Câu 24

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Câu 24 : Tài nguyên là gì? Phân loại tài nguyên thiên nhiên? Làm thế nào để sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý?

"Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất, hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới của con người". Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác ngày càng tăng.

Phân loại tài nguyên thiên nhiên

2.1. Phân loại theo công dụng

Mục đích phân loại TNTN theo công dụng là xác định vai trò của nhuông TNTN trong quá trình hoạt động kinh tế cũng như đời sống con người. Theo công dụng có thể chia nguồn tài nguyên thiên nhiên thành 7 loại sau:

2.1.1. Nguồn năng lượng

Nguồn năng lượng lại có thể được phân loại theo nhiều cách khác nhau. Theo tính chất thương mại là nguồn năng lượng được sử dụng phổ biến ở các nước (đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển) bao gồm các nguồn năng lượng mới: dầu hỏa, khí đốt, than đá, thủy điện, uraniom, địa nhiệt, mặt trời, sức nước, sức gió. Năng lượng phi thương mại là năng lượng được sử dụng để tạo ra nhiệt năng và chỉ còn được sử dụng ở các nước đang phát triển bao gồm củi đốt và năng lượng sinh khói (rơm rạ, thân cây các loại, phân súc vật...). Ở Việt Nam, hiện nay bình quân mỗi năm ở các vùng nông thôn, miền núi sử dụng khoảng 22 triệu tấn củi cho việc đun nấu. Tuy nhiên, tỷ trọng năng lượng phi thương mại ở các nước đang phát triển sẽ giảm dần cùng với sự phát triển của nền kinh tế.

Toàn bộ nguồn năng lượng được sử dụng trong hoạt động giao thông, sản xuất điên năng, phục vụ các ngành sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, từ điện năng, nguồn năng lượng lại tiếp tụ đi vào phục vụ cho tất cả các lĩnh vực hoạt động khác nhau của nền kinh tế cuãng như đời sống con người. Có thể nói năng lượng có vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển đất nước. Năng lượng là cơ sở cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước Việt Nam hiện nay.

Để phản ánh quy mô nguồn năng lượng và khả năng đóng góp của nguồn năng lượng vào hoạt động kinh tế, người ta thường sử dụng các chỉ tiêu như: Trữ lượng tài nguyên năng lượng (than, dầu, khí...), trong khi đó bao gồm trữ lượng tham dò và trữ lượng có khả năng khai thác; khả năng khai thác/ năm.

Mức độ đánh giá chính xác quy mô nguồn năng lượng là sự phản ánh khác nhau giữa trữ lượng thăm dò và trữ lượng có khả năng khai thác. Khả năng khai thác/năm là chit tiêu phản ánh sự đóng góp trực tiếp của nguồn năng lượng vào kết quả hoạt động của nền kinh tế.

Trong các nguồn năng lượng, thủy năng là nguồn năng lượng có ý nghĩa quan trọng đối với các nước đang phát triển. Trên 45% điện năng tiêu thụ ở các nước đang phát triển được sản xuất ở các nhà máy thủy điện. Ở VN, tỷ lệ này hiện nay là 63% với Nhà máy thủy điện Hòa BÌnh có công suất là 1920 MW và hiện đang triển khia xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La với công suất 3600MW.

Dầu hỏa là nguồn năng lượng có giá trị lớn nhất trên thế gời hiện nay. Ưu điểm của nguồn năng lượng này là sử dụng thuận lợi, dễ vận chuyển (bằng đường ống, tầu biển) và ít gây ô nhiễm hơn than. Tổ chức OPEC bao gồm 13 nước sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ trên thế giới, hiện đang kiểm soát khoảng 80% lượng dầu thô trên thị trường thế giới. Các nhà khoa học dự đoán dầu mỏ có thể khai thác được trong vòng 60 năm nữa. Dầu khí của VN theo đánh giá của WB, trữ lượng có khả năng khia thác là 1 tỷ tấn, đúng thứ tư khu vực châu Á – TBD.

Sau hàng trăm năm được coi là thứ nhiên liệu độc hại, vừa khó khai thác lại vừa gây ô nhiễm khi sử dụng, bây h than đá lại bắt đầu được sử dụng ưa chuộng trở lại nhờ giá rẻ và nhờ kỹ thuật sử dụng hoàn toàn mới. Lợi thế đầu tiên của than đá là trữ lượng dồi dào, bảo đảm giá cả ổn định. Theo ước tính của các chuyên gia, nếu ko tìm thấy mỏ mới thì nhân loại cũng đủ lượng than để dùng trong hai thế kỷ nữa, trong khi các mỏ dầu hỏa và khí đốt đang cạn dần, Lợi thế thứ hai là các mỏ than phân bố tương đối đều giữa các vùng lãnh thổ trên trái đất. Chỉ trừ ở Chây Âu là đã bị khai thác gần cạn, còn than có mặt ở khắp mọi nơi: châu Á, châu Úc, châu Mỹ, chây Phi... Nhược điểm chính của than đá là gây ô nhiễm do khói than có nhiều chất đột hại như CO2...Nhưng những nhược điểm này đang dần biến mất do những kỹ thuật lọc khí đang được thí nghiệm và đặc biệt là có hai quy trình kỹ thuật có nhiều triển vọng là biến than đá từ thể rắn sang thể khí đang được tính đến trong những dự án xây dựng nhà máy nhiệt điện. Do những ưu thế trên, than đá có khả năng trở thành nguồn năng lượng chính của thế kỷ 21.

Việt Nam có trữ lượng than lớn, chủ yếu nằm ở khu vực Quảng Ninh chạy từ đảo Cái Bầu trên vịnh Hạ Long cho tới Phả Lại với chiều dài 150km. Theo đánh giá, trữ lượng thăm dò khoảng 3,5 tỷ tấn.

2.1.2. Các loại khoáng sản

Các loại khoáng sản là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp khai thác và công nghiệp sản xuất các loại vật liệu như công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, thủy tinh, sành sứ. Trong số 16 loại khoáng sản chủ yếu được sản xuất trên thế giới hiện nay, các nước đang phát triển dẫn đầu thế giới về sản xuất bô-xít, phốt phát và chiếm tỷ trọng lớn về sản xuất coban, cromit, thiếc, đồng. trong khi đó các nước công nghiệp phát triển cung cấp các loại khoáng sản chủ yếu: kiềm, lưu huỳnh, quặng sắt, niken và kẽm.

Việt Nam được đánh giá là có nguồn khoáng sản đa dạng như bô-xit, thiếc, đồng, cromit, quặng sắt, đá vôi... Trong đó có thể nói triển vọng nhất là nguồn bô-xit, trải dọc theo biên giới phía bắc với trữ lượng 5 tỷ tấn và ở vùng Tây Nguyên là 7 tỷ tấn. Một số cơ sở khai thác quặng sắt ở Thái Nguyên, apatit ở Lào Cai và thiếc ở Cao Bằng đều có quy mô còn nhỏ.

2.1.3. Nguồn tài nguyên rừng

Rừng vừa có giá trị kinh tế vừa phải có giá trị bảo vệ môi trường. Về mặt kinh tế, rừng cho sản phẩm gỗ, ngoài ra rừng còn cho chúng ta các sản phẩm động thực vật: thịt thú rừng, những cây dược liệu quý, những loại cỏ có hương thơm, dầu thực vật, vỏ cây quý, hoa quả có giá trị thương mại. Những sản phẩm này của rừng là một nguồn thu nhập quan trọng của những người dân nông thôn ở vùng rừng núi của các nước đang phát triển. Rừng còn có giá trị bảo vệ môi trường: chống xói mòn, lụt lội, điều hòa khí hậu, chống sự thiêu đốt của mặt trời, tạo môi trường rất quan trọng nhưng khó định lượng hơn giá trị kinh tế. Hai mặt này thường có mâu thuẫn với nhau. Từ xưa đến náy con người thường có nhu cầu sử dụng gỗ và đất đai. Do khai phá rừng để trồng trọt, diện tích đất rừng tự nhiên đang bị giảm dần, những dải rừng đang bị đe dọa. Nguồn tài nguyên thường được đánh giá qua các chỉ tiêu: Diện tích có rừng chê phủ (triệu ha); Tổng trữ lượng gỗ rừng (triệu m3); trữ lượng gỗ/ha có rừng che phủ.

Ở Việt Nam, diện tích đất đai có rừng che phủ đã giảm từ 15-16 triệu ha (năm 1945) xuống chỉ còn 8-9 triệu ha, tức là giảm từ 45% tổng diện tích xuống còn 28% diện tích đất có rừng chê phủ. Trong khi tỷ kệ này ở Thái Lan là 52%, ở Philippin là 58% và ở Indonesia là 67%.

2.1.4. Nguồn đất đai

Đất đai có ý nghĩa quan trọng trong phát triển nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu cho các công trình xây dựng nhà ở và các tuyết giao thông trên bộ. Ở VN, đất có khả năng canh tác là 9,5 triệu ha, trong đó đã sử dụng 7 triệu ha, thực tế đất có thể huy động thêm từ 2 đến 2,5 triệu ha, nhưng phần lớn là đất dốc bị xói mòn và thoái hóa. Hệ số sử dụng đất trồng cây còn thấp, mới chỉ đạt chỉ số trung bình trong cả nước là 1,3. Bên cạnh đó, thời gian qua do nhiều khu công nghiệp và đô thị mới đang hình thành nên đất canh tác bị xâm lấn, diện tích đất nông nghiệp có xu hướng bị co hẹp nhanh chóng.

2.1.5. Nguồn nước

Nước là nguồn tài nguyên không thể thiếu trong sản xuất và đời sống, là cơ sở để xây dựng hệ thống thủy điện, vận tải thủy, tạo bể chứa, đập tràn phục vụ tưới tiêu, là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho đời sống con người. Việt Nam có nguồn nước phong phú, có 9 hệ thống sông ngòi với lưu lượng dòng chảy 840 tỷ m3/ăm, ngày mưa bình quân 100 ngày/năm. Bên cạnh đó còn có nhiều hồ, đầm lầy và các mạch nước ngầm. Tuy vậy, mặt hạn chế là mưa theo mùa và tài nguyên nước phân bố không đồng đều giữa các vùng. Ở các vùng núi nước rất hiếm, ở các vùng ven biển lại thiếu nước ngọt vào mùa khô. Mặt khác, nhiều nguồn nước đã bị ô nhiễm, việc cung cấp nước sạch ở nhiều vùng nông thôn và đô thị đang gặp rất nhiều khó khăn.

2.1.6. Biển và thủy sản

Với hơn 3200 km bờ biển chạy suốt chiều dài đất nước đã tạo điều kiện thuận lời cho Việt Nam trong vận tải biển. Hoạt động nuôi và đánh bắt hải sản cũng có ý nghĩa to lớn, vừa tạo ra nguồn thu nhập, vừa là nguồn dinh dưỡng của đa số nhân dân. Một số sinh vật biển như cá, tôm, cua, sò, hến có giá trị cao trên thị trường thế giới. Ngoài ra cá vùng ven biển còn có điều kiện phát triển nghề làm muối, trồng và sản xuất các sản phẩm từ cói. Trữ lượng hải sản cho phép đánh bắt mỗi năm ở VN là 1,5 triệu tấn cá và 5-6 vạn tấn tôm.

2.1.7. Khí hậu

Việt Nam có khí hậu nhiệt đới, gió mùa nóng và ẩm, độ ẩm bình quân hàng năm là 87%, rất thuận lời cho trông cây nông nghiệp và hoa quả nhiệt đới. Điều kiện khí hậu kết hợp với nguồn nước và đất đai đã cung cấp các loại nông sản có giá trị xuất khẩu: lúa gạo, cao su, cà phê, chè, thuốc lá, tơ tằm, thịt và các sản phẩm chăn nuôi.

Tuy vậy, một vấn đề đang đặt ra với Việt Nam hiện nay là phải hạn chế tình trạng ô nhiễm không khí từ các chất thải công nghiệp, khí thải từ các phương tiện giao thông, ô nhiễm do tàn phá rừng...

• 2.2. Phân loại theo khả năng tái sinh

Tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng, song một cách tổng quát có thể phân thành hai loại là tài nguyên hữu hạn và tài nguyên vô hạn.

Tài nguyên hữu hạn là các loại tài nguyên có giới hạn nhất định về trữ lượng giảm dần cùng với quá trình khai thác, sử dụng của con người. Tài nguyên không thể tái tạo và nhóm tài nguyên có thể tái tạo.

-Nhóm tài nguyên không thể tái tạo là những tài nguyên có quy mô không thay đổi như đất đai và những tài nguyên khi sử dụng sẽ mất dẫn hoặc biến đổi tính chất hóa, lý như các loại khoáng sản kim loại, phi kim loại, than đá, dầu mỏ...Khi chúng ta khai thác lên một thùng dầu thì cũng có nghĩa là trữ lượng dầu thế giới bị giảm đi một thùng. Còn nếu như có thể tái tạo thì cũng phải trải qua một quá trình hàng triệu năm.

-Nhóm tài nguyên có thể tái tạo, bao gồm nguồn rừng, thổ nhưỡng, các loại động, thực vật trên cạn và dưới nước... Nguồn tài nguyên này, sau khi khai thác có thể được tái sinh, phục hồi, tiếp tục sinh sôi, nảy nở dưới những tác động tích cực của cong người.

Tài nguyên vô hạn là các loại tài nguyên có thể tự tái tạo liên tục, không cần đến sự tác động của con người, ví dụ như sự tuần hoàn tự nhiên của nước, không khí, hay tài nguyên này được khai thác, thì cuối cùng quá trình tự nhiên sẽ tự tái tạo lại một cách vô tận. Con người có thể lợi dụng sức đẩy của gió làm cối xay, sức nước làm thủy điện... Tuy nhiên, nếu chúng ta khai thác một cách bừa bãi thì cuối cùng nguồn tài nguyên này cũng sẽ bị cạn kiệt nhanh chóng, không thẻ tái tạo kịp ngay trong thời đại của chúng ta đang sống và có thể một số loại tài nguyên bị cạn kiệt hay một số loài sinh, thực vật bị tuyệt chủng trước khu chưa kịp tái tạo.

Từ cách phân loại trên, đòi hỏi chúng ta phải xây dựng được các chiến lược khai thác, sử dụng, bảo tồn và phát triển các nguồn tài nguyên thiên nhiên một cách hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ giữa phát triển kinh tế trước mắt, lâu dài với bảo vệ môi trường.

Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên

Sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên là hình thức sử dụng vừa đáp ứng nhu cầu sử dụng tài nguyên của xã hội hiện tại, vừa bảo đàm duy trì lâu dài các nguồn tài nguyên cho các thê hệ con cháu mai sau.

1.Sử dụng hợp lí tài nguyên đất

- Đất là môi trưởng để sàn xuất lươne thực, thực phẩm nuôi sống con người. Đất còn là nơi để xây nhà, các khu công nghiệp, làm đường giao thồns... Sứ dụng hợp lí tài nguyên đất là làm cho đất không bị thoái hoá. Ví dụ : các hoạt động chống xói mòn, chốne khô hạn, chông nhiễm mặn... và nâng cao độ phì nhiêu của đất.

- Thực vật đóng vai trò quan trọng trong việc bào vệ đất

2.Sử dụng hợp lí tài nguyên nước

Nước là nhu cầu không thể thiếu cùa mọi sinh vật trên Trái Đất. Tài nguyên nước là yếu tô quyết định chất lượng môi trường sông của con neười. Nguồn tài nguyên nước hiện nay trên Trái Đất đang ngày một ít dần và bị ô nhiễm. Tài nguyên nước tái sinh theo chu trình nước của Trái Đất. Chúng ta biết cách sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên nước là không làm ô nhiễm và cạn kiệt nguồn nước

3. Sử dụng hợp lí tài nguyên rừng

Rừng không những là nguồn cung cấp nhiều loại lâm sản quý như gỗ củi, thuốc nhuộm, thuốc chừa bệnh..., mà còn giữ vai trò rất quan trọng như điều hoà khí hậu, góp phần ngăn chặn nạn lũ lụt, xói mòn đất... . Rừng là ngôi nhà chung của các loài động vật và vi sinh vật. Sinh vật rừng là nguồn sen quý giá, góp phần rất quan trọng trong việc giữ cân bằng sinh thái của Trái Đất.

Một phần lớn tài nguyên rừng đã bị khai thác kiệt quệ, diện tích rừng ngày càng thu hẹp. Điều đó đã ảnh hường xấu tới khí hậu của Trái Đất, đe doạ cuộc sống của con người vả các sinh vật khác.

Sừ dụng hợp lí tài íiguyên rừng là phải kết hợp giữa khai thác có mức độ tài nguyên rừng với bào vệ và trồng rừng. Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia... để bảo vệ các khu rừng quý đang có nguy cơ bị khai thác.

Việt Nam là nước có diện tích rừna lớn nhưng diện tích rừng ngày một giảm. Nhà nước Việt Nam đang rất tích cực tổ chức và động viên nhân dân trồng mới và bào vệ các khu rừng còn tồn tại.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro