on tap van

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

VĂN

I – Câu 2 điểm:

1.Sơ lược tiểu sử và sự nghiệp sáng tác văn học của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

a. Sơ lược tiểu sử:

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh tên thật là Nguyễn Sinh Cung, sinh ngày 19/05/1890, mất ngày 02/09/1969.

          + Quê hương của người là một miền quê nghèo khó nhưng giàu truyền thống hiếu học và yêu nước, là nơi sản sinh ra những danh nhân hào kiệt giàu lòng yêu nước ; người đã kế thừa truyền thống tốt đẹp của quê hương và gia đình, chủ tịch Hồ Chí Minh đã phấn đấu trở thành lãnh tụ vĩ đại của Việt Nam và là một nhà thơ, nhà văn lớn của dân tộc.

          + Chủ tịch Hồ Chí Minh sinh trưởng trong một gia đình nho học yêu nước, phụ thân người là cụ phó bảng Nguyễn Sinh Sắc một nhà Hán học  uyên thâm, thân mẫu người là cụ bà Hoàng Thị Loan một người phụ nữ Việt Nam nhân hậu giàu lòng vị tha, suốt đời hi sinh vì sự nghiệp của chồng con.

          b. Quá trình hoạt động cách mạng của chủ tịch Hồ Chí Minh:

          + Năm 1911 với cái tên anh Ba chủ tịch Hồ Chí Minh lên một chiếc tàu buôn Pháp tên là Latraơ-Tơrênin tại bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước, người đã đi qua các châu lục như: Á, Âu, Phi, Mỹ Latinh. Tận mắt chứng kiến nỗi thống khổ của nhân dân lao động và sự bóc lột tàn tệ của giai cấp tư sản trong thời kf “hoang dã”.

          + Năm 1920 người tham dự đại hội Đảng xã hội Pháp tại thành phố Tua và trở thành một trong những người sáng lập Đảng cộng sản Pháp.

          + Năm 1924 người sang Matxcơva để dự hội nghị Quốc tế Cộng sản nhưng năm đó đại hội hoãn lại do Lênin bị ốm nặng tại đây người đã được đọc bản luận cương của Lênin về vấn đề các dân tộc thuộc địa và coi đó là phương hướng hoạt động cách mạng của đời mình.

          + Năm 1930 dưới ảnh hưởng và uy tín của người ba tổ chức Cộng sản Việt Nam đã họp tại Cửu Long (Hương Cảng) hợp nhất thành một Đảng duy nhất là Đảng cộng sản Đông Dương.

          + Tháng 8/1945 chủ tịch Hồ Chí Minh đã lãnh đạo phong trào tổng khởi nghĩa cách mạng tháng tám thành công, người đã trở thành Chủ tich nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Từ 1946 – 1969 người luôn giữ những cương vị cao nhất trong các cơ quan Đảng và Nhà nước: Chủ tịch Đảng, Chủ tich Nước.

          c. Sự nghiệp văn học của chủ tich Hồ Chí Minh:

          + Về văn chính luận chủ tịch Hồ Chí Minh có những tác phẩm sau đây:

-Tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” được chủ tịch Hồ Chí Minh viết bằng tiếng  Pháp trong những năm 20 của thế kỷ 20.

- Tác phẩm “Tuyên ngôn độc lập” được chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong ba ngày 28,29,30/8/1945 và được đọc trước hàng vạn quốc dân đồng bào vào ngày 2/9/1945.

          - Tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” được chủ tịch Hồ Chí Minh viết vào ngày 19/12/1946 tại Vạn Phúc – Hà Đông – Hà Nội.

          - Tác phẩm “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống Mỹ cứu nước”  còn có tên “Không có gì quý hơn độc lập, tự do” được viết trong những năm tháng gian khổ nhất trong cuộc kháng chiến chống Mỹ thể hiện quyết tâm của dân tộc Việt Nam trong sự nghiệp giải phóng dân tộc : Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 15 năm hoặc lâu hơn nữa lâu hơn nữa Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố lớn có thể bị tàn phá song nhân dân Việt Nam không sợ, không có gì quý hơn độc lập và tự do”.

          - Di chúc.

          + Về truyện ngắn và kịch :

          -  Truyện ngắn : “Vi hành”, “Lời than vãn của bà Trưng Trắc”, “Paris” … được viết bằng tiếng Pháp trong những năm 20 của thế kỷ 20.

          - Kich : Con rồng tre, nhật ký chìm tàu.

          + Thơ ca: Tập thơ “Nhật ký trong  tù” bao gồm 133 bài thơ được viết bằng tiếng Hán được chủ tịch Hồ Chí Minh viết trong thời gian từ tháng 8/142 đến tháng 9/1943 khi người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tại thị trấn Túc Vinh – Quảng Tây – Trung Quốc.

          - Ngoài ra người còn sang tác nhiều bài thơ bằng chữ quốc ngữ và chữ Hán trong khoảng thời gian từ 1940 đến 1969 .

          - Thơ văn của chủ tịch Hồ Chí Minh đã tố cáo tội ác của thực dân Pháp trong suốt 80 năm chúng xâm lược và đô hộ Việt Nam, đồng thời cổ vũ cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.

          - Thơ văn của chủ tịch Hồ Chí Minh là bức tranh chân dung tự họa về tâm hồn cao đẹp, tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người, trí tuệ sâu sắc của người chiến sĩ Cộng sản vĩ đại Hồ Chí Minh.

          2. Sơ lược tiểu sử và sự nghiệp sáng tác, phong cách thơ của Tố Hữu:

          a. Sơ lược tiểu sử:

          + Tố Hữu tên thật là Nguyễn Kim Thành, sinh năm 1920, mất năm 2002; quê hương ông là làng Cù Lay – xã Quảng Thọ - huyện Quảng Điền – tỉnh Thừa Thiên Huế, quê hương ông là quê hương của chiếc nón bài thơ và tà áo dài tím Huế, là quê hương của những điệu dân ca Nam Ai, Nam Bình mang mác buồn thương, trịu nặng trong long những người xa quê hương.

          + Tố Hữu sinh trưởng trong một gia đình nho học yêu nước, phụ than ông là nột nhà nho nghèo thích sưu tầm ca dao, tục ngữ, thân mẫu của nhà thơ là một người phụ nữ Huế nhân hậu thuộc nhiều làn điệu dân ca xứ Huế. Kế thừa những truyền thống tốt đẹp của quê hương và gia đình, Tố hữu đã phấn đấu trở thành người chiến sĩ cộng sản vĩ đại và nhà thơ lớn của dân tộc.

          b. Quá rình hoạt động cách mạng:

          + Năm 1938 Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương khi ông hoạt động trong phong trào thanh niên, sinh viên trí thức Huế.

          + Tháng 4/1939 ông bị thực dân Pháp bắt giam, chúng giam ông ở nhà lao phủ Thừa Thiên sau đó ở một số nhà giam ở miền Trung và Tây Nguyên. Năm 1942 Tố Hữu vượt ngục và tiếp tục hoạt động cách mạng.

          + Tháng 8/1945 Tố Hữu lãnh đạo phon g trào khởi nghĩa ở thành phố Huế quê hương, cách mạng tháng 8 thành công ông trở thành Chủ tịch Ủy ban kháng chiến thành phố Huế khi mới 25 tuổi. Từ năm 1946 đến 1975 Tố Hữu giữ nhiều cương vị qua trọng trong các cơ quan Đảng : Bí thư trung ương Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị phụ trách văn hóa – văn nghệ; sau năm 1975 Tố Hữu giữ nhiều chức vụ quan trọng trong các cơ quan chính phủ ông làm Phó chủ tich Hội đồng bộ trưởng phụ trách kinh tế.

          c, Sự nghiệp văn học:

          + Tố Hữu được coi là lá cờ đầu của thư trữu tình chính trị, thơ của ông có một phong cách đặc biệt, giọng điệu ngọt ngào đằm thắm chịu ảnh hưởng sâu sắc của ca dao.

          + Những vần thơ tươi sanh của Tố Hữu ca ngợi vẻ đẹp của con người phản ánh chân thực hai cuộc kháng chiến chống Pháp và kháng chiến chống Mỹ đầy hi sinh gian khổ nhưng rất đối hào hùng của dân tộc ta. Thơ Tố Hữu tràn đầy niềm tin vào con người và niềm tin và lẽ phải cao đẹp.

          + Những tập thơ chính: 5 tập thơ chính là: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”.

          + Tố Hữu có những vần thơ xúc động nhất khi viết về quê hương xứ Huế:

“Nối niềm chi dứa Huế ơi

Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên”

               (Nước non ngàn dặm)                           

          3. Sơ lược tiểu sử và sự nghiệp sang tác của Xuân Diệu:

          a. Sơ lược tiểu sử:

          + Xuân Diệu tên thật là Ngô Xuân Diệu, sinh năm 1916, mất năm 1985, quê hương ông là xã Trảo Nha – huyện Cam Lộc – tỉnh Hà Tĩnh. Nơi đây là một miền quê nghèo khó nhưng giàu truyênh thống hiếu học, nơi sản sinh ra những hào kiệt lỗi lạc trong lịch sử dân tộc.

          + Phụ thân của nhà thơ tên là Ngô Xuân Thọ đỗ tú tài kép Hán học vào Bình Định dạy học ông lấy vợ hai là Phạm Thị Hiệp ở vạn Vọ Bồi – huyện Tuy Phước – tỉnh Bình Định sinh ra Xuân Diệu.

          + Xuân Diệu lớn lên ở Quy Nhơn học hết bậc thành chung thì ra Hà Nội học, ông tốt nghiệp trường Cao đẳng canh nông sau đó làm nhân viến sở đoan Hữu Tho một thời gian. Thơ  Xuân Diệu được đăng báo từ năm 1935, trước cách mạng Tháng 8 Xuân Diaauj là nhà thơ nổi tiếng của thơ ca lãng mạn Việt Nam.

          + Xuân Diệu tham gia mặt trận Việt Minh từ trước cách mạng tháng 8/1945, sau cách mạng ông tiếp tục có những đóng góp lớn về thơ ca, văn hóa, nghệ thuật; ông từng là Đại biểu Quốc hội, Ủy viên ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam.

          b. Sự nghiệp văn học:

          + Trước cách mạng tháng 8/1945 Xuân Diệu được mệnh danh là hoàng tử thơ, là nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ, là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ. Những tập thơ chính: tập thơ “Thơ” xuất bản 1938, “Gửi hương cho gió”. Văn xuôi “Phấn thong vàng” xuất bản 1939, “Trường ca” xuất bản 1945.

          + Xuân Diệu có những nỗ lực cách tân thơ Việt trên cơ sở học hỏi nghệ thuật tinh hoa của Chủ nghĩa lãng mạn, tương trưng, siêu thực Pháp, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của nhà thơ Bôđơle ông vua chủ nghĩa tượng trưng Pháp.

          + Sau cách mạng tháng 8 Xuân Diệu có những đóng góp lớn trong lĩnh vực sáng tác thơ ca và nghiên cứu phê bình văn học , ông sáng tác tập thơ “Riêng chung” xuất bản 1960.

          + Trong sự nghiệp sáng tác của mình Xuân Diệu đã thể hiện một phong cách cá nhân độc đáo ông thường sử dụng những ngôn từ mới lạ, cùng với cách thể hiện độc đáo nhằm thể hiện tình cảm nồng nàn da diết, nhiều “ham hố” trước cuộc đời.

          4. Sơ lược tiểu sử và sự nghiệp sáng tác của Nam Cao:

          a. Sơ lược tiểu sử:

          +Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1917, mất năm 1951 (1915 – 1951), quê hương ông là làng Đại Hoàng – huyện Lý Nhân – tỉnh Hà Nam; nơi đây là miền quê nghèo khổ vùng chiêm trũng của đồng bằng Bắc Bộ, những người dân ở đây sống trong cảnh chết ngâm xương sống ngâm da.

          + Nam Cao sinh trưởng trong một gia đình nông dân đông con, ông được học hết bậc thành chung (tương đương tốt nghiệp THCS) sau đó Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống; ông từng làm nhiều nghề khác nhau như: dạy tư, gia sư, thư ký tiệm buôn, viết văn.

          + Năm 1943 Nam Cao gia nhập Hội văn học cứu quốc ở Hà Nội, năm 1945 ông tham gia phong trào khởi nghĩa ở quê hương và được bầu làm Chủ tịch xã.

          + Từ năm 1946 đến 1951 Nam Cao làm phóng viên mặt trận, làm công tác báo chí tuyên truyền ở chiến khu Việt Bắc; tháng 11/1951 trên đường công tác vào vùng hậu địch ở lien khu 3 ông bị thực dân Pháp phục kích và sát hại ở Hoàng Đan – Ninh Bình.

          b. Sự nghiệp sáng tác :

          + Trước năm 1945 Nam Cao là một nhà văn nổi tiếng của dòng văn hiện thực phê phán, ông có những đóng góp sâu sắc ở hai đề tài lớn nông thôn nhân dân, đề tài người trí thức nghèo trong xã hội cũ; những tác phẩm tiêu biểu: tiểu thuyết “Sông mòn”, tuyển tập truyện ngắn Nam Cao bao gồm những truyện ngắn như: Trăng sáng, Đời thừa, Chí Phèo, Lão Hạc …

          + Văn Nam Cao có một phong cách riêng biệt hết sức độc đáo, ông có biệt tài phân tích tâm lý nhân vật, lối viết của ông khách quan tưởng chừng hết sức nghiệt ngã nhưng ẩn sau những dòng chữ, trang văn lại là những tình cảm sự cảm thông của nhà văn dành cho những người nghèo khổ.

          + Nam Cao là nhà văn có quan niệm sáng tác hết sức tiến bộ ông phê phán thứ văn chương lãng mạn ủy mị thoát ly thực tế và kêu gọi các nhà văn dung ngòi bút của mình để mổ xẻ, phê phán những bất công trong xã hội: “ Văn chương không cần đến ánh trăng lừa dối không nên ánh trăng lừa dối, văn chương chỉ có thể là tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than”.

          + Nam Cao đề cao sự sáng tạo cá nhân “Văn chương không cần đến người thợ khéo ty làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho, văn chương chỉ dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi nguồn chưa ai khơi, sáng tạo những gì chưa có”.

          + Sau cách mạng Tháng 8 vừa làm phóng viên mặt trận vừa viết văn những tác phẩm chính gồm có “Nhật ký ở rừng” và truyện ngắn “Đối mắt”. Trong truyện ngắn “Đôi mắt” Nam Cao đã nêu một quan niệm sáng tác tiến bộ đó là: người nghệ sĩ muốn phản ánh chân thực về người nông dân và cuộc kháng chiến thì họ phải có một thế giới quan và một nhân sinh quan cao đẹp.

          5. Sơ lược tiểu sử và sự nghiệp sáng tác:

          a. Sơ lược tiểu sử:

          + Nguyễn Tuân sinh năm 1940, mất năm 1987 , quê hương của nhà văn là làng Mọc, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân, Hà Nội; phụ thân của nhà văn là cu tú kép Nguyễn ÂuLan một nhà nho tài hoa nhưng bất đắc chí.

          + Thửa nhỏ Nguyễn Tuân học chữ nho sau đó ông học ở dưới mái trường Pháp Việt, học đến cuối bậc thành chung thì bị thực dân Pháp đuổi học vì tham gia cuộc bãi khóa của học sinh phản đối việc giáo viên người Pháp nói xấu người Việt Nam.

          + Nguyễn Tuân là người thích “xê dich” trong một chuyến đi vượt qua biên giới không có hộ chiếu ông bị bắt tại Băng Cốc, Thái Lan và bị đưa về nhà giam Thanh Hóa năm 1930.

          + Trước cách mạng tháng 8 Nguyễn Tuân là một nhà văn, nhà thơ của Tự lực văn đoàn, từ năm 1946 – 1947 ông tham gia cách mạng và tiếp tục viết văn, từ năm 1948 – 1958 Nguyễn Tuân là Tổng thư ký Hội văn nghệ Việt Nam.

          b. Sự nghiệp sáng tác:

          + Trước cách mạng tháng 8 các tác phẩm của Nguyễn Tuân chủ yếu xoay quanh ba đề tài : “chủ nghĩa xê dịch”, vẻ đẹp “vang bóng một thời” và đời sống trụy lạc. Tác phẩm tiêu biểu của đề tài “xê dịch” là tác phẩm “Thiếu quê hương” và “Một chuyến đi”. Ở đề tài “vang bóng một thời” Nguyễn Tuân đi tìm vẻ đẹp của những thú chơi tao nhã của những văn sĩ cuối mùa nay vẫn còn vang bóng; tất cả những thú chơi này được Nguyễn Tuân thể hiện trong tập truyện ngắn “Vang bóng một thời” gồm 11 truyện ngắn, được thể hiện thong qua những con người thuộc lớp nhà nho bất đắc chí, tuy đã thất thế, nhưng không chịu làm lành với chế độ thực dân (trong số này cũng có người có khí phách ngang tang của Huấn Cao trong “Chữ người tử tù”). Còn ở đề tài đời sống trụy lạc, những tác phẩm của Nguyễn Tuân thường thể hiện một nhân vật tôi hoang mang bế tắc, tìm cách thoát li trong đàn hát, trong rượu và thuốc phiện; tất cả thú chơi xa hoa một thời được Nguyễn Tuân thể hiện trong tác phẩm “Chiếc lư đồng mắt cua”.

          + Nguyễn Tuân chịu ảnh hưởng triết lý song cực đoan, sống “xê dịch” của Ăngđơre nhà văn Pháp người được giải thưởng Nôben văn học năm 1947.

          + Những sáng tác của Nguyễn Tuân thường hướng tới những con người tài hoa nghệ sĩ, ông thể hiện sự trân trọng nâng niu những truyền thống văn hóa của ông cha và nó thể hiện tình cảm yêu nước.

          + Nguyễn Tuân thể hiện cái “ngông” để phản đối chế độ thực dân phong kiến trước cách mạng tháng 8.

          + Sau năm 1945 Nguyễn Tuân có những đóng góp lớn cho văn học, ông ca ngợi tổ quốc, ca ngợi tổ quốc, ca ngợi những người dân bình thường và vẻ đẹp tài hoa nghệ sĩ của họ, tác phẩm tiêu biểu là tập tùy bút “Sông Đà” 1960, “Hà Nội ta đánh My giỏi” 1972, “Kí” 1976.

II – Câu 3 điểm:

          1. Viết không quá 600 từ về ý kiến của Tiến sĩ Thân Nhân Trung khắc trên bia đá trong Văn Miếu Quốc Tử Giám “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”:

          Từ xưa tới nay sự phát triển hưng thịnh hay suy vong của một đất nước đều do yếu tố con người, trong suốt 1000 năm dựng nước và giữ nước dân tộc Việt Nam đã hiểu rõ tầm quan trọng của người tài trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước, điều này được thể hiện trong ý kiến của Tiến sỹ Thân Nhân Trung được khắc trên bia đá tại Văn Miếu Quốc Tử Giám: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia”.

          Vậy muốn hiểu thấu đáo ý kiến của Thân Nhân Trung chúng ta cần giải thích thế nào là người hiền tài, nhiều ý kiến thống nhất cho rằng người hiền tài nhất là người biết sử dụng những người hiền tài; những con người ấy có năng khiếu bẩm sinh, do sự ngẫu nhiên của lịch sử những con người ấy trở thành người đứng cao nhất của đất nước, người ấy hiểu được nguyện vọng của nhân dân, đồng thời bảo vệ sự độc lập lãnh thổ, người ấy biết tạo niềm tin trong nhân dân xây dựng đất nước hùng mạnh đem lại đời sống tự do cho nhân dân.

          Theo Thân Nhân Trung nhà quân sự lỗi lạc của hoàng đế Quang Trung, người từng viết “Chiếu cầu hiền” người hiền tài là những người giỏi mưu lược, giỏi học thuật, người giỏi về kĩ nghệ mở rộng ra đó là những người giỏi nhất trong chính trị, kinh tế, quốc phòng và an ninh.

          Người hiền tài là những người người có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc tạo dựng niềm tin cho nhân dân, có người hiền tài ở vị trí quan trọng khiến cho kẻ thù khiếp sợ, nhân dân tin tưởng đất nước có sự ổn định phát triển đó là quy luật muôn đời trong sự phát triển của nhân loại. Điểm lại lịch sử Việt Nam khi ta biết sử dụng người hiền tài đất nước Đại Việt bảo vệ được nền độc lập phát triển dân tộc; dưới thời nhà Lý, Lý Thường Kiệt đánh tan quân Tống trên dòng song Như Nguyệt; thời nhà Trần, Trần Hưng Đạo đã biết sử dụng những người hiền tài ở tầng lớp bình dân như: Yết Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Trương Hán Siêu vua tôi đã đoàn kết ba lần đánh tan quân Nguyên. Trong xã hội hiện đại Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sử dụng những người hiền tài không phân biệt nguồn gốc, đảng phái trong và ngoài nước, người kêu gọi những tri thức nổi tiếng về xây dựng đất nước như: Trần Đại Nghĩa, Nguyễn Khắc Việt, Lương Đình Của … Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mĩ nhiều tướng lĩnh xuất thân từ tầng lớp bình dân nhưng có tài năng đã đưa các cuộc kháng chiến của ta đều thắng lợi.

          Kể từ năm 1980 đến nay Đảng và Nhà nước ta đổi mới nền kinh tế đi theo kinh tế thị trường mang tính định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm mục đích xây dựng một xã hội dân giàu nước mạnh, một xã hội dân chủ văn minh. Ta đã trải qua mấy chục năm chiến tranh nền kinh tế bị tàn phá nặng nề,tư duy bao cấp còn nặng nề; bên cạnh đó mặt trái kinh tế thị trường một bộ phận dân chúng coi đồng tiền là mục đích, lao vào cơn lốc kiếm tiền bất chấp đạo lý dẫn đến hiện tượng tham nhũng băng hoại đạo đức; trong nhiều nghị quyết của Đảng, Đảng ta đã coi tham nhũng là quốc nạn đồng thời học hỏi các nền kinh tế phát triển để xây dựng đất nước hung mạnh. Đảng và chính phủ ta đã cử hàng ngàn sinh viên ưu tú đi học tại các nước Đông Âu và Liên Xô trước năm 1990; cử hang ngàn sinh viên ưu tú đi học tại các nước phát triển sau năm 2000 để tạo điều kiện hùng mạnh trong việc xây dựng đất nước; trong nội bộ ta cử nhiều cán bộ giỏi giữ những cương vị quan trọng của nước nhà, chúng ta tin tưởng rằng với truyền thống hiếu học và trọng dụng những tài đất nước ta sẽ đột phá trong những năm tới xây dựng một đất nước giàu mạnh.

          2. Viết không quá 600 từ về tình phụ tử:

          Trong lịch sử loài người, từ khi xã hội nguyên thủy xuất hiện cho đến xã hội hiện đại ngày nay, gia đình có vai trò hết sức quan trọng trong xã hội, nó là một tế bào nhỏ trong một xã hội rộng lớn; gia đình là nơi giúp cho các thế hệ nối tiếp hình ảnh, nhân cách lối sống là nơi thắp sáng ước mơ và khát vọng cho thế hệ trẻ. Trong gia đình tình cảm cha con

(tình phụ tử) là hết sức quan trọng.

          Người cha dung để chỉ người đã sinh ra những đứa con sau khi người đàn ông kết hôn với một người phụ nữ nhất định, một xã hội, một đất nước muốn trường tồn phụ thuộc vào lưu giữ và phát triển giống nòi là một công việc hết sức thiêng liêng tồn tại từ đời này sang đời khác. Trong gia đình tình cảm của người cha có vai trò hết sức quan trọng trong việc xây dựng gia đình thành tổ ấm, tính cách mạnh mẽ cachs nghĩ sâu sắc của người đàn ông thường ảnh hưởng rất lớn đến con cái nhất là con trai, người con khi trưởng thành bao giờ cũng nhớ về công lao trời biển của cha mẹ:

“Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”

                                           (Ca dao)

          Trong gia đình người cha thường được coi là trụ cột, người cha có trách nhiệm kiếm tiền nuôi sống gia đình, những công việc nặng nhọc trong gia đình, những việc lớn trong gia đình thường do người cha quyết định sau khi tham khảo ý kiến của người mẹ có thể của con cái khi chúng đã trưởng thành, một người cha mẫu mực sẽ trở thành hình mẫu đẹp trong suốt cuộc đời con cái. Những người con thành đạt hạnh phúc thường sinh trưởng trong một gia đìnhnề nếp, trong đó người cha có nhiều công sức tạo dựng cho cả gia đình một mái ấm hạnh phúc.

          Tuy nhiên cha và mẹ lại có thiên chức khác nhau trong nuôi dưỡng, giáo dục con cái nếu người cha chịu trách nhiệm những việc lớn trong gia đình, người cha thường nghiêm khắc với con cái thì người mẹ là hình mẫu cho sự bao dung là tấm gương cho sự vị tha và đức hi sinh. Dưới thời phong kiến nho giáo xây dựng một xã hội trên cơ sở kết hợp giữa biểu tượng của quyền uy(nhà vua) biểu tượng của gia đình(người cha) và biểu tượng của học vấn(thần) “quân, sư phụ”. Trong xã hội phong kiến người phụ nữ không có vị trí quan trọng trong xã hội hầu như không được học hành, không được đảm trách trong xã hội; mà chỉ được đảm nhận việc chăm sóc con cái, nâng khăn sửa túi chồng và công việc bếp núc. Những người con sinh ra và lớn lên trong một gia đình nếu người cha có biểu hiện độc đoán gia trưởng thì tính cách của đứa con khi trưởng thành sẽ không hoàn thiện sẽ va vấp khi tham gia xã hội. Những người con khi nghĩ về cha mình thường nghĩ về những kỉ niệm thiêng liêng nhất. Trong hang năm chữ trung , hiếu luôn được đặt lên hang đầu nhưng trong sử sách cũng có những người con do hoàn cachr mà không làm tròn được chữ trung và chữ hiếu, Ngũ Viên người Trung Hoa sống ở thời Đông Chu liệt quốc vì báo thù cho cha và anh mà quật mộ Sở Hiền Vương.

          Trong thực tế cuộc sống những đứa con trong gia đình do không được giáo dục đầy đủ do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ ngoài xã hội mà trở thành những đứa con hư, những đưa con bất hiếu đối với cha mẹ, một bộ phận thanh thiếu niên hiện nay không có khát vọng vươn lên trong cuộc sống tìm những thú vui trong các quán internet, vũ trường, cờ bạc; chúng trở thành những đứa con nghịch tử làm đau long cha mẹ và có tác động tiêu cực đối với xã hội, mầm mống tội phạm bắt nguồn từ những thanh thiếu niên không được giáo dục thường xuyên trong gia đình và không có lý tưởng sống. Trong những năm tới để phát triển đất nước theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa toàn xã hội cần có cuộc vận động rông lớn tạo công ăn việc làm cho thanh niên, gia đình và xã hội quan tâm đến việc học hành, vui chơi giả trí của thanh thiếu niên; Nhà nước cân có những chế tài mạnh đối với nững quán net và những tụ điểm vui chơi giải trí không lành mạnh và những người lớn trong đó có những người cha vừa quan tâm đúng mực vừa đặt long tin vào thanh thiếu niên, thế hệ tương lai của đất nước.

          3. Viết không quá 600 từ về vai trò của CNTT đối với thanh niên:

          Công nghệ thông tin là một lĩnh vực khoa học công nghệ mới mẻ của nhân loại ứng dụng kỹ thuật số vào công nghệ thông tin và truyền thông,CNTT mang tính đột phá trong khoa học cũng như có vai trò to lớn đối với thế hệ trẻ.

          Nhờ ứng dụng kỹ thuật hiện đại lĩnh vực thông tin và truyền thông, công nghệ internet trở thành một kho tri thức khổng lồ giúp con người thỏa mãn nhu cầu học tập, trao đổi tâm tư tình cảm, dịch vụ thương mại điện tử, quản lý Nhà nước từ các trang chính phủ điện tử giúp cho con người nâng cao hiệu quả của bộ máy hành chính, tiết kiệm thời gian, tiền bạc sự xuất hiện mạng internet, máy vi tính ở nửa cuối thế kỷ 20 sau đó CNTT đã có những bước tiến vũ bão được ứng dụng rộng rãi trong các lĩnh vự quốc phong, an ninh, kinh tế, khoa học kỹ thuật, giải trí, trên thế giới xuất hiên nhiều cường quốc CNTT như Mỹ, Nga, Ấn Độ, Singapo; ta thấy xuất hiện những tỷ phú về CNTT mà tài sản của họ bằng tổng sản phẩm thu nhập quốc dân của một quốc gia trung bình.

          Ở Việt Nam CNTT với sự phát triển bùng nổ hơn 20 năm chúng ta đã có những tập đoàn kinh doanh về CNTT như FPT những thu nhập hàng năm từ CNTT được trên 2 tỷ đôla góp phần nâng cao tổng sản phẩm thu nhập quốc dân, Đảng và Nhà nước ta có khát vọng xây dựng Việt Nam trở thành một cường quốc về CNTT đã xây dựng khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc với sự giúp đỡ của Nhật Bản để xây dựng một khu công nghiệp nghiên cứu chat lượng cao về CNTT, những lĩnh vực nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh từ CNTT; tạo nhiều công ăn việc làm cho thanh niên, đề án 322 của chính phủ mỗi năm cử hang chục nghìn sinh viên ưu tú đi du học tại các nước phát triển về khoa học kỹ thuật, tiếp thu CNTT để về xây dựng đất nước. Tất cả các trường đại học ở Việt Nam đều có khoa CNTT, đã mở ra một chân trời rộng lớn cho thanh niên trong việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, xóa bỏ kiểu tư duy tiểu nông trong thanh niên Việt Nam.

          Trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới, trong quá trình sử dụng mạng internet toàn cầu chúng ta cũng cần nhận rõ những tác hại từ CNTT, việc mở các quán net tràn lan, cho các công ty game quảng cáo kinh doanh trên các phương tiên thông tin truyền thong đã dẫn tới một số lượng không nhỏ thanh thiếu niên bê trễ học hànhl]ời lao động say mê những trò chơi điện tử, thỏa mãn những mơ ước từ thế giới ảo dẫn tới suy kiệt về sức khỏe, thậm chí dẫn tới phạm tội, nhiều trang web mang nội dung độc hại có quan niệm suy đồi, những trang mạng của phần tử cực đoan chống phá công cuộc xây dựng của nước ta đã được thanh niên sử dụng không có chọn lọc dẫn tới có những cách nhìn tiêu cực, những trang mạng suy đồi tuyên truyền một lối sống dồi trụy ảnh hưởng tới lối sống của một bộ phận thanh niên.

          Trước thực trạng đó Nhà nước ta đã có một số biện pháp quản lý hành chính nhằm ngăn chặn những tác hại của CNTT như cấm các quán net mở gần trường học trong phạm vi 200m, cấm các trò chơi trên mạng mở quá 22h, nhà trường kết hợp đoàn thể, gia đình giáo dục thanh thiếu niên, hướng thanh thiếu niên vào những công việc mạng lại lợi ích cho xã hội, hạn chế giời chơi game trong gia đình.

          Trong những năm tới Nhà nước ta sẽ tiếp tục phát triển các dự án về CNTT nhằm mục đích sử dụng CNTT trong việc phát triển khoa học kỹ thuật ứng dụng vào an ninh quốc phòng tạo điều kiện cho thanh niên tiếp nhận những tri thức tiên  tiến nhất của thế giới nhằm xây dựng và phát triển đất nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển vào năm 2020.

          4. Viết không quá 600 từ bàn về vai trò của môi trường và cuộc sống con người:

          Môi trường chính là thế giới xung quanh ta, là hành tinh xanh mang theo sự sống của nhân loại, môi trường chính là biển khơi xanh thẳm, rừng núi bao la bạt ngàn … Môi trường có sự ảnh hưởng nhất định tới sự tồn tại phát triển của nhân loại sự thỏa mãn những yêu cầu vật chất, tinh thần của con người; nếu con người làm trái quy luật tự nhiên khiến môi trường nổi giận, cuộc sống của nhân loại có thể bị hủy diệt.

          Từ khi con ngườ sinh sôi trên Trái Đất, sau đó có những bước tiến lớn để tiến tới một xã hội văn minh, con người không ngừng khám phá, giải thích về môi trường để chế ngự nó khai thác nó nhằm mục đích thỏa mãn những nhu cầu vật chất và tinh thần của con người. Theo quan niêm của con người phương Đông môi trường được tổng kết trong năm yếu tốKim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ; nhiều nền văn minh của nhân loại đề cao tầm quan trọng của đất nước coi đó là yếu tố khởi nguồn của sự sống, môi trường hay nói cách khác thiên nhiên xung quanh ta có vai trò quyết định sự tồn tại hoặc hủy diệt xã hội loài người, con người muốn tồn tại thỏa mãn những nhu cầu về ăn, ở, mặc và đi lại, họ tìm cách khai thác tài nguyên, khai thác nước, tận dụng những nguyên, nhiên liệu trên Trái Đất, dưới mặt nước trong long biển sâu nhằm phục vụ nhu cầu của con người. Chúng ta cần nêu rõ thực trạng của con người đối với môi trường và thiên nhiên giúp cho mọi người nhận thức được tầm quan trọng của môi trường cũng như xác định được ý thức bảo vệ nó. Do quá trình khai thác tài nguyên như nguyên liệu dùng trong các nhà máy sử dụng khoáng sản để phục vụ cho công ngiệp, con người đã tàn phá môi trường một cách khủng khiếp khu rừng rậm Amarôn(Braxin) được coi là lá phổi xanh của Trái Đất bị khai thác gỗ bừa bãi dẫn tới ảnh hưởng của khí hậu Trái Đất. Trong quá trình công nghiệp hóa nhiều nước đã thải khí thải một cách bừa bãi lên tầng khí quyển khiến cho tầng ozôn bảo vệ Trái Đất thủng một lỗ lớn gây ảnh hưởng cho sức khỏe của con người. Những cuộc chiến tranh đã tàn phá môi trường một cách khủng khiếp, các cuộc đại chiến lần thứ hai, chiến tranh Triều Tiên, chiến tranh Việt Nam những kẻ đi xâm lược đã sử dụng những chất hóa học như bom Napan để đốt cháy rừng, chất độc Điôxin mà quân đội Mỹ đã thả xuống những cánh rừng ở Việt Nam khiến cho nhiều cánh rừng bị chết và làm nhiễm độc nguồn nước. Trong đại chiến lần thứ hai Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản là Hirôsima và Nagasaki giết chết hang chục ngàn người dân vô tội chất phóng xạ thấm sâu vào long đất và nguồn nước khiến cho các thế hệ các con cháu của người Nhật Bản vẫn phải gánh chịu những hậu quả nặng nề. Việc xây dựng các nhà máy điện nguyên tử không kiểm soát chặt chẽ ảnh hưởng lớn đến môi trường của nhân loại, sau vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Trecnôbơn của Nga bụi phóng xạ đã bay hàng trăm km bao phủ cả bầu trời Châu Âu; vụ nổ nhà máy điện nguyên tử Fukushima ở Nhật Bản đã khiến cho phóng xạ nhiễm vào thực phẩm, nguồn nước gây nguy hiểm cho những người dân sống gần đó. Tại Việt Nam  nạn phá rừng đầu nguồn, nạn thải các chất độc hại ra các dòng song khiến cho nhiều vùng bị ô nhiễm nặng nề, báo chí đã nêu ra cảnh xuất hiện làng ung thư gần nhà máy hóa chất ở Việt Trì, những dóng song ở Hà Nội như sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu đã biến thành những dòng sông chết, sông đen gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người dân thủ đô; việc phá rừng đầu nguồn khiến cho lũ lụt xảy ra nhiều hơn, gây ra những cái chết đau long cho những người dân sống ở vùng gần song suối, gây ngập lụt ở những vùng đồng bằng rộng lớn.

          Trong kháng chiến chống Mỹ, đế quốc Mỹ đã dung bom napna, chất độc màu da cam đã hủy diệt hàng nghìn hecta rừng dọc theo đường Trường Sơn đã thấm sâu vào lòng đất ở những nơi đế quốc Mỹ đã thả và tại các sân bay mà Mỹ dùng để chứa chất độc màu da cam trong đó nghiêm trọng nhất là ở sân bay Đà Nẵng. Hàng chục năm sau chất độc ấy vẫn hoành hành, những bệnh tật truyền từ đời này sang đời khác, chất độc màu da cam chính là nhức nhối của dân tộc Việt Nam sau chiến tranh. Việc tàn phá môi trường do tâm lý tiểu nông của người Việt, do quy hoạch xây dựng các khu đô thị bừa bãi, việc vận chuyển vật liệu xây dựng không đảm bảo an toàn khiến cho Hà Nội và nhiều thành phố lớn trong cả nước bị ô nhiễm không khí nặng nề; trước thực trạng trên Nhà nước ta đã có một số biện pháp nhằm bảo vệ môi trường như : tuyên truyền, tăng cường giáo dục cho học sinh, sinh viên về tầm quan trọng của môi trường trong các bài giảng ở trường phổ thông, trương đại học nhằm giúp cho mọi người thay đổi những tập quán gây tác hịa cho môi trường. Thành lập cơ quan quản lý Nhà nước về môi trường như Bộ tài nguyên môi trường, trong nghành Công an thành lập phòng Cảnh sát môi trường có chế tài mạnh đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân làm ô nhiễm môi trường. Nhà nước cũng rà soát lại cácdwh abs khu công nghiệp và đô thị đình chỉ các dự án treo, nêu ra các yêu cầu về an toàn môi trường đối với các khu công nghiệp và khu đô thị mới. Nhà nước ta phối hợp với Liên Hợp Quốc tổ chức trồng rừng tái sinh phủ xanh đất trống đồi trọc nhằm làm giảm thiểu nạn lở đất, lũ lụt ở thượng nguồn. Khi quy hoạch xây dựng thủ đô và quy hoạch nhiều thành phố lớn Nhà nước ta đã chú ý đến các cây xanh với tỉ lệ nhất định để có một bầu không khí trong lành, trong các năm tới ngoài sự phát triển kinh tế nước ta cũng chú trọng tới việc bảo vệ môi trường, ngoài các biện pháp quản lý của Nhà nước còn cần có sự tự giác của người dân trong việc bảo vệ môi trường. Như vậy chúng ta sẽ thỏa mãn được những nhu cầu về vật chấtconf được sống trong một bầu không khí trong lành, những công viên cây xanh, những dòng sông trong mát của thủ đô và các thành phố lớn sẽ làm cho đời sống của con người có them những giá trị về tinh thân.

          III – Câu 5 điểm:

          1. Phân tích bài thơ “Tây tiến” của Quang Dũng:

          Quang Dũng tên thật là Bùi Đình Diệm, sinh năm 1921, mất năm 1988, quê hương ông là làng Phượng Trì, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội nơi đay là mảnh đất xứ Đoài mang trong mình những trầm tích văn hóa của lịch sử; là nơi sản sinh ra những danh nhân hòa kiệt nổi tiếng. Quang Dũng thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp ông có những bài thơ hay nhất viết về quê hương và hình ảnh anh chiến sĩ bộ đội cụ Hồ, bài thơ “Tây tiến” được Quang Dũng viết năm 1948 lúc đầu có tên “Nhớ Tây tiến”. Trong bài thơ này nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện dòng hồi ức lắng sâu về mảnh đất Tây Bắc hoang sơ, dữ dội, hiểm trở nhưng cũng nên thơ và lãng mạn đồng thời phản ánh những gian khổ hi sinh của người lính Tây Tiến, ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của người lính Tây Tiến.

          Tây Tiến là một đơn vị quân đội được thành lập năm 1947 có nhiệm vụ phối hợp với quân đội Lào bảo vệ biên giới Việt – Lào, địa bàn hoạt động của đoàn quân Tây Tiến bao gồm Sơn La, Lai Châu, Hòa Bình, miền Tây Thanh Hóa và Thượng Lào; những chiến sĩ Tây Tiến phần đông là các thanh niên trí thức Hà Nội mặc dù họ phải chiến đấu ở địa bàn khó khăn gian khổ nhưng họ vẫn yêu đời lãng mạn và hào hoa, ở vào thời điểm đó Quang Dũng là Đại đội trưởng trong binh đoàn Tây Tiến đến năm 1948 Quang Dũng chuyển sang đơn vị khác, ông sáng tác bài thơ “Tây Tiến” nhằm thể hiện nỗi nhớ về những người đồng đội của mình, nhớ mảnh đất Tây Bắc đã gắn bó với Quang Dũng trong cuộc đời quân ngũ.

          Mở đầu bài thơ “Tây Tiến” nhà thơ Quang Dũng thể hiện dòng cảm xúc bồi hồi sâu lắng khi nhờ về mảnh đất Tây Bắc hoang sơ, mảnh đất của những cánh rừng đại ngàn, nơi có những dãy núi chập chùng, những đèo dốc cheo leo hiểm trở:

                                      “Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!

                                      Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”

          Nhà thơ sử dụng từ láy “chơi vơi”, điệp từ “nhớ” nhằm khắc họa hình ảnh ấn tượng mảnh đất Tây Bắc vùng rừng núi nổi tiếng “ma thiêng nước độc”, những phong tục tập quán khác lạ, Quang Dũng với những đồng đội Tây Tiến là những đứa con của vùng châu thổ song hồng thường quen hình ảnh phố phường Hà Nội hay những cánh đồng lúa chin thẳng cánh cò bay ở vùng đồng bằng nay ngỡ ngàng khác lạ về núi rừng; ca dao xưa có ấn tượng về mảnh đất Tây Bắc “rừng thiêng nước độc”:

“Thương nhau cho thịt cho xôi

Ghét nhưu cho đến Kim Bôi, Hạ Bì”

          Tiếp đó nhà thơ Quang Dũng đã  liệt kê một loạt các địa danh của Tây Bắc như  Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mương Thịnh, Mai Châu những địa danh mà đoàn quân Tây Tiến đã đi qua với biêt bao ngọt ngào của tình quân dân thắm thiết với biết bao vất vả, mưa nắng ở địa bàn dữ dội hiểm trở; Quang Dũng đã sử dụng từ láy “khúc khuỷu”, “thăm thẳm”, “heo hút” để đặc tả sự dữ dội nguy hiểm của núi rừng Tây Bắc:

                             “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

                             Mương Lát hoa vè trong đêm hơi

                             Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm

                             Heo hút cồn mây súng ngút trời

                             Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống

                             Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”

          Sự dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc được Quang Dũng thể hiện băng những hình ảnh vực sâu “thăm thẳm”, những dốc núi cao vút, những cơn mưa trắng trời trắng nước ở miền thượng nguồn, những tiếng thác nước gầm thét và tiếng cọp true người trong đêm.

          Sự dữ dội của thiên nhiên Tây Bắc được Tố Hữu thể hiện trong bài thơ “Hoan hô chiến sĩ Điện Biên”:

                             “Dốc Pha Đin, chị gánh anh thồ

                              Đèo Lũng Lô, anh hò chị hát

                             Dù bom đạn xương tan, thịt nát”

          Ở một khía cạch khác nhà thơ Quang Dũng đã thể hiện vè đẹp hoang sơ và lãng mạn của núi rừng Tây Bắc, thể hiện vẻ đẹp của những phong tục tập quán khác lạ của nhân dân các đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Bắc; hình ảnh hoa lau phất cờ trên đường đi, hình ảnh chiếc thuyển độc mộc dưa thoi trên song nước và những đêm lửa trại thể hiện rình quân dân thắm thiết đã trở thành những kỉ niêm, những bài ca không thể nào quên trong đời quân ngũ:

                             “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa

                              Kìa em xiêm áo tự bao giờ

                              Khèn lên man điệu àng e ấp

                              Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ

                              Người đi Châu Mộc chiều sương ấy

                              Có thấy hồn lau nẻo bến bờ

                              Có nhớ dáng người trên độc mộc

                              Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”

          Nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa những tập quán khác lạ của Tây Bắc, hình ảnh tiếng khèn man điệ dùng để chỉ điệu nhạc, điệu múa của các dân tộc thiểu số miền núi, hình ảnh “kìa em xiêm áo tự bao giờ” đã đặc tả vẻ đẹp của các thiếu nữ người dân tộc thiểu số với những trang phục riêng biệt hết sức khác lạ so với trang phục của người miền xuôi.

          Trong bài thơ “Tây Tiến” nhà thơ Quang Dũng đã phản ánh những gian khổ thiếu thốn và hi sinh của người lính Tây Tiến đồng thừoi ca ngợi những phẩm chất cao đẹp trong tâm hồn họ.

          Phải hành quân qua địa bàn hiểm trở “rừng thiêng nước độc” thiếu thốn trăm bề nhiều người lính Tây Tiến đã hi sinh trên đường hành quân:

                             “Anh bạn dãi dầu không bước nữa

                              Gục trên sung mũ bỏ quên đời!”

          Tác giả sử dụng từ láy “dãi dầu”, biện pháp nói giảm “bỏ quên đời” nhằm thể hiến những vất  vả của người lính Tây Tiến trên chặng đường hành quân nhiều người lính Tây Tiến đã chết vì kiệt sức.

          Khi hành quân qua miền Tây Bắc xa xôi hàng tháng đi trong rừng, thiếu ăn, bệnh tật hành hạ những người lính Tây Tiến, nhớ khi dừng lại ở đất Mai Châu nhìn bữa cơm lên khói mà buâng khuâng và những bữa cơm nếp nương ăn trong suốt mùa rồi để nhớ về Hà Nội:

                             “Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói

                              Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”

          Nhiều người lính Tây Tiến bị căn bệnh sốt rét hành hạ đầu rụng hết tóc:

                             “Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc

                               Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

          Ở biên giới xa xôi nhiều người lính Tây Tiến đã hi sinh, nhà thơ Quang Dũng sử dụng hình ảnh “áo bào thay chiếu” để giảm nhẹ cái xót xa cho cái chết của người lính Tây Tiến. Theo những nhân chứng lich sử kể lại khi thấy người lính Tây Tiến không chịu được cái rét cắt da cắt thịt của Tây Bắc trong mùa đông, đồng bào dân tộc thiểu số đã cho họ chiếu để cho đỡ rét khi họ chết thì bó chiếu để liệm không quan tài.

          Bài thơ “ Tây Tiến “ của Quang Dũng đã ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của anh bộ đội cụ Hồ trong kháng chiến chống Pháp những người lính Tây Tiến mặc dù xa quê hương nhưng vẫn lãng mạn yêu đời họ vẫn nhớ về quê hương Hà Nội, nhớ về những cô gái Hà Nội xinh đẹp như những cô kiều:

                             “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

                               Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”

          Từ “kiều thơm” mang ý nghĩa tượng trưng dùng để chỉ sự thanh lịch của những cô gái Hà Nội.

          Nhà thơ Quang Dũng đã ca ngợi những người lính Tây Tiến là những chiến sĩ có lý tưởng, sẵn sang hi sinh tuổi thanh xuân của mình vì sự nghiệp giải phóng dân tộc:

                             “Rải rác biên cương mồ viễn xứ

                               Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh

                               Áo bào thay chiếu anh về đất

                               Sông Mã gầm lên khúc độc hành”

          Nhà thơ sử dụng một loạt từ Hán Việt “viễn xứ”, “độc hành”; sử dụng hình ảnh “đời xanh” để chỉ hình tượng tuổi trẻ nhằm thể hiện lý tưởng cao đẹp của người lính Tây Tiến đồng thời phản ánh những hi sinh mất mác của người lính Tây Tiến.

          Trong khổ thơ kêt nhà thơ Quang Dũng đã ca ngợi những người chiến sĩ Tây Tiến là những người có tinh thần lớn lao sẵn sang hi sinh để hoàn thành nhiệm vụ:

                             “Tây Tiến người đi không hẹn ước

                               Đường lên thăm thẳm một chia phôi

                               Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy

                               Hồn về Sầm Nứa chẳng về xuôi”

          Bài thơ “Tây Tiến” là một bài thơ đỉnh cao trong sự n ghiệp sáng tác của Quang Dũng. Với cảm xúc nồng cháy, với ngôn ngữ thơ ca cô đọng giàu hình ảnh, hình tượng nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa được vẻ đẹp tâm hồn người lính trong chiến tranh vệ quốc chính nghĩa đồng thời nhà thơ cũng thể hiện những tình cảm nồng đọng nhất với con người Tây Bắc, những tâm sự phấn nào của Quang Dũng giống với Chế Lan Viên khi sáng tác bài thơ “Tiếng hát con tàu”

                             “Nơi nào qua lòng chẳng yêu thương

                               Khi ta ở, chỉ là nơi đất ở

                               Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn!”

          2. Cảm nhận về vẻ đẹp của dòng sông Hương trong bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường:

          Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế, quê gốc của nhà văn ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị một mảnh đất miền Trung đầy gió Lào và cát trắng; Hoàng Phủ Ngọc Tường là một nhà văn chuyên viết về bút ký, nét đặc sắc trong sáng tác của ông là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ và chất trữ tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lý và thi ca; từ đó nhà văn thể hiện tình yêu với quê hương Huế nói riêng và tình yêu thắm nồng với quê hương đất nước nói chung.

          Trong phần đầu của bút ký “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Hương trong chiều sâu của yếu tố địa lý, nhà văn đã sử dụng ngôn ngữ sang trọng nhất, hoàn mỹ nhất để thể hiện vẻ đẹp của dòng sông Hương khi nó chảy ở vùng thượng lưu, khi dòng sông Hương lờ lững trôi qua cánh đồng Chấu Hóa đầy hoa dại, khi dòng sông Hương chảy qua cố đô Huế; tác giả đã sử dụng tràn ngập các biện pháp tu từ nhân hóa, cường điệu để thể hiện vẻ đẹp của dòng sông Hương giữa lòng Trường Sơn. Sông Hương mãnh liệt bởi những ghềnh thác cuộn xoáy như cơn lốc vào những đáy vực sâu bí ẩn; sông Hương có lúc trở nên dịu dàng và say đắm giữa những dặm dài trói lọi màu đỏ của hoa đỗ quyên rừng ở thượng lưu sông Hương được ví với một cô gái Digan phóng khoáng và man dại, khi chảy qua rừng già sông Hương nhanh chóng dịu dàng và trí tuệ, trở thành người mẹ phù xa của một vùng văn hóa xứ sở. Tác giả ví dòng sông Hương với vẻ đẹp của cô gái nằm ngủ mơ màng giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại, sông Hương mang một vẻ đẹp tuyệt mỹ khi nó chuyển dòng lien tục; tác giả liệt kê một loạt các địa danh như vấp Ngọc Trản, bãi Nguyệt Biều – Lương Quán, Vọng Cảnh, Tam Thai,Lưu Bảo nơi dòng sông Hương đã uốn những đường cong tuyệt mỹ, thật mềm. Khi đến gần cố đô Huế sắc nước sông Hương chuyển nên xanh thẳm, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã thể hiện vẻ đẹp của dòng sông Hương bởi màu nước sông biến đổi nhiều màu sắc trong ngày: “những ngọn đồi này tạo nên những mảng phản quang nhiều màu sắc trên nền trời tây nam thành phố, “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím”.

          Sông Hương đẹp và thơ mộng bởi những vẻ đẹp hai bên dòng sông đó là những lăng tẩm, cung điện nguy nga triều Nguyễn được phong kín trong những rừng thông và vẻ đẹp nên thơ của những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà. Sông Hương trở nên sâu lắng, triết lý bởi tiếng chuông chùa yên ngủ ngân nga, sông Hương vui tươi bởi màu xanh biếc của vùng ngoại ô Kim Long.

          Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường khi miêu tả vẻ đẹp của dòng sông Hương đã chú ý đến vị trí địa lý đặc biệt của dòng sông và lưu tốc của nước sông Hương, sông Hương được ví với những dòng sông đẹp nhất trên thế giới những dòng sông chsyr qua kinh đô của các nước trên thế giới đó là dòng sông Xen chảy qua thủ đô Paris của nước Pháp, sông Đanuy chảy qua thủ đô Buđapet của Hungari, sông Nêva chảy qua cố đô Xanhpêtecbua của nước Nga. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đặc tả dòng nước sông Hương trôi thật chậm cơ hồ như một mặt hồ yên tĩnh, như một tiếng vâng không nói ra lời của tình yêu, sông Hương còn trở nên lãng mạn bên vẻ đẹp kinh thành Huế thời Nguyễn, vẻ đẹp của chiếc cầu trắng của thành phố Huế in lên nền trời như một vầng trăng non.

          Với những kiến thức hiểu biết sâu sắc về lịch sử của cố đô Huế, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã đặc tả về vẻ đẹp của dòng sông Hương trong chiều sâu của lịch sử văn hóa và thi ca; sông Hương trở nên lộng lẫy trong những đêm rằm tháng bảy khi hang trăm nghìn ánh sáng của đèn hoa đăng bồng bềnh từ điện Hòn Chén trôi về, sông Hương dường như là nơi sinh thành toàn bộ nền âm nhạc cổ điển Huế, song Hương là nơi những cao nhân mặc phách, những thi sĩ nổi tiếng đã dừng chân, Nguyễn Du đã bao năm lênh đênh trên dòng sông này với một phiến trăng sâud, nghe ca Huế để viết những câu thơ bất tử về tiếng đàn trong Truyện Kiều:

“Trong như tiếng hạc bay qua

Đục như tiếng suối mới sa nửa vời”

                                (Truyện Kiều – Nguyễn Du)

          Nhà văn coi dòng sông Hương là nhân vật lịch sử chứng kiến nhữnng năm tháng thăng trầm, những buồn vui trong lịch sử. Vào thời các vua Hùng, sông Hương là dòng sông ở vùng biên giới xa xôi của đất nước; trong sách địa dư của Nguyễn Trãi cuối thế kỉ 14 đến đầu thế kỉ 15, sông Hương mang tên là Linh Giang dòng sông viễn châu đã chiến đấu oanh liệt để bảo vệ vùng biên giới phía Nam của nước Đại Việt qua những thế kỉ trung đại. Vào thế kỷ 18, sông Hương vẻ vang soi bóng cho kinh thành Phú Xuân của người anh hung dân tộc Nguyễn Huệ, sông Hương đã chứng kiến lịch sử bi tráng của thế kỉ 19 khi thực dân Pháp tắm máu các cuộc khởi nghĩa và sông Hương đã chứng kiến những chiến công vang dội trong cách mạng tháng 8, đã chứng kiến hào khí ảu dân tộc trong tết Mậu Thân năm 1968.

          Nhà Văn đã sử dụng lối viết của thể loại bút kí hết sức phòng túng, nhà văn đã sử dụng thứ ngôn ngữ hết sức sang trọng và hào hoa nhằm ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông Hương trong chiều sâu của lịch sử và thi ca; “sông Hương là vậy, là dòng sông ngân vang, của sử thi viết giữa màu cỏ lá xanh biếc”. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã cảm nhận được hoài bão của Tiến sĩ Nguyễn Siêu khi viết ba chữ “Tả thiên thanh” dịch là “Viết lên trời xanh”. Hoàng Phủ Ngọc Tường viết lại sử thi giữa màu cỏ lá xanh biếc đây chính là sự hiện hữu hùng tâm và khát vọng của dân tộc Việt, để lại dấu ấn khát vọng của dân tộc Việt cho thiên nhiên cho trời đất.

          Hoang fPhur Ngọc Tường còn ghi lại vẻ đẹp của nền văn hóa Huế đem trong mình triết lý và vẻ đẹp của sông Hương, một sắc áo cưới của Huế ngày xưa tạo thành một màu tím ẩn hiện đó là màu của sương khói trên sông Hương. Sông Hương từ lâu đã đi vào các áng thi ca bất hủ trong cái nhìn tinh tế của Tản Đà, Nguyễn Khắc Hiếu: sông Hương là “Dòng sông trắng – lá cây xanh”; trong thơ Cao Bá Quát lại mangnkhis phách của một người anh hung “ như kiếm dựng trời xanh”, mà tất nhiên sông Hương cũng xuất hiện trong sáng ngọt ngào trong thơ của Tố Hữu:

                             “Trên dòng Hương Giang

                               Em buông mái chèo

                               Trời trong veo

                               Nước trong veo”

          Bút kí “Ai đã đặttên cho dòng sông?” ra đời sau tùy bút “Sông Đà” 21 năm, nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường đã học hỏi kế thừa ít nhiều cuả Nguyễn Tuân trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” đồng thời phát triển lên một tầm cao mới khi miêu tả vẻ đẹp của dong sông Hương trong chiều sâu của yếu tố địa lý, lịch sử, văn hóa và thi ca. Hoàng Phủ Ngọc Tường đã sử dụng thứ ngôn ngữ hoa lệ nhất, sang trọng  nhất, hoàn mỹ nhất để thể hiện vẻ đẹp của dòng sông ở ngoài đời, nhà văn đã sử dụng tràn ngập biện pháp nhân hóa, cường điệu, thư pháp so sánh để thẻ hiện vẻ đẹp đa dạng của dòng sông Hương; khi thể hiện vẻ đẹp của dòng sông Hương Hoàng Phủ Ngọc Tường đã gửi gắm vào đó tình cảm yêu tổ quốc đất nước, trân trọng truyền thống văn hóa  của lịch sử dân tộc bởi tình yêu tổ quốc đất nước bao giở cùng bắt đầu từ tình yêu cụ thể đúng như lời của đại văn hòa Nga Ilia Erenbua từng nói:

                                      “Dòng suối chảy ra sông nhỏ

                                        Sông nhỏ chảy ra đại giang

                                        Đại giang chảy ra biển cả

                                        Tình yêu xóm làng trở nên tình yêu đất nước quê hương”.

          3. Phân tích truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam:

          Thạch Lam sinh năm 1910, mất năm 1942 tên thật là Nguyễn Tường Vinh, ông sinh trưởng tại Hà Nội nhưng có nhiều năm cùng gia đình sống tại phố huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. Trước cách mạng tháng 8 ông là cây bút xuất sắc cảu văn xuôi “Tự lực văn đoàn”, ông nổi tiếng ở hai thể loại truyện ngắn và bút kí. Những truyện ngắn do Thạch Lam sáng tác hầu như không có cốt truyện, mỗi truyện ngắnlaf môyj bài thơ trữu tình đươm buồn, ẩn hiện sau mỗi dòng chữ là tâm hồn Thạch lam nhân hậu biết cảm nhận mọi biến thái tinh vi của đất trời, tạo vật và lòng người. Truyệnngawns “Hai đứa trẻ” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Thạch Lam in trong tập truyện “Nắng trong vườn” in năm 1938. Trong truyện ngắn này, nhà văn Thạch Lam đã miêu tả cảnh ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn tạ đồng thời khắc họa tính cách nhân vật Liên một thiếu nữ với những nét tâm trạng nhiều mơ mộng, khao khát, hướng tới cuộc sống sôi động khác với cuộc sống buồn tẻ ở phố huyện.

          Thạch Lam đã sử dụng bút pháp đặc tả để miêu tả cảnh ngày tàn, chợ tàn và những kiếp người tàn tạ nghèo khổ; cảnh hoàng hôn, cảnh đêm ở phố huyện giàu chất thơ, chất hội họa và mang mác buồn. Hình ảnh thiên nhiên ở phố huyện đầy màu sắc, âm thanh và đường nét: “Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng, tiếng muỗi vo ve, phương tây đỏ rực như lửa cháy mấy đám mây ánh hồng”. Cảnh đêm buồn tẻ được Thạch Lam đặc tả vừa là biểu hiện của vũ trụ khi đêm về, vừa diễn tả cuộc sống mòn mỏi của người dân phố huyện. Cảnh đêm phố huyện tĩnh lặng, giàu chất và mang mác buồn: Đêm mùa hạ êm như nhung, thoảng con gió mát, vòm trời ngàn sao lấp lánh; những con đom đóm bay là là, con đường thăm thămra sông, các ngõ vào lang đầy bóng tối, cành hoa vàng đậu trên vai Liên.

          Nhà văn Thạch Lam đã miêu tả cảnh chợ tàn nhằm tô đậm cuộc sống nghèo khó tù túng của người dân phố huyện và góp phần thể hiện những nét tính cách cao đẹp của Liên: “ Chợ họp giữa phố đã vắng trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lon khom trên mặt đất đi lại tìm tòi”.

          Nhà văn đã miêu tả cuộc sống những kiếp người tàn tạ nghèo khó, bà cụ Thi hơi điên cười khanh khách trong bóng tối, mẹ con chị Tí ngày đi mò cua bắt tép tối đến bán hang nước cho mấy bác phu xe, cảnh gia đình bác Sẩm ngồi trên manh chiếu thằng con bò ra đất nghịch nhặt rác bẩn, cảnh gian tạp hóa của nhà Liên tô đậm cuộc sống âm thầmngheof khó của những người dân phố huyện.

          Trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” nhà văn Thạch Lam đã khắc họa tính cách của nhân vật Liên mang những nét tính cách điển hình của người phụ nữ Việt Nam, Liên là một thiếu nữ có vẻ đẹp của chiều sâu nội tâm yêu thiên nhiên cảm thong với người nghèo khó, Liên thương những đứa trẻ nghèo khó ở ven chợ nhưng chính chị không có tiền cho chúng. Khi bán rượu cho bà cụ Thi chị cố ý rót đầy, chị cảm nhận được những âm thanh màu sắc, đường nét đẹp quyến rũ của hoàng hôn; cảm nhận được âm thanhkhe khẽ của hoa bang rơi. Liên là thiếu nữ đảm đang, chăm chỉ, khi phiên chợ đã vãnchij ngồi lại kiểm hàng, đếm tiền rất cẩn thận, chị rất yêu cái xà tích và cái khóa vì nó chứng tỏ chị là một người con gái lớn và đảm đang.

          Liên là một thiếu nữ luôn khao khát cuộc sống sôi động có ý nghĩa, từ ngày thầy của Liên mất việc, gia đình Liên chuyển về phố huyện, thuê một quầy tạp hóa nhỏ xíu để có công việc mưu sinh; mẹ của Liên làm hàng xáo, Liên và An đã giúp mẹ trông cửa hàng tạp hóa mặc dù là ngày chợ phiên nhưng lời lãi không được bao nhiêu. Liên nhớ về những kỉ niệm khi gia đình còn ở Hà Nội, chị em Liên được đi chơi bờ hồ, được uống những cốc nước màu xanh đỏ. Trong đêm yên tĩnh Liên và An cố thức để chờ chuyến tàu từ Hà Nội về, Thạch Lam đặctả chuyến tàu từ Hà Nội về tràn ngập ánh sáng sang trọng như đánh thức ước mơ còn giấu kín trong tâm hồn cô gái trẻ. Hình ảnh đoàn tàu được Thạch Lam miêu tả mang cả hai ý nghĩa đặc tả và tương trưng, hình ảnh đoàn tàu rầm rộ qua đêm, những toa tàu sáng trưng chiếu cả ánh sáng xuống đường, đồng và kẽm lấp lánh, rồi đoàn tàu đi vào đêm tối để lại những đốm than đỏ bay tan trên đường sắt. Hình ảnh con tàu thể hiện cái nhìn lạc quan của con người và hy vọng hướng tới một cuộc sống sôi động, cuộc sống hạnh phúc trong tâm hồn nhân vật Liên; trong văn học hình ảnh đoàn tàu từng được các nhà thơ, nhà văn sử dụng chỉ những khát khao, khát vọng của con người và đồng thời chỉ một tương lai tốt đẹp hơn rời xa những ước muồn của phàm trần để đến với vùng đất mà ở nơi đó không có chiến tranh, bệnh tật nơi mà con người sống bình đẳng với nhau. Hình ảnh đoàn tàu trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” đối lập với những tù đọng của phố huyện, nó là biểu tượng của khát vọng trong tâm hồn Liên.

          Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam hầu như không có cốt truyện cả câu truyện là một bài thơ trữu tình đượm buồn nhà văn đã xây dựng thành công tính cách nhân vật Liên thông qua lời nói, cử chỉ và nội tâm của nhân vật. Nahf văn cũng hết sức chú ý phân những cảm giác mơ hồ mong manh trong tâm hồn con người, nhiều nhà phê bình văn học khẳng định Thạch Lam là nhà văncuar chủ nghĩa duy cảm.

          4. Phân tích truyện ngắn “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành:

Nguyễn Trung Thành tên thật là Nguyễn Ngọc Báu sinh năm 1932 tại xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam; mảnh đất thép kiên cường và anh dũng của miền Trung Trung Bộ, Nguyễn Trung Thành thuộc thế hệ nhà văn trưởng thành trong hai cuộ kháng chiến chống Pháp và Mỹ, trong cuộc kháng chiến chống Pháp ông nổi tiếng với tiểu thuyết “Đất nước đứng lên” (bút danh Nguyên Ngọc). Truyện ngắn “Rừng xà nu” được Nguyễn Trung Thành sáng tác vào mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mỹ ồ ật đổ quân vào miền Nam nước ta, trong truyện ngắn này nhà văn sáng tạo thành công hình tượng nhân vật T nú và cây xà nu nhằm phản ánh những gian khổ hi sinh cảu nhân dân Tây Nguyên trước sự khủng bố tàn bạo của Mỹ Diệm đồng thời ca ngợi sức sống mãnh liệt, ý chí kiên cường bất khuất, tình yêu quê hương và những tình cảm riêng tư trong sáng của con người Tây Nguyên.

          Trong truyện ngắn “Rừng xà nu” nhà văn Nguyên Trung Thành đã sáng tạo thành công cây xà nu, trong cuộc đời của mỗi nhà văn họ đều mơ ước xây dựng được những hình tượng nghệ thuật độc đáo từ những cây cỏ trong thiên nhiên mang phẩm chất và đời sống tâm hồn của một thế hệ thậm chí của cả một dân tộc; hình ảnh cây bạch dương tượng trưng cho tính cách tâm hồn người dân Nga, mộc mạc nhân hậu, thủy chung; hình tượng cây tre trong văn học Việt tượng trưng cho tính cách và tâm hồn người dân Việt bền bỉ kiên cường nhẫn nại chịu đựng và có sức sống mãnh liệt. Kế thừa ý tưởng của những nhà văn đi trước, Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công hình tượng cây xà nu tượng trưng cho ý chí kiên cường bất khuất của nhân dân Tây Nguyên. Cây xà nu là cây thuộc họ thông mọc nhiều ở Tây Nguyên, cây xà nu từ lâu đã gắn bó với đời sống của người dân Tây Nguyên, Nguyễn Trung Thành đã sử dụng bút pháp đặc tả cây xà nu, hình ảnh rừng xà nu ở phần đầu tác phẩm bị bom đạn của giặc tàn phá chính biểu tượng có sức thuyết phục tố cáo tội ác tàn bạo của giặc Mỹ xâm lược, đã hủy diệt sự sống và môi trường của Tây Nguyên đồng thời khẳng định sức sống mãnh liệt của thiên nhiên và con người Tây Nguyên trong mưa bom bão đạn của kẻ thù. Nguyễn Trung Thành đã sử dụng hàng loạt các biện pháp nhân hóa để đặc tả rừng xà nu: “Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình đổ ào ào như một trận bão. Ở chỗ vết thườn nhựa ứa ra tràn trề, thơm ngào ngạt, long lanh nắng gay gắt, rồi dần bầm lại, đen và đặc quện lại thành tưng cục máu lớn”, “Nhưng cũng có những cây vượt lên khỏi đầu người, cành lá xum xuê nhưn những con chim đã đu lông mao, lông vũ. Đạn đại bác không thể giết được chúng, nhưng vết thương của chúng chóng lành như trên một cơ thể cường tráng”. Hình ảnh cây xà nu gần gũi thân thuộc với mỗi người dân Tây Nguyên, cây xà nu là người bạn tâm tình, là nhân chứng lịch sử gắn bó với người ở làng Xôman, hơn 20 lần nhà văn nhắc đến hình ảnh rừng xà nu, cây xà nu, nhựa xà nu, ngọn xà nu, đồi xà nu, khói xà nu, lửa xà nu. Rừng xà nu chứng kiến cảnh Tnú về thăm quê hương sau bao năm tham gia lực lượng giải phongd quân, ngọ lửa xà nu đã soi sáng những gương mặt thân quen đối với Tnú khi anh gặp lại họ ở ngôi nhà quen thuôc, những đứa trẻ trong làng Xôman mặt mũi đứa nào cũng ám đen khói xà nu. Ngọn lửa xà nu dẫn dắt Tnú và người dân làng Xôman lên ngọn núi Ngọc Linh lấy đá mài về để mài giáo mác, ghụ dựa để chuẩn bị cho việc khởi nghĩa vũ trang, khi Tnú chia tay dân làng Xôman cụ Mết và Dít tiễn anh lên đường trong khung cảnh rừng xà nu nối tiếp đến chân trời.

          Hình ảnh cây xà nu còn là biểu tượng cho ý chí kiên cường bất khuất của người dân Tây Nguyên vững vàng trước mọi thử thách, trước mưa bom bão đạn của kẻ thù, hình ảnh rừng xà nu còn mang ý nghĩa biểu tượng cho các thế hệ nối tiếp của dân làng Xôman, những cây xà nu lớn là biểu tượng các thế hệ đã trưởng thành trong cuộc kháng chiến đầy gian khổ hi sinh như cụ Mết và Tnú, những cây xà nu nhỏ là biểu tượng cho thế hệ nối tiếp như Dít và bé Heng.

          Trong cuộc đời mỗi nhà văn họ đều mong sẽ xây dựng được hình tượng nhân vật điển hình trong khung cảnh điền hình nhằm phản cuộc sống hiện thực, hình tượng nhân vật điển hình là nhân vật trung tâm trong tác phẩm van học, nhân vật này mạng những nét tính cách chung đại diện cho một lớp người, một thế hệ trong xã hội, đồng thời có những cá tính, những tính cách được các tác giả thể hiện thông qua ngoại hình, lời nói, cử chỉ, hành động và suy nghĩ nội tâm của nhân vật (tâm lý, tâm trạng). Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tnú mang những phẩm chất cao đẹp của người dân Tây Nguyên, Tnú mồ côi cha mẹ từ thử nhỏ dân lang Xôman nuôi lớn và dân làng hiểu rõ T nú là một cậu bé trung thực và ngay thẳng, cụ Mết nhận xét: “Bụng T nú sạch như nước suối làng ta” T nú đã thể hiện đức tính gan dạ thủy trung với lý tưởng cao đẹp của Đảng, trong những năm tháng Mỹ - Diệm lôi máy chém đi khắp miền Nam khung bố cách mạng, T nú và Mai mặc dù cong nhỏ đã ra ở ngoài rừng để bảo vệ anh Quyết một cán bộ của Đảng, trước sự khủng bố của kẻ thù, cậu bé không sợ chết cậu bế nói: “Cụ Mết nói cán bộ là Đảng, Đảng còn núi nước này còn” Tnú là cậu bé dũng cảm, gan dạ thông minh khi T nú được giao nhiệm vụ làm lien lạc cho anh Quyết từ xã về huyện nó không bao giờ đi theo các đường mòn vì nó biết giặc bao vây các nẻo đường, nó leo lên một cao cao nhìn quanh, nhìn một lượt rồi xé rừng đi, lọt qua các vòng vây. Qua sông nó không lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một cái cá kình; khi T nú bị bắt chúng tra tấn cậu bé rất dã man nhưng Tnú kiên quyết không khai nhằm bảo vệ các chiến sĩ bí mật, nhà văn Nguyễn Trung Thành đã thể hiện, tài năng vận động quần chúng của Tnú khi Tnú trở thành người lãnh đạo phong trào ở làng Xôman sau khi anh Quyết hi sinh Tnú vượt ngục KonTum trở về anh trở thành người lãnh đạo lãnh đạo dân làng Xôman, Tnú đã vận động dân làng lên núi Ngọc Linh lấy đá mài về để mài giáo mác, ghụ, dự chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang. Bọn giặc ở đồn biết tin giữa mùa lúa chúng kéo về một tiểu đội vừa đúng lúc đứa con trai đầu lòng của Tnú ra đời bon giặc đã bắt vợ con của Tnú tra tấn cho đến chết, tận mắt chứng kiến tội ác tàn bạo của kẻ thù mắt Tnú chuyển thành hai cục lửa lớn không một tấc sắt trong tay Tnú nhảy xổ vào giữa bọn giặc đầy súng đạn, bắt được Tnú bọn giặc dùng nhựa xa nu để đốt chay 10 đầu ngón tay của anh, hình ảnh bàn tay bị đốt cháy của Tnú vừa tố cáo tội ác dã man của quân xâm lược vừa là biểu tượng cho lòng căm thù cháy bỏng của dân làng Xôman với kẻ thù đồng thời thể hiện tình cảm thủy chung với lý tưởng giải phóng dân tộc trong tâm hông nhân dân Tây Nguyên.

          Nhà văn Nguyễn Trung Thành đã sử dụng biện pháp phân tích nội tâm nhân vật kết hợp với kể chuyện miêu tả nhằm thể hiện tình yếu quê hương sâu nặng trong tâm hồn Tnú sau ba năm tham gia lực luọng giải phóng quân Tnú trở về thăm quê hương trong tâm trạng bồi hồi xúc động anh nhớ lại những kỉ niệm ngọt ngào và cay đắng trong cuộc đời mình, nhớ cái cây đổ ngang trong rừng nới Tnú gặp Mai lần đầu sau khi anh vượt ngục trở về, anh bồi hồi xúc động khi nghe tiếng chày giã gạo của quê hương “ anh lẳng lặng đi cho đến khi anh nhận ra tiếng chày dồn dập của làng anh. Bây giờ anh chợt hiểu ra rằng hình như cái mà anh nhớ nhất ở làng, nỗi day dứt lòng anh trong suốt ba năm nay chính là tiếng chày đó, tiếng chày chuyên cần, rộn rã của những người đàn bà và những cô gái Strá của mẹ anh ngày xưa” trong thơ ca, trong văn học kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ những chiến sĩ xa quê hương dành nỗi nhớ sâu lắng nhất cho hình ảnh làng quê, nhớ về người vợ, người mẹ tảo tần nắng sương.

                             Ba năm rồi gửi lại quê hương

                             Mái lều gianh

                             Tiếng mõ đêm trường,

                             Ít nhiều người vợ trẻ

                             Mòn chân bên cối gạo canh khuya

                                      (Nhớ - Hồng Nguyên)

          Khi gặp dân làng trong ngôi nhà Ưng huyền thoại Tnú nớ lại những gương mặt thân quen của những người từng chia ngọt xẻ nùi với anh suốt từ tuổi ấu thơ đến tuổi trưởng thành, Tnú còn là người chiến sĩ chấp hành, người có kỷ luật cao, đơn vị chỉ cho anh về thăm quê trong một đêm anh thực hiện nghiêm túc sáng hôm sau Tnú chia tay với dân làng Xôman, cụ Mết, Dít và rừng xànu xanh ngắt đã tiễn người chiến sĩ ra trận. Tnú là một chàng trai có tình yêu trong sáng giàu lòng vị tha, sau khi vượt ngục Kontum trở về anh gặp lại Mai, Mai đã lớn không ngờ và những giọt nước mắt của người con gái đã trưởng thành chan chứa yêu thương đã khiến Tnú xúc động, hia người trở thành vợ chồng có một đứa con trai chưa đầy một tháng tuổi, không đi KonTum mua vải được Tnú đã xé tấm dồ của mình ra để Mai địu con, Tnú là người chồng hết mực yêu thương vợ con và gia đình.

          Truyện Ngắn “Rừng xà nu” được nhà văn Nguyễn Trung Thành viết vào mùa hè năm 1965 khi đế quốc Mĩ ồ ạt đổ quân vào miền Nam nước ta, công cuộc giải phóng đất nước của dân tộc ta đứng trước những khó khăn thử thách tưởng chừng như không vượt qua được. Các nhà văn, nhà thơ thời kì này đã thể hiện trong tác phẩm của mình là một Việt Nam vượt qua mọi khó khăn gian khổ, hi sinh giành thắng lợi cuối cùng trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, văn học thời kì này tràn ngập lòng tin vào cuộc đời, vào con người. Truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành xây dựng thành công hình tượng nhân vật Tnú để khẳng định sức sống mãnh liệt của nhân dân Tây Nguyên và tình cảm chung thủy với lý tuỏng Đang của nhân dân Tây Nguyên.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro