aaa

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

 CHAP 31: NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA THẦY IV

 Tôi có thể thấy những hình ảnh được tua chậm lại diễn ra trong đầu. Những cái nắm tay giơ lên hưởng ứng cho bài hát. Bàn trên, Kiên cận và Hưởng đù diễn xuất còn đạt hơn, hai đứa nắm tay nhau rồi còn tỏ vẻ bẽn lẻn. Những kỉ niệm đó in hằn và tự tôi sẽ dặn mình không bao giờ được lãng quên.

 Giờ sinh hoạt hôm đó, chẳng biết lớp tôi có bị trừ điểm ồn ào không nữa. Và dù có trừ, chắc chẳng có ai phản đối vì một điều tuyệt vời như thế, phải không cô bé cờ đỏ cũng nở nụ cười đang chăm chú lắng nghe ngoài cửa sổ.

 Cuộc vui nào cũng có lúc kết thúc, và không bữa tiệc nào không tàn. Đúng thời gian mười lăm phút ngắn ngủi, tiếng trống báo vào học nhanh chóng được vang lên. Nếu như những ngày bình thường, hẳn học sinh sẽ chờ Thầy cô bước vào cửa lớp, nhưng hôm nay lớp tôi mong điều ngược lại.

 Kết thúc đợt văn nghệ, tiết mục trao quà “chạy” còn vui hơn rất nhiều. Mỗi thằng con trai đều đã xác định được mục tiêu từ trước nên tất cả đều đồng loạt như nhau. Trang được Kiên cận trịnh trọng tặng quà, không ai dám giành tặng cho Nguyệt khi chưa bước qua được thằng Vũ. Còn Dung, còn ai “trồng khoai đất này nữa”…Những thành phần đơn côi còn lại thì đấu tranh kịch liệt kiêm bốc thăm mới xác định được đối tượng.

 Tôi bước về bàn đầu lớp. Trên tay cầm hẳn hai món quà. Một món quà của tất cả con trai trong lớp, một món quà của riêng tôi. Tôi chẳng e ngại, chẳng xấu hổ, cũng chẳng sợ ai chọc quê nữa. Mọi người đang bận rộn trong những câu chúc thì làm gì có ai để ý đến ai.

-À, Tín…chúc….Dung…!-Tôi chẳng biết phải diễn đạt ra sao nữa.

-Không chúc là không lấy đâu đấy!-Dung phụng phĩu.

-Ờ, thì..chúc…..vui vẻ!

-Chỉ vậy thôi à?

-Ờ còn..nhưng giờ chưa nói, xíu nữa nói!

-Vậy là Dung cho Tín kí nợ nhé!

-Ừm, được mà, gì chứ Tín là chúa nợ mà!-Tôi gãi đầu cười khì khì.

 Có lẽ chẳng ai như hai chúng tôi. Thường khi nhận được món quà, lời nói cảm ơn sẽ được thốt ra. Còn Dung thì lại nhẹ nhàng nói câu xin lỗi. Có lẽ Dung đã tự trách mình vì không tin về kế hoạch mới mẻ của chúng tôi, hoặc Dung không tin rằng chúng tôi sẽ làm nghiêm túc. Không có gì cả, tất cả đều do sự bất ngờ mà chúng tôi muốn dành tặng. Tôi khẽ cóc đầu Dung:

-Cái này là phải đòi ngay không quên nè!

 Hai đứa tôi nhìn nhau rồi cười. Tôi nhanh chân phóng về chỗ, bay qua cả bàn trước khi kịp nghiêm chỉnh đứng dậy chào cô giáo.

-Mày đó Tín, lên đi!-Thằng Hà nhìn tôi nhắc khéo.

-Đưa tao hoa lẹ lên!-Tôi nhắc thằng Nhân đen trong góc lớp.

 Khi Cô giáo dạy Văn chưa kịp ổn định lại cái ghế thằng Bình boong để vội, tôi đã trịnh trọng ôm bó hoa đứng ở nơi vị trí học sinh thường run sợ để kiểm tra bài cũ.

 Cả lớp tôi vỗ tay, Cô giáo dạy Văn thì nhìn tôi và cười. Nụ cười đầy hiền từ, không đằng đẵng sát khí như mỗi lần dạy chúng tôi.

-Nhân dịp 20-10, em chúc Cô dồi dào sức khoẻ, luôn luôn hạnh phúc, giảng dạy tốt và luôn có những học sinh ngoan.

 Đó là những gì năm phút trước, còn năm phút sau đó, tôi lại bị lôi lên bảng một lần nữa. Nụ cười của Cô dường như sự hiền từ cũng đã giảm bớt.

-Em đọc cho cô khổ đầu!

-Dạ…..là…..là!

 Sau một hồi rằng, là, mà..Cô lắc đầu:

-Hai điểm về chỗ!

-Cô, em mới….-Tôi giở giọng xin xỏ.

-À, quên, em mới tặng hoa cho cô thay mặt lớp, cộng thêm một điểm tinh thần trách nhiệm. Ba điểm, chưa học bài cũ.

 Tôi méo mặt về chỗ, còn bọn con trai cũng không dám hó hé mà cười. Mấy bạn gái trong lớp thì thoải mái hơn, nhìn tôi bịt miệng khúc khích.

-“20-10 gì mà bênh nữ thế không biết”-Tôi không phục, suy nghĩ trong lòng.

 Niềm vui của người này đôi khi là đau khổ với những người khác. Như tiết Văn này chẳng hạn, cô giáo tuyên bố bỏ kiểm tra bài cũ cho các bạn nữ và toàn tâm “không tha” cho mấy anh con trai. Đau khổ hơn là việc Cô giáo lại chọn ngay tôi:

-Em vừa tặng hoa cho Cô lên bảng kiểm tra bài cũ!

 Kết thúc tiết Văn, tôi, Long con, Tuấn Anh đều nằm trong sổ đầu bài với những điểm số vô cùng ấn tượng: Ba, hai, ba. Còn những đứa còn lại thở phào nhẹ nhõm.

Nếu tiết văn được coi là “ thảm hoạ” cho đám con trai trong lớp, thì phái nữ cũng phải bất an với “tận thế” dành cho môn Lịch Sử.

-Hôm nay ngày 20-10 đúng không nhỉ?

 Thầy bước vào và phán một câu không thể tuyệt tình hơn với lũ con trai. Đứa nào cũng chắc mẻm là danh sách đen trong Sổ đầu bài sẽ được nối dài hơn với những cái tên đầy nam tính cho mà coi.

-Dạ, đúng Thầy, là ngày con gái được ưu tiên!-Hằng bán chanh mừng như bắt được vàng, còn quay sang nhìn tụi tôi cười.

-Chuẩn bị chưa các bạn yêu quý?

 Thầy tôi chờ cho không khí im lặng lại mới tiếp lời:

-Đúng, hôm nay các anh con trai không được ưu tiên, tôi sẽ ưu tiên cho phụ nữ.

-Thầy, thầy nỡ lòng nào làm vậy…!-Tụi con trai năn nỉ.

-Không năn nỉ gì hết, tôi quyết rồi!-Thầy tôi nghiêm giọng, cả lớp im bặt.

 Thầy chẳng nói năng đoái hoài những khuôn mặt thể hiện hai thái cực trái chiều giữa hai phái, đằng đằng sát khi mở danh sách học sinh lớp kèm sổ điểm và bắt đầu.

-Hôm nay tôi ưu tiên gọi các bạn nữ, các anh con trai bữa khác, đầu tiên, Trang lên bảng.

Gió đổi chiều một cách bất ngờ, đám con trai tôi vỡ oà trong sung sướng. Phái nữ từ trên đỉnh cao bị văng xuống vực sâu một cách bất ngờ, thẩn thờ hết cả lại. Kiên cận có lẽ là ngoại lệ, nó lo sốt vó, lẩm nhẩm cầu khấn gì đó. Kết thúc đợt đầu tiên, Trang vượt vũ môn với sáu điểm.

-Em tiếp theo, Thanh Hà!-Thầy tôi tiếp tục xướng tên.

-Nó là con trai mà Thầy?

-Con trai à?-Thầy tôi ngỡ ngàng nhìn thằng Hà, còn thằng Hà thì nín thở chờ phán quyết.

-Con trai cũng lên, can tội tên giống con gái, lên đây!

 Thằng Hà lủi thủi lên bảng, trong sự bất công của tạo hoá. Còn lớp tôi thì được trận cười nghiêng ngả.

-Chúc em may mắn lần sau, ba điểm về chỗ!-Thầy nhìn thằng Hà và tuyên án.

 Kết thúc đợt kiểm tra, thêm hai bạn nữ và thằng Hà nối dài thành tích không học bài ngày 20-10. Nếu ai đó là con gái cảm thấy bất công, thì Thầy cũng chỉ giải thích một cách rất rõ ràng:

-Vì ngày xưa Thầy đi học, vào ngày này thấy bất công cho các bạn trai nên giờ phải cải cách!

 Bọn con trai lớp tôi trừ Thanh Hà ra thì đều ủng hộ nhiệt liệt. Nhất là tôi, nạn nhân mới nhất của phong trào “hủ tục” có từ xưa đến giờ như vậy. Cần phải loại bỏ sự phân biệt ngay.

-Bị điểm kém mà còn cười được nữa?-Dung la tôi ngay khi vừa kết thúc buổi học.

-Đâu có, cười thằng Hà thôi mà, Thanh Hà đó!

-Ôn thần, lỡ có Thanh Tín thì sao?

-Làm sao mà có được, tên người ta men lỳ (manly) như thế này cơ mà!-Tôi vỗ ngực đầy tự hào.

-…!-Dung nheo mắt đầy ngạc nhiên, cố chọc quê tôi.

 Trong sân trường, tôi có thể bắt gặp những bạn nữ ôm những bó hoa, tay cầm những gói quà được gói ghém kỹ lưỡng. Nhất là những bạn nào mà xinh xinh, có lẽ hoa và quà cầm không biết bao nhiêu cho xuể. Đúng là lợi thế có khác, bao nhiêu vệ tinh vây quanh.

-Nhìn cái gì đó?-Dung xách tai tôi lên.

-Không, không, nhìn trời nhìn đất thôi..!

-Còn chối, rõ ràng là đi ngắm cô nào đúng không..?

-Không mà, nhìn hoa nó cầm thôi mà…!

Cái tay mà Dung xách tai tôi, trên đó, chiếc vòng độc quyền cho thành viên 12a11 hiện diện là một nét đặc trưng riêng, một văn hoá riêng đồng thời là niềm tự hào của cánh con trai chúng tôi. Nó không hề giống những món quà thông thường. Và Dung đối với tôi cũng có một nét đẹp riêng, một cảm nhận riêng, đặc biệt hơn những cô gái đang ôm đầy hoa và xách đầy quà kia.

-À, mà Tín tặng gì cho Dung vậy?

-Bí mật!

-Là gì vậy?

-Bí mật mà!

-Kẹo hả?

-Không, lớn rồi còn kẹo gì nữa?

-Hay là CD Quang Dũng?

-Không luôn, cái này hay hơn nhiều, đẹp hơn nhiều, chỉ tiếc là không ngon hơn thôi.-Tôi đưa tay minh hoạ.

-Rốt cuộc là sao?

-Không ăn được chứ sao, đồ tham ăn, heo!

 Dung hơi xịu mặt giả bộ giận, tôi ngó lơ đi trước. Hôm nào cũng vậy nên đã trở thành thói quen, rồi Dung sẽ lại chạy tới đi song song với tôi, không quên nhéo một cái đau điếng mới thôi.

-Dung!

 Tôi quay đầu lại phía ghế đá dưới gốc cây dẫn ra cổng trường. Tiếng gọi cất ra từ một thằng con trai lạ hoắc. Trên tay nó đang cầm một gói quà cũng đẹp ra phết. Xác định đối thủ cạnh tranh, tôi lừ mắt nhìn kẻ địch. Chắc nãy giờ mới thấy cơ hội để tiếp cận Dung đây mà.

-A, Quang, chưa về hả?-Dung có vẻ thân mật với kẻ này.

-Chưa? Quang chờ Dung ấy mà!

-“Hơ, con trai mà nhỏ nhẹ quá vậy”!-Tôi nghĩ thầm trong bụng.

  Quang, bạn của Dung với nước da trắng bóc, cộng thêm mái tóc bồng bềnh, chẳng khác nào mấy quý công tử tôi thường xem trong phim. Bên cạnh đó, giọng nói nhẹ nhàng, lịch sự chứ không phải lúc nào cũng sặc mùi chọc phá nhau như tôi. Dung nhìn tôi, rồi nói gì với Quang, chắc là đang muốn giới thiệu tôi cho hắn biết đây mà. Vậy mà để tôi đứng ngoài nắng, còn Nàng và hắn thì đang trao đổi chuyện gì dưới tán cây râm mát.

-Dung ơi, Tín về trước đây!-Tôi nở nụ cười, giơ tay vẫy vẫy, quay qua nhìn Quang khẽ gật đầu chào. Cố làm ra vẻ tự nhiên nhất mà đi ra hướng cổng trường. Dung cũng vẫy tay chào tôi.

-“Rõ ràng là đuổi mình đi rồi!”

 Tôi hậm hực trong lòng. Một chút tự hào vì người mà tôi dành tình cảm được nhiều người quý mến, nhưng một phần không hiểu và cũng bất an trước mối quan hệ của Dung với Quang. Trước giờ, tôi quen biết ai, từ chị Nữ Tặc, tới Ngữ Yên, rồi bé Uyên…Dung đều nắm rõ. Còn tôi, ngoài những người bạn trong lớp ra, liệu tôi còn biết bạn bè Dung có những ai nữa không?

Tôi bước ra cổng trường, hướng về phía xe bus. Nơi quán nước mía quen thuộc, chỉ còn thằng Nhân đen và thằng Hoàng lẻ loi. Nguyệt thì bị thằng Vũ bắt cóc khi trống trường vừa tan.

-Mày không đi với Dung à?-Thằng Hoàng ngạc nhiên hỏi tôi.

-Không, về học bài chứ!-Tôi giả bộ với thằng bạn.

-Trời sập hả mày, chiều nay nghỉ học Toán, mai chủ nhật rồi!

-Thì về ngủ cho khoẻ, học cả tuần rồi.

 Thả cái ba-lo xuống cái ghế bên cạnh, ba thằng cô đơn, bị bỏ rơi ngồi uống nước mía giải sầu. Thằng Hoàng bỗng nhiên thúc tôi:

-Ê, Tín, Yên kìa.

-Đâu?-Tôi phản ứng ngay như cùng lúc.

  Nhìn theo hướng thằng bạn chỉ, tôi nhận ra ngay Ngữ Yên trong nhóm học sinh lớp bên cạnh. Ngữ Yên dịu dàng, trìu mến chỉ im lặng trước một toán bạn trai cùng lớp đang hăng say nói chuyện. Tôi nhìn thấy thằng Minh An cố tình đi sát cô nàng tìm cách tiếp cận tán tỉnh. Cảm giác bị bỏ rơi lại một lần nữa nhói lên, dù tôi biết rằng trách Yên hay Dung đều là sai cả. Món quà của Ngữ Yên tôi vẫn còn cầm trên tay, có lẽ hôm nay món quà của nó sẽ không đến được tay người tôi muốn tặng. Và không biết, Ngữ Yên liệu có vui hơn khi có thêm một món quà, trong những món quà mà cô nàng đang có?

 CHAP 32: MÓN QUÀ ĐẾN MUỘN!

 Tôi ngồi đằng xa, chỉ ngắm nhìn Ngữ Yên, trong lòng tự nhiên thắt lại. Không hiểu rằng tôi muốn như thế nào nữa. Ngữ Yên đâu phải học chung với tôi, đâu phải nhất thiết phải xuất hiện trước mắt tôi mọi lúc.

-“Yên có quyền đi với người ta mà!’-Tôi tự trấn an mình.

 Ngữ Yên vẫn dịu dàng, dù cô nàng không được thoải mái lắm khi thằng Minh An đi bên cạnh. Bước chân ngắn và khuôn mặt đượm chút buồn. Tôi cố tình ép mình nhìn ra hướng khác, cuốn sách tôi mang đằng sau ba-lô nặng trĩu. Thằng Hoàng như cũng nhìn ra cảnh ngộ của tôi, vỗ vai:

-Thôi, đi về, chiều nay được nghỉ ra đá banh cho khoẻ rồi còn về học bài!

-À, ừ, không có gì cả!

 Trong ngày lễ đặc biệt, hai người con gái có sức hút đối với riêng cá nhân tôi, lần lượt cho tôi ra rìa dù là vô ý hay là cố ý đi chăng nữa. Dung chắc sẽ nhận món quà từ tay Quang và cũng sẽ nở nụ cười như lúc nhận món quà của tôi? Tôi không chắc về điều này? Quang là ai? Quang có mối quan hệ như thế nào với Dung? Và còn Ngữ Yên nữa? Cô nàng đang buồn, nhưng đâu chắc buồn vì tôi đúng không?

-Hây!-Thằng Hoàng huých nhẹ tay tôi.

 Tôi quay mặt ra đường theo sự cảnh báo của thằng Hoàng. Nhóm lớp bên cạnh không hiểu thế nào lại chọn quán nước cạnh quán ba thằng tôi đang ngồi. Và vô tình ánh mắt tôi và ánh mắt Ngữ Yên chạm nhau, một chút vô tình, bất chợt nhìn nhau. Nhưng trong khoé mắt niềm vui nhanh chóng vụt sáng.

-Tặng quà đê mày!-Nhân đen chồm người nói nhỏ với tôi.

-Quà gì?-Tôi giả ngu.

-20-10, mày chơi thân với Ngữ Yên mà không tặng à?-Nó bắt lí lại với tôi.

-À, ừ…tí nữa tao tặng-Tôi thở dài thú nhận.

-Làm luôn cho nóng chứ tí nữa làm gì?-Thằng Hoàng cũng vào hùa đẩy tôi vào tình thế khó.

 Tôi quay sang, nhìn nhận tình hình. Ngữ Yên đang được vây xung quanh ít nhất là mười người. Và tôi chạy đến lôi cô nàng ra tặng quà. Quá khó xử, bởi vì ngày này, tặng quà riêng trịnh trọng như vậy là có “ý đồ”. Tôi không thể để lộ cái ý đồ mình ra giữ chốn công cộng như thế. Vừa khó xử cho bản thân tôi, vừa gây sức ép cho Yên. Chưa kể thằng Minh An nhìn tôi ngồi với hai thằng bạn, nở nụ cười chế giễu:

-“Dung của mày đâu rồi?!”

-“Thấy tao ngồi với Ngữ Yên không?”.

 Tôi đọc ra những nội dung được ánh mắt nó thể hiện. Đại ý là như thế, bây giờ tôi chỉ còn nước ngồi chờ. Chờ cho cơ hội tới dù biết rằng nó sẽ mỏng manh.Nực cười là học sinh chờ bus, bây giờ lại cầu mong chiếc bus kia đừng có tới.

-“Két”!

 Tiếng phanh xe bus vang lên, chiếc xe màu xanh trờ tới trước mặt. Tôi bất động ngồi chờ, mặc cho thằng Hoàng với Nhân đen thúc giục:

-Về mày?

-Về, ngồi đó làm gì?

……….

-Ơ cái thằng này, đi!

-Thôi, tao ở lại xíu, về trước đi!-Tôi khoát tay.

 Chiếc xe bus vội vã giữa trưa nhanh chóng khép cửa rồi lại bắt đầu lộ trình của nó. Chỉ có điều Nhân đen và thằng Hoàng không có mặt ở trên chuyến xe đó, cả hai thằng bạn ngồi bên cạnh tôi cười khì khì.

-Cô ơi, cho con thêm ba ly nước mía nữa nhé!-Thằng Hoàng quay sang cười với cô chủ quán.

-Ơ, sao ba đứa mày không về?-Bưng ba ly để trước mặt ba thằng, cô chủ quán hỏi han.

-Dạ, có việc nữa cô ơi!-Nhân đen nhận ly nước cười tươi.

-Lại tán gái chứ gì, ba thằng mày chỉ có thế là giỏi.

 Ba thằng tôi lắc đầu nguầy nguậy trước lời châm chọc của cô chủ quán chối tội. Thằng Hoàng và Nhân đen có lẽ không muốn tôi ngồi thẩn thờ một mình.

-Sao hai thằng mày không về?-Tôi quay sang hai thằng bạn.

-Trưa nay tao xin phép nhà về muộn rồi, vì tưởng lớp có kèo thứ hai chứ!-Nó phùng má nuốt mấy cục đá, rồi há miệng thở vội vì lạnh.

-Tao thì dễ mà, cũng xin đi chơi với bạn từ sáng rồi!-Thằng Hoàng khoanh tay trước ngực nói chắc chắn.

 Không biết tụi nó có thật thà như lời nói hay không, nhưng chí ít tôi cũng cảm kích trước hành động của tụi nó. Bản thân tôi không có sự chuẩn bị trước, nhưng may mắn là hôm nay Mẹ tôi chắc chắn vắng nhà. Còn Ba tôi thì cũng bận việc trên công ty. Tôi về nhà hay không thì cũng chỉ ăn cơm một mình thôi. Ngồi ở đây chờ cơ hội còn tốt hơn.

-A, a, sư huynh……!-Tiếng bé Uyên vang lên khi bắt gặp tôi, đằng sau thằng Hà gãi đầu gãi tai cười trừ.

-A, a, a…xe ca có bánh, sao hôm nay muội vui vậy!-Tôi đá đểu thằng Hà.

-Ơ, hôm nay là ngày của muội thì vui chứ sao?

-Thế à, tưởng là đi với thằng nào mới vui vậy chứ!

-Xí, huynh còn chưa tặng quà cho muội nữa là..-Bé Uyên bĩu môi.

 Lúc này tôi mới giật mình. Mãi lo tính rồi chọn quà, tôi quên luôn bé Uyên lúc nào không hay. Cũng may trong lúc tôi ậm ờ, bụng Nhân đen biểu tình sùng sục.

-Đi ăn gì đi Tín, đằng nào tuyến sau còn lâu nữa mà!

-Ừ, để sư huynh chiêu đãi muội ăn trưa nhé!-Tôi mừng như vớ được vàng.

-Có dẫn tao đi không?-Thằng Hà tranh thủ ăn ké theo.

-Thôi, mày là gái thì tao dẫn, Nhân đen, tính tiền nước mía đi, mày gọi.

Năm người bước ra khỏi quán nước và bắt đầu tour ẩm thực lung tung. Bỏ lại sau lưng quán nước cũng ồn ào không kém đằng sau. Thỉnh thoảng tôi ngoái nhìn ra đằng sau, nhưng bé Uyên cứ bắt chuyện mãi khiến tôi không dám nhìn lâu.

-“Một lần nữa lỡ hẹn”!

 Nửa giờ sau đó, miệng của tôi chỉ có đúng một quy trình. Cắn, xé, nhai quay đều, quay đều liên tục. Từ bánh canh, bánh cuốn..Tóm lại là tất cả các loại bánh mà bé Uyên gọi ra. Bốn thằng cứ cắm cúi ăn liên tục, mồ hôi cứ đua nhau mà tuôn ra. Bé Uyên thì nhẹ nhàng nhìn bốn con ma đói, vừa ăn vừa cười liên tục.

-Khà, no quá đi mà!

-Bể bụng tôi mất!

-Trời ơi, đói cũng khổ, mà no cũng chả sướng gì!-Tôi xoa cái bụng căng đét vì chứa bao nhiêu thức ăn!

 Bé Uyên chưa chịu tha cho bốn thằng tôi, bắt tiếp tục:

-Lúc nãy là bốn anh đãi em, giờ 20-10 em chủ xị đãi lại!

-Lại ăn nữa hả em?-Thằng Hoàng ngao ngán.

-Nữa chứ anh, ăn cho bốn anh sợ luôn!

-Thế xin cô cho tôi biết, cô tính ăn gì nữa đây?-Thằng Nhân đen có vẻ muốn ăn nữa.

-Kem đi, trời lành lạnh thế này thì ăn kem là sướng nhất!-Bé Uyên đặt tay lên chiếc cặp nhún nhún, chắc lại thăng hoa vì nghĩ ra ý tưởng hay đây mà.

 Bốn thằng vác cái bụng no căng lết theo bé Uyên qua hai con hẻm, rồi đi thêm một lúc nữa, tới một quán kem. Quán nằm sâu vào so với các căn nhà cùng đường. Đầu quán có một cây đa, rũ những sợi rễ xuống. Lác đác cũng có vài nhóm có cùng ý tưởng với chúng tôi.

-Giờ mấy anh gọi món đi, anh Hà! Sư muội tôi lại trọng tình khinh đồng môn.

-Thì gọi giống em ấy!

-Anh Nhân ới ơi, anh ăn gì?

-Bánh plan nhé!

-Anh Hoàng nữa?

-Kem socola đi em!

-Sư huynh!

-À, kem…Ngữ Yên!-Tôi reo lên.

-Làm gì có kem Ngữ Yên?-Sư muội tôi phản ứng lại với món ăn độc đáo của tôi.

 Hiển nhiên trên đời này làm gì có món kem nào là kem Ngữ Yên, chỉ có Ngữ Yên mà thôi. Ngữ Yên đang đi bộ thong thả giữa cái nắng leo lét của những tháng mưa Tây Nguyên, giữa cái không khí lạnh đang phà phà phả vào người.

-Ơ, Tín…!

 Tôi bất ngờ bao nhiêu thì Ngữ Yên bất ngờ gấp bội. Tôi chạy ra đứng trước mặt cô nàng.

-Ủa, Yên đi đâu đây?-Tôi gãi đầu gãi tai.

-Yên về nhà, nhà Yên gần đây mà!

 Theo hướng Ngữ Yên chỉ, nhà Ngữ Yên cách quán kem chỉ bốn căn. Ngôi nhà kiểu Thái với nước sơn màu cam lợt tạo nên một vẻ đẹp nổi bật với những căn nhà khác ở đây. Nhưng mà biết nhà rồi, lý do xong rồi, tôi lại gãi đầu cười chết đứng.

-Anh Tín, chị gì nữa vào kêu kem nè!-Bé Uyên gọi với ra, khi người phục vụ ra nhận phiếu.

-À, Ngữ Yên ăn kem nhé..!

 Vừa nói câu đó ra khỏi miệng, tôi cảm thấy đó là lời mời ngu nhất của tôi. Ngữ Yên thì chỉ cúi mặt mà cười. Gật đầu.

-Ơ, sao em lại múc kem của anh?

-Xí, anh keo kiệt, có muỗng kem cho em mà cũng không cho!

Thằng Hà khẽ nhắc bé Uyên, khi cái thìa của sư muội tôi múc trộm vào thì kem của nó. Nó bù lỗ bằng cách múc trộm chút kem socola của thằng Hoàng. Thằng Hoàng cũng không vừa, thò qua múc bánh plan của Nhân đen một miếng có lẽ là gấp đôi số tài sản nó hao hụt.

 Kẻ cắp gặp bà già, Nhân đen cũng đâu có thua ai thò sang ly kem của tôi, thừa lúc tôi chểnh mảng, múc một thìa socola to bự. Theo quy luật như thế, tôi hào hứng quay sang ly kem dâu của Ngữ Yên. Cái thìa chưa chạm đến cái ly, tôi bất chợt khựng lại. Bốn ánh mắt của bốn kẻ cướp ban đầu cũng dừng lại. Tôi rụt cái thìa lại trong sự tiếc nuối của ba thằng bạn cùng lớp.

 -Ồ, chơi đẹp dã man!

-Thằng Tín người lớn quá, mất vui!

-Kệ tao, lo ăn đi!-Tôi hắng giọng nạt Nhân đen vì không muốn làm không khí mất tự nhiên.

 Ngữ Yên chỉ cười, rồi cái thìa của cô nàng chìa qua bên ly kem socola của tôi. Lần này Yên không phải cướp trộm, mà là cho tôi:

-Cho Tín nè!

-Ơ…không..?

-Mày không ăn để tao!-thằng Hà đưa cái thìa ra chầu chực ngay tức thì.

-Không, mày đừng hòng!-Tôi giữ chặt cái ly kem, đưa nó ra xa khỏi tầm với của lũ bạn.

-Thấy chưa, chỉ có chị thương sư huynh thôi!

Bé Uyên hồn nhiên lên tiếng, rồi quay sang lườm thằng Hà:

-Còn anh em xin có xí xí thôi mà cũng không cho nữa!

 Câu nói của Uyên vô tình làm hai đứa tôi bất chợt đỏ mặt. Cả hai đứa chẳng dám nhìn nhau, cầm ly kem lên nhìn nhìn. Không hiểu nhìn vào ly kem có hết ngượng hay không.

Mười phút sau, nhóm sáu người chia đôi hai hướng. Nhân đen, Hoàng, Uyên và Hà đi về trạm bus, còn tôi và Ngữ Yên thì trực chỉ nhà cô nàng mà hướng tới.

-Mời mấy bạn về nhà  Yên chơi nhé, nhất là em đấy, cô bé dễ thương!-Cô nàng quay sang cười với bé Uyên.

-Ồ, đi thôi!-Tôi tự nhiên cất tiếng ủng hộ.

-Em cũng muốn đi lắm, nhưng mà có việc bận rồi, anh Tín đưa chị Yên về nha.

 Chẳng hiểu là mới quen biết thôi mà Yên và bé Uyên thân nhau đến vậy, còn nói chuyện hợp gu nữa. Hai chị em vô tình đẩy tôi vào tình thế hớ hênh. Uyên đi thì thằng Hà cũng đi, tôi nhìn hai thằng bạn tôi cầu cứu. Hai thằng nó cũng vội vã vẫy tay tôi ra về:

-“Lần này Má tao dặn về sớm mày ơi!”

-“Mẹ tao cũng dặn như Mẹ thằng Hoàng ấy!”.-Hai thằng bạn thầm thì.

Tôi đành mang danh phận vệ sỹ hộ tống Ngữ Yên về nhà, mặc dù nhà cô nàng thì cách đây chỉ mấy bước chân. Ngữ Yên im lặng đi trước, đẩy cánh cổng khép hờ rồi vịn tay nắm cửa. Chào mừng đến ngôi nhà của Yên kìa Tín.

 Ngôi nhà đơn giản như vẻ ngoài của nó. Gọn gàng, đơn giản nhưng nó lại tao nên một cảm giác đẹp và ấm cúng. Bộ ghế sa-lon được đặt giữa phòng khách rộng rãi, ở giữa chiếc bàn thấp, đơn giản để một lọ hoa tươi.

-Vào đi Tín, gì mà thẩn thờ vậy?

-À, à,,ừ, Yên cứ để tự nhiên đi mà!

 Tôi ngồi xuống cái ghế sa-lon, tranh thủ lúc Ngữ Yên lên cất sách vở mà ngắm những bức ảnh được treo trên tường. Ảnh gia đình ba người được treo ở những góc rất dễ nhìn, có cả những bức ảnh đã ngả màu sờn. Ngữ Yên lúc còn nhỏ trông thật ngộ nghĩnh với cái áo yếm như Hồng Hài Nhi vậy, tóc còn cột về hai bên nữa.

-Chào cháu, cháu là bạn Yên à!

-…….!-Tôi quay đầu ra hướng từ phòng bếp ra phòng khách, nếu không nhầm thì đây là Mẹ của Yên.

-Cháu tên gì?-Mẹ Ngữ Yên nhẹ nhàng cất tiếng hỏi lần nữa, đến giờ tôi mới sực nhớ ra mình chết lặng khá lâu.

-Dạ, cháu chào Cô ạ, cháu tên Tín!

-Cháu ngồi uống nước đi!-Mẹ Ngữ Yên thay mặt cô nàng tiếp khách.

 Ban đầu tôi hơi bối rối vì không biết nói chuyện gì với phụ huynh cô nàng, nhưng sau một lúc, tôi cảm thấy mẹ của Ngữ Yên rất tâm lý và thoải mái, chứ không có khắt khe như tôi lo sợ ban đầu:

-Nó có bao giờ nói về bạn bè đâu, nên Cô cũng không biết nhiều lắm!

-Dạ, chắc tại Yên ít nói đó cô!

-Vậy hả, vậy mà về nhà nó nói như con sáo vậy đó!

-Mẹ toàn tranh thủ con vắng mặt mà nói xấu thôi!-Giọng Yên vang lên khi hai cô cháu say mê nói chuyện.

 Tôi quay lại, suýt nữa phải đi tìm quả tim vừa nhảy ra khỏi lồng ngực mất. Ngữ Yên với chiếc áo thun hồng đơn giản, quần jean lửng với đôi giày bông to sụ đi trong nhà trông dáng yên vô cùng. Và càng đặc biệt hơn, là lần đầu tiên tôi thấy Yên là nũng.

-Thôi, cháu ngồi nói chuyện với Yên nhé, cô sang nhà hàng xóm!-Mẹ Ngữ Yên không muốn rầy lũ trẻ mất tự nhiên, tâm lý nhường lại quyền tiếp khách cho cô nàng.

-Mẹ Yên nói gì với Tín vậy?

-À, nói là ở nhà Yên phá lắm, vừa dữ vừa đanh đá nữa!-Tôi nhún vai, cầm tách nước nhấp ngụm nước.

-Cái này là Tín nói phải không?

Ngữ Yên cúi người, cố bắt được ánh mắt đang trốn tránh vì đặt điều nói xấu cô nàng. Cây cài tóc nhỏ mày đen không còn sức giữ mái tóc dài xoã xuống. Vẻ đáng yên càng được nhân lên gấp bội. Ngữ Yên trên trường vừa dịu dàng, vừa ít nói thì hôm nay càng dễ thương hơn nhiều. Có giống thì có lẽ là cách thể hiện giản dị.

-Tín nào dám chứ, nào dám!-Đặt ly nước xuống bàn, tôi xua tay lia lịa.

-Ờ, phải vậy chứ!

 Cô nàng sực nhớ ra điều gì đó, rồi đi thẳng xuống phòng bếp, còn tôi chờ bóng Yên đi khuất, tiếp tục đưa mắt theo dõi những bức ảnh theo thời gian của người giản dị. Vóc dáng thì thay đổi, nhưng ánh mắt, nụ cười thì không lẫn vào đâu được cả. Dù có bao nhiêu năm thì nó vẫn đẹp đến hút hồn.CHAP 33: GIÁO VIÊN THỰC TẬP.

 Tôi lướt xem những bức ảnh ở tường. Rồi bất ngờ nhất là chiếc ảnh ở trên cửa sổ sau lưng tôi. Bức ảnh màu xỉn và có hai góc đã hoen ố nhưng vẫn còn rõ ràng lắm. Trong ảnh là một đứa bé cỡ chừng hai tuổi đang ngồi trong một cái thau. Trên đầu đội chiếc mũ len, chiếc khăn tắm thì quấn quanh người. Tôi nhìn tấm ảnh mà nắc nẻ cười, không để ý Ngữ Yên đi lên từ bao giờ.

-Ấy, không được xem cái ảnh đấy!-Ngữ Yên đặt dĩa trái cây lên bàn rồi nhanh chóng kéo tay tôi.

-Thì cũng chỉ là ảnh thôi mà, xem xem thế nào thôi mà!

-Không, xem làm gì cái ảnh đấy!-Yên đỏ mặt nhất mực không là không.

 Cô Nàng còn bắt tôi ngồi quay lưng lại với tấm ảnh đó, còn mình thì ngồi đối diện để dễ kiểm soát tôi hơn, nếu có hành động ngắm lại bức ảnh đó thì sẽ ra tay can thiệp. Cũng dễ hiểu thôi, cái ảnh bán nude con nít chuẩn bị đi tắm đây mà. Trông rõ mũm mỉm mà chẳng hiểu sao Yên lại cấm tôi xem.

-Tín ăn trái cây nè!

-Thôi, no lắm luôn, sắp đứt cả thắt lưng ra đây!-Tôi xoa xoa cái bụng, tội nghiệp nó, hôm nay tôi lỡ ăn hơi nhiệt tình.

-Hay là chê trái cây nhà Yên giở, nên không thèm ăn chứ gì!

-Ơ..không..ăn thì ăn. Dù sao chết no thì cũng thoả mãn hơn chết đói mà!

 Ngữ Yên đưa cái nĩa cho tôi, còn cô nàng thì hồn nhiên ôm chiếc gối nhìn xem phản ứng khách ra sao:

-Sao Tín chưa ăn đi!-Hỏi mà không khác gì chèn ép khách cả.

-Ơ, nói chơi làm thiệt à?

-Thiệt, ăn đi không lần sau đừng có nhìn mặt Yên mà nói chuyện!-Cô nàng phùng má doạ tôi.

-Thế ăn xong cho xem cái ảnh bán nude kia nhé!-Tôi ra điều kiện.

-Không, không được, Tín có ăn thì cũng không được xem nghe chưa?

-Sao không được, nó treo ở phòng khách cơ mà.

-Ai cũng xem được nhưng gian như này thì không được.

 Ngữ Yên bảo tôi gian, nên cấm vận, nhất quyết phải ăn. Tôi vừa ăn mà nước mắt cứ như sắp rớt ra ấy. Bụng thì căng lên không chịu nổi. Cuối cùng vừa ý chủ nhà, tôi thả người xoã ra sa lon mà ngồi thở.

-Vừa lòng chưa cô, đấy, giết người!

-Cái mặt Tín thế kia có giết thì cũng đâu có ai thương!

Hai chúng tôi ngồi bắt đầu nói chuyện. Bắt đầu từ chuyện học hành, chuyện học thêm ở lớp Hoá, rồi qua lớp Toán. Rồi từ đó chuyển qua thiên văn địa lý lẫn phóng sự xã hội. Bất kì có điểm chung thì chúng tôi cứ nói. Mới thế thôi mà cũng đã ba giờ chiều.

-Tín về nhé, lần sau tới chơi!

-Ờ, lần sau vác bụng đói tới !-Tôi vẫy tay Yên. Cánh cửa cổng nhanh chóng khép lại.

-Á, quên, Yên?-Lần nữa nó lại mở ra.

 Tôi cười cười rồi lúi húi mở chiếc balo lấy ra món quà 20-10 tặng Ngữ Yên. Suýt nữa thì quên, chẳng hiểu đầu óc tôi hôm nay để đi đâu nữa, chẳng nhớ gì tới cuốn sách vốn nằm im cạnh mấy cuốn sách vở của tôi cả.

-Tặng Yên này?

-Cái gì đây vậy?-Ngữ Yên đưa nó lên ngang tai, khẽ lắc nhẹ hộp quà.

-Ờ, thì quà thôi, suýt quên Yên là con gái!

-Tặng được món quà mà nói Yên quá trời vậy rồi, hoá ra là Yên lỗ à!-Cô nàng nhăn mặt giả bộ giận!

-Ờ, trả thù thôi, giờ thì về đây!

-Ừ, lần này đừng gọi cửa nữa nhé!

 Lần này tôi không gọi cửa nữa. Tôi bước chân ra bến xe bus. Chân tôi không chạm đất mà đang đi trên mây, bồng bềnh, sảng khoái. Tôi tự nhủ mình đi chậm lại, nhưng bước chân càng thể hiện điều ngược lại. Tôi còn khẽ hát:

-Đôi chân đi tìm một lời yêu thương khi trái tim thổn thức!

 Chẳng hiểu có thằng nào đi xe ngang qua nghe thấy nó phán một câu xanh rờn:

-Hát dở thì ngậm miệng!-Rồi cười ha hả đạp xe hết tốc lực, chắc sợ tôi túm cổ đánh cho nó một trận vì làm mất nhã hứng.

 Tôi đang vui nên cứ coi như nó là một lời khen, cứ tủm tỉm cười một mình cho đến khi đặt chân về nhà mới thôi. Cũng may hôm nay Ba Mẹ tôi đều vui nên nhắc nhở xong rồi cũng để tôi đi lên phòng. Chiều hôm đó đúng như lịch hẹn, Nhân đen và Hoàng lôi tôi đi đá bóng. Kết thúc một ngày 20-10 vui vẻ và biết bao nhiêu chuyện xảy ra xung quanh, buồn cũng có mà vui cũng có.

Thời học sinh đến trường là một niềm vui. Dù cho thời gian biểu thì tuần nào cũng như tuần nào, học thì cứ theo đó mà tiến hành. Nhưng sự việc phát sinh thì không biết bao nhiêu mà kể. Và tuần “hậu 20-10” là một minh chứng sinh động.

-Hết tuần này trường ta sẽ đón Thầy Cô thực tập từ đại học Tây Nguyên về!

 Cả lớp tôi ồ đồng loại trước thông tin không còn gì vui vẻ bằng. Thầy cô mới về thì sẽ đứng một số tiết để dạy, hoặc dạy thay. Như vậy chúng tôi sẽ dễ dàng hơn trong các tiết học.

-Vì năm nay là lớp mười hai nên không có thầy cô thực tập chủ nhiệm, chỉ có một số Thầy cô sẽ dạy một số tiết học của một số môn như Văn, Toán, Lí, Hoá, Anh văn và Sinh học.!

 Thông tin trên không thể hấp dẫn hơn nữa. Nếu so với độ nghiêm khắc cũng như sự cầu toàn trong từng tiết học thì các Thầy Cô thực tập không thể nào bằng được với các Thầy cô đã dạy chúng tôi. Nhưng về độ “mềm lòng” thì ăn đứt là cái chắc.

-Các bạn trong ban cán sự Lớp nhớ nhắc nhở lớp trật tự trong từng tiết học có dự giờ hoặc các Thầy Cô mới về dạy. Không được nghịch ngợm quậy phá!

 Các tai to mặt lớn trong lớp dạ vang rền. Hiển nhiên tôi và thằng Hà là một trong số đó, nhưng việc đã quyết, còn thế nào thì tuỳ tâm. Đấy là cách lí giải sự quyết tâm của xóm nhà lá chúng tôi.

-Ngon mày, thế là khoẻ rồi, giáo viên thực tập!-Phong mập vỗ đùi cái đét khoái chí.

-Mày tính làm gì, đừng có nói là muốn ghẹo Cô khóc nhé!-Thằng Hưởng đù lườm thằng Phong mập.

-Ầy, đến mức ấy thì không, nhưng lúc đó tao không biết sẽ thử như thế nào nữa!

 Đám con trai chúng tôi cười khà khà, còn Dung, Nguyệt, Trang, Hằng đang dựa vào ban công chỉ có nước lắc đầu nhìn đám con trai khoái chí.

-Đừng như năm ngoái nữa nhé, cô suýt khóc mấy lần luôn!-Dung nhắc lại “lịch sử” của đám nhà lá chúng tôi.

Năm ngoái, khi chúng tôi học lớp mười một thì cũng có một đợt thực tập. Đặc biệt hơn là 11a11 chúng tôi có tận ba giáo viên chủ nhiệm. Hai Thầy và một Cô. Chẳng hiểu nghe ai quảng cáo hay nhận xét là lớp chúng tôi vốn nghịch ngợm, mà các giáo Viên chủ nhiệm làm gắt ngay từ lúc làm quen với lớp.

-Mỗi em lấy ra một tờ giấy ghi lại thông tin, địa chỉ, số điện thoại nhà, sở thích, hoặc điểm mạnh về cái gì thì ghi lại rồi nộp lại cho lớp trưởng!-Cô giáo duy nhất nghiêm khắc.

-Làm gì vậy Cô?

-Em không nói leo, Cô muốn có sự liên hệ với gia đình, để thông báo tình hình học tập.-Cô nhắc thằng Tuấn Anh làm mặt nó tái mét.

Chúng tôi thừa hiểu, việc thông báo tình hình học tập là một cái cớ, và mục đích chính là đe doạ “Ai nghịch hay quậy phá thì gia đình các em sẽ được thông báo”. Bắt đầu đã nghiêm khắc, và thêm cả sự đe doạ thì vô tình gây ra một làn sóng không vừa lòng, tuy âm thầm nhưng dữ dội. Nhất quỷ nhì ma, thứ ba học trò, cái gì càng cấm càng tò mò, và Thầy Cô nào càng nghiêm khắc thì học sinh càng nghịch. Không có ý chống đối, chẳng qua chúng tôi muốn nếm trải cảm giác hồi hộp cực độ hoặc chiến thắng vinh quang khi qua ải những Thầy Cô này.

-Thưa Cô, em có ý kiến!

-Mời em bàn cuối!

-Dạ, nhà em có hai cái điện thoại, và nhà bạn Nhân không có điện thoại thì ghi làm sao ạ?-Tôi khơi mào đầu tiên.

-Thì em cứ ghi một số, còn nhà ai không có thì để trống, nhưng cô tin ở đây nhà ai cũng sẽ có thôi!-Cô nghiêm khắc đối đáp lại tôi, vạch rõ âm mưu chống phá.

-Thưa cô, thế sở thích này là ngoài hay trong lớp học ạ?-Phong mập tiếp nối tôi.

-Em cứ ghi, trong hay ngoài lớp gì cũng được!

 Cứ như thế, hết Phong mập, Nhân đen, Kiên cận, Long con rồi thằng Hà nối dài hàng loạt khúc mắc trên trời dưới biển. Hai Thầy nãy giờ chỉ cười cũng phải lên tiếng đỡ “chiêu bài” dùm Cô, cuối cùng cũng thua cuộc nốt trước sự vặn vẹo “giả ngu ngơ” của đám học sinh:

-Các em nghĩ gì thì cứ ghi vào!-Coi như là bên giáo viên thực tập tạm thời thua trước đám học sinh yêu ma.

 Sau khi thằng Hải thu hết sơ yếu lí lịch nạp cho Cô thì sự việc lại tiếp tục.

-Cái gì, Phong là em nào?

-Dạ là em!-Phong mập nhanh nhẹn đứng lên.

-Em to khoẻ vậy mà có sở thích hái hoa bắt bướm sao em?

-Dạ, thú vui tao nhã mà cô!

 Cô giáo chịu thua thằng học sinh đang cười tươi như hoa, khẽ đưa tay mời nó ngồi xuống.

-Kiên là em nào?

-Dạ là em !-Kiên cận bị xướng tiên.

-Em có tính khiêm tốn không, Phần ưu điểm em ghi: quá nhiều ưu điểm, còn phần nhược điểm thì em cũng ghi như thế là sao?

-Dạ thưa cô, ưu điểm nhiều dễ khiến những người xung quanh yêu quý, nhưng ghen ghét cũng có, dễ mất sự đoàn kết ạ!

 Cô lắc đầu trước lý lẽ chặt chẽ của nó, còn cả lớp tôi được dịp ôm bụng mà cười lên cười xuống. Tôi cố lau những giọt nước mắt thì bị gọi tên:

-Tín là em nào?

-Dạ thưa cô em!

-Em thích xem phim siêu nhân thật hả?-Cô giáo lọc ra những đối tượng nghịch phá đây mà!

-Dạ,em ghi rõ mà cô, em thích từ bé tới giờ, nhất là cái ông mặc quần đỏ bên nước Mỹ ấy!

-Thôi, được rồi em ngồi xuống, cuối cùng Hưởng là em nào?

 Thằng Hưởng nóng lòng chờ mãi, cuối cùng cũng đậu vào danh sách vàng:

-Dạ, em ạ!

-Ưu điểm của em là đẹp trai à?

-Dạ, em cảm thấy thế!-Thằng Hưởng cười rạng rỡ như minh tinh.

 Cả lớp tôi đứa thì cười, đứa thì nhăn mặt phản đối cái trò quậy của mấy thằng tôi. Nhưng công nhận, đa số vẫn là cười, còn Dung lại thuộc về thiểu số. Bữa đó, chúng tôi cũng có cảm thấy mình có chút “ác ý” khi gương mặt Cô buồn so.

 Sau thời gian đầu, Cô trò càng gần gũi nhau hơn, thấu hiểu nhau hơn. Mỗi lần trong lớp có học sinh vắng cô đều hỏi han lí do kĩ càng, rồi thăm hỏi ngay vào ngày hôm sau, dù hôm đó Cô cũng chẳng có tiết dạy. Cứ như thế, sự yêu thương học sinh dần cảm phục chúng tôi. Xóm nhà lá bớt manh động dần, vẫn nghịch, nhưng đúng nơi đúng lúc, không còn có kiểu chống đối như lúc đầu nữa.

 Và ngày liên hoan chia tay, có lẽ là lần thứ hai sau trận thua bóng năm lớp 10, tôi mới thấy lớp chúng tôi khóc. Ngay cả những đứa bạn cứng rắn nhóm tôi cũng rưng rưng nước mắt. Đôi khi còn không dám nhìn Cô, Thầy khi từng người đứng lên phát biểu cảm nghĩ về lớp. Và chuyện đó cũng đã gần một năm trôi qua.

-He he, lần này tao lại ghi tao đẹp trai quá!-Thằng Hưởng đưa tay xoa cằm tự hào.

-Hoang tưởng à mày, soi gương cho tỉnh!

-Không biết năm nay thế nào đây?

-Thì chờ đi rồi xem thế nào, dù sao cũng nhớ Thầy Cô mà!-Kiên cận “quá nhiều ưu điểm” lên tiếng.

-Lo cho tiết sau đi mấy ông tướng, Atlat Địa Lý có chưa?-Dung lên tiếng nhắc nhở.

-Chết tao, kiếm lẹ, tao quên!

-Tao chưa học bài nữa?

 Một câu cảnh báo của Dung, nhóm chúng tôi tan tác hết. Đứa thì đi sang lớp bạn bè mượn Atlat, đứa thì vào học bài. Chỉ còn tôi, thằng Vũ, Kiên cận đứng lại hầu chuyện ba cô bạn, dần dần mỗi đôi tách ra một góc một cách tự nhiên.

-Tín học bài chưa,Atlat nữa?

-Có rồi, học luôn rồi!

-Chắc chưa vậy?

-Rồi, chắc rồi, nhìn bình chân thế này cơ mà!-Tôi tự tin ra mặt.

 Những câu nói của Dung dành cho tôi, đó không phải là mục đích của Nàng. Có chăng đó chỉ là cách mở đầu câu chuyện. Dung không nói gì, giữa hai chúng tôi bắt đầu có khoảng lặng:

-Hôm trước, xin lỗi Tín nhé?-Dung nhỏ giọng, ngập ngừng.

-Chuyện gì, xin lỗi chuyện gì vậy?-Tôi thắc mắc.

-Là hôm 20-10, Dung ….!

-À, chuyện đó hả?

 Dung gật đầu. Chuyện mà Dung đề cập là chuyện Dung nói chuyện với Quang. Tôi buồn vì không đi với Dung như bé Uyên với thằng Hà, hoặc mất hút như Nguyệt với Vũ. Nhưng tôi tôn trọng sự chọn lựa của Dung, tôi không buồn chuyện Dung nói chuyện với Quang.

-Không sao đâu mà?

-Dung..ờ..Quang là bạn học cấp hai của Dung!

-Không sao đâu, Tín nói thật đấy.-Tôi gằn giọng, cố nghiêm từng chữ một để cho Dung biết rằng tôi tôn trọng quyết định của Dung. Tôi không để tâm chuyện đó, nên không cần thiết Dung phải giải thích. Với lại tôi cũng vô tình đi với Ngữ Yên thì làm sao có thể trách ai được chứ.

 Dung im lặng, không nói thêm nữa. Cứ mỗi lần hai đứa tôi bất đồng ý kiến thì thường đều dừng lại như thế. Hai bên thường ôm suy nghĩ riêng đi theo hai hướng. Tôi chống tay lên ban công :

-Không sao đâu, mọi chuyện qua rồi!

-Qua thật không?

-Ừ, qua rồi, thôi vào lớp thôi!

-Ừ,…!-Dung vẫn ấp úng, và tôi biết Dung vẫn còn băn khoăn.

 Nhưng tôi còn gì để nói, những gì cần tôi đã nói hết rồi. Tôi bước vào lớp chuẩn bị cho tiết học mới và cũng nhanh chóng quên đi chuyện vừa xảy ra.

 CHAP 34: GIỚI HẠN ĐỔ TUỔI: 18+(ÁM CHỈ ĐÃ QUA CẤP PHỔ THÔNG)

bởi Học sinh chuyển lớp-Ôn thần vào 18 tháng 1 2013 lúc 4:13 ·

CHAP 34:CHUYỆN PHAO CỨU SINH.

 Không khí trong trường đầu tháng mười một thật khác hẳn so với những tháng trước, nô nức hơn, ồn ào hơn. Chắc là tâm lý hồi hộp chào đón những thầy cô thực tập về, và xa hơn là ngày Nhà Giáo Việt Nam gần kề.

 Ngay cả tiết chào cờ hôm nay, những hàng ghế cũng được kê dài hơn. Trên hàng ghế đó, ngoài những thầy cô quen thuộc với học sinh trên trường thì còn có thêm những gương mặt-sinh viên sư phạm lạ lẫm. Khối lớp mười và mười một thì ồn ào và hí hửng vì lớp có thầy cô chủ nhiệm. Riêng khối mười hai chúng tôi thì chỉ có trợ giảng, hoặc dạy một số tiết nên không hào hứng bắng. Cũng một phần do cái tính “đàn anh, đàn chị” trong trường, không thể tỏ ra ngoài mặt như đàn em khoá dưới được.

Kết thúc giờ chào cờ, sẽ có người hân hoan, kẻ hụt hẫng. Những kẻ hụt hẫng cuối cấp cũng có đôi chút ghen tị với đàn em khoá dưới. Nhưng có được gì không, khi cái thời khoá biểu luôn kín mít chương trình học, vẫn tiếp diễn hàng tuần. Với tôi, đầu tuần luôn là một ngày khó khăn, không những vì hai tiết văn luôn chờ đợi cái đầu khô khan, mà vì hôm nay kiểm tra hai tiết liền, còn lấy điểm giữa kì nữa chứ.

 Tôi giật tờ giấy đôi giữa cuốn vở đã mỏng lét, lúi húi kẻ khung điểm. Kiến thức thì chẳng có là bao, lại còn viết bài phân tích nữa thì đúng là ác mộng. Tôi ngó quanh mấy thằng bạn thăm dò. Khuôn mặt thằng nào cũng căng thẳng.

-Mày có phao không Tín?-Phong mập hỏi ngon ơ, như chuyện có phao trong tiết kiểm tra văn là một phần tất yếu của tôi vậy.

-Phao gì mày, Cô bắt ghê thí mồ, dám dở không?

-Hỏi mày có không, chứ tao thì thủ sẵn cả rồi!

 Nó vừa nói vừa giơ hai cuốn văn mẫu lên hào hứng khoe chiến tích, mặc cho mấy đứa con gái ngao ngán nhìn nó lắc đầu.

-Cả lớp, đứng!-Thằng Hải làm công việc của nó thường ngày.

 Tôi đứng lên uể oải chào như thằng thiếu sinh khí. Cố mở to mắt xem mình nhìn nhầm hay không, rõ ràng là có tận hai người bước vào.

-Cả lớp, ngồi!-Cô giáo bộ môn khoát tay, và chỉ giáo viên thực tập đứng giữa lớp lên bàn giáo viên.

-Hôm nay Thầy Vĩnh sẽ trông các em kiểm tra….!

-Khoẻ rồi, hố hố!-Thằng Phong mập cười tươi như pháo.

-Ngon rồi, sống rồi mày ơi!-Hưởng đù ủ rũ như như gà rù cũng bật dậy khi nghe tin vui.

 -Các em nghiêm túc, ai giở tài liệu, quay cóp tôi lập tức cho 0 điểm giữa kì!-Cô trấn an dư luận, dẹp các phần tử có ý định manh nha nổi loạn.

 Đời học sinh, cấm đoán là một chuyện, còn chuyện chấp hành hay không là chuyện khác. Cô vừa bước ra khỏi lớp, lớp tôi chuyển mục tiêu qua Thầy. Ban đầu là mua chuộc nhân tâm:

-Thầy tên Vĩnh hả Thầy?-Kiên cận mở đầu.

-Thầy tên Vĩnh!-Thầy trông rất hiền từ.

-Thầy đẹp trai quá Thầy!-Phong mập tiếp tục!

-……..!-Thầy vừa ghi đề vừa đỏ mặt bối rối nhìn thằng Phong mập lắc đầu, cầm phấn viết lên bảng đề bài thi.

 “Cảm nhận anh (chị) về thế giới Kinh Bắc với truyền thống văn hoá,nghệ thuật lâu đời trong bài thơ Bên kia sông Đuống của Hoàng Cầm”.

 Đề văn luôn ngắn gọn xúc tích, nhưng luôn gây khó khăn cho học sinh cao độ. Mười phút trôi qua tôi chỉ ghi được hai chữ “bài làm” cùng với một cái gạch ngay ngắn ở dưới chứ không gì hơn. Đến tận nửa tiết sau, tôi làm nóng bài kiểm tra bằng cách hoàn thành xong mở bài. Coi như tạm có kết quả, ngước đầu quay qua do thám tình hình.

 Thầy vẫn ngồi im trên ghế Giáo Viên, đảo mắt như ra đa về phía từng góc lớp. Đúng là giáo viên thực tập, làm đúng quy tắc ghê gớm. Tôi bỏ mục tiêu ngó sang mấy thằng bạn.

 Kiên cận bóp trán liên tục, ra chiều bí bách dữ dằn. Hưởng thì cắn cho muốn nát cái bút bi, thằng Hoàng thì vò tóc bứt tai chịu thua. E rằng khó qua khỏi hai tiết với kết quả mỹ mãn.

 -Hề hề!-Thằng Phong mập cười đắc chí.

 Nó ngồi ở bàn thứ hai từ dưới lên, lại ngồi trong góc nên đang tự tung tự tác với cuốn văn mẫu được đặt sau lưng thằng Hà. Cắm cúi chép lia chép lịa, hình như nó vừa qua được nửa tờ giấy kiểm tra hay sao ấy. Nó chỉ cuốn văn mẫu nhứ nhứ tôi khiêu khích.

 Thường thì việc ác khó tồn tại lâu, và làm việc xấu cuối cùng sẽ bị quả báo. Lúc tưởng như mọi việc trót lọt thì Phong mập bị hạ gục tức thời.

-Cái gì đây Phong?

Thầy thực tập chẳng hiểu từ lúc nào cầm cái sơ đồ lớp, thu cuốn văn mẫu của thằng Phong mập. Thằng bạn tôi mặt mày tái mét, đứng dậy mặt nó ra vẻ tội nghiệp đáng thương.

-Dạ, em biết lỗi rồi ạ….!

 Cái chiêu giả vờ của thằng bạn đánh vào lòng trắc ẩn của Thầy. Thầy nhắc nhở vài câu rồi đi lên chỗ ngồi mang theo phao cứu sinh của thằng bạn. Nó thở phào nhẹ nhõm, rồi cũng nhập chung tình trạng với mấy thằng khác, cắn bút.

-Đề khó lắm hả cả lớp!

-Khó quá thầy ơi!-Đa số lớp tôi đều than.

 Không khó sao được khi mà thằng Uỷ viên của một lớp đang phải vứt bỏ sĩ diện lần mò để cuốn vở ghi văn để tìm ý mà viết. Nguyệt quay sang nhìn tôi, cười lắc đầu:

-Bí rồi hả?

-Ừ, bí rồi, chẳng nghĩ ra được cái gì nữa?-Tôi vẫn chăm chú nhìn vào cuốn vở, cố ghi nhớ thật nhanh những ý vừa đập vào mắt.

-Cẩn thận kẻo bị bắt nha!

-Ôi, không lo mà, làm sao mà bị bắt được.-Tôi khoát tay qua chuyện, còn Nguyệt chăm chú làm bài tiếp.

 Năm phút sau, tên tôi vang lên phá tan sự im lặng:

-Tín, em xem cái gì đó?-Thầy bắt đầu rời vị trí đi xuống chỗ tôi ngồi, cái bàn giữa.

 Nơi an toàn như thằng Phong mập thì cũng bị bắt, mà nơi nguy hiểm như tôi cũng bị bắt. Chẳng hiểu Thầy ngày xưa đi học có hay giở tài liệu hay không mà khó qua mặt quá. Tôi cố gắng giữ khuôn mặt bình tĩnh, mặc dù mồ hôi đã toát ròng ròng, mặt thì nóng bừng.

-Em làm gì đó?

-Dạ có làm gì đâu Thầy?

-Cái gì trong ngăn bàn?-Thầy hỏi lại một lần nữa.

 Tôi thản nhiên đặt balo lên bàn, cho Thầy kiểm tra ngăn học. Trống rỗng, không có một thứ gì khả nghi trong đó. Thầy xem thật kỹ rồi đi lên, chắc đang thắc mắc xem cái thằng học trò để cuốn tài liệu đi đâu mà nhanh vậy.

-Nè, cất đi!-Nguyệt chuyền sang cuốn vở ghi Văn cho tôi.

-Ờ, cảm ơn nhé!

-Ơn gì, ông nhét sang ngăn bàn tôi có thèm nói tôi tiếng nào đâu?

 May mà lúc đấy tôi nhanh tay, luồn cuốn vở ghi vào ngăn bàn Nguyệt, còn cẩn thẩn để cái cặp đè lên không thì số phận tôi chả khác Phong mập là mấy. Nhưng giờ đây tôi bị liệt vào tầm ngắm nên đành an phận mà ngồi bịa ra mà chép, chứ không dám tái diễn lần nữa. Ánh mắt  Thầy liên tục quét qua chỗ ngồi của tôi.

 Tiếp nối truyền thống xóm nhà lá, thằng Hưởng bắt đầu có hành động. Nó nổi tiếng với nhiều chiêu trò độc đáo, lần này còn làm anh em sửng sốt hơn “dở tài liệu bằng chân”. Lợi dụng góc khuất, nó ném cuốn văn mẫu thủ sẵn từ bao giờ xuống đất, và dùng chân- một bộ phận cơ thể ít ai ngờ để dở trang chép. Trên bàn giáo viên có nhìn xuống thì cũng chỉ thấy nó cắm cúi viết bài thôi, chứ không thể ngờ nó cũng đang gian lận một cách tinh vi. Thằng Kiên cận nó hoành tránh và liều lĩnh hơn, để cả cuốn văn mẫu lên bàn, lấy tờ giấy kiểm tra che một trang, cứ thế mà cắm cúi chép. Hoàn hảo và qua mặt được Thầy, nhưng không đủ để qua mắt tụi tôi.

-Chân mày bị sao thế Hưởng, có tật à?-Phong mập cố tình nói to.

-Suỵt…!Thằng Hưởng mặt tái mét khi cả lớp nhìn nó dồn dập.

 Nhưng tất cả đều muộn màng, kế hoạch nào cũng có sơ hở. Nếu dở bằng chân thì ít ai ngờ, nhưng một khi bị phát hiện thì rất khó để mà phi tang chứng cứ. Nó nuối tiếc nhìn cuốn văn mẫu theo Thầy lên bàn giáo viên cư ngụ.

-Mày nhớ mặt tao nha Mập!

-Có nạn cùng chia? Chết chung đê!

 Thằng Mập nháy tôi giơ hai ngón tay chữ V biểu tượng chiến thắng. Nó giành xử thằng Hưởng thì đến lượt tôi xử thằng Kiên cận, không thể để tình trạng gian lận thi cử diễn ra….một mình được.

-Kiên, trang 47 đấy, dở sang đó đi!

 Tất nhiên là câu nói của tôi cũng đủ to để cho cả lớp nghe thấy. Thầy trừng mắt nhìn tôi, đề nghị giữ im lặng. Tôi giả vờ không nhìn thấy, nói tiếp:

-Kìa, dở đi, mỏi tay à!

Thằng bạn tôi mặt cũng xám xịt dần. Và nó hiểu rằng số phận của nó cũng chẳng khác mấy thằng tôi là bao.

-Cái…., mày chơi tao?-Kiên cận nhấc gọng kính dằn mặt tôi.

-Nào có, tại tao lỡ nói to thôi!-Tôi thản nhiên thể hiện sự vô tội.

 Sau sự kiện náo động phòng thi, những thành phần đã, đang và sẽ có hành động bắt đầu cảnh giác với mấy thằng “hại bạn”chúng tôi hơn. Chỉ cần chúng tôi rục rịch là sẽ có đứa lo đến thót tim mất.

Hầu như những phút tiếp theo, bài làm của tôi chẳng được bao nhiêu. Phần vì bí ý để phân tích, phần vì hào hứng với vụ thanh trừng “tội phạm” hơn.

 Để ý mãi, tôi phát hiện Hằng bán chanh có biểu hiện, nhưng nó vốn ngồi hơi thẳng với tôi, nên không thể thấy được nó đang làm gì. Nháy mắt với thằng Phong, chuyển hướng tấn công đường chéo. Báo cáo toạ độ xong, tôi rung đùi ngồi chờ trinh sát Phong Mập báo cáo tình hình.

-Báo cáo, đối tượng dở tài liệu, over!

-Báo cáo cho sếp, over!

-Sếp nào, over?

-Mr.Vĩnh, over!

-Ai báo cáo, over?

-Mày chứ ai, over!

 Hai thằng tôi ngồi thều thào nói chuyện, dùng tay chân ra kí hiệu. Cuối cùng chẳng thằng nào chấp nhận. Tôi kêu thằng Kiên cận:

-Ê, ê..!-giọng canh đủ cho thằng bạn nghe.

-Gì, tao có dở nữa đâu..!-Nó còn hằn học lắm.

-Không, con Hằng kìa!-Tôi hất cằm về phía Hằng.

 Thằng bạn tôi mặt đang cau có, giãn ra. Nó hắng giọng, cúi xuống nhìn bài rồi nói:

-Hằng, để lên bàn mà chép cho thoải mái!

 Có tật giật mình, Hằng bán chanh giật nảy người, mặt đỏ bối rối nhìn quanh. Cả đám chúng tôi bắt đầu cười lăn lộn. Ngồi chờ Thầy xuống tiễn Hằng nối dài danh sách tiền án tiền sự. Chấp chưởng luật pháp, dù gái hay trai, cũng phải xử hết. Thầy Vĩnh hùng hổ đi xuống, tiến tới Hằng bán chanh.

 Cao nhân thì gặp cao nhân, và ngay cả chúng tôi cũng không ngờ đến cái cách mà Hằng dùng để lách luật. Nếu có trách, chỉ trách chúng tôi không có cái lợi thế “phụ nữ” ấy. Nhanh như cắt, Hằng kẹp cuốn tài liệu giữa hai chân và phủ tà áo dài lên, mặt tỉnh rụi thách thức.

-Tài liệu em đâu?

-Dạ đâu có Thầy, em đâu có đâu!

-Không có thật không?-Thầy Vĩnh bắt đầu bối rối.

-Dạ thật!

-………!-Thầy có lẽ thừa biết tài liệu ở đâu, nhưng bắt bằng cách nào.

-Thầy không bắt để em Thầy ơi!-Hưởng đù nhanh chóng vào cuộc.

-Thầy để em đi Thầy-Kiên cận xung phong làm trong sạch gian lận thi cử.

 Thầy Vĩnh bối rối ra mặt, cuối cùng nhắc nhở lớp ổn định trật tự và đi lên. Có lẽ đây là lần đầu tiên Thầy đối mặt với vấn đề này nên nhất thời chưa biết xử trí ra sao. Hằng bán chanh vênh mặt nhìn chúng tôi, thách thức. Chúng tôi đứa nào đứa nấy xị mặt, bốn thằng hợp sức vẫn không “hạ gục” được cô bạn nên tức tối lắm.

 Giỡn chơi cho lắm nên gần đến nửa tiết thứ hai, tôi cắm cúi viết lấy viết để. Chẳng biết “khởi động” ra sao mà giờ ý văn cứ tuôn trào. Nghĩ ra cái gì cắm cúi viết cái đó. Cố gắng viết cho hết cái kết bài trước khi Thầy Vĩnh đi ngang qua thu lại, tôi mới thở phào nhẹ nhõm.

 Tôi ngồi nghiêm chỉnh lại thì thấy Dung đang quay mặt nhìn xuống. Hai ánh mắt vô tình gặp nhau, và chẳng nói cũng hiểu Dung sẽ nói gì trong giờ ra chơi với tôi. Chắc lại là vấn đề cán sự lớp mà không gương mẫu đây mà. Trống đánh kết thúc hai tiết học là tôi chạy hẳn ra khỏi lớp, tiến thẳng tới căn-tin không thèm nhìn lại xem có ai kiếm mình hay không. Có lẽ, nên tránh việc nói chuyện với Dung lúc này để mua sự khó chịu về mình. Bao giờ cũng thế, cứ liên quan đến ban cán sự lớp là Dung trở thành một người khác, nghiêm khắc và có phần khô khan.

-“Tránh đi là hơn”!

CHAP 35

bởi Học sinh chuyển lớp-Ôn thần vào 19 tháng 1 2013 lúc 2:52 ·

CHAP 35: TIỀN ĐỀ CHO SỰ ĐỔ VỠ.

 Dù tôi có trốn chạy cách nào thì oan gia vẫn bám theo đầy rẫy. Đang ngồi nhấm nháp cốc nước mía vừa được đưa ra, đám bạn tôi đã kéo đến. Oan có đầu nợ có chủ, nào đâu dễ cho tôi thoát tội. Thằng Kiên cận, Hưởng đù mặt mày hùng hổ lắm.

-Mày, được lắm đấy thằng khốn ạ?-Nó quát ầm ầm giữa căn tin gây bao ánh mắt tò mò.

-Bớt nóng hai bạn đẹp trai, nước mía cho hạ hoả chứ hả?

-Dẹp mày, tại mày mà tụi tao bị quê mặt, nhục không thể tả.

 Chỉ còn nước cầu hoà, tôi gọi nước cho hai thằng bạn. Cũng may là Thầy Vĩnh nhẹ tay không truy cứu tội trạng nên chúng tôi được tha bổng, chứ nếu không tôi bị lũ bạn cạo đầu mất.

-Uống nước mía đi mấy bạn đẹp trai!

-Uống thì uống mày, tao sợ mày chắc!-Kiên cận nhấc gọng kính, đưa cái li nước mía lên hút lấy hút để.

 Nó khà một tiếng sảng khoái, như trút bao gánh nặng trong lòng.

-Được ly nữa không?

-Được thì tao ly nữa!-Thằng Hưởng chưa uống xong ly đầu tiên cũng thừa nước đục thả câu.

-Ừ, uống thoải mái đi, có gì tao cưa đôi với Phong mập!-Tôi vỗ vai thằng bạn hộ pháp ngồi bên cạnh, dù sao tội trạng cũng là của cả hai gây nên, há gì tôi phải chịu một mình.

-Ờ, vậy chứ, tí Dung cũng xuống đây mà!

-Cái gì?-Tôi đứng dậy, làm cái ghế đằng sau ngã ra nền nhà, gây ra một âm thanh chát chúa, khô rốc.

 Hai thằng bạn nhìn tôi, tỉnh bơ:

-Có thù phải trả, thế mới là quân tử!

-Thế sao tụi mày còn đòi thêm nước!

-Thù phải trả thì trả gấp đôi!-Tụi nó vẫn tỉnh bơ.

 Giờ tôi mới thấm thía hết câu “hữu thù bất báo, phi quân tử”. Thì ra chúng nó cũng đâu đơn giản để tôi chơi xỏ, bọn bạn tôi đánh ngay vào điểm yếu của tôi là Dung. Bạn bè chính là kẻ thù nguy hiểm nhất quả là không sai. Tôi chỉ còn nước cắn rơm, à không, cắn ống hút mong Dung đừng xuống căn-tin, nơi ẩn náu an toàn của tôi lúc này.

 Dường như tôi chưa đủ thành tâm, nên năm phút sau Dung xuất hiện ở cửa căn-tin cùng với Hằng bán chanh lớp tôi. Cả lũ nhìn thấy Dung thì hí hửng lắm, còn tôi hí hửng theo nhưng mang vẻ giả tạo.

-Bạn Hằng dễ thương uống gì đây?-Kiên cận nịnh nọt, mong cô bạn quên đi oan thù lúc nãy.

-Không uống gì cả, nước lọc thôi!-Hằng bán chanh cao giá lên tiếng, giọng nghe càng cao vút và càng chanh chua.

-Thôi mà, em xin lỗi chị, có gì mong chị thứ lỗi, thằng đệ của em nó còn nhỏ dại.-Phong mập xoa đầu thằng Kiên cận ra chiều năn nỉ.

-Hằng dễ thương uống gì, chứ không uống tụi tôi ngại lắm, uống gì thoải mái đi mà-Hưởng đù cũng nhanh miệng xu nịnh.

 Trước những lời mời đầy tính nhẫn nhịn, Hằng mới hả lòng hả dạ mà kêu nước uống. Cả đám bạn tôi coi như hoàn thành nhiệm vụ, cười nói râm ran. Cả đám học sinh ồn ào như cái chợ vỡ, vô tư quên ngay chuyện vừa xảy ra cách đây ít phút. Chỉ có tôi và Dung có lẽ vẫn chưa quên.

-Nãy Dung hỏi Nguyệt rồi?

-Ờ!-Tôi đành phải chấp nhận.

 Trong lúc tôi trốn nợ, Dung trong lớp cũng đã kịp hỏi Nguyệt về tình tiết tôi bị thầy Vĩnh nhắc nhở. Chắc là muốn làm rõ ràng mọi chuyện đây mà.

-Sao Tín còn chọc Kiên nữa?

-Ờ, thì..bạn bè mà!

-Bạn cái đầu mày, bạn bè gì, bán bạn thế à!-Kiên cận xen ngang.

-Thế ai bán tôi?-Hằng bán chanh vô tình trở thành đồng minh của tôi nên thằng bạn bốn mắt đành phải im ru.

-Ờ, thôi mọi chuyện qua rồi, đừng nhắc lại nữa!-Tôi xuống giọng, cố tảng lờ mọi chuyện.

-Tín chưa học bài sao?-Dung kiên quyết không bỏ qua.

 Không khí căng thẳng bao trùm lấy tất cả. Mấy đứa bạn trong lớp thấy giọng điệu Dung nghiêm túc như vậy thì cũng im lặng, nín thở chờ câu trả lời của tôi. Tôi thì làm được gì hơn ngoài cứng họng chả biết đối đáp ra sao.

-Không phải cô đã dặn là sẽ kiểm tra giữa kì rồi hay sao?-Dung vẫn tiếp tục.

 Tôi ngồi im, ban đầu vẫn còn đủ bình tĩnh để hiểu rằng Dung lo lắng cho việc học của tôi. Cũng đúng thôi, kì thi giữa kì dù cho môn Văn là một môn không hợp với kẻ khô khan chỉ biết đến những phép toán, những dao động Vật Lý, hay là những phương trình Hoá học, thì tôi cũng không nên được phép thiếu nghiêm túc như vậy. Dung càng nói, thì những suy nghĩ này của tôi dần dần bị bào mòn, ức chế ngày càng tăng. Đỉnh điểm khi chỉ cần nghe đến ba từ tiếp theo của Dung:

-Là cán bộ…!

-Đủ rồi!

 Tất cả ánh mắt đều hướng về tôi, kẻ đã chuyển sang tư thế đứng. Gương mặt tôi đanh lại, hơi thở gấp gáp và loạn nhịp, như một kẻ bị giam hãm bấy lâu nay mới có cơ hội bộc phát. Chữ cán bộ đối với tôi là vô cùng “dị ứng”. Giây phút im lặng khẽ trôi qua. Dung sững sờ nhìn phản ứng của tôi. Đây là lần đầu tiên, tôi to tiếng thái quá như vậy.

Nhìn gương mặt Dung sững sờ, tôi cũng không biết cơn giận tan đi đâu hết. Nó như một thanh gươm sắc bén chọc thủng quả bong bóng toàn khí nóng tan biến vào hư không. Cố ra vẻ bình tĩnh, tôi hạ giọng:

-Tín biết rồi, Dung…..không cần nói nữa!

 Tôi ngồi xuống, cắm đầu vào li nước mía chỉ còn lại toàn đá với đá. Dung cũng bỏ mặc tôi, quay qua nói chuyện với Hằng một cách tự nhiên như thường ngày. Tôi biết, càng cứng rắn bao nhiêu, thì Dung càng bị tổn thương nhiều bấy nhiêu.

-Thôi, Dung với Hằng vào lớp đây!

-Ừ, tí nữa tụi tôi vào sau.

-Chị Hằng về mạnh khoẻ nhá!

 Chỉ có Hằng quay lại hứ cho thằng Kiên cận một cái, còn Dung, tuyệt nhiên mái tóc ngang vai ấy không có một chút cử chỉ nào là nhìn tôi cả. Kẻ đang ngơ ngác nhìn Nàng từ phía sau.

-Mày nóng quá đấy Tín!

-Mày, với con gái mà ăn nói thô thiển quá!

-Mày đi ra dỗ Dung đi!

 Nếu như đó không phải là Dung, mà là một cô bạn cùng lớp khác, có lẽ tôi sẽ ương bướng không bao giờ nhận sai về mình. Nhưng với khuôn mặt Dung sau khi nghe lời nói của tôi, thì bao nhiêu ương bướng, tôi đành gạt qua một bên:

-Ừ, tao nóng quá!

 Đám bạn nghe tôi nói thế cũng chỉ biết lắc đầu rồi vỗ vai, chứ không còn trách cứ nữa. Cả đám lục đục kéo nhau về lớp, còn tiền nước mía thì chia đầu người, thằng nào thằng đấy trả đều. Chắc là do thấy tôi lâm vào hoàn cảnh, nên chúng nó không truy vấn lúc này.

 Đi vào lớp, ngang qua chiếc bàn đầu, tôi dừng lại nhìn Dung:

-Dung, ờ…….!

-Có gì để lúc khác đi Tín, sắp vào lớp rồi kìa!-Dung không rời mắt khỏi cuốn sách lấy nửa giây, tôi đành lủi thủi trở về chỗ.

Nguyệt tinh ý nhận ra sự thay đổi của tôi ngay. Chẳng nói gì cả, để mặc tôi nằm dài trên bàn. Chỉ khi nào vào tiết học, Nguyệt mới đập vào vai tôi nhắc nhở. Tôi gác chuyện lúc nãy qua một bên mà căng tai nghe giảng bài mới, dù biết rằng chữ lọt tai này thì cũng chui ra tai kia ra ngoài. Không hiểu kiến thức tôi thẩm thấu được bao nhiêu phần trăm nữa.

-Tùng, tùng, tùng..!

 Tiếng trống trường vang lên, tiếng ồn ào của học sinh lấn át cả tiếng Thầy Cô. Tôi từ lúc nào đã đeo balo ngang vai, chỉ chờ Thầy bước ra khỏi cửa là nhắm chiếc bàn đầu mà chờ Dung ra về chung. Ấy vậy mà cô nàng còn nhanh hơn tôi bội phần. Gần như đi cùng Thầy ra khỏi lớp luôn. Quả thực khi con gái giận, họ có thể làm nhiều việc bình thường bạn không tưởng tưởng ra.

-Thôi, đi về, có gì chiều nay nói!-Thằng Hoàng tinh ý nhìn là biết hai đứa tôi có chuyện, kéo cái balo, lôi tôi ra khỏi lớp.

 Tôi và nó đi ra khỏi cổng trường, nó nhìn tôi mang vẻ mặt ngơ ngác thì thở dài:

-Hai đứa mày rảnh nhỉ, ăn rồi suốt ngày cãi cọ vớ vẩn.

-Ừ!

-Hết mày đến Dung, vui một xíu là cãi vả!

-Ừ!

-Mày hết câu nói rồi à?

-Ừ!

-Thằng điên này, tao đấm mày một cái giờ.

-Ừ, à điên à, đòi đánh tao!-Tôi giãy nảy lên.

-Không đánh mày hơi phí!

 Thằng bạn tôi không thèm tiếp chuyện với kẻ ngẩn ngơ, giục tôi lẹ bước ra trạm xe bus. Nó nói cũng đúng, không biết tại sao tôi với Dung dạo này hay có xích mích xảy ra. Càng ngày cường độ càng tăng, từ lúc tôi trở thành “cán bộ lớp”. Có phải vì tôi được tiếp xúc với Dung ở một khía cạnh khác, một tính cách chưa bao giờ bộc lộ ra, hay là do tôi quá tự do, tự tại, chưa ý thức được trách nhiệm bản thân như Dung nói? Dù sao, tất cả cũng chờ đến buổi chiều học Hoá, tôi mới có cơ may nhận được câu trả lời.

 Chiều hôm ấy, tôi không còn lề mề nữa, chuẩn bị tươm tất từ trước, đạp xe ra điểm hẹn ở đầu xóm chờ Nguyệt với Nhân đen. Thằng Hoàng vừa xuất hiện là tôi hối Nhân đen xuất phát ngay.

-Cạch!-Đá chống xe, tôi bước vào lớp trước, Nhân đen với thằng Hoàng thì thở hồng hộc đằng sau.

-Thằng điên, đạp chậm không được à!

-Đạp nhanh cho khoẻ, thanh niên gì yếu sức!

-Yếu cái đầu mày!

Tôi để balo ở cái bàn cuối lớp. Hôm nay tới sớm nên lớp học thêm chỉ có một hai người. Tôi ra băng ghế đá ngồi chờ. Và người tôi chờ cuối cùng cũng đã xuất hiện.

-Dung..!-Tôi kêu tên người tôi chờ nho nhỏ.

 Dung quay qua nhìn tôi, rồi nhanh chóng lấy sách vở đi vào lớp. Vậy là tôi đủ hiểu, Dung vẫn còn chưa quên câu nói sáng nay tôi dành cho Nàng.

-Tín, sao chưa vào lớp!-Ngữ Yên cũng vừa tới.

-À, ừ..ngồi đây cho thoáng một chút!

-Tưởng chờ ai chứ?-Ngữ Yên dí dỏm chọc tôi.

 Tôi cười qua loa cho xong chuyện, giả tảng lờ nhìn đi chỗ khác. Và Yên cũng như hiểu được điều gì đó từ ánh mắt của tôi nên cô nàng đi thẳng vào lớp, để tôi ngồi hít không khí thoáng một mình.

 Tiết học thì vẫn bình thường như cũ. Ở phía trên, Dung thỉnh thoảng vẫn cười với mấy bạn xung quanh, có lẽ nếu ai đó không tinh ý thì khó nhận ra, Nàng vẫn thường lặng đi một chút. Tôi ngồi ở dưới, thỉnh thoảng vẫn tếu táo với lũ bạn, rồi cũng quay qua chọc Yên đôi chút, nhưng cứ lâu lâu lại đưa mắt dõi theo cô bạn có mái tóc ngang vai, chăm chú theo dõi. Bình thường trong sự bất thường.

Dung càng tránh mặt, càng tỏ vẻ bình thường bao nhiêu thì tôi càng quan tâm đến Nàng nhiều hơn. Cứ mỗi lần trên lớp, đi ngang qua bàn Dung bao nhiêu lần thì tôi đều đứng lại để hỏi han. Nhưng thay vì những nụ cười như trước, đáp lại tôi là những lời cụt ngủn:

-Ừ, Dung biết rồi!

-Ừ! Không sao!

-Dung đang bận.

 Và những ngày sau đó, tôi chưa bao giờ được nhìn thấy ánh mắt của Dung một cách chính thức. Thỉnh thoảng lướt qua vô tình nhìn nhau, một ánh mắt sẽ khẽ buồn cụp xuống và quay đi, để lại một ánh mắt ngơ ngác chẳng hiểu chuyện gì.

-“Được, vậy cho giận luôn”.

 Có lẽ tôi đã đi đến giớn hạn của một thằng con trai chịu đựng. Về khoản chịu đựng, tôi chưa bao giờ là kẻ kiên nhẫn. Tôi vẫn còn đó lòng tự trọng cá nhân của mình. Và tôi chấp nhận, Dung bơ tôi thì tôi cũng không quan tâm đến Nàng nữa. Nói là làm, tôi dùng hành động để chứng minh. Những lần đi ngang qua bàn Dung, tôi không còn ngập ngừng dừng lại mở lời nữa, không quay lại nhìn tôi cứ thế mà đi thẳng. Dù trong lòng rất muốn biết Dung cảm thấy thế nào.

 Tuần thi giữa kì đó, tôi cũng không còn ai nhắc nhở ôn bài cho kĩ nữa, và mỗi lần thi xong, cũng không có Dung hỏi han xem làm tốt hay không nữa. Cảm giác ban đầu thật thoải mái, thật dễ chịu. Nhưng càng về sau thì càng trống vắng, càng hụt hẫng. Nhưng tất cả cái đó có gộp lại, cũng không thể sánh bằng tự ái trong lòng, một đứa con trai cố chấp và hiếu thắng như tôi.

 Thời gian thi cử, cộng thêm những hành động cố chấp từ hai bên, tôi và Dung trở nên xa lạ với nhau dần dần. Hai đứa tôi không mở miệng nói với nhau câu gì. Ánh mắt có vô tình chạm nhau thì cả hai đều tránh mặt. Chẳng hiểu đằng sau lớp mặt nạ vui cười và hoà đồng với những người xung quanh, hai đứa tôi đang nghĩ cái gì nữa.

 -Tín?

-Cái gì vậy?-Tôi không tò mò về nội dung câu chuyện sắp tới, mà tôi chỉ tò mò tại sao Dung lại đột ngột mở lời với tôi.

-Cuối giờ học, ở lại lớp.

-Ừ, sẽ ở lại!-Tôi bắt đầu tò mò.

 Và cuối giờ, tôi ở lại lớp chờ đợi, nhưng không chỉ phải một mình tôi với Nàng. Vậy là tôi đủ hiểu, Dung vẫn chưa có ý định nói chuyện lại với tôi. Cái hẹn cuối giờ học chỉ là công việc của ban cán sự lớp. Có lẽ giờ nhắc đến tên Tín, Dung sẽ nghĩ đến chức vụ Uỷ Viên của tôi đầu tiên, chứ không phải là Tín-ôn thần nữa rồi.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#†¾†