Bài 6 : Vấn đề giai cấp và tự do báo chí

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Câu 1 : phân tích báo chí với các giai cấp trong xã hội ?

Giai cấp là những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử . Khác nhau về quan hệ , những tư liệu sản xuất , về vai trò , trong tổ chức lao động xã hội . Như vậy về cách thức hưởng thụ và phân phối ít nhiều mà họ được hưởng thụ .

Báo chí phát triển trong xã hội có giai cấp tồn tại sự chênh lệch về lợi ích nên báo chí không chỉ liên quan mà còn mang tính giai cấp vì hoạt động báo chỉ bị ảnh hưởng , có tính chất chi phối của các mối quan hệ giai cấp , phản ánh quyền lợi và đấu tranh nhằm thực hiện mục tiêu của mỗi giai cấp nhất định .

- Các biểu hiện của tính giai cấp : Đối tượng phản ánh của báo chí về mặt tổ chức các sự kiện hiện tượng được chia làm ba nhóm khác nhau

* Nhóm 1 : Sự kiện hiện tượng hình thành tiêu vong cùng với hiện tượng giai cấp trong xã hội như nhà nước quân đội , các tổ chức chính trị .

* Nhóm 2 : Các sự kiện trong xã hội có giai cấp và không có giai cấp nhưng mang thuộc tính giai cấp như : Văn học , đạo đức và giáo dục , văn hóa , báo chí ... các hiện tượng này có tính giai cấp do mối quan hệ giữa chúng giữa hệ tư tưởng và các quan hệ chính trị trong quá trình vận động thì chúng luôn bị chi phối bởi lợi ích và tương quan lực lượng giữa các giai cấp trong xã hội

* Nhóm 3 : Nhóm các sự kiện mà bản chất của chúng không mang tính giai cấp như ngôn ngữ , thể thao , khoa học tự nhiên ... tuy nhiên những con người hoạt động trong lĩnh vực này lại thuộc về một giai cấp nhất định và hoạt động của họ có liên quan đến quyền lợi giai cấp . Như vậy báo chí luôn mang tính giai cấp khi nó phản ánh các hiện tượng trong xã hội có giai cấp.

Đối với bản thân nhà báo : Luôn hoạt động trong một cơ quan báo chí nhất định là đại diện người phát ngôn trong một cơ quan tổ chức , hoạt động theo đúng mục đích của giai cấp mình . Mặt khác năng lực chuyên môn , đạo đức , nhân cách cá nhân của nhà báo luôn chịu ảnh hưởng của một lực lượng xã hội nào đó thuộc về một giai cấp , một tầng lớp xác định . Vì vậy nhà báo phải có thái độ rõ ràng trong việc lựa chọn đánh giá phân tích khái quát và dự báo các vấn đề từ lập trường của một giai cấp nhất định . Ngược lại , thì mỗi giai cấp đều thông qua các cơ quan của mình để lựa chọn nhà báo và người phát ngôn .

- Tính giai cấp được thể hiện trong tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí :

* Phương hướng , tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí bị chi phối bởi lợi ích giai cấp , gắn liền với những giải quyết , những nhiệm vụ , trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội nhằm thực hiện các mục tiêu của giai cấp

* Việc lựa chọn để thông tin cho công chúng bị quy định bởi hệ thống quan niệm , cũng như mục đích của cơ quan báo chí

* Chiều hướng , tổ chức , phân tích đánh giá các sự kiện bị chi phối bởi ý thức hệ của nhà báo . Quan điểm , thái độ , chỉ dẫn , kiến nghị của nhà báo , của cơ quan báo chí được thể hiện qua tác phẩm báo chí . Trong đó , quan điểm chính thức có ý nghĩa quan trọng đối với các vấn đề , sự kiện lớn thì thường được phát hiện với danh nghĩa của cơ quan báo chí .

͓֭~

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro