On tap tdinh

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Contents

Câu 1: Khái niệm và sự cần thiết của thẩm định. Ví dụ thực tế chứng minh. 5

·       Khái niệm: Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá 1 cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và hiệu quả của dự án, để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án.5

·       Sự cần thiết :. 5

Câu 2: mục đích, vai trò, yêu cầu của công tác thẩm định. 6

·       Mục đích:. 6

·       Vai trò của công tác thẩm định:. 6

·       Yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư:. 6

Câu 3:Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định. Nhân tố nào quan trọng nhất vì sao?   7

Nhóm các nhân tố chủ quan:. 7

Nhóm các nhân tố khách quan:. 8

Câu 4: các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác thẩm định.9

Các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác TĐ:. 10

Câu 5: các căn cứ để thẩm định dự án. 11

Ra quyết định đầu tư. 11

Ngân hàng tài trợ vốn. 11

I.       Đối với cơ quan có thẩm quyền căn cứ thẩm định bao gồm:11

II.     Đối với ngân hàng. 12

Câu 6: thẩm quyền thẩm định các dự án đầu tư của nhà nước theo văn bản pháp quy (Tên văn bản, ngày ban hành, quy định). 14

Câu 7: Quy trình thẩm định các dự án đầu tư của nhà nước và quy trình thẩm định tại ngân hàng cụ thể.16

1.      Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước. 16

Quy trình thẩm định tại ngân hàng BIDV: tiếp nhận và xử lí hồ sơ tại phòng thẩm định:22

Câu 8: nội dung thẩm định dư án đầu tư, để TĐ nội dung này cần dùng phương pháp nào.23

1. TĐ khía cạnh pháp lý. 23

2. Thẩm định khía cạnh thị trường. 25

3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật27

4. Thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự. 31

5.Thẩm định khía cạnh tài chính. 31

6.Thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội36

Câu 9: Trình bày các phương pháp thẩm định và vận dụng trong những nội dung nào.36

1.      Phương pháp thẩm định theo trình tự: là phương pháp mà việc thẩm định dự án được tiến hành theo 1 trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau, theo 2 bước lớn:37

Thẩm định tổng quát:. 37

Thẩm định chi tiết:. 37

Ưu điểm và nhược điểm.. 37

2. Phương pháp so sánh,đối chiếu các chỉ tiêu:38

·        Nội dung phương pháp:. 38

·        Điều kiện áp dụng:. 39

Ưu điểm, nhược điểm:39

3. Phương pháp phân tích tối ưu:. 40

4. Phương pháp dự báo:. 41

5. Phương pháp phân tích độ nhạy:. 42

6. Phương pháp thống kê kinh nghiệm.. 43

7. Phương pháp chuyên gia:. 43

8. Phương pháp triệt tiêu rủi ro. 44

Câu 10: MQH giữa các Ndung trong quy trình TĐ.46

a.      Thẩm định khía cạnh thị trường.46

b.      Thẩm định khía cạnh kỹ thuật. 47

1.      Đánh giá công suất dự án.47

2.      Đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn.47

3.      Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào.47

4.      Lựa chọn địa điểm.. 48

5.      Phân tích, đánh giá giải pháp xây dựng.49

6.      Ảnh hưởng của dự án đến môi trường.49

c.      Thẩm định khía cạnh tài chính dự án. 49

1.      Thẩm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn:49

2.      Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án.50

3.      Ktra vc tính toán các khoản  chi phí sản xuất hang năm của dự án.50

4.      Ktra tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu hang năm của dự án.50

5.      Ktra tính chính xác của tỷ suất “ r” trong phân tích tài chính DA.50

6.      Thẩm định dòng tiền của DA.51

7.      Ktra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DA.51

·       Mối quan hệ :. 51

Câu 11: đặc điểm các dự án và yêu cầu đặt ra trong công tác thẩm đinh các loại dự án này ở ngân hàng   52

I. Đặc điểm của các dự án trong lĩnh vực bất động sản và  yêu cầu với công tác thẩm  định:52

II. Đặc điểm của dự án ngành dầu khí và yêu cầu với công tác thẩm định.53

III.Đặc điểm của dự án ngành bia và yêu cầu đối với công tác thẩm định.58

IV.Đặc điểm của dự án ngành thủy điện và yêu cầu đặt ra cho công tác thẩm định. 60

Câu 12: vai trò TĐ dòng tiền, tỉ suất trong TĐ DA.61

Câu 1.1: Pp so sánh đối chiểu được áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư như thế nào? Phù hợp với ndung nào? Vd minh họa?. 62

Câu 1.2: Ppháp phân tích độ nhạy được áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư như thế nào? Phù hợp với nội dung nào? Ví dụ minh họa?. 63

Câu 1.3: Phương pháp phân tích rủi ro được áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư như thế nào? Phù hợp với nội dung nào? Ví dụ minh họa.65


 

Câu 1: Khái niệm và sự cần thiết của thẩm định. Ví dụ thực tế chứng minh

·        Khái niệm: Thẩm định dự án đầu tư là việc tổ chức xem xét đánh giá 1 cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng và hiệu quả của dự án, để từ đó ra quyết định đầu tư, cho phép đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án.

·        Sự cần thiết :

Không chỉ các nhà đầu tư, các ngân hàng và các cơ quan hữu quan cần phải thẩm định dự án đầu tư, đi sâu vào xem xét, nghiên cứu, đánh giá hàng loạt các vấn đề trên nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm đưa ra 1 quyết định đúng đắn.

-         Khắc phục tính chủ quan của người soạn thảo

     Mỗi một chủ thể khác nhau có 1 mục đích khác nhau khi lập báo cáo nghiên cứu khả thi. Ví dụ đứng trên góc độ chủ đầu tư, họ sẽ cố gắng lập báo cáo mang tính thuyết phục để cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư và cơ quan ngân hàng cho vay vốn .

Do đó nếu đứng trên góc độ ngân hàng khi đọc những báo cáo này không được phép tin ngay vì nó k mang tính khách quan, mà phải thẩm định và đánh giá lại trên cơ sở khách quan, để từ đó đưa ra những quyết định đúng đắn.

-         Kiếm tra lại tính chính xác, phát hiện và bổ sung những thiếu sót trong từng nội dung soạn thảo.

Dù cho việc lập báo cáo nghiên cứu khả thi có kĩ càng, cán bộ lập báo cáo có giỏi đến đâu cũng khó có thể tránh khỏi những sai sót. Do đó việc thẩm định lại là cần thiết.

  Như vậy thẩm định dự án đầu tư là công việc cần thiết, nó là một bộ phận của công tác quản lý đầu tư, tạo ra cơ sở vững chắc cho việc thực hiện hoạt động đầu tư có hiệu quả.

Ví dụ thực tế chứng minh: nếu k có công tác thẩm định thì các dự án sẽ được thực hiên 1 cách tràn lan, gây lãng phí vốn. Hoăc chất lượng thẩm định không tốt làm giảm hqua sử dụng vốn. Thực tế hiện nay nhiều dự án k thực hiện tốt ở khâu thẩm định, nhất là những dự án thuộc vốn ngân sách nn,k thực sự hiệu quả nhưng vẫn qua khâu thẩm định để đc xét duyệt, lúc đi vào thi công đã gặp khó khăn, bị ngưng đọng, trì hoãn thậm chí là bỏ dở ví dụ: dự án lấy đất nông nghiệp để làm sân gôn, dự án tái định canh định cư...

Câu 2: mục đích, vai trò, yêu cầu của công tác thẩm định

·        Mục đích:

Những người đề xuất DA là khác nhau nên mục đích các chủ thể khác nhau. Tùy chủ thể TĐ :

-CĐT : TĐ để đưa ra quyết định ĐT, có nên bỏ vốn ra ĐT hay k. Do vậy, mục đích cụ thể :

+Đánh giá tính hiệu quả của DA gồm hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế xã hội. Do đặc điểm hđ đtư phát triển lâu dài nên khi thẩm định phải xđ hiệu quả tài chính phải đc xem xét và phải đạt được trong những tình huống rủi ro có khả năng xảy ra trong 1 giới hạn nhất định.

+DA phải có khả năng thực hiện : yếu tố về mặt pháp lý : nếu k đảm bảo đk pháp lý sẽ k đc thực hiện. khâu giải phóng mặt bằng hay dự án k nằm trong quy hoạch phát triển của địa phương sẽ k đc thực hiện.

-Đv ngân hàng :

+DA đạt đc hiệu quả và có khả năng thực hiện

+Đánh giá khả năng trả nợ của DA : gồm lợi nhuận, khấu hao, lãi vay nhìn vào dòng tiền của DA(chênh lệch giữa thu và chi) trong từng năm. Nhìn vào thu và chi trong từng năm, phần chênh lệch đó có đủ trả gốc và lãi cho ngân hàng không. Nếu nhìn vào k đủ khả năng trả nợ( những năm đầu) hỏi chủ DA có thể khai thác từ các nguồn khác hay không, nếu k sẽ đề nghị kéo dài thời gian trả nợ của khách để DA vẫn có đủ khả năng trả nợ ngân hàng theo khoản thu hồi hàng năm.

-Đối với các cơ quan có thẩm quyền của nhà nước

+TĐ để chấp thuận có cho phép đc sd vốn của NN hay k

+TĐ để ra quyết định đầu tư đv các DA sd nguồn vốn NS

+Thẩm tra để cấp giấy chứng nhận đầu tư.

èMục đích cụ thể trong công tác TĐ :

-Đánh giá sự phù hợp và vai tro của DA trong thực hiện chiến lược qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xh của đất nước đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.(đv những DA xin tài trợ vốn NS)

-Đánh giá tính hiệu quả và khả năng thực hiện của DA(hiệu quả cả về kinh tế và xã hội)

-Đánh giá khả năng hoàn trả vốn vay trong thực hiện DA có vay vốn

·        Vai trò của công tác thẩm định:

-         Xuất phát từ khái niệm: thẩm định là việc xem xét đánh giá một cách khách quan khoa học, toàn diện của các nội dung cơ bản có ảnh hưởng đến khản năng thực hiện và hiệu quả của dự án để từ đó ra quyết định đầu tư hoặc tài trợ vốn cho dự án.

-         Xuất phát từ sự cần thiết phải thẩm định dự án đầu tư:

+ thẩm định dự án nhằm giải quyết mâu thuẫn giữa lợi ích của ng đề xuất dự án và lợi ích xã hội > để bảo vệ lợi ích quốc gia

+ khắc phục những sai sót trong quá trình lập dự án

+ khắc phục được tính chủ quan của người soạn thảo…

-         Xuất phát từ mục đích

+ thẩm định tính chính xác của các kết luận rút ra từ quá trình thẩm định là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến việc thực hiện các gđ tiếp theo và quyết định đến sự thành bại của hoạt động đầu tư> đến khản năng hoàn trả vốn vay.

+ đối với chủ đầu tư thẩm định dự án có vai trò quan trọng giúp cho chủ đầu tư lựa chọn các dự án có khản năng thực hiện và đem lại hiệu quả cao nhất cho chủ đầu tư. Từ đó nâng cao đc hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cho các doanh nghiệp.

+ đối với các cơ quan quản lý nhà nc: qua thẩm định dự án các cơ quan có thẩm quyền của nhà nc quản lý dc hoạt động đầu tư của nền kt theo các mục tiêu ptr ktxh đã xđ trong từng giai đoạn.

+ đối với các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nc: thẩm định dự án đầu tư giúp cho các cơ quan này ra dc quyết định tài trợ vốn cho dự án.

·        Yêu cầu của thẩm định dự án đầu tư:

+) yêu cầu chung:

-         Lựa chọn đc các dự án có tính khả thi cao và có khản năng trả nợ

-         Ngăn chặn dc các dự án đầu tư không có hiệu quả và k có khản năng trả nợ. mặt khác không bỏ lỡ các cơ hội đầu tư có lợi

+) yêu cầu cụ thể đối của thẩm định dự án:

-         Đảm bảo tính hợp pháp : các nội dung của dự án phải tuân thủ theo đúng quy định của các văn bản quản lý nhà nc, các quy định về quản lý đầu tư và xây dựng.

-         Đảm bảo tính khách quan: các nội dung k bị lệ thuộc vào lợi ích của chủ đầu tư hay dự án chi phối.

-         Đảm bảo tính toàn diện: xem xét tất cả các khía cạnh có liên quan đến khản năng thực hiện và hiệu quả của dự án.

-         Đảm bảo tính chính xác: từ nguồn thông tin thu thập dc > sử dụng pp phân tích để đưa ra các kết luận chính xác

-         Đảm bảo tính kịp thời: đảm bảo đúng thời gian quy định

+) yêu cầu đối với cán bộ thẩm đinh:

-         Để phục vụ cho công tác thẩm định cán bộ thẩm định phải nắm vững dc chiến lược ptr ktxh của đất nc, của ngành địa phương và các quy chế luật pháp về quản lý kinh tế, quản lý đầu tư và xây dựng của nhà nc.

-         Phải hiểu biết về bối cảnh , điều kiện đặc điểm cụ thể của từng dự án

-         Phải nắm vững dc tình hình sxkd các số liệu tài chính của chủ đầu tư, quan hệ tài chính kinh tế, tín dụng của chủ đầu tư với các DN khác, với các tổ chức tín dụng

-         Phải biết khai thác các số liệu trong báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

-         Phải nắm dc các thông tin giá cả của thị trường để phân tích hoạt động của DN > từ đó có căn cứ vững chắc để ra quyết định đầu tư hay tài trợ vốn cho dự án.

-         Phải xđ dc những nội dung cần thẩm định đối với các dự án cụ thể, đặc biệt là tính đặc thù của từng lĩnh vực dự án.

-         Biết xđ và kiểm tra dc các chỉ tiêu kỹ thuật quạn trọng trong dự án.

-         Thường xuyên thu thập đúc kết xây dựng các chỉ tiêu định mức kte – kỹ thuật tổng hợp trong và ngoài nc để phục vụ cho việc thẩm định.

-         Đánh giá khách quan, khoa học và toàn diện nội dung của dự án có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn các  chuyên gia trong và ngoài ngành có liên quan ở trong và ngoài nc.

-         Thường xuyên hoàn thiện quy trình và phương pháp thẩm định để rút ngắn thời gian thẩm định và nâng cao chất lg thẩm định.

Câu 3:Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thẩm định. Nhân tố nào quan trọng nhất vì sao?

·        Nhân tố quan trọng nhất: nguồn thông tin. Vì nếu không có đủ thông tin thì quá trình thẩm định sẽ không thể thực hiện được. Thông tin k chính xác  làm sai lệch kết quả thẩm định dẫn tới rr cho DA

Thẩm định D.A đt là việc tổ chức xem xét 1 cách khách quan khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản của D.A có ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi của D.A để từ đó ra quyết định đt hoặc quyết định tài trợ vốn cho dự án

Chất lượng của công tác thẩm định dự án đầu tư được thể hiện thông qua tính chính xác của các kết luận rút ra từ quy trình thẩm định dự án đầu tư.

Nhóm các nhân tố chủ quan:

-trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ cán bộ thực hiện công tác thẩm định dự án: vì những phân tích đánh giá của cán bộ thẩm định là căn cứ để đưa ra kết luận chấp nhận hay bác bỏ dự án. Do đó để đưa ra kết luận chính xác đòi hỏi cán bộ thẩm định phải am hiểu sâu sắc về chuyên môn, nghiệp vụ thẩm định. Bên cạnh đó cần phải có kĩ năng tổng hợp, am hiểu pháp luật, công nhgeej về các kiến thức có liên quan đến phân tích các nội dung của dự án.

Cần có đạo đức nghề nghiệp: nếu bị lợi ích của cá nhân chi phố thì sẽ đưa ra kết luận trái ngược, không chính xác.

-nguồn thông tin và cách thức xử lí thông tin

Nguồn số liệu, thông tin đóng vai trò là các yếu tố đầu vào cho quá trình phân tích, đánh giá. Mặt khác nguồn số liệu thông tin phải đảm bảo tin cậy, có số liệu chính xác cao để đưa ra kết luận chính xác.

Cách thức xử lí thông tin với số lượng thông tin đã thu thập được đòi hỏi các cán bộ thực hiện thẩm định phải có trình độ, vận dụng thành thạo các mô hình phân tích để đưa ra những đánh giá cả định lượng và định tính để giúp cho việc lựa chọn.

-         Công tác tổ chức điều hành quá trình thẩm định cụ thể các công việc được phân chia hợp lí, khoa học nâng cao trách nhiệm, quyền hạn của các cá nhân, các bộ phận trong thẩm định.

-         Phương tiện hỗ trợ trong công tác thẩm định để thu thập và xử lí thông tin có hiệu quả cần có hệ thống trang thiết bị đầy đủ, đồng bộ và hiện đại như: hệ thống máy tính, các chương trình phần mềm chuyên dụng để phân tích được dự án, đặc thù ngành mà dự án hoạt động

-         Các phương pháp sử dụng trong thẩm định dự án đầu tư: phải sử dụng các phương pháp thẩm định phù hợp với từng nội dung thẩm định dự án

-         Thời gian và chi phí cho công tác thẩm định: phải được tính toán hợp lí và phù hợp với quy mô và tính chất đầu tư của dự án. Bên cạnh đó việc phân bổ thời gian và chi phí hợp lí sẽ giúp cho các công việc được thực hiện thuận lợi và nhanh chóng.

Nhóm các nhân tố khách quan:

-         Chất lượng của bản dự án: tính khả thi của bản dự án được soạn thảo: vì bản dự án là cơ sở để thẩm định . Nếu bản dự án được phân tích đầy đủ các nội dung có liên quan đến tính khả thi của dự án sẽ tạo thuận lợi cho quá trình thẩm định và đưa ra kết luận về dự án và ngược lại

-         Cơ chế quản lí và các chính sách quy định của nhà nước: Để nâng cao chất lượng thẩm định cần hệ thống văn bản pháp quy đồng bộ, chặt chẽ,thống nhất làm căn cứ cho quá trình thẩm định.

-         Đặc thù ngành của dự án đầu tư thực hiện.

Câu 4: các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác thẩm định.

TĐ DA ĐT là việc tổ chức xem xét, đánh giá 1 cách khách quan, khoa học và toàn diện các nội dung cơ bản có ảnh hưởng đến khả năng thực hiện và hiệu quả của DA để từ đó ra quyết định đầu tư hay tài trợ vốn cho DA.

Chất lượng nói chung dược định nghĩa là tập hợp các đặc tính của một thực thể, đối tượng tạo cho thực thể, đối tượng đó có khả năng thoả mãn nhu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn. Mặc dù chất lượng thẩm định dự án đầu tư là một cái gì đó khó có thể định lượng được và khái niệm này còn trừu tượng hơn cả chất lượng sản phẩm nhưng về cơ bản vẫn thể hiện được định nghĩa trên. Như trên đã đề cập, có nhiều đối tượng cùng thẩm định dự án đầu tư nói chung, thẩm định tài chính nói riêng, đứng trên góc độ khác nhau của người thẩm định với những mục tiêu nhất định thì chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư được hiểu như sau.

-         Với nhà đầu tư: Việc thẩm định tài chính có chất lượng có nghĩa là cung cấp cho chủ đầu tư những thông tin mang ý nghĩa cơ sở đáng tin cậy cho việc lựa chọn được dự án đầu tư (trong số các dự án hay hay là sự giới hạn nguồn lực) có hiệu quả tài chính cao nhất (mang lại lợi nhuận lớn nhất cho chủ đầu tư).

-         Với cơ quan quản lí nhà nước (cơ quan có thẩm quyền thẩm định để chấp nhận cho phép đầu tư), chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư là việc chấp nhận, phê duyệt những dự án có tính khả thi về mặt tài chính, mang lại lợi ích cho chủ đầu tư và góp phần thực hiện định hướng kinh tế xã hội cho đất nước trong từng thời kì (cũng như dự án được lựa chọn là dự án tốt nhất trong số các dự án xem xét đứng trên quan điểm xã hội).

-         Với nhà tài trợ (cụ thể ở đây là NHTM): Chất lượng thể hiện ở việc trên cơ sở phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện sâu sắc Ngân hàng quyết định tài trợ cho những dự án mà sau này khi đi vào thực hiện mang lại hiệu quả tài chính cũng như trả được nợ Ngân hàng như dự kiến, do đó Ngân hàng đạt được mục tiêu kinh doanh của mình, ở khía cạnh nào đó, chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư được thể hiện ở chất lượng tín dụng hay bảo đảm cho dự án.

Chất lượng công tác TĐ DA ĐT đc thể hiện qua tính chính xác của các kết luận rút ra từ quá trình TĐ DA ĐT.

Các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác TĐ:

-Tỷ lệ các DA thành công trên tổng số các DA thực hiện. Tỷ lệ này nằm trong khoảng 0 đến 1. Tỷ lệ này càng lớn cho thấy chất lượng công tác tđ càng cao.

-Đứng dưới góc độ nhà tài trợ vốn cần xem xét tới chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn:

Tỷ lệ nợ quá hạn= nợ quá hạn/ tổng dư nợ. tỷ lệ này càng cao chứng tỏ nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng lớn, dự án hđ kém hiệu quả-> chất lượng công tác thẩm định không tốt

-Thời gian và chi phí cho công tác TĐ. Chất lượng công tác tđ đc xem là tốt với thời gian và chi phí hợp lý, phù hợp với tính chất, mức độ và tầm quan trọng của DA ĐT. Theo văn bản qly hiện hành, thời gian tối đa cho DA quan trọng qgia là 90 ngày, nhóm A 40, B 30, C 20 ngày, các DA tại ngân hàng do các ngân hàng quy định riêng. Nếu chi phí và thời gian quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới tính hiệu quả và có khi là khả năng thực hiện của DA, điều này phản ảnh chất lượng công tác thẩm định chưa cao.

Câu 5: các căn cứ để thẩm định dự án

Ra quyết định đầu tư

Ngân hàng tài trợ vốn

I.                   Đối với cơ quan có thẩm quyền căn cứ thẩm định bao gồm:

1.     Hồ sơ trình thẩm định. Bao gồm:

+ tờ trình thẩm định dự án( theo mẫu)

+ hồ sơ dự án theo văn bản quản lí hiện hành gồm 2 phần: phần thuyết minh và phần thiết kế cơ sở

+ các văn bản pháp lý có liên quan như: xác định giá trị pháp lý của chủ đầu tư gồm: tư cách pháp nhân, năng lực tài chính, năng lực kinh doanh; xác định sự phù hợp của dự án với quy hoạch phát triển của ngành, của địa phương; các văn bản của cơ quan chủ quản như: các văn bản cho phép đầu tư hoặc quyết định giao vốn và các hồ sơ khác.

2.     Căn cứ pháp lý. Bao gồm:

+ Các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch, chủ trương, chính sách phát triển kinh tế- xã hội của nhà nước, của ngành, của địa phương

+ Hệ thống pháp luật và hệ thống các văn bản pháp luật chung gồm: luật doanh nghiệp, luật xây dựng, luật lao động, luật môi trường, luật đất đai, luật sở hữu trí tuệ, luật thuế( thuế TNDN và thuế VAT), luật khoáng sản, luật tài nguyên,…

 + Các văn bản pháp luật và qui định có liên quan trực tiếp tới hoạt động đầu tư như luật đầu tư, luật đấu thầu và thông tư liên quan trực tiếp của luật này.

3.     Các tiêu chuẩn, quy phạm, và các định mức trong từng lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật cụ thể

+ các quy phạm như: quy phạm về sử dụng đất đai trong các khu đô thị, khu công nghiệp; quy phạm về tĩnh không trong công trình cầu cống, hàng không.

+ Các tiêu chuẩn như: tiêu chuẩn cấp công trình, các tiêu chuẩn thiết kế cụ thể đối với từng loại công trình, tiêu chuẩn về môi trường, tiêu chuẩn công nghệ, kỹ thuật riêng của từng ngành

4.     Các quy ước, thông lệ quốc tế

+ Các điều ước quốc tế chung đã ký kết giữa các tổ chức quốc tế hay nhà nước với nhà nước( về hàng hải, hàng không, đường song,…)

+ Quy định của các tổ chức tài trợ vốn( WB, IMF, ADB,…)

+ Các quỹ tín dụng xuất khẩu của các nước

+ Các quy định về thương mại, tín dụng, bảo lãnh, bảo hiểm,…

Ngoài ra kinh nghiệm thực tế trong quá trình thẩm định dự án cũng là căn cứ quan trọng để thẩm định dự án đầu tư.

II.                Đối với ngân hàng

Căn cứ để thẩm định của ngân hàng cũng bao gồm 4 loại như của cơ quan có thẩm quyền là: hồ sơ trình thẩm định, căn cứ pháp lý; các tiêu chuẩn, quy phạm và các định mức trong từng lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật cụ thể; các quy ước và thông lệ quốc tế. nhưng hồ sơ trình thẩm định của ngân hàng khác hơn so với cơ quan có thẩm quyền. hồ sơ trình thẩm định cho cơ quan ngân hàng bao gồm:

+ hồ sơ pháp lý

+ Hồ sơ tài chính

+ Hồ sơ dự án hay phương án kinh doanh

+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay

Đối với ngân hàng công thương hồ sơ trình thẩm định bao gồm:

+ Hồ sơ pháp lý:

-         Quyết định thành lập doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư, giấy phép hành nghề( nếu có)

-         Điều lệ doanh nghiệp

-         Quyết định bổ nhiệm chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc, giám đốc

-         Quy chế tài chính

-         Quyết định giao vốn, biên bản góp vốn, danh sách thành viên  sáng lập

-         Hợp đồng liên doanh( nếu có)

-         Các hồ sơ khác

+ Hồ sơ tài chính:

-         Kế hoạch sản xuất kinh doanh được cấp có thẩm quyền phê duyệt

-         Báo cáo kinh doanh 2 năm liền kề

-         Báo cáo kiểm toán

-         Bản kê số dư tiền vay, bảo lãnh, mở L/C tại các tổ chức tín dụng và tổ chức tài chính

+ Hồ sơ dự án :

-         Giấy đề nghị vay vốn

-         Dự án, phương án sản xuất kinh doanh

-         Các loại hợp đồng về mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và giấy tờ có liên quan

+ Hồ sơ bảo đảm tiền vay theo quy định

Câu 6: thẩm quyền thẩm định các dự án đầu tư của nhà nước theo văn bản pháp quy (Tên văn bản, ngày ban hành, quy định)

Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009

Điều 10. Thẩm quyền thẩm định Dự án đầu tư xây dựng công trình

1. Người quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án trước khi phê duyệt. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc cấp quyết định đầu tư. Đơn vị đầu mối thẩm định dự án có trách nhiệm lấy ý kiến về thiết kế cơ sở của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định tại khoản 6 Điều này và lấy ý kiến các cơ quan liên quan để thẩm định dự án. Người quyết định đầu tư có thể thuê tư vấn để thẩm tra một phần hoặc toàn bộ nội dung quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 11 Nghị định này.

Đối với các dự án đã được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư thì người được phân cấp hoặc uỷ quyền quyết định đầu tư có trách nhiệm tổ chức thẩm định dự án.

2. Thủ tướng Chính phủ thành lập Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư để tổ chức thẩm định dự án do Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư và dự án khác nếu thấy cần thiết. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư là Chủ tịch Hội đồng Thẩm định nhà nước về các dự án đầu tư.

3. Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước:

a) Cơ quan cấp Bộ tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối tổ chức thẩm định dự án là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư;

b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư là đầu mối tổ chức thẩm định dự án.

Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đầu mối thẩm định dự án là đơn vị có chức năng quản lý kế hoạch ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư.

4. Đối với dự án khác thì người quyết định đầu tư tự tổ chức thẩm định dự án.

5. Đối với dự án đầu tư xây dựng công trình đặc thù thì việc thẩm định dự án thực hiện theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về quản lý đầu tư xây dựng công trình đặc thù.

6. Việc thẩm định thiết kế cơ sở được thực hiện cùng lúc với việc thẩm định dự án đầu tư, không phải tổ chức thẩm định riêng.

Các cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở:

a) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A;

b) Sở quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với dự án nhóm B, nhóm C.

Bộ Xây dựng ban hành Thông tư quy định cụ thể về thẩm quyền và trách nhiệm tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở của các cơ quan nêu trên.

7. Thời gian thẩm định dự án, được tính từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cụ thể:

a) Đối với dự án quan trọng quốc gia: thời gian thẩm định dự án không quá 90 ngày làm việc;

b) Đối với dự án nhóm A: thời gian thẩm định dự án không quá 40 ngày làm việc;

c) Đối với dự án nhóm B: thời gian thẩm định dự án không quá 30 ngày làm việc;

d) Đối với dự án nhóm C: thời gian thẩm định dự án không quá 20 ngày làm việc.

Câu 7: Quy trình thẩm định các dự án đầu tư của nhà nước và quy trình thẩm định tại ngân hàng cụ thể.

1.     Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước

-         Thủ tướng chính phủ quyết định đầu tư đối với các dự án quan trọng quốc gia theo nghị quyết quốc hội. thủ tướng chính phủ thành lập hội đồng thẩm định nhà nước làm đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định. Chủ tịch hội đồng thẩm định là bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư

-         bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan ngang bộ quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm A, B, C. Hoặc ủy quyền cơ quan cấp dưới trực tiếp quyết định đầu tư với các dự án nhóm B, C. Cơ quan cấp bộ và cơ quan được ủy quyền phân cấp tổ chức thực hiện thẩm định các dự án do mình quyết định đầu tư. Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định là đơn vị chuyên môn trực thuộc người quyết định đầu tư.

-         chủ tịch UBND các cấp quyết định đầu tư với dự án nhóm A, B, C trong phạm vi và khả năng cân đối ngân sách của địa phương thông qua hội đồng nhân dân cùng cấp. UBND các cấp tổ chức thẩm định dự án do mình quyết định đầu tư. Đơn vị đầu mối tổ chức thực hiện của UBND cấp tỉnh là sở kế hoạch và đầu tư. Đơn vị đầu mối tổ chức thẩm định của UBND cấp huyện, xã là đơn vị có chức năng quản lý ngân sách trực thuộc người quyết định đầu tư


 

1-    Nội dung thẩm định dự án đầu tư:

1.1. Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước phải được thẩm định về :


a) Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn;

b) Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có); 

c) Các ưu đãi hỗ trợ của nhà nước mà dự án dầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung;

d) Phương án công nghệ và quy mô sản xuất, công suất sử dụng;

đ) Phương án kiến trúc, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;

e) Sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định cư (nếu có);

g) Phòng, chống cháy nổ, an toàn lao động và các vấn đề xã hội của dự án;

h) Các vấn đề rủi ro của dự án có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư;

i) Đánh giá tổng thể về tính khả thi của dự án.

1.2. Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh còn phải thẩm định các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư và phương án hoàn trả vốn đầu tư của dự án.

2- Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư:

a) Đối với các dự án nhóm A :

Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành, các Bộ, địa phương có liên quan. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể đối với từng dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể mời các tổ chức và chuyên gia tư vấn thuộc các Bộ khác có liên quan để tham gia thẩm định dự án.

Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ trước khi trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

b) Đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dung do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước :

Người có thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực tổ chức thẩm định, có thể mời cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành khác có liên quan để thẩm định dự án:

- Ủy ban Nhân dân Thành phố quyết định đầu tư nhóm B

- Ủy ban Nhân dân các quận huyện quyết định các dự án đầu tư có mức vốn từ 5 tỷ đồng trở xuống, sử dụng nguồn vốn Ngân sách thành phố phân cấp cho Quận huyện quản lý.

- Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư phê duyệt các dự án đầu tư nhóm C sử dụng vốn ngân sách nhà nước

- Giám đốc Sở Địa Chính – Nhà đất phê duyệt các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn cho thuê nhà sở hữu nhà nước

- Giám đốc Sở Giao thông công chánh phê duyệt các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn bảo đảm giao thông.

3- Biện pháp thẩm định:

- Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào từng loại dự án, cơ quan quyết định đầu tư thẩm định, đồng thời gởi công văn đến các sở ngành khi có nhu cầu cần xác định về nội dung có liên quan đến công tác thẩm định.

- Các Sở Ban ngành có trách nhiệm xem xét và phát biểu ý kiến bằng văn bản gởi cho cơ quan thẩm định theo thời gian quy định.

- Trong trường hợp nội dung dự án không phức tạp hoặc cơ quan thẩm định có đủ thông tin và điều kiện để đánh giá nội dung dự án, cơ quan thẩm định có thể không phải lấy ý kiến các ngành trong quá trình thẩm định nhưng phải nêu rõ việc này trong báo cáo thẩm định.

- Trong quá trình thẩm định, nếu xét thấy cần thiết, cơ quan thẩm định được tổ chức họp tư vấn để thẩm định dự án.

4. Thời gian thẩm định:

- Các dự án đầu tư thuộc nhóm A : thời hạn thẩm định không quá 60 ngày làm việc.

- Các dự án đầu tư thuộc nhóm B : thời hạn thẩm định không quá 25 ngày, trong đó thời gian thẩm định tại Sở Kế hoạch Đầu tư không quá 15 ngày làm việc.

- Các dự án đầu tư thuộc nhóm C : thời hạn thẩm định không quá 15 ngày làm việc (gồm 7 ngày hỏi ý kiến các Sở ngành nếu có).

5. Nội dung Quyết định đầu tư

Nội dung quyết định đầu tư bao gồm :

a) Mục tiêu đầu tư;

b) Xác định chủ đầu tư;

c) Hình thức quản lý dự án;

d) Địa điểm, diện tích đất sử dụng, phương án bảo vệ môi trường và kế hoạch tái định cư và phục hồi (nếu có);

e) Công nghệ, công suất thiết kế, phương án kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp công trình;

f) Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có);

g) Tổng mức đầu tư;

h) Nguồn vốn đầu tư, khả năng tài chính và kế hoạch vốn của dự án; 

i) Các ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung;

j) Phương thức thực hiện dự án. Nguyên tắc phân chia gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu, dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư; 

k) Thời gian xây dựng và các mốc tiến độ triển khai chính của dự án.

l) Thời hạn khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất);

m) Mối quan hệ và trách nhiệm các Bộ, ngành, địa phương có liên quan (nếu có). Hiệu lực thi hành.

Quy trình thẩm định tại ngân hàng BIDV:
tiếp nhận và xử lí hồ sơ tại phòng thẩm định:

Với mỗi dự án khi được lập xin xét duyệt vốn, chủ dự án phải gửi toàn bộ tài liệu có liên quan đến dự án lên ngân hàng.

Tài liệu, hồ sơ của dự án có thể chuyển đến các chi nhánh của ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam hoặc sở giao dịch của ngân hàng,phụ thuộc chủ yếu vào chủ đầu tư muốn vay tại đâu.

Khi hồ sơ của dự án được gửi tới, phía ngân hàng kiểm tra toàn bộ tính chính xác, đúng đắn đầy đủ của hồ sơ. Nếu thiếu ngân hàng yêu cầu phía khách hàng bổ sung kịp thời.

Tại các chi nhành và sở giao dịch sau khi đã xét duyệt thẩm định dự án phải gửi toàn bộ hồ sơ có liên quan đến dự án và kết quả thẩm định của mình lên ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam. Tại phòng thẩm định của BIDV các cán bộ thẩm định đánh giá có nên cho vay hay không với các dự án xin xét duyệt được gửi trực tiếp đến BIDV .

-báo cáo thẩm định: sau khi xét duyệt 1 dự án, cán bộ phòng thẩm định phải gửi 1 báo cáo thẩm định trình lên ban lãnh đạo xem xét.

Mẫu báo cáo gồm: phần 1: giới thiệu chung về chủ dự án xin vay vốn: các đặc điểm hoạt động kinh doanh của khách hàng, bộ máy tổ chức của dự án, danh tiếng, kinh nghiệm, thành tựu đạt được.=> giúp đánh giá được tình hình phát triển trong thời gian tới.

Phần 2: đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính của khách hàng: thông qua vòng quay vốn lưu đông, quay vòng tồn kho, hiệu suất sử dụng tổng tài sản, hệ số tự tài trợ( khả năng độc lập vốn của đơn vị), hệ số khả năng thanh toán.

Các chỉ tiêu dùng để đánh giá tùy dự án đầu tư. Sau khi đánh giá tài chính của khách hàng, cán bộ thẩm định đưa ra kết luận và ý kiến trình lên ban lãnh đạo ngân hàng, chỉ tiêu còn thiếu liên quan đén dự án.

Phần 3: dự án đầu tư: cán bộ thẩm định giải thích tình hình thực hiện dự án , văn bản hồ sơ thiếu, tính khả thi của dự án, khả năng trả nợ của dự án.

Phần 4: lấy ý kiến phòng thẩm định: đánh giá chung về dự án và để nghị ban lãnh đạo xét duyệt cho vay hay không. Bên cạnh đó đưa ra các điều kiện cho vay trước khi phát tiền vay,chủ đầu tư hoàn thiện nốt các hồ sơ và thủ tục liên quan.

Câu 8: nội dung thẩm định dư án đầu tư, để TĐ nội dung này cần dùng phương pháp nào.

1. TĐ khía cạnh pháp lý

*PP sd: sd pp tđ theo trình tự, để xem xét tổng quan các nội dung trình bày trong khía cạnh pháp lý, xem đầy đủ các nd k, sau đó đến xem xét chi tiết từng nội dung bằng sd pp so sánh đối chiếu vs từng nội dung quy định trong các văn bản hiện hành.

*Nội dung gồm 3 phần chính:

- Xem xét tư cách pháp nhân của CĐT: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các văn bản giấy tờ sau : quyết định thành lập của DN, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, điều lệ doanh nghiệp, tính pháp lý của các quyết định bổ nhiệm GĐ, TGĐ, KT trưởng…, người đại diện chính thức, địa chỉ liên hệ, giao dịch-> năng lực pháp lý của CĐT.

-Thẩm định về năng lực kinh doanh, năng lực tài chính:

+Kiểm tra sự phù hợp về ngành nghề ghi trong đăng ký kinh doanh vs ngành nghề kinh doanh hiện tại và phù hợp vs DA dự kiến đtư.

+Đánh giá năng lực bộ máy lãnh đạo, đội ngũ cán bộ chủ chốt như : đánh giá về kinh nghiệm, trình độ chuyên môn, tính năng động trong kinh doanh.

+Vị thế của DN trên thị trường, thông qua thu thập thông tin về thị trường tiêu thụ chủ yếu, xem xét khách hàng quan trọng, thị phần của DN nếu có

+Đặc điểm hđ sx kd của đơn vị, DN đó, xem khó khăn, thuận lợi trong sx kd

+Phân tích tình hình vốn, tài sản, công nợ và quan hệ vs các tổ chức tín dụng. Vd : từ trước, DN vay vốn ở tổ chức nào, nợ ngắn hạn, trung hạn, trong quá trình vay DN có thực hiện các cam kết vs đơn vị cho vay k…

+DN là 1 pháp nhân mới cần đánh giá năng lực tài chính của các thành viên sáng lập, khả năng góp vốn theo tỷ lệ.

+Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hđ sx kd và tài chính gồm : nhóm các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán, hiệu quả hđ, mức độ tăng trưởng và khả năng sinh lợi, cơ cấu vốn và tài sản.

-Thẩm định khía cạnh pháp lý của DA :

+Sự phù hợp của Da vs quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ của đất nước, vùng, đia phương.Đv DA sd vốn NSNN phải xem xét sự phù hợp của việc đầu tư kd

+Sự phù hợp các nội dung của DA vs các quy định hiện hành trong các văn bản pháp luật, trong các quy định và các chính sách áp dụng đv DA

Các nội dung : pp tính khấu hao, có trong diện chính sách miễn thuế đầu tư k, vấn đề về đất đai, môi trường…

2. Thẩm định khía cạnh thị trường

*PP TĐ : Trước tiên sd pp tđ theo trình tự đánh giá tổng quan các nội dung trong phân tích khía cạnh thị trường xem có đầy đủ k, qui mô lớn hay nhỏ. Sau đó đi chi tiết vào từng nội dung bằng sd pp so sánh đối chiếu sản phẩm của da vs các tiêu chuẩn quy định trong nc và quốc tế, vs tiêu chuẩn đánh giá của khách hàng mục tiêu, ss đối chiếu việc xđ tt mục tiêu với năng lực tài chính, khả năng thực hiện của CĐT. Sd pp dự báo để dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm của Da, pp phân tích tối ưu, thống kê kinh nghiệm, pp chuyên gia để xác định 1 cách chính xác nhất về tt mục tiêu, sp, khả năng cạnh tranh của DA.

*Nội dung :

Xem xét tính đầy đủ, tính chính xác trong từng nội dung phân tích cung cầu thị trường về sản phẩm của DA

-Kết luận khái quát về mức độ thỏa mãn cung cầu thị trường tổng thể về sản phẩm của DA : kl đưa ra cung đã thỏa mãn cầu chưa, liệu sản phẩm của DA có thâm nhập được vào thị trường không. Ktra mức tiêu thụ sản phẩm : thông qua những nguồn nào cung cấp để đánh giá mức thỏa mãn của thị trường=pp phỏng vấn trực tiếp người tiêu dùng, điều tra chọn mẫu.

-Kiểm tra tính hợp lý trong xác định thị trường mục tiêu của DA. Tt mục tiêu là những đoạn thị trường thể hiện sự tương hợp của DA giữa nguồn lực của DA vs quy mô, mức độ của thị trường. TT tổng thể bao gồm nhiều tập khách hàng vs sở thích, khả năng tài chính khác nhau, gồm nhiều đối thủ cạnh tranh-> xđ thị trường mục tiêu để phát huy lợi thế của CĐT. Tiêu chuẩn xđ tt mục tiêu : quy mô và mức tăng trưởng của đoạn thị trường, mức hấp dẫn về cơ cấu thị trường, nguồn lực DA. Từ năng lực tài chính, năng lực kinh doanh của CĐT xem có phù hợp vs tt mục tiêu k, CĐt có lựa chọn đúng tt mục tiêu k.

-Thẩm định về sản phẩm của DA : thẩm định xem thiết kế sản phẩm DA có phù hợp vs khách hàng mục tiêu k về các nd : tên, hình dáng, mẫu mã, sự khác biệt về sản phẩm của DA so vs các sp cùng loại trên thị trường, tính năng, công dụng của sp, quy cách và các tiêu chuẩn về chất lượng, hình thức bao bì đóng gói. SS, đối chiếu sp của DA vs các sp cùng loại, cùng thị trường khách hàng mục tiêu.

+Đánh giá cơ sở dữ liệu, các pp phân tích dự báo cung cầu thị trường về sp của DA

+Trước tiên phân tích đánh giá cầu sp ở hiện tại và  những năm quá khứ, sau đó dự báo cầu sp tương lai = 5 pp : ngoại suy thống kê, hồi quy tương quan, hệ số co giãn, pp định mức, lấy ý kiến chuyên gia. Tương tự như vậy, dự báo cung sản phẩm. chênh lệch giữa cung và cầu thị trường trong tương lai sẽ chi phối trực tiếp đến hình thành DA và quy mô DA.

-Đánh giá phương án tiếp thị, quảng cáo sản phẩm

Để đưa ra giải pháp tiếp thị phù hợp cần đưa ra các nd : nhu cầu, sở thích của khách hàng mục tiêu là gì, đv khách hàng có thu nhập cao cần tập trung vào chất lượng sản phẩm. Vs khách hàng đó nên chọn hình thức giới thiệu sản phẩm nào.

Các nd cần tiến hành thẩm định : nghiên cứu đối tượng tiêu thụ sp, lựa chọn pp giới thiệu sp, lựa chọn phương án tổ chức hệ thống phân phối sp, lựa chọn các phương thức thanh toán linh hoạt đẩy mạnh sức mua.

-Đánh giá khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường về sản phẩm của DA :

Gồm các nd : nghiên cứu các nhà cạnh tranh, xác định chiến lược cạnh tranh, xđ khả năng chiếm lĩnh thị trường. Khi đánh giá khả năng cạnh tranh cần chú ý : sp do DA sx có ưu thế nào về giá cả, chất lượng, quy cách, điều kiện lưu thông và tiêu thụ. Kinh nghiệm và uy tín của DN trong quan hệ thị trường về sản phẩm.

ĐV sp xuất khẩu cần phân tích thêm :

+SP có khả năng đạt các yêu cầu về tiêu chuẩn xuất khẩu hay k

+Phải đánh giá đúng tương quan giữa hàng xk và hàng ngoại về chất lượng, hình thức bao bì, mẫu mã.

+Thị trường dự kiến xk có bị hạn chế bởi hạn ngạch k

+Đánh giá tiềm năng xk sp của DA

3. Thẩm định khía cạnh kỹ thuật

*PP sử dụng : trước tiên sd pp tđ theo trình tự để đánh giá tổng quan về tất cả các nội dung trong phân tích khía cạnh kỹ thuật xem có đầy đủ k, xđ các phòng ban cần liên hệ khi cần thiết. Sau đó sử dụng pp so sánh đối chiếu với các tiêu chuẩn về thiết kế, xd, cấp công trình do nn quy định, tiêu chuẩn về công nghệ thiết bị, định mức sd nvl… sd pp phân tích tối ưu để lựa chọn địa điểm xd, công nghệ thiết bị cũng như giải pháp kỹ thuật cho công trình. Sd pp dự báo để dự báo về trình độ tiên tiến của nvl, pp thống kê kinh nghiệm, lấy ý kiến chuyên gia để xem nên lựa chọn CN nào, xuất xứ nước nào…

*Nội dung đánh giá :

Thẩm định khía cạnh kỹ thuật của dự án đc xem là quá trình phân tích, đánh giá một cách khách quan và khoa học tính khả thi về mặt kỹ thuật của một dự án. nó trả lời cho câu hỏi: dự án có khả thi về mặt kỹ thuật hay không. Căn cứ vào các đề xuất kỹ thuật để lựa chọn phương án kỹ thuật tối ưu.nội dung thẩm định khía cạnh kỹ thuật gồm:

-Đánh giá công suất của dự án

+Xem xét các yếu tố cơ bản để lựa chọn công suất thực tế và mức sx dự kiến hàng năm của dự án

+Đánh giá mức độ chính xác của công suất lựa chọn

-Đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn: căn cứ vào yeu cầu của dự án chúng ta sẽ xđ dc các yêu cầu về công nghệ

+Việc thẩm định phải làm rõ dc ưu điểm và những hạn chế của công nghệ lựa chọn dựa trên nguồn gốc, mức độ hiện đại, sự phù hợp của công nghệ, với sản phẩm của dự án cũng như những đặc điểm cảu vn.

+Cần xem xét phương án chuyển giao kỹ thuật công nghệ, chuyên gia hướng dẫn vận hành, huấn luyện nhân viên và chế độ bảo hành bảo trì thiết bị đặc biệt với những công nghệ mới đưa vào việt nam

+Ktra tính đồng bộ với công suất của các thiết bị các công đoạn sx với nhau, mức độ tiêu hao nguyên vạt liệu, năng lượng, tuổi thọ, yêu cầu sửa chữa bảo dưỡng, khản năng cung ứng phụ tùng.

+Giá cả và phương thức thanh toán có hợp lý hay không.

+Thời gian giao hàng và lắp đặt có phù hợp với tiến độ thực hiện dự án hay k.

+Uy tín của nhà cung cấp

+Đối với các thiết bị nhập khẩu cẩn phải kiểm tra thêm các mặt như: các điều khoản của hợp đồng nhập khẩu có đúng với luật và thông lệ ngoại thương hay k? tính pháp lý về trách nhiệm của các bên thế nào?

°Từ yêu cầu công nghệ, thiết bị xác định các tiêu thức đánh giá công nghệ và tiến hành đánh giá công nghệ đã dc lựa chọn trong dự án có thể theo pp cho điểm để xđ tính khả thi của phương án công nghệ đã lựa chọn. nếu có nhiều phương án công nghệ thì tiến hành so sánh để lựa chọn ra phương án tối ưu.

-Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào của dự án

+ xem xét nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho dự án:

Căn cứ vào công nghệ lựa chọn xđ yêu cầu đối với đầu vào nguyên vật liệu. từ yêu cầu nguyên vật liệu xđ các tiêu thức đánh giá nguyên vật liệu và tiến hành đánh giá phương án nguyên vật liệu để xđ tính khả thi của phương án nguyên vật liệu đã lựa chọn. nếu có nhiều phương án nguyên vật liệu thì tiến hành so sánh để lựa chọn pa tối ưu. Nội dung thẩm định nguyên vật liệu:

°Nguồn cung cấp nguyên vật liệu (xa hay gần nơi xây dựng dự án, điều kiện giao thông…)

°Phương thức vận chuyển, khản năng tiếp nhận

°Khối lượng khai thác  có thỏa mãn công suất dự án hay không. Cần chú ý đến tính thời vụ của nguyên vật liệu cung cấp, chính sách nhập khẩu nguyên vật liệu.

°Giá cả, quy luật biến động của giá cả nguyên vật liệu.

+Yêu cầu và khản năng đáp ứng về chất lượng nguyên vật liệu

+Yêu cầu về dự trữ nguyên vật liệu

° xem xét nguồn cung cấp điện nước, nhiên liệu:

+Xem xét nhu cầu sử dụng điện nước, nhiên liệu của dự án.

+Các giải pháp về nguồn cung cấp điện nước, nhiên liệu để đảm bảo cho sự hoạt động của dự án với công suất đã xđ.

-Xem xét việc lựa chọn địa điểm và mặt bằng xây dựng

Để thẩm định địa điểm xây dựng dự án trước hết chúng ta phải căn cứ vào nội dung của dự án để xác định những yêu cầu đối với dự án:

+Đánh giá sự phù hợp về quy hoạch của địa điểm : dự án có phù hợp với quy hoạch xây dựng và kiến trúc của địa phương và các quy định của cơ quan quản lý nhà nc có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy, quản lý di tích lịch sử….

+Tính kinh tế của địa điểm : có gần nguồn cung cấp nguyên vật liệu chủ yếu, nơi tiêu thụ sản phẩm k, có tận dụng dc các cơ sở kỹ thuật hạ tầng sẵn có trong vùng hay k. chất thải phế thải nếu độc hại đều phải qua khâu xử lý và gần tuyến thải nào cho phép.

+Mặt bằng dự án được lựa chọn cần phải đủ rộng để dự án có thể phát triển trong tương lai phù hợp với tiềm năng phát triển của doanh nghiệp

+Cần xem xét các số liệu địa chất công trình để từ đó ước tính dc các chi phí xây dựng và gia cố nền móng.

+Nếu việc đầu tư đòi hỏi phải xây dựng ở địa điểm mới cũng cần phải xem xét kỹ năng thực thi việc giải phóng mặt bằng, đền bù có thể ước lượng tương đối đúng chi phí và thời gian.

-Phân tích đánh giá các giải pháp xây dựng:

+Giải pháp mặt bằng

+Giải pháp kiến trúc

+Giải pháp kết cấu

-Phân tích đánh giá các giải pháp xây dựng

Giải pháp về công nghệ và tổ chức xây đựng: căn cứ vào yêu cầu công nghệ, các định mức , tiêu chuẩn xây dựng các hạng mục công trình chính, phụ trợ, hạ tầng kỹ thuật dc xđ để đánh giá các giải pháp xay dựng.

-Thẩm định ảnh hưởng của dự án đến môi trường

+Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường như chất thải, tiếng ồn…

+Đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường…

°Dựa trên các tiêu chí trên đánh giá phương án địa điểm đã lựa chọn, nếu đạt yêu cầu thì phương án địa điểm dc coi là chấp nhận. còn trong trường hợp có nhiều phương án địa điểm thì chúng ta xđ điểm tổng hợp và lựa chọn địa điểm tối ưu

4. Thẩm định khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự

*PP thẩm định: đánh giá tổng quan các nội dung trong phân tích khía cạnh tổ chức quản lý và nhân sự xem có đầy đủ không bằng pp tđ theo trình tự. Sau đó sd pp so sánh đối chiếu việc tổ chức về số lượng và chất lượng nhân sự với các quy định hiện hành, quy định của CĐT, sd pp phân tích tối ưu lựa chọn giải pháp tổ chức nhân sự tốt nhất, pp thống kê kinh nghiệm và pp chuyên gia để chọn cách thức tuyển dụng, đào tạo và sắp xếp nhân sự 1 cách hiệu quả nhất.

*Nội dung thẩm định

bao gồm các nội dung:

-         Xem xét hình thức tổ chức quản lý dự án: tùy thuộc vào từng điều kiện, đặc điểm cụ thể của từng dự án mà có thể lựa chọn mô hình tổ chức quản lý khác nhau.

-         Xem xét cơ cấu, trình độ tổ chức vận hành của dự án

-         Đánh giá nguồn nhân lực của dự án thông qua:

+ số lao động

+trình độ kỹ thuật tay nghề

+ Kế hoạch đào tạo

+ Khản năng cung ứng

+ Xem xét chí phí lao động: gồm chi phí đào tạo, tuyển dụng và chi phí hàng năm.

5.Thẩm định khía cạnh tài chính

*PP thẩm định: trước tiên sử dụng phương pháp tđ theo trình tự để đánh giá tổng quan tất cả các nd trong phân tích tài chính. Sau đó sd pp so sánh đối chiếu từng nội dung cụ thể với các văn bản quản lý hiện hành: chỉ tiêu cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư, định mức tài chính của DN. Sd pp phân tích tối ưu lựa chọn các phương án để DA đạt hiệu quả cao nhất. sd pp dự báo để dự báo sự biến động về giá cả nguyên vật liệu và sản phẩm đầu ra. Sd pp phân tích độ nhạy để kiểm tra tính vững chắc của các chỉ tiêu tài chính khi các chỉ tiêu liên quant hay đổi. pp thống kê kinh nghiệm  để kiểm tra mức chi phí đầu tư, cơ cấu chi phí đầu tư, chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu…sd pp triệt tiêu rr để đánh giá về biện pháp ngăn ngừa vượt tổng mức đầu tư, rr về tài chính…

*Nội dung thẩm định

-Thẩm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn:

+Xác định tổng VĐT=vốn cố định+vốn lưu động+vốn dự phòng

Vốn cố định gồm cp xd, cp thiết bị, cp bồi thường gpmb, cp qly DA, cp đầu tư xây dựng và các khoản cp khác.

Vốn lưu động ban đầu gồm TSLĐ sx(vốn sx) và TSLĐ lưu thông

Vốn dự phòng: cp dự phòng cho các khoản cp phát sinh k dự kiến trc được

+PP xđ tổng mức VĐT:

Pp1: xđ theo thiết kế cơ sở của DA

PP2: tính theo diện tích hoặc công suất sử dụng công trình và giá xây dựng tổng hợp, suất VĐT xây dựng công trình

PP3: xđ theo số liệu của các công trình có chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật tương tự đã thực hiện

PP4: kết hợp các pp trên để xđ tổng mức đầu tư

+Khi tiến hành thẩm định:

VĐT xây dựng: kiểm tra nhu cầu xây dựng các hạng mục công trình, mức độ hợp lý của đơn giá xây dựng(bằng kinh nghiệm từ các DA đã triển khai)

VĐT thiết bị: kiểm tra giá mua, cp vận chuyển, bảo quản, lắp đặt, cp chuyển giao công nghệ nếu có.

CP quản lý và các khoản cp khác: đv các khoản mục cp này cần chú ý kiểm tra tính đầy đủ của các khoản mục.

Xem xét chi phí trả lãi vay Nh trong thời gian thi công.

Ktra nhu cầu xdung các hạng mục công trình, mức độ hợp lý của các đơn giá xdung( bằng kinh nghiệm từ DA đã triển khai tương tự).

Ktra giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, lắp đặt, chi phí chuyển giao công nghệ.

Chi phí quản lý và các khoản chi phí khác: ktra tính đầy đủ của các khoản mục này.

Xem xét các nhu cầu vốn lưu động ban đầu hoặc nhu cầu vốn lưu động bổ sung.

-Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án.

+Vốn tự có:

 Xem xét khả năng của chủ đầu tư góp vốn.

 Phương thức góp vốn.

Tiến độ góp vốn.

+Vốn nc ngoài: xem xét khả năng thực hiện.

+Vốn vay ưu đãi, bảo lãnh, các hình thức thương mại khác: ktra xem DA có nằm trong diện đc vay ưu đãi hay ko, xem xét khả năng, tiến độ thực hiện.

Việc thẩm định nội dung này cần chỉ rõ mức VĐT cần thiết của từng nguồn vốn dự kiến huy động và khả năng thực hiện của các nguồn này.

Ktra vc tính toán các khoản  chi phí sản xuất hang năm của dự án.

+Chi phí tiêu hao NVL, nhiên liệu, năng lượng, cần xem xét tính hợp lý theo các định mức sản xuất hoặc tiêu hao NVL  … Có so sánh các định mức và các kinh nghiệm từ các DA đang hoạt động.

+Ktra chi phí nhân công: xét nhu cầu lao động, số lượng, chất lượng lao động, đào tạo, thu nhập lao động so với các địa phương khác.

+Ktra phương pháp xđịnh khấu hao, mức khấu hao.

+Ktra chi phí lãi vay ngân hàng, các khoản thuế của DA nếu có.

Ktra tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu hang năm của dự án.

+Dựa trên kế hoạch sản xuất của DA

+Dựa vào giá bán sp.

 Ktra tính chính xác của tỷ suất “ r” trong phân tích tài chính DA.

 Căn cứ vào chi phí sử dụng của các nguồn vốn huy động.

+Trường hợp DA sử dụng vốn vay thì tỷ suất thg đc tính bằng lãi suất vay.

+Trường hợp DA sử dụng vốn vay từ nhiều nguồn: tỷ suất là mức lãi suất bình quân của các nguồn vay.

+Nếu dự án vay vốn từ nhiều nguồn với các kỳ hạn khác nhau, tính chuyển chúng về cùng 1 kỳ hạn, thường là kỳ hạn năm

+Vốn tự có: tỷ suất bằng chi phí cơ hội của vốn. Trường hợp có lạm phát, tỷ suất r phải bao hàm cả tỷ lệ lạm phát và mức chi phí cơ hội.

Thẩm định dòng tiền của DA.

Dòng tiền của DA bao gồm dòng chi phí và dòng lợi ích. Dòng tiền tệ ròng: dòng chênh lệch giữa các khoản thu và chi của DA trong suốt quá trình thực hiện và vận hành của DA.

Dòng tiền sau thuế=dòng tiền trước thuế-dòng thuế

Kiểm tra sự chính xác của các thông số trong bảng dòng tiền của DA: doanh thu, thu khác, vốn đầu tư, chi phí vận hành năm, khấu hao, lãi vay, thu nhập chịu thuế, thuế, thu nhập sau thuế, giá trị đầu tư bổ sung TS, dòng tiền sau thuế.

-Ktra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DA.

+Ktra vc tính toán và phát hiện ra các sai sót  trong quá trình tính toán.

+Kiểm tra độ nhạy của DA để đánh giá độ an toàn của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính xem xét của DA

+Các chỉ tiêu hiệu quả tài chính bao gồm: lợi nhuận thuần W, thu nhập thuần, tỷ suất lợi nhuận VĐT, tỷ số lợi ích-chi phí, thời gian thu hồi VĐT, tỷ suất hoàn vốn nội bộ, điểm hòa vốn

Ktra độ an toàn trong thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ của DA.

Phân tích độ nhạy của DA

6.Thẩm định khía cạnh kinh tế xã hội

*PP thẩm định: trước tiên sd pp tđ theo trình tự để ktra về số lượng các nội dung cần xem xét. Sau đó đi vào chi tiết từng nội dung, pp so sánh để so sánh vs các tiêu chuẩn định mức quy định của nn như định mức phát thải ra môi trường… pp phân tích tối ưu để chọn giải pháp như về môi trường

*Nội dung:

-Khi TĐ cần lưu ý:

+Tính đầy đủ các khoản lợi ích và các khoản chi phí

+Điều chỉnh các khoản thu chi mang tính chất chuyển khoản giữa DA và nền kt

+Xem xét các tđ dây chuyền của DA đv nền kt-xh

+Điều chỉnh giá đầu vào và đầu ra theo giá xh(giá kt)

-Kiểm tra việc tính toán các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kt-xh

+Giá trị gia tăng thuần túy NVA: mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và đầu vào

+Giá trị hiện tại ròng kinh tế NPVe

+Tỷ số lợi ích-chi phí kinh tế, mức tiết kiệm và tăng thu ngoại tệ, tác động đến khả năng cạnh tranh quốc tế và 1 số tác động về mặt xã hội, môi trường của DA:

+Tđộng đến phân phối thu nhập giữa  các nhóm dân cư và vùng lãnh thổ, tđ đến lđ và việc làm, tđ đến môi trường bao gồm cả tích cực và tiêu cực

Câu 9: Trình bày các phương pháp thẩm định và vận dụng trong những nội dung nào.

Thẩm định dự án là giai đoạn tiếp theo của quá trình soạn thảo dự án. Công tác đánh giá, thẩm định dự án đầu tư tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động đầu tư có hiệu quả. Tùy vào đặc điểm, điều kiện, nội dung của từng dự án mà ta có những phương pháp tiến hành đánh giá thẩm định cho phù hợp, cụ thể 8 phương pháp hay sử dụng đó là: phương pháp thẩm định theo trình tự, phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu, , phương pháp dự báo, phương pháp phân tích độ nhạy, phương pháp lựa chọn phương án tối ưu phương pháp thống kê kinh nghiệm, phương pháp chuyên gia, và phương pháp triệt tiêu rủi ro.

1.     Phương pháp thẩm định theo trình tự: là phương pháp mà việc thẩm định dự án được tiến hành theo 1 trình tự từ tổng quát đến chi tiết, kết luận trước làm tiền đề cho kết luận sau, theo 2 bước lớn:

Thẩm định tổng quát:

Là việc xem xét một cách khái quát các nội dung cần thẩm định của dự án, qua đó đánh giá một cách chung nhất tính đầy đủ, phù hợp hợp lý của dự án: hồ sơ dự án, tư cách pháp lý của chủ đầu tư... Thẩm định tổng quát cho phép hình dung khái quát về dự án, các vấn đề chủ yếu của dự án, mục tiêu, các giải pháp chủ yếu, những lợi ích cơ bản; Từ đó hình dung ra quy mô, tầm cỡ của dự án, liên quan đến các đơn vị nào, bộ phận nào, ngành nào, bộ phận nào là chính. Là cơ sở, căn cứ để tiến hành bước thẩm định tiếp theo.

          Thẩm định chi tiết:

Được tiến hành sau thẩm định tổng quát. Việc thẩm định này được tiến hành tỉ mỉ, chi tiết cho từng nội dung cụ thể của dự án từ việc thẩm định các điều kiện pháp lý đến việc thẩm định thị trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội của dự án. Yêu cầu của việc thẩm định chi tiết là theo từng nội dung đầu tư phải có ý kiến nhận xét, kết luận, đồng ý, không đồng ý, nêu rõ những gì cần phải bổ sung, sửa đổi.

Ưu điểm và nhược điểm

üƯu điểm: xem xét, đánh giá từ tổng quát đến cụ thể cho ta cái nhìn bao quát về dự án, tránh được các chi phí thẩm định chi tiết nếu dự án thẩm định tổng quát không đạt yêu cầu.

üNhược điểm: bỏ qua các dự án khả thi khi việc thẩm định tổng quát sơ sài và không đạt chất lượng.

Điều kiện áp dụng: phương pháp  này được áp dụng để thẩm định 1 dự án đầu tư: đầu tiên xem xét tổng quát tới thẩm định chi tiết từng nội dung. Trong từng nội dung, trước tiên xem xét xem có đầy đủ các nội dung không, sau đó xem xét tỉ mỉ trong từng phần có chính xác hay không. VD  thẩm định tài chính: Chủ đầu tư có đưa ra đủ các nội dung không, sau đó tại mỗi nội dung xem có đầy đủ, chính xác không. Phương pháp này được dùng để thẩm định bất kì dự án nào và cũng dùng để thẩm định tính chính xác của từng nội dung.

Nếu một nội dung thấy thẩm định không khả thi thì không cần thiết phải thẩm định các nội dung tiếp theo( do ảnh hưởng trực tiếp đến tính khả thi)

2. Phương pháp so sánh,đối chiếu các chỉ tiêu:

·        Nội dung phương pháp:

Nội dung của phương pháp này là so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp, thông lệ (trong nước và quốc tế) cũng như các kinh nghiệm thực tế, phân tích so sánh để lựa chọn phương án tối ưu. Phương pháp được tiến hành theo một số các chỉ tiêu sau:

-   tiêu chuẩn thiết kế, xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do Nhà nước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.

-         tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lược đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế

-         tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi

-         các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vồn đầu tư, suất đầu tư

-         các định mức về sản xuất, tiêu hao năng lượng, nguyên liệu, nhân công, tiền lương, chi phí quản lý…của ngành theo các định mức kinh tế - kỹ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.

-         các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư

-         phân tích so sánh lựa chọn phương án tối ưu

-         các tỷ lệ tài chính doanh nghiệp phù hợp với hướng dẫn hiện hành của nhà nước, của ngành đối với từng loại hình doanh nghiệp.

·        Điều kiện áp dụng:

Phương pháp thẩm định này áp dụng với hầu hết nội dung thẩm định dự án, từ thẩm định nội dung pháp lý đến thị trường, kỹ thật, nhân sự, tài chính và kinh tế xã hội tổng quát, đặc biệt là sử dụng nhiều trong các dự án mang nặng tính chất kỹ thuật.

+khía cạnh tài chính: suất vốn đầu tư, hiệu quả tài chính

+khía cạnh thị trường: so sánh sản phẩm dự án với sản phẩm thị trường để biết về vị trí sản phẩm.

+khía cạnh pháp lí: đối chiếu các điều luật VD: luật đầu tư, luật đất đai,…

+khía cạnh kĩ thuật: tiêu chuẩn thiết kế, công trình.

Đây là phương pháp quan trọng sử dụng trong tất cả các nội dung thẩm định

Ưu điểm, nhược điểm:

Ưu điểm: giúp cho việc đánh giá tính hợp lý và chính xác về các chỉ tiêu của dự án. Việc so sánh dễ dàng thuận tiện hơn khi đối chiếu với các định mức tiêu chuẩn cụ thể.

Nhược điểm:

 -  Mỗi dự án có tính chất quy mô kỹ thuật khác nhau nên còn hạn chế ở số lượng các chỉ tiêu được so sánh cũng như cách thức so sánh. Không những nhiều chỉ tiêu không được so sánh mà các tiêu chuẩn để so sánh cũng sử dụng không hợp lý.

- Các chỉ tiêu dùng để so sánh dễ sa vào khuynh hướng so sánh máy móc, cứng nhắc, không vận dụng linh hoạt cho từng điều kiện cụ thể của dự án

3. Phương pháp phân tích tối ưu:

- Nội dung của phương pháp: Thông qua việc phân tích so sánh giữa các phương án để lựa chọn ra phương án tối ưu hoặc hợp lý

- Phương pháp này được áp dụng khi thẩm định khía cạnh kỹ thuật, thị trường, và tổ chức quản lý

+ Trong khía cạnh kỹ thuật:

Khi lựa chọn địa điểm xây dựng: phân tích ưu nhược điểm và lợi thế của các khu vực nhằm lựa chọn được địa điểm phù hợp nhất, đảm bảo tính kinh tế của địa điểm

Khi lựa chọn công nghệ: So sánh công nghệ mà dự án đã lựa chọn với các sản phẩm công nghệ có trên thị trường nhằm đánh giá sự hợp lý của phương án mà dự án đã lựa chọn hoặc tìm ra phương án phù hợp nhất với nguồn lực, công suất, sản phẩm của dự án

Khi lựa chọn thiết bị: Thông qua việc so sánh ưu, nhược điểm của các thiết bị có trên thị trường sao cho phù hợp với công suất thiết kế, yêu cầu trình độ hiện đại của thiết bị, giá cả của thiết bị,..  để lựa chọn thiết bị hợp lý nhất với các tiêu chí của dự án

Khi chọn các giải pháp kỹ thuật: phân tích so sánh giữa các giải pháp thi công để tìm ra giải pháp tối ưu nhất

+ Trong khía cạnh thị trường:

Khi xác  định sản phẩm của dự án cần phân tích, so sánh những ưu thế và sự khác biệt  giữa sản phẩm của dự án với các sản phẩm cùng loại trên thị trường nhằm đưa ra sản phẩm phù  hợp nhất với yêu cầu của khách hàng mục tiêu

+ Trong khía cạnh tổ chức quản lý: 

Áp dụng trong việc lựa chọn các hình thức tổ chức xây dựng: so sánh giữa các hình thức đã có và được áp dụng trong các dự án khác nhằm chọn ra phương án tối ưu nhất cho dự án.

4. Phương pháp dự báo:

- Nội dung của phương pháp: Sử dụng các số liệu điều tra thống kê và vận dụng các phương pháp dự  báo thích hợp để kiểm tra cung cầu về sản phẩm của dự án, về giá cả sản phẩm, thiết bị, nguyên liệu và các đầu vào khác …  ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án

- Các phương pháp dự báo thường được sử dụng là: Phương pháp ngoại suy thống kê, phương pháp mô hình hồi quy tương quan, phương pháp sử dụng hệ số co giãn, phương pháp định mức, phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

- Phương pháp này được áp dụng khi thẩm định khía cạnh thị trường, kỹ thuật, tài chính

+ Trong khía cạnh thị trường: Phương pháp được sử  dụng khi dự báo cung cầu về sản phẩm của dự  án nhằm tìm ra mức cung cầu thích hợp trong các năm dự  án hoạt động để đáp ứng đầy đủ nhu cầu của khách hàng, đem lại lợi nhuận cao nhất cho chủ  đầu tư và đảm bảo dự án khả thi và  hiệu quả.

+ Trong khía cạnh kỹ thuật: Phương pháp dự báo được  áp dụng khi dự tính giá cả nguyên vật liệu, các yếu tố đầu vào. Việc dự tính này có  liên quan trực tiếp đến việc xác định chi phí  sản xuất, giá cả của sản phẩm, gián tiếp  ảnh hưởng đến khả năng thực hiện và tiêu thụ sản phẩm của dự án và hiệu quả  của dự án

Ngoài ra, phương pháp này cũng được sử dụng trong việc lựa chọn trình độ tiên tiến của công nghệ định áp dụng. Thông qua dự báo mức độ phát triển của thị trường công nghệ trong tương lai để lựa chọn công nghệ phù hợp nhất với dự án, đảm bảo tính khả thi của dự án

+ Trong khía cạnh tài chính: Dự báo được sử dụng khi dự tính doanh thu và chi phí trong các năm vận hành dự án để xác định dòng tiền và tính các chỉ tiêu hiệu quả

5. Phương pháp phân tích độ nhạy:

- Nội dung của phương pháp:

Phương pháp phân tích độ nhạy dùng để kiểm tra tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính dự  án đầu tư. Nội dung của phương pháp là sự  xem xét sự thay đổi các chỉ tiêu hiệu quả  tài chính của dự án khi các yếu tố liên quan đến các chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy của dự án giúp cho chủ đầu tư biết dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của các chỉ tiêu hiệu quả xem xét, để từ đó có biện pháp quản lý chúng trong quá trình thực hiện đầu tư. Mặt khác, phân tích độ nhạy của dự án còn cho phép lựa chọn được những dự án có độ an toàn cao cho phép lựa chọn  được những dự án có độ an toàn cao còn cho những kết quả dự tính cũng như đánh giá  được tính chính xác của  các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án

Phương pháp phân tích độ nhạy chủ yếu được áp dụng khi thẩm định khía cạnh tài chính của dự án khi tính toán tổng mức đầu tư, các chỉ tiêu IRR, NPV khi có sự thay đổi của lãi suất hoặc trong điều kiện trượt giá, lạm phát,…

6. Phương pháp thống kê kinh nghiệm

- Nội dung của phương pháp: Bằng việc sử dụng những thông tin của các dự án tương tự để phân tích và lựa chọn giải pháp tối ưu cho dự án.

- Phương pháp này được sử dụng trong việc thẩm định tất cả các nội dung của dự án: pháp lý, thị  trường, kỹ thuật, tổ chức quản lý, tài chính và kinh tế xã hội nhằm kiểm tra tính hợp lý, tính thực tế của các giải pháp được lựa chọn ( mức chi phí đầu tư, cơ cấu chi phí  đầu tư, việc lựa chọn nguyên vật liệu, thiết bị,…)

7. Phương pháp chuyên gia:

- Nội dung của phương pháp: lấy ý kiến của từng nhóm chuyên gia về các khía cạnh cần phân tích. Sau đó, tổng hợp các ý kiến đó, phân tích và đánh giá

- Phương pháp chuyên gia được sử dụng đặc biệt trong các dự án có kỹ thuật phức tạp, thời gian thực hiện lâu dài và quy mô lớn. Phương pháp này thường được dùng trong thẩm định khía cạnh kỹ thuật và thị trường của dự án

+ Trong khía cạnh thị trường: lấy ý kiến chuyên gia trong việc dự báo cung cầu sản phẩm của dự án

+ Trong khía cạnh kỹ thuật: tập hợp ý kiến của các nhóm chuyên gia trong việc lựa chọn các giải pháp xây dựng, thiết kế,…

8. Phương pháp triệt tiêu rủi ro

- Nội dung của phương pháp: Rủi ro thường thấy trong 2 giai đoạn là giai đoạn thực hiện đầu tư và vận hành kết quả đầu tư. Do đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thực hiện cũng như hiệu quả của dự án đầu tư. Vì vậy để đảm bảo tính vững chắc và hiệu quả của dự án, phải dự đoán được các rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp hạn chế thấp nhất tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro

+ Rủi ro trong quá trình thực hiện đầu tư gồm có:

Rủi ro chậm tiến độ thi công: Để hạn chế rủi ro thì trong quá trình thẩm định cần phải kiểm tra kế hoạch đấu thầu, chọn nhà thầu,….

Rủi ro vượt tổng mức đầu tư: Kiểm tra hợp đồng giá, có kế hoạch dự phòng về tài chính trong trường hợp vượt giá dự toán…

Rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật: Để hạn chế rủi ro này trong quá trình thẩm định cần phải kiểm tra chặt chẽ hợp đồng, các điều khoản hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng

Rủi ro về tài chính ( thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ): Để giảm thiểu rủi ro này cần kiểm tra sự đầy đủ cũng như hiệu lực của các cam kết bảo đảm nguồn vốn của các bên gồm có bên cho vay, bên tài trợ và chủ đầu tư

+ Rủi ro trong quá trình vận hành kết quả đầu tư:

Rủi ro trong việc cung cấp các yếu tố đầu vào: Quá trình thẩm định cần kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các hợp đồng cung cấp dài hạn với các công ty cung ứng có uy tín, các điều khoản thỏa thuận về giá cả, xem xét xem dự án đã có phương án đề phòng rủi ro hay chưa ( đặc biệt trong khía cạnh tài chính)

Rủi ro về tài chính: Cần kiểm tra các cam kết bảo đảm nguồn vốn vay,… kiểm tra tính chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả của dự án trong điều kiện có rủi ro,…

Rủi ro về quản lý điều hành: Cần thẩm định năng lực quản lý điều hành của doanh nghiệp: trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo,.. Thẩm định cơ cấu tổ chức của dự án và các phương án dự phòng

Phương pháp này có thể áp dụng trong quá trình thẩm định tất cả các nội dung của dự án:

+ Với khía cạnh pháp lý: Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các văn bản pháp lý liên quan đến dự án nhằm hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện  đầu tư

+ Với khía cạnh thị trường: Xem xét tính chính xác trong việc xác định sản phẩm, lượng cung hàng năm,… để hạn chế rủi ro trong quá trình tiêu thụ sản phẩm của dứ án

+ Với khía cạnh kỹ thuật: Triệt tiêu các rủi ro trong quá  trinh thi công xây dựng, trong quá trình giải phóng mặt bằng,…

+ Với khía cạnh tổ chức: Kiểm tra năng lực quản lý của doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức quản lý dự  án, năng lực kỹ thuật chuyên môn của lao động nhằm hạn chế rủi ro về quản lý điều hành, đem lại hiệu quả cho dự án

+ Với khía cạnh tài chính: Thẩm định các cam kết góp vốn, bảo  đảm tiền vay,.. để hạn chế rủi ro thiếu vốn  đầu tư. Thẩm định các phương án dự phòng và  hạn chế rủi ro của dự án xem đã hợp lý  và tối ưu chưa.

+ Với khía cạnh kinh tế xã hội: Thẩm định sự chính xác của các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế - xã hội, những đóng góp của dự án với xã hội  

Câu 10: MQH giữa các Ndung trong quy trình TĐ. 

a.     Thẩm định khía cạnh thị trường.

-         Xem xét tính đầy đủ, chính xác trong từng nội dung phân tích cung, cầu thị trường về sản phẩm của dự án.:

+ Kiểm tra, kết luận khái quát về mức độ thỏa mãn cung cầu thị trường tổng thể về sản phẩm của dự án.

+ Kiểm tra tính hợp lý trong việc xác định thị trường mục tiêu của dự án.

+ Thẩm định sản phẩm của dự án: xem sản phẩm có phù hợp với nhu cầu thị trường, có phù hợp đối với khách hàng mục tiêu hay không bằng cách so sánh với sản phẩm đang đáp ứng yêu cầu của khách hàng mục tiêu trên thị trường.

+ Đánh giá cơ sở dữ liệu, các phương pháp phân tích, dự báo cung cầu thị trường về sản phẩm dự án.

+ Đánh giá phương án tiếp thị, quảng bá sản phẩm của dự án, phương thức tiêu thụ và mạng lưới phân phối sản phẩm ( khả năng cạnh tranh, chiếm lĩnh thị trường về sản phẩm dự án).

·        Đặc biệt: Khi đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm dự án cần lưu ý:

-         Sản phẩm do dự án sản xuất có ưu thế nào về giá cả, chất lượng, quy cách, điều kiện lưu thông và tiêu thụ.

-         Kinh nhiệm và uy tín của DN trong quan hệ thị trường về sản phẩm.

·        Đối với sản phẩm xuất khẩu cần phân tích thêm:

-         Sp có khả năng đạt các tiêu chuẩn về xuất khẩu hay k.

-         Đánh giá đúng tương quan giữa hàng xuất khẩu và hàng ngoạiìvề chất lượng, hình thức, bao bì.

-         Thị trường dự kiến xuất khẩu có bị hạn chế bởi hạn ngạch hay k.

-         Đánh giá tiềm năng xuất khẩu của  sp dự án.

-         Hết sức tránh so sánh đơn giản, thiếu cơ sở dẫn tới quá lạc quan về ưu thế sản phẩm xuất khẩu.

b.    Thẩm định khía cạnh kỹ thuật

1.     Đánh giá công suất dự án.

-         Xem xét các yếu tố cơ bản để lựa chọn công suất thiết kế và mức sản xuất dự kiến hàng năm của dự án.

-         Đánh giá mức độ chính xác của công suất lựa chọn và mức sản xuất dự kiến hàng năm của dự án.

2.     Đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ, thiết bị mà dự án lựa chọn.

-         Sử dụng phương pháp so sánh đối chiếu ta phải làm rõ ưu nhược điểm và những hạn chế của công nghệ, thiết bị.

-         Xét nguồn gốc của công nghệ, mức độ hiện đại của công nghệ. Bằng phương pháp dự báo và so sánh kết luận xem nó có phù hợp với thị trường mục tiêu hay k, so sánh giữa sự đòi hỏi của sản phẩm với sự đáp ứng của công nghệ ra sao.

-         Phương thức chuyển giao công nghệ

-         Kiểm tra tính đồng bộ của công nghệ

-         Kiểm tra tính hợp lý của giá cả, phương thức thanh toán, thời gian bảo hành, lắp đặt.

-         Uy tín nhà cung cấp.

3.     Thẩm định về nguồn cung cấp đầu vào.

-         Nguồn cung cấp NVL cho DA:
+ Nguồn cung cấp NVL: xa hay gần nơi xây dựng, điều kiện giao thông có thuân lợi hay k…

+ Phương thức vận tải, khả năng tiếp nhận.

+ Khối lượng khai thác có thỏa mãn công suất dự án hay k. Lưu ý tính thời  vụ của NVL và chính sách nhập khẩu NVL của Nhà Nước.

+ Giá cả, quy luật biến động của giá cả NVL

+ Khả năng đáp ứng về chất lượng NVL

+Yêu cầu về dự trữ NVL.

-         Nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu:

+ Xem xét nhu cầu sử dụng điện, nước, nhiên liệu của DA dựa trên kế hoạch sản xuất hàng năm, định mức tiêu hao nguồn năng lượng

+ Giải pháp về nguồn cung cấp điện, nước, nhiên liệu để đảm bảo cho sự hoạt động của dự án với công suất đã xác định.

+ Chi phí sử dụng điện, nước, nhiên liệu: ktra dựa trên nhu cầu sử dụng, đơn giá, chi phí đầu tư ( lắp đặt đg ống, máy phát điện …)

-         Xem xét lựa chọn địa điểm:

+ Đánh giá về sự phù hợp về quy hoạch của địa điểm: tuân thủ quy định về quy hoạch xdung và ktruc của đ.phương và các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy, quản lý di tích lịch sử.

+ Tính kinh tế của địa điểm:

·        Có gần nguồn cung cấp NVL, tiêu thụ sp đầu ra hay k.

·        Tận dụng đc cơ sở hạ tầng vốn có trong vùng k.

·        Trong trg hợp DA có nc thải thì địa điểm có gần tuyến nc thải hay k

+ Mặt bằng đc chọn phải đủ rộng để có thể phát triển trong tương lai phù hợp với tiềm năng ptrien DN.

+ Cần xem xét các số liệu về địa chất công trình để từ đó ước tính đc chi phí xây dựng và gia cố nền móng.

ðTrong pitch chọn địa điểm dung phương pháp so sánh lựa chọn phương án tối ưu.

4.     Lựa chọn địa điểm

-          Đánh giá về sự phù hợp về quy hoạch của địa điểm: tuân thủ quy định về quy hoạch xdung và ktruc của đ.phương và các quy định của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng cháy chữa cháy, quản lý di tích lịch sử.

-         Tính kinh tế của địa điểm:

+ Có gần nguồn cung cấp NVL, tiêu thụ sp đầu ra hay k.

+Tận dụng đc cơ sở hạ tầng vốn có trong vùng k.

+Trong trg hợp DA có nc thải thì địa điểm có gần tuyến nc thải hay k

-         Mặt bằng đc chọn phải đủ rộng để có thể phát triển trong tương lai phù hợp với tiềm năng ptrien DN.

-         Cần xem xét các số liệu về địa chất công trình để từ đó ước tính đc chi phí xây dựng và gia cố nền móng.

ðTrong phân tích chọn địa điểm dung phương pháp so sánh lựa chọn phương án tối ưu.

5.     Phân tích, đánh giá giải pháp xây dựng.

Dùng phương pháp so sánh đối chiếu đánh giá các nội dung: Giải pháp mặt bằng, giải pháp kiến trúc, gphap kết cấu, gphap về công nghệ và tổ chức xây dựng. Căn cứ vào yêu cầu công nghệ, các định mức, tiêu chuẩn xd của từng loại Da … để đánh giá các giải pháp xdựng.

6.     Ảnh hưởng của dự án đến môi trường.

-         Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường ( chất thải, tiếng ồn…)

-         Đánh giá các giải pháp bảo vệ môi trường.

c.      Thẩm định khía cạnh tài chính dự án

1.     Thẩm tra mức độ hợp lý của tổng vốn đầu tư và tiến độ bỏ vốn:

-         Xem xét chi phí trả lãi vay Nh trong thời gian thi công.

-         Ktra nhu cầu xdung các hạng mục công trình, mức độ hợp lý của các đơn giá xdung( bằng kinh nghiệm từ DA đã triển khai tương tự).

-         Ktra giá mua, chi phí vận chuyển, bảo quản, lắp đặt, chi phí chuyển giao công nghệ.

-         Chi phí quản lý và các khoản chi phí khác: ktra tính đầy đủ của các khoản mục này.

-         Xem xét các nhu cầu vốn lưu động ban đầu hoặc nhu cầu vốn lưu động bổ sung.

2.     Thẩm tra nguồn vốn huy động cho dự án.

-         Vốn tự có:

+ Xem xét khả năng của chủ đầu tư góp vốn.

+ Phương thức góp vốn.

+ Tiến độ góp vốn.

-         Vốn nc ngoài: xem xét khả năng thực hiện.

-         Vốn vay ưu đãi, bảo lãnh, các hình thức thương mại khác: ktra xem DA có nằm trong diện đc vay ưu đãi hay ko, xem xét khả năng, tiến độ thực hiện.

Việc thẩm định nội dung này cần chỉ rõ mức VĐT cần thiết của từng nguồn vốn dự kiến huy động và khả năng thực hiện của các nguồn này.

3.     Ktra vc tính toán các khoản  chi phí sản xuất hang năm của dự án.

-         Chi phí tiêu hao NVL, nhiên liệu, năng lượng, cần xem xét tính hợp lý theo các định mức sản xuất hoặc tiêu hao NVL  … Có so sánh các định mức và các kinh nghiệm từ các DA đang hoạt động.

-         Ktra chi phí nhân công: xét nhu cầu lao động, số lượng, chất lượng lao động, đào tạo , thu nhập lao động so với các địa phương khác.

-         Ktra phương pháp xđịnh khấu hao, mức khấu hao.

-         Ktra chi phí lãi vay ngân hàng, các khoản thuế của DA nếu có.

4.     Ktra tính hợp lý của giá bán sản phẩm, doanh thu hang năm của dự án.

-         Dựa trên kế hoạch sản xuất của DA

-         Dựa vào giá bán sp.

5.      Ktra tính chính xác của tỷ suất “ r” trong phân tích tài chính DA.

 Căn cứ vào chi phí sử dụng của các nguồn vốn huy động.

-         Trường hợp DA sử dụng vốn vay thì tỷ suất thg đc tính bằng lãi suất vay.

-         Trường hợp DA sử dụng vốn vay từ nhiều nguồn: tỷ suất là mức lãi suất bình quân của các nguồn vay.

-         Vốn tự có: tỷ suất bằng chi phí cơ hội của vốn.

6.     Thẩm định dòng tiền của DA.

7.     Ktra các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của DA.

-         Ktra vc tính toán và phát hiện ra các sai sót  trong quá trình tính toán.

-         Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tuyệt đối của DA: lợi nhuận thuần hàng năm, thu nhập thuần của 1 thời điểm NPV, NFV …

Ktra độ an toàn trong thanh toán nghĩa vụ tài chính ngắn hạn và khả năng trả nợ của DA

·        Mối quan hệ :

-         Ba nôi dung thẩm định này có quan hệ chặt chẽ với nhau thông thường chúng ta tiến hành thẩm định thị trường trc sau đó đến thẩm định kỹ thuật và cuối cùng là thẩm định tài chính

-         Thẩm định thị trườn hỗ trợ cho thẩm định kỹ thuật và thẩm định tài chính dự án: thảm định thị trường xđ tính chất của các sp dịch vụ cần đáp ứng nhu cầu khách hàng mục tiêu. Từ các Tính chất của sản phẩm, dịch vụ sẽ xđ dc các yêu cầu đối với các phương án kỹ thuật dc lựa chọn (máy móc thiết bị, nguyên vật liệu đầu vào, lao động, tổ chức thực hiện dự án…) quy mô thị trường mục tiêu sẽ là yếu tố quan trọng xđ quy mô dự án, quy mô dự án sẽ xđ dc công suất máy móc thiết bị , quy mô nguyên vật liệu, chương trình cung ứng nguyên vật liệu…

-         Thẩm địnhthị trường và thẩm định kỹ thuật hỗ trợ cho thẩm định tài chính dự án. thẩm định công nghệ, thiết bị sẽ là cơ sở cho việc xđ quy mô vốn đầu tư cho tài sản cố định, thẩm định nguyên vật liệu, lao động.. là cơ sở cho việc xđ chi phí vận hành dự án trong các năm…nếu có nhiều phương án thị trường thì việc thẩm định kỹ thuật có thể sẽ là một tham số đẻ thẩm định ngược tức là lựa chọn thị trường dự án phù hợp.

-         Thẩm định tài chính là nội dung khẳng định phương án thị trường và phương án kỹ thuật đã dc lựa chọn có khả thi về tài chính hay k, nếu k khả thi thì bắt buộc phải tìm và lựa chọn phương án thị trường hoặc kỹ thuật khác cho phù hợp

Câu 11: đặc điểm các dự án và yêu cầu đặt ra trong công tác thẩm đinh các loại dự án này ở ngân hàng

I. Đặc điểm của các dự án trong lĩnh vực bất động sản và  yêu cầu với công tác thẩm  định:

Dự án đầu tư bất động sản có đặc điểm là có địa điểm xây dựng cụ thể, liên quan đến kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế của ngành, vùng, địa phương và đất nước. Bên cạnh đó, địa điểm thực hiện các dự án bất động sản còn liên quan đến các vấn đề về cảnh quan môi trường, tài nguyên thiên nhiên, liên quan đến giá cả cũng như thị trường tiêu thụ sản phẩm của dự án. Điều này đặt ra yêu cầu cho công tác thẩm định cần thẩm định chi tiết, cụ thể việc lựa chọn địa điểm thực hiện dự án, những căn cứ lựa chọn địa điểm cũng như đặc điểm địa hình địa chất của địa điểm; thẩm định khía cạnh pháp lý, kinh tế xã hội và khía cạnh thị trường của dự án.

- Các dự án bất động sản có đặc điểm khác biệt so với các dự án khác là chủ đầu tư có thể sử dụng vốn khách hàng trả trước để  đầu tư. Điều này trực tiếp liên quan đến các chỉ tiêu tài chính của dự án. Vì vậy công tác thẩm định cần kiểm tra tính chính xác của dòng tiền, tổng mức đầu tư, cơ cấu nguồn vốn đầu tư  cho dự án

- Nhu cầu vốn cho các dự án đầu tư bất động sản là rất lớn. Điển hình cho dự án bất  động sản là các dự án xây dựng căn hộ, văn phòng, khu vui chơi, khu công nghiệp, khu chế xuất, chung cư… Để đầu tư vào các loại dự án này cần một lượng vốn không nhỏ và nằm khê đọng trong một thời gian dài. Điều này có ảnh hưởng đến mức độ rủi ro của dự án về tổng vốn đầu tư, các phương án huy động vốn, nhà tài trợ vốn, tiến độ bỏ vốn,… Vì vậy, cần thẩm định nội dung tài chính của dự án, đặc biệt là về tổng mức đầu tư, các phương án huy động vốn cũng như cách thức quản lý và sử dụng vốn, các biện pháp khắc phục rủi ro về tài chính của dự án

- Các dự án bất động sản thường có thời gian xây dựng kéo dài. Do vậy nó tiểm ẩn những yếu tố  rủi ro về chi phí xây dựng, sự thay đổi chính sách, quy hoạch và kế hoạch của đất nước, đồng thời liên quan trực tiếp đến khả  năng tiêu thụ các sản phẩm của dự án, cơ  hội kinh doanh,… Chính vì vậy, cần thẩm định tính chặt chẽ của các phương án bỏ vốn theo tiến độ, tập trung nguồn lực hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình.

- Các dự  án bất động sản cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro xuất phát từ việc lựa chọn địa điểm  đầu tư xây dựng, sự thay đổi định hướng chính sách, nghiên cứu và dự báo về thị  trường, các phương án thi công, huy động và sử  dụng vốn,… Vì vậy, khi thẩm định các dự án đầu tư bất động sản cần sử dụng các phương pháp nhằm triệt tiêu rủi ro, phương pháp phân tích độ nhạy nhằm kết luận một cách chính xác về  khả năng thực hiện và hiệu quả của dự  án, từ đó mới đưa ra quyết định đầu tư hay tài trợ vốn cho dự án

II. Đặc điểm của dự án ngành dầu khí và yêu cầu với công tác thẩm định.

Trong công nghiệp dầu khí, người ta thường chia làm hai nhánh hoạt động chính. Đó là công việc thượng nguồn (thăm dò khai thác dầu khí) và hạ nguồn (lọc hóa dầu và phân phối các sản phẩm dầu khí). Dự án thăm dò khai thác dầu khí có những đặc điểm sau đây:

a) Rủi ro cao

Rủi ro được hiểu là sự làm giảm hoặc mất cơ hội có lợi có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Trong dự án thăm dò khai thác dầu khí thường hay gặp rủi ro lớn hơn so với các loại dự án khác, những rủi ro hay gặp phải như: có triển vọng dầu khí, có phát hiện dầu khí nhưng không có giá trị thương mại, giếng khô (giếng khoan không gặp dầu khí), dầu khí khai thác được có hàm lượng lưu huỳnh, phốt pho cao và trong giai đoạn hiện nay không thể không nhắc tới rủi ro về chính trị. Những rủi ro này dẫn đến sự thua lỗ của nhà đầu tư. Với thực tế đó đòi hỏi nhà đầu tư phải nghiên cứu rủi ro để giảm thiểu những rủi ro này. Hiện nay trong hoạt động dầu khí có thể phân chia các loại rủi ro thường gặp phải như sau:

* Rủi ro về địa chất

Là rủi ro liên quan đến khả năng thành công trong công tác tìm kiếm thăm dò đối với các phát hiện hay khu vực tiềm năng không được như tính toán. Rủi ro nếu xảy ra sẽ dẫn đến khả năng tính kinh tế của đề án nói chung và của các bên tham gia nói riêng khác xa với nhận định khi thành công

* Rủi ro về kỹ thuật và công nghệ

Là rủi ro liên quan đến tính khả thi khi triển khai thực tế các công việc cụ thể của đề án. Khi xảy ra các rủi ro này làm phát sinh chi phí và chậm tiến độ.

* Rủi ro về chính trị

Là rủi ro liên quan đến khả năng thay đổi trạng thái chính trị của quốc gia nơi đang tiến hành hoạt động thăm dò khai thác dầu khí. Các hành động của quốc gia khi thay đổi chính quyền hay chính sách dẫn đến khả năng sung công hay quốc hữu hóa sở hữu đề án.

* Rủi ro về tác hại từ thiên nhiên

Là rủi ro gắn với các hoạt động thiên nhiên gây ra các tác hại đến hoạt động đề án. Khi xảy ra các rủi ro này dẫn đến tiến độ dự án thậm chí làm dừng toàn bộ hoạt động dự án.

Rủi ro cũng có thể được chia làm 3 nhóm chính

Rủi ro về kỹ thuật: địa chất, công nghệ, an toàn..

Rủi ro về quản lý: đầu vào cho dự án, trình độ nhân lực, hậu cần, thông tin…

Rủi ro về thương mại: luật pháp, thị trường, tiến độ, ngân sách, hợp đồng…

Các điều chưa chắc chắn trong hoạt động khai thác.

Rủi ro khi chưa chắc chắn về giá sản phẩm và khí đốt:

Giá dầu thô tùy thuộc vào diễn biến trên thị trường quốc tê có ảnh hưởng tốt cũng như xấu đến tính kinh tế của đề án. Thông thường giá khí cũng chịu ảnh hưởng tương tự nhưng tùy nơi mức độ ảnh hưởng khác nhau.

Rủi ro khi chưa chắc chắn về chi phí/ Ngân sách

Khi triển khai thực tế chi phí phát sinh thực tế có thể cao hơn hoặc thấp hơn dự kiến tính toán ngân sách tùy thuộc vào diễn biến thị trường và khả năng kiểm soát chi phí. Tương tự nhu giá sản phẩm trên,chưa chắc chắn về chi phí có thể dẫn đến ảnh hưởng trực tiếp lên tính kinh tế của đề án.

Rủi ro khi chưa chắc chắn về tiến độ thực hiện dự án

Có nhiều công việc khi dự kiến không thể chắc chắn về mặt tiến độ khi các yếu tố ảnh hưởng vẫn cồn tiềm ẩn nhiều thay đổi như công tác chuẩn bị, phê duyệt, triển khai đấu thầu, mua sắm, lắp đặt, thu xếp tài chính… Chưa chắc chắn về tiến độ có thể dẫn tới khả năng chậm tiến độ trong thực tế ( Phổ biến hơn trường hợp sớm tiến độ ), từ đó ảnh hưởng đến cả đề án trong hệ thống chung

b) Vốn đầu tư lớn

Thực tế cho thấy dự án thăm dò dầu khí dầu khí đòi hỏi vốn đầu tư rất lớn, để đưa một dự án vào vận hành cần đầu tư hàng trăm triệu USD. Cho nên các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này đòi hỏi phải có tiềm lưc về tài chính mạnh và ổn định

Bảng 5: thống kê tình hình sử dụng vốn đầu tư vào một số hạng mục

STT

Hạng mục

ĐVT

Chi phí

1

1 giếng khoan thăm dò trên đất liền

Triệu USD

5-8

2

1 giếng khoan thăm dò ngoài biển

Triệu USD

25-150

3

Thẩm lượng tính thương mại của mỏ

Giếng

7-10

4

Phát triển một mỏ dầu tầm trung

Tỷ USD

50-70

5

1 ngày khoan ngoài biển

USD

200.000

6

Thu nổ, xử lý 1000 km địa chấn

Triệu USD

4-5

7

Xây lắp một giàn khoan

Triệu USD

20-100

c) Ứng dụng kỹ thuật công nghệ hiện đại

Hiện nay, nước ta chưa sản xuất được các thiết bị phục vụ cho các dự án thăm dò dầu khí, hầu hết trang thiết bị dùng trong giai đoạn này đều là trang thiết bị hiện đại được nhập từ nước ngoài. Các thiết bị được sử dụng trong giai đoạn này như: các phần mềm tin học chuyên dụng, các thiết bị phân tích phóng xạ, quang học ... các thiết bị sử dụng có quy mô lớn và đỏi hỏi độ chính xác cao.

d)Thời gian thực hiện

Dự án dầu khí thường có thời gian thực hiện dài lên đến hàng mấy chục năm trong trường hợp có sản phẩm để đi vào khai thác, thu hồi vốn.

e) Địa điểm thực hiện

Dự án dầu khí có địa điểm thực hiện phụ thuộc hoàn toàn vào yếu tố tự nhiên được xác định qua quá trình tìm kiếm thăm dò. Việc triển khai dự án ngoài biển khơi đi kèm với một số khó khăn và chi phí.

f) Chi phí thất bại

Việc dự án Dầu khí thất bại thường đi kèm với mất mát các khoản tiền lớn, lên đến hàng trăm triệu USD. Với một mức độ thất bại về kĩ thuật như nhau thì mức độ thất bại kinh tế có thể khác nhau, tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố gắn với rủi ro trên.

g) Lợi nhuận lớn

Dự án thành công thường dẫn đến các khoản lợi nhuận đáng kể cho cả dự án nói chung và các bên tham gia nói riêng. Việc phân chia lợi nhuận tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố và được thực hiện cụ thể qua quy định của pháp luật, các thoả thuận riêng cho dự án, các điều chỉnh trong quá trình thực hiện Dự án.

h) Tỷ lệ đóng góp vào GDP của quốc gia

Dự án Dầu khí thường đóng góp một tỷ lệ dáng kể vào tổng GDP quốc gia, đặc biệt với các quốc gia đang hay chậm phát triển.

i) Yêu cầu trình độ nhân lực

Nhân lực phục vụ cho hoạt động Dự án Dầu khí là nhân lực ở trình độ cao, kỹ thuật tiên tiến và chuyên nghiệp. Nhu cầu nhân lực trình độ cao và số lượng lớn.

k) Vai trò của thị trường quốc tế

Mối tương tác giữa hoạt động Dự án và thị trường quốc tế là rất chặt chẽ. Quan hệ này ảnh hưởng cả đầu ra lẫn đầu vào toàn bộ quy trình vận hành Dự án. Thị trường bao gồm: tài chính, dầu- khí, nhân lực, dịch vụ…Các thị trường vận hành theo các quy luật riêng của riêng mình trong tổng thể luôn biến động. Giá dầu thô là một ví dụ, với quy luật không theo quy luật cung cầu của sản phẩm thông thường.

m) Dầu mỏ (bao gồm dầu và khí) là nguồn năng lượng có cạn kiệt

Theo lý thuyết phổ thông, dầu mỏ là nguồn năng lượng có cạn kiệt. Chính sách khai thác, sử dụng, phân phối đương nhiên bị chi phối.

Lý thuyết khác: Dầu mỏ chưa phải là nguồn năng lượng cạn kiệt. Các yếu tố về khoa học, công nghệ và kỹ thuật mang tính chất quyết định.

 Quan tâm tính ngắn hạn hay dài hạn trong quy hoạch.

III.Đặc điểm của dự án ngành bia và yêu cầu đối với công tác thẩm định.

Tiềm năng phát triển của ngành bia Việt Nam:

-dân số nước ta thuộc loại dân số trẻ với 85% dưới độ 40 tuổi, đang ảnh hưởng của xu hướng Tây âu hóa, tiêu thụ mạnh loại sản phẩm này.

- quy mô tiêu thụ còn nhỏ bé mức tiêu thụ bia trên đầu người thấp hơn nhiều so với châu âu, châu á và nhật bản.

-vốn đầu tư, kinh nghiệm quản lí và công nghệ của các đối tác nước ngoài kết hợp với hệ thống phân phối với các đối tác trong nước được tận dụng hiệu quả tại các công ty liên doanh, liên kết. Chúng ta có thể thấy sự hiệu quả trong hoạt động của các liên doanh qua các thị phần.

- chính sách của nhà nước:

Ngành bia rượu nước giải khát được bộ công thương đặt mục tiêu xây dựng thành một ngành kinh tế mạnh: phấn đấu hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới. Bia được tiêu thụ mạnh nhất trong dòng sản phẩm đồ uống có cồn, chiếm khoảng 89% tổng doanh thu và 97% về khối lượng.

        Gia nhập WTO đã buộc chính phủ phải thay đổi một số loại thuế bảo hộ, trong vòng 3 năm sau khi hội nhập Việt Nam sẽ áp dụng một mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho tất cả các sản phẩm bia, rượu, không kể đến hình thức đóng gói. Cam kết này sẽ loại trừ sự phân biệt đối xử đối với bia nhập khẩu có đóng gói và bia trong nước, cũng như rượu nhập khẩu có độ cồn có hơn rượu trong nước từ đó gia tăng cạnh tranh trong ngành bia rượu.

Việt Nam có hơn 400 nhà máy bia trên toàn quốc tập trung chủ yếu tại hai thành phố lớn là HN và HCM. Tổng mức tiêu thụ của hai thị trường là 2.3 tỷ USD và mức sản xuất ước tính 1.7 tỷ lít năm 2006.

Sản phâm và phân khúc tiêu thụ: chia thành 3 phân khúc thị trường chính gồm bia hơi, bia tiệt trùng đóng lon hoặc chai, bia thượng hạng

phân khúc bia tiệt trùng đóng lon hoặc chai chiếm vị trí số 1 trên thị trường mức tiêu thụ 45% về khối lượng và 50% về giá trị.

Phân khúc nhỏ nhất là bia thượng hạng.

Tập trung vào tầng lớp trung bình khá, bia nội vẫn là sản phẩm được tiêu thụ mạnh nhất.

Công nghệ sản xuất: hiện này các nhà máy bia công suất trên 100 triệu lít mỗi năm sở hữu máy móc hiện đại được nhập khẩu từ các nước phát triển. Các cơ sở sản xuất bia địa phương vì thế gặp nhiều khó khăn do trang thiết bị lạc hậu và chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Trong thời gian tới, khi mức thuế không còn ưu đãi, cơ sở này có nhiều khả năng phải ngừng hoạt động.

Nguyên vật liệu: nguyên vật liệu cho ngành còn phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, chiếm 60-70 lượng nguyên liệu phục vụ sản xuất, trong nguyên liệu chính là malt. Theo hiệp hội rượu bia rượu thì mỗi năm nhập trung bình 120000 đến 130000 tấn malt tương ứng 50 triệu USD năm 2006 và con số này là hơn 100 triệu USD năm 2010.

việc nhâp khẩu malt có thể được thay thế bằng malt chế biến từ đại mạch trồng trong nước, tuy nhiên việc trồng đại mạch mới chỉ được đưa vào thử nghiệm và giải pháp này chưa thể hiện tính khả thi.

IV.Đặc điểm của dự án ngành thủy điện và yêu cầu đặt ra cho công tác thẩm định

Thứ nhất: lợi ích lớn nhất của thủy điện là hạn chế giá thành nhiên liệu, không phải chịu cản tăng giá của nhiên liệu hóa thạch: dầu mỏ, khí thiên nhiên hay thand dá, không phải nhập khẩu nhiên liệu.=> quá trình thẩm định có thể không cần xét đến ảnh hưởng của biến động giá nguyên nhiên vật liệu.

Thứ hai: các nhà máy thủy điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, chi phí nhân công cũng thấp vì các nhà máy này tự động hóa cao và có ít người làm việc tại chỗ khi vận hành thông thường=>ít gây ảnh hưởng đén chi phí vận hành sau này, nhưng thời gian vận hành khai thác lại dài, chịu nhiều rủi ro,

Thứ ba: Các nhà máy thủy điện hồ chứa bằng bơm hiện là công cụ tích trữ năng lượng, cho phép phát điện ở mức thấp vào giờ thấp điểm để tích nước, sau đó cho chảy ra để phát điện vào giờ cao điểm hàng ngày. Xây dựng các đập đa chức năng để tưới tiêu, thoát lũ và giải trí, du lịch=> thu hút khác du lịch đến thăm quan.

Điều này tăng hiệu quả cho các dự án thủy điện. Khi thẩm định cần xem xét kĩ xem phát triển loại hình này thực sự tăng hiệu quả dự án hay không? Thêm vào đó dự báo rủi ro các dịch vụ gia tăng.

Thứ tư: việc sử dụng nước tích trữ phức tạp: do hạn hán, nước bổ sung không kịp nhu cầu sử dụng thì làm giảm hiệu suất dự án=> thẩm định khía cạnh này của dự án cần lưu ý về điều kiện tự nhiên, môi trường, lưu lượng, dòng chảy, thời điểm lũ tiểu mãn,….

Thứ năm: các dự án thủy điện phá vỡ cân bằng sinh thái, ảnh hưởng đến hệ sinh thái xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân gần khu vực thủy điện. Điều này cũng tác động đến quá trình tiến hành dự án thủy điện: phản ứng của người dân, lâu dài sẽ ảnh hướng đến tuổi thọ dự án=> cần xem xét đầy đủ các công tác đền bù thiệt hại, di dời, giải phóng mặt bằng của dự án trong quá trình thẩm định, xem xét kĩ về lựa chọn địa điểm thực hiện dự án hợp lí hay không phù hợp với quy hoạch chung địa điểm,  điều kiện tự nhiên, địa hình, địa chất và môi trường sinh thái, đời sống của người dân xung quanh dự án.

Câu 12: vai trò TĐ dòng tiền, tỉ suất trong TĐ DA.

Tỷ suất và dòng tiền của DA là 2 yếu tố quan trong nhất trong việc thẩm định, đánh giá tính hiệu quả của 1 DA. Tỷ suất R được xđ dựa vào các nguồn vay vốn, dòng tiền của DA phụ thuộc vào nd thị trường, kỹ thuật, tài chính. Từ 2 yếu tố này để xác định được các chỉ tiêu hiệu quả.

*Vai trò của tỷ suất R trong TĐ DA

Tỷ suất r liên quan đến đánh giá tính khả thi của DA ĐT. R phản ánh chi phí sử dụng vốn của DA, có tác dụng tính chuyển các khoản thu chi của DA về cùng 1 thời điểm-> sđ giá trị các khoản thu chi về cùng 1 thời điểm-> liên quan đến chỉ số của các chỉ tiêu kết quả, hiệu quả.

Căn cứ vào r để xác định thu nhập thuần của DA. R càng cao thì NPV càng nhỏ.

Tỷ suất R còn đc xem là 1 ngưỡng hay tỷ suất giới hạn đê đánh giá tính hiệu quả của DA. IRR>r giới hạn

*Vai trò của dòng tiền:

Dòng tiền bao gồm dòng các khoản thu chi của DA. Cụ thể

-Dòng các khoản chi phí bao gồm: vốn đầu tư(VCĐ, VLĐ), giá trị bổ sung tài sản, chi phí vận hành năm

-Dòng các khoản thu gồm: doanh thu từng năm vận hành khai thác, các khoản thu khác

Từ dòng tiền xác định được các chỉ tiêu hiệu quả của DA: NPV, IRR, T…

Từ dòng tiền biết đc các khoản thu chi trong từng năm, xác định đc nhu cầu vốn cho từng năm, lãi phải trả trong từng năm, …

Câu 1.1: Pp so sánh đối chiểu được áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư như thế nào? Phù hợp với ndung nào? Vd minh họa?

Trả lời:

·  Phương pháp so sánh đối chiếu là phương pháp thường được áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư

Nội dung pp:so sánh, đối chiếu nội dung dự án với các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu chuẩn định mức ktế kĩ thuật thích hợp, thông lệ(quốc tế và trong nước) cũng như các kinh nghiệm thực tế,phân tích so sánh để lựa chọn pán tối ưu. Phương pháp này tiến hành dựa trên một số chỉ tiêu sau:

-               Tiêu chuẩn thiết kế xây dựng, tiêu chuẩn về cấp công trình do nhà ước quy định hoặc điều kiện tài chính mà dự án có thể chấp nhận được.

-               Tiêu chuẩn về công nghệ, thiết bị trong quan hệ chiến lươc đầu tư công nghệ quốc gia, quốc tế.

-               Tiêu chuẩn đối với loại sản phẩm của dự án mà thị trường đòi hỏi.

-               Các chỉ tiêu tổng hợp như cơ cấu vốn đầu tư, suất đầu tư.

-               Các định mức về sản xuất, tiêu hoa năng lượng, nguyên liệu, nhân công,tiền lương, chi phí quản lí… của ngành theo các định mức kinh tế kĩ thuật chính thức hoặc các chỉ tiêu kế hoạch và thực tế.

Trong quá trình thẩm định, cán bộ thẩm định cũng có thể sử dụng những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình thẩm định các dự án tương tự để so sánh, kiểm tra tính hợp lí, tính thực tế của các giải pháp lựa chọn( mức chi phí đầu tư, cơ cấu khoản mục chi phí, các chỉ tiêu tiêu hao nguyên vật liệu, nhiên liệu hay chi phí nói chung…)

-               Các chỉ tiêu về hiệu quả đầu tư( ở mức trung bình tiên tiến)

-               Phân tích lựa chọn các phương án tối ưu( địa điểm xây dựng, chọn công nghệ thiết bị, giải pháp kĩ thuật và tổ chức xây dựng…)

-               Các tỉ lệ tài chính doanh nghiệp phù hợp với hưỡng dẫn hiện hành của nhà nước, của ngành, đối với từng loại doanh nghiệp.

·  Điều kiện áp dụng: Pp so sánh đối chiếu được cho hầu hết các dự án  và hầu hết các chủ thể. Phù hợp với tất cả các nội dung thẩm định của dự án.

·  Ví dụ minh họa:

Câu 1.2: Ppháp phân tích độ nhạy được áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư như thế nào? Phù hợp với nội dung nào? Ví dụ minh họa?

Trả lời:

·  Phương pháp phân tích độ nhạy được áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư trong việc xem xét sự thay đổi của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án ( lợi nhuận, thu nhập thuần, tỉ suất hoàn vốn nội bộ…) khi các yếu tố có liên quan đến các chỉ tiêu đó thay đổi. Phân tích độ nhạy nhằm xem xét mức độ nhạy cảm của dự án đối với sự biến động của các yếu tố liên quan. Hay nói cách khác, phân tích độ nhạy của dự án nhằm xác định hiệu quả tài chính của dự án trong điều kiện biến động của các yếu tố có liên quan đến chỉ tiêu tài chính đó.

Khi áp dụng phương pháp này sẽ giúp cho chủ đầu tư dự án biết dự án nhạy cảm với các yếu tố nào hay yếu tố nào gây nên sự thay đổi nhiều nhất của chỉ tiêu hiệu quả xem xét để từ đó có biện pháp quản ló chúng trong quá trình thực hiện dự án. Đồng thời nó cũng cho phép lựa chọn những dự án có độ an toàn cao, cho những kết quả dự tính cũng như đánh giá được tĩnh vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả tài chính của dự án.

Trong quá trình thẩm định dự án đàu tư, phương pháp phân tích độ nhạy được thực hiện theo các bước sau:

-               Xác định các yếu tố ảnh hưởng lớn đến các chỉ tiêu hiệu qủa tài chính của dự án.

-               Dự kiến một số tình huống xấu có thể xảy ra trong tương lai đối cới những dự án như: giá các nhân tố đầu vào tăng, giá sản phẩm giảm, các chính sách của nhà nước thay đổi theo hướng bất lợi.

-               Đánh giá tác động của các yếu tố đó đến hq tài chính của DA. Mức độ sai lệch so với dự kiến của các yếu tố ảnh hưởng đến dự án trong những tình huống xấu thường được cọn từ 10% đến 20% dựa trên cơ sở phân tích nhứng tình huống đó đã xảy ra trong quá khứ, hiện tại và dự báo trong tương lai. Trong trường hợp DA vẫn đạt hiệu quả kể cả có nhiều bất trắc thì dự án có độ an toàn cao và ngược lại; trong trường hợp ngược lại cần xem xét và đề xuất các giải pháp hữu hiệu để khắc phục hay hạn chế chúng.

·  Ppháp này phù hợp với nội dung thẩm định tài chính dự án đầu tư.

·  Ví dụ minh họa

Xét một dự án đầu tư có tỉ suất chiết khấu của dự án là 10%. Sử dụng ppháp phân tích độ nhạy để xem sự thay đổi của chỉ tiêu NPV và IRR của dự án khi giá bán sản phẩm thay đổi. Khi mức giá bán ra thay đổi tăng giảm 10% và 20%, chỉ tiêu NPV và IRR của một dự án được tính theo bảng sau:

Chỉ tiêu

Mức giá bán thay đổi

-20%

-10%

0

10%

20%

NPV(tr $)

107

741

1350

1998

2630

IRR(%)

10,5

14,8

18,1

22,03

25,4

Bảng tính trên cho thấy mặc dù giá bán giảm xuống 10% và 20% nhưng NPV vẫn dương và IRR vẫn đảm bảo > 10%. Như vậy khi yếu tố giá bán đầu ra khi giảm (trong mức độ 10% đến 20%) dự án vẫn hiệu quả tức là dự án có độ an toàn cao cho các kết quả dự tính.

Câu 1.3: Phương pháp phân tích rủi ro được áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư như thế nào? Phù hợp với nội dung nào? Ví dụ minh họa.

Trong dự án thì có các loại rủi ro nào, biện pháp hạn chế rủi ro…

Áp dụng trong thẩm định dự án đầu tư:

Dự án là một tập hợp các yếu tố dự kiến trong tương lai, từ khi thực hiện dự án đến khi đi vào khai thác. Quá trình hình thành và thực hiện dự án đầu tư thường rất dài, trong khi đó DA được xây dựng trên cơ sở các dữ liệu giả định cho tương lai, do vậy việc triển khai thực hiện sau này của dự án( ngay cả khi dự án đi vào khai thác) có thể phát sinh nhiều rủi ro không lường trước. Để đbảo tính vững chắc về hiệu quả của dự án, phải dự đoán một số rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp kinh tế hoặc hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất các tác động rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án. Trường hợp rủi ro phát sinh mà dự án vẫn hiệu quả cho thấy DA có độ an toàn cao và ngược lại, cần phải có biện pháp phòng ngừa rủi ro hoặc các biện pháp hành chính thích hợp, hạn chế thấp nhất tác động của các rủi ro hoặc phân tán rủi ro cho các đối tác có liên quan đến dự án.

Rủi ro thường được phân ra làm 2 loại như sau:

Giai đoạn thực hiện dự án:

-   Rủi ro chậm tiến độ thi công. Để hạn chế rủi ro này phải thực hiện kế hoạch đấu thầu, chọn thầu, bảo đảm thực hiện hợp đồng, cam kết hỗ trợ giải phóng mặt bằng của chính quyền địa phương

-   Rủi ro vượt tổng mức đầu tư. Để hạn chế rủi ro này, kiểm tra hợp đồng giá  ( một giá hoặc các điều kiện về phát sinh tăng giá, giá cả khối lượng phải được ấn định).

-   Rủi ro về cung cấp dịch vụ kỹ thuật -  công nghệ không đúng tiến độ, chất lượng không đảm bảo. Để hạn chế rủi ro này phải kiểm tra chặt chẽ hợp đồng , các điều khoản hợp đồng và bảo lãnh hợp đồng.

-   Rủi ro về tài chính như thiếu vốn, giải ngân không đúng tiến độ. Để hạn chế rủi ro này, kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn của bên góp vốn, bên cho vay hoặc tài trợ vốn

-   Rủi ro bất khả kháng. Để hạn chế rủi ro này, kiểm tra các hợp đồng bảo hiểm ( bảo hiểm đầu tư, bảo hiểm xây dựng).

Giai đoạn sau khi dự án đi vào hoạt động:

-   Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào không đầy đủ, không đúng tiến độ. Để hạn chế rủi ro này xem xét hợp đồng cung cấp dài hạn với các công ty cung ứng có uy tín, các điều khoản thỏa thuận về giá cả, xem xét dự án có phương án dự phòng hay không.

-   Rủi ro về tài chính, như thiếu vốn kinh doanh. Để hạn chế rủi ro này, kiểm tra các cam kết đảm bảo nguồn vốn tín dụng hoặc mở L/C tại các cơ quan cấp vốn.

-   Rủi ro về quản lý điều hành: Để hạn chế rủi ro này, đánh giá năng lực quản lý của doanh nghiệp hiện tại ( năng lực điều hành, trình độ chuyên môn, kinh nghiệm của đội ngũ lãnh đạo, quản lý dự án), thẩm định cơ cấu tổ chức và xem xét hợp đồng thuê quản lý dự phòng

-   Rủi ro bất khả kháng. Để hạn chế rủi ro này, kiểm tra bảo hiểm tài sản, bảo hiểm kinh doanh

Một số loại rủi ro trên đã được quy định bắt buộc phải có biện pháp xử lý như: đấu thầu, bảo hiểm xây dựng, bảo lãnh hợp đồng.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#sei