuất khẩu nhưng qua một số vụ nuôi, đã thấy có một số biểu hiện dịch bệnh của loài tôm he chân trắng này. Hoặc việc di nhập nuôi loài cá Chim trắng nước ngọt (một loài cá khá dữ) cũng có những vấn đề bất cập

Việc di nhập nhiều giống mới một cách tràn lan có thể là nguy cơ tiềm tàng làm các giống bản địa bị mai một. Tác hại ngay lập tức có thể thấy do một số trường hợp phát triển tự phát, nhiều loài sinh vật đưa vào nước ta bằng nhiều con đường không qua kiểm dịch, thiếu hiểu biết và chưa có thử nghiệm khoa học nên một số loài như ốc bươu vàng từ khi được di nhập vào Việt Nam đã phát triển thành nạn dịch phá hoại lúa nghiêm trọng.

Tại vùng Đồng Tháp Mười và vườn Quốc gia U Minh Thượng, các loài thực vật hoang dại đã được di nhập vào đây như cây Trinh nữ ,cây Mai dương, cây dây leo...Các loài cây hoang dại này có khả năng lan truyền và đã rất phát triển, lấn át các loài thực vật bản địa khu vực này.

Trong thực tế, không một quốc gia nào tự túc được hoàn toàn nguồn gen tài nguyên sinh vật cần thiết. Vì vậy, cần có trao đổi vật liệu di truyền giữa các quốc gia và các vùng. Mặt khác, di nhập loài ngoại lai cũng như sử dụng chúng là vấn đề phức tạp, có thể gây ảnh hưởng đến tập đoàn cây, con bản địa và môi trường. Bởi vậy, bên cạnh các quy định có tính chất pháp lý bắt buộc trong công tác kiểm dịch động, thực vật thì các ngành có trách nhiệm như Bộ Thuỷ sản, Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn cần ban hành quy trình khảo nghiệm, đánh giá các giống loài nhập nội trước khi đưa ra sản xuất rộng rãi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro