ôn tập văn học 3

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 26: Trình bày hoàn cảnh sáng tác, xuất xứ và ý nghĩa nhan đề bài thơ Từ ấy
1.
- Bài thơ được viết vào tháng 7 năm 1938, lúc Tố Hữu mới 18 tuổi, khi nhà thơ giác ngộ lý tưởng cách mạng.
- Bài thơ được in trong phần thơ “Máu lửa”- phần thơ đầu trong ba phần thơ của tập thơ “Từ ấy” (Máu lửa,Xiềng xích, Giải phóng)
2
- Tên bài thơ là “Từ ấy”. Từ ấy vốn là một trạng ngữ thời gian phiếm định nhưng ở bài thơ này, đó lại là một thời gian được xác định. Đó là thời điểm có ý nghĩa nhất đối với nhà thơ- một thanh niên “đang bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước” đã chọn được con đường đi. Từ ấy là khoảnh khắc, là thời điểm diệu kỳ đánh dấu mối duyên đầu của một thanh niên đối với cách mạng, là giây phút đã biến thành thiên thu trong tình cảm của nhà thơ
- Chọn tên bài thơ để đặt tên cho cả tập thơ đầu tay bởi từ ấy là giây phút thiêng liêng và hạnh phúc, là dấu ấn thời gian khó phai trên con đường cách mạng, con đường thơ của Tố Hữu.
Câu 27: Trong truyện ngắn “Vợ nhặt”, có bao nhiêu lần Kim Lân miêu tả những giọt nước mắt của người mẹ (Bà cụ Tứ) khi chứng kiến anh con trai “nhặt được vợ”? Dụng ý của nhà văn phía sau những biểu hiện nghệ thuật đó là gì?
Trong thiên truyện, bà cụ Tứ luôn cố dấu những dòng nước mắt xót thương vì sợ phiền cho chính những người mà mình thương xót. Nhưng tình cảm yêu thương thấm thía và lòng trắc ẩn đã không thể nào dấu hết… => Kim Lân đã 3 lần miêu tả những giọt nước mắt của người mẹ nhân từ:
+ “Người đàn bà nào lại đứng ngay đầu giường của con mình thế kia?... Bà lão hấp háy cặp mắt… vì tự dưng bà lão thấymắt mình nhoèn ra thì phải”.
+ “Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con… Còn mình thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt…”.
+ “Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá… Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròngròng”.
Đó là tình cảm trắc ẩn, xót xa cho hoàn cảnh trớ trêu của gia đình mình/ cho thân phận của đứa con dâu tội nghiệp.Là giọt nước mắt hạnh phúc của tình mẫu tử thiêng liêng trước niềm niềm vui bất ngờ với đứa con trai.
Câu 28: Anh/ Chị hãy phân tích ý nghĩa của hình tượng tiếng sáo trong tác phẩm Vợ chồng A Phủ của Tô Hoài
m thanh tiếng sáo: Xuất hện nhiều lần, càng lúc càng tha thiết, càng
mãnh liệt. Từ xa đến gần: Từ ngoài đầu núi lấp ló đến tiếng sáo …lửng lơ bay ngoài đường
Từ tiếng sáo gọi bạn đến tiếng sáo gọi bạn yêu
Từ tiếng sáo của hiện tại gợi nhớ về tiếng sáo trong quá khứ: ngày trước
Mị thổi sáo giỏi
Từ tiếng sáo bên ngoài trở thành tiếng sáo bên trong: Trong đầu Mị đang
rập rờn tiếng sáo
Ý nghĩa:
- Tạo không khí Tây Bắc
- Biểu tượng cho mùa xuân, cho tình yêu, cho sự sống → tác động mạnh
mẽ để tâm hồn Mị hồi sinh
- m thanh tiếng sáo được cảm nhận qua tâm hồn Mị → Biểu hiện của
sự hồi sinh của tâm hồn
Nhận xét: Nhờ âm thanh tiếng sáo nên diễn biến tâm lí nhân vật được thể
hiện một cách hợp lí và tinh tế → Nhân vật sinh động và chân thực
Câu 29: Phân tích ngắn gọn ý nghĩa câu nói của cụ Mết:
“ Không gì mạnh bằng cây xà nu
Câu 30: Hiểu biết về các nhan đề của Chí Phèo:
• Cái lò gạch cũ: Đây chính là tên gọi đầu tiên của câu truyện, để nói lên sự ra đời của Chí Phèo mà không được hưởng bất cứ quyền sống nào của con người. "Cái lò gạch cũ" là hình ảnh không thể thiếu được của Chí Phèo.với tên gọi này giá trị hiện thực của tác phẩm rất sâu sắc khi dề cập tới sự nối tiếp của kiếp dọa đầy hết kiếp này qua kiếp khác của giai cấp thống trị đối với người nông dân, vì vẫn còn dó Chí Phèo con khi Thị Nở nhìn nhanh xuống bụng ở cuối tác phẩm.nhưng nếu như thế thì tác phẩm rơi vào bế tắc như bao tác phẩm cùng thời khác ma thôi
• Đôi lứa xứng đôi: khi in thành sách lần đầu năm 1941, nhà xuất bản Đời mới (Hà Nội) tự ý đổi tên thành "Đôi lứa xứng đôi". Tên gọi này được đặt ra sẽ hướng người dọc tới mối tình giữa Thi Nở và Chí Phèo , nhằm giúp người đọc có thể thấy ra sự tàn ác của làng Vũ Đại và Bá Kiến đối với Chí Phèo và sự gặp gỡ của Chí Phèo với Thị Nở. Tên này phù hợp với sở thích người đọc thời đó, nhưng nếu như vậy thì tất cả những giá trị khác của tác phẩm sẽ bị lu mờ bởi cuộc tình éo le giữa Thị và Chí
• Chí Phèo: Sau 2 tên gọi trên, nhà văn Nam Cao đã quyết định đổi tên truyện thành "Chí Phèo", tên gọi nhân vật chính của câu chuyện. Với nhan đề này thì mọi giá trị của tác phẩm đều hiện hữu một cách sâu sắc bởi tựa đề đã đề cập tới một số phận cụ thể, số phận ấy mang cả giá trị hiện thực lẫn giá trị nhân đạo.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro