Câu 5

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Hãy phân tích khái niệm, bản chất, biểu hiện và vai trò của lợi ích kinh tế? Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu lý luận này?

1. Vai trò của lơi ích kinh tế
Lợi ích kinh tế là phương thức và mức độ thoả mãn các nhu cầu vật chất của con người, được quy định bởi trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và địa vị của họ trong hệ thống các quan hệ sản xuất xã hội, là kết quả trực tiếp của quan hệ phân phối và được thể hiện bằng thu nhập, vai trò của lợi ích kinh tế trên một số khía cạnh chủ yếu sau: 
- Lợi ích kinh tế là động lực trực tiếp của các chủ thể và hoạt động kinh tế - xã hội
Trong nền kinh tế thị trường, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu câu vật chất tùy thuộc vào mức thu nhập. Do đó, mức thu nhập càng cao, phương thức và mức độ thỏa mãn các nhu cầu vật chất càng tốt. Vì vậy, mọi chủ thể kinh tế đều phải hành động để nâng cao thu nhập cùa mình. Thực hiện lợi ích kinh tế của các giai tầng xã hội, đặc biệt của người dân vừa là cơ sở bảo đảm cho sự ổn định và phát triển xã hội, vừa là biểu hiện của sự phát triển.
Theo đuổi lợi ích kinh tế chính đáng của mình, các chủ thể kinh tế đã đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế. Vì lợi ích chính đáng của mình, người lao động phải tích cực lao động sản xuất, nâng cao tay nghề, cải tiến công cụ lao dộng; chủ doanh nghiệp phải tìm cách nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực, đáp ứng các nhu cầu, thị hiếu của khách hàng bằng cách nâng cao chất lượng sản phẩm, thay đổi mẫu mã, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong phục vụ người tiêu dùng...
- Lợi ích kinh tế là cơ sở thúc đẩy sự phát triển các lợi ích khác.
Lợi ích kinh tế được thực hiện sẽ tạo điều kiện vật chất cho sự hình thành và thực hiện lợi ích chính trị, lợi ích xã hội, lợi ích văn hóa của các chủ thể xã hội.
Lợi ích kinh tế mang tính khách quan và là động lực mạnh mẽ để phát triển kinh tế - xã hội. Khi có sự đồng thuận, thống nhất giữa các lợi ích kinh tế thì lợi ích kinh tế mới thực hiện được vai trò của mình. Ngược lại, việc theo đuổi những lợi ích kinh tế không chính đáng, không hợp lý, không hợp pháp sẽ trở thành trở ngại cho sự phát triển kinh tế - xã hội.

2. Một số quan hệ lợi ích kinh tế trong nền kinh tế thị trường
- Quan hệ lợi ích giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Lợi ích kinh tế của người lao động thể hiện tập trung ở thu nhập (trước hết là tiền lương, tiền thưởng). Lợi ích kinh tế của người sử dụng lao động thể hiện tập trung ở lợi nhuận mà họ thu được trong quá trình kinh doanh. Lợi ích kinh tế của người lao động và người sử dụng lao động vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn với nhau.
Sự thống nhất được thể hiện: nếu người sử dụng lao động thu được lợi nhuận, họ sẽ tiếp tục sử dụng lao động khi đó người lao động có việc làm, nhận được tiền lương. Sự mâu thuẫn được thể hiện: Trong những điều kiện nhất định, lợi nhuận của người sử dụng lao động và tiền lương của người lao động vận động ngược chiều nhau.
- Quan hệ lợi ích giữa những người sử dụng lao động.
Trong cơ chế thị trường, những người sử dụng lao động vừa là đối tác, vừa là đối thủ của nhau, từ đó tạo ra sự thống nhất và mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa họ. Sự thống nhất về lợi ích kinh tế làm cho những người sử dụng lao động liên kết, hỗ trợ lẫn nhau. Sự mâu thuẫn về lợi ích kinh tế giữa những người sử dụng lao động làm cho họ cạnh tranh với nhau quyết liệt.
- Quan hệ lợi ích giữa những người lao động.
Trong nền KTTT, những người lao động phải cạnh tranh với nhau để bán sức lao động. Hậu quả là tiền lương của người lao động bị giảm xuống, một bộ phận người lao động bị sa thải. Để hạn chế mâu thuẫn những người lao động, cần thống nhất với nhau trong các yêu sách của mình dựa trên quy định của pháp luật.
- Quan hệ giữa lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm và lợi ích xã hội.
Nếu việc thực hiện lơi ích cá nhân theo đúng quy định của pháp luật sẽ góp phần phát triển nền kinh tế, thực hiện tốt lợi ích kinh tế của xã hội. Ngược lại, việc thực hiện lợi ích cá nhân không dựa trên qui định của pháp luật khi đó lợi ích kinh tế của xã hội sẽ bị tồn hại. “Lợi ích nhóm” và “nhóm lợi ích” nếu phù hợp với lợi ích xã hội cần được tôn trọng và bảo vệ. Ngược lại, khi chúng mâu thuẫn với lợi ích quốc gia, làm tổn hại các lợi ích khác thì cần phải ngăn chặn.

3. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- Về lý luận: Con người tiến hành các hoạt động kinh tế - xã hội trước hết là để thỏa mãn các nhu cầu vật chất. Do vậy, lợi ích kinh tế chính là động lực, là mục tiêu của các hoạt động kinh tế - xã hội. Mác đã chỉ rõ: “Cội nguồn phát triển của xã hội không phải là quá trình nhận thức, mà là các quan hệ của đời sống vật chất, tức là các lợi ích kinh tế của con người”.
- Về thực tiễn: Ở Việt Nam trong một thời gian dài, vấn đề lợi ích kinh tế, nhất là lợi ích cá nhân, đã không được quan tâm đúng mức. Trong điều kiện cơ chế thị trường hiện nay, cần quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng - Nhà nước ta: xem lợi ích kinh tế là động lực của sự phát triển, tôn trọng lợi ích cá nhân chính đáng, lạo động lực cho sự phát triển đất nước.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro