Phân tích "Chí khí anh hùng"

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Khi nhắc đến đại thi hào dân tộc Nguyễn Du, ta không thể không nhắc đến kiệt tác Truyện Kiều đó là tác phẩm có giá trị nhân đạo sâu sắc, lên án tố cáo những thế lực xấu xa và hơn thế nữa nó còn phản ánh chân thực ước mơ tự do công lý mà đoạn trích "Chí khí anh hùng" là tác phẩm tiêu biểu nhất cho điều này.

Tác giả Nguyễn Du sinh
năm 1765 và mất năm 1820, quê ở Nghi Xuân, Tiên Điền, Hà Tĩnh, tên chữ là Tố Như hiệu là thanh thiên, ông sinh ra trong một gia đình có truyền thống khoa bảng, ngoài là một nhà thơ ông còn là một nhà văn, nhà doanh nhân thế giới. Đoạn trích "Chí Khí Anh Hùng" từ câu 2213 đến câu 2230 trong Truyện Kiều nói về Từ Hải một hình tượng nhân vật lí tưởng thể hiện ước mơ lãng mạn và một người anh hùng có những phẩm chất phi thường.

Vốn là bậc "trượng phu", mang chí lớn là người mang chí khí "đầu đội trời" "chân đạp đất" cùng với nửa năm chung sống bên Thúy Kiều với Từ Hải là một khoảng thời gian rất dài chàng lập tức động "lòng bốn phương".
"Trượng phu thoắt đã động lòng bốn phương".

Sự chuyển biến về thái độ và suy nghĩ rất nhanh, ở trước mắt Từ Hải lúc đó là trời vào bể mênh mông đối với người thường có thể là khó khăn gian khổ nhưng đối với Từ Hải là một môi trường rất hấp dẫn.
" Trông vời trời bể mênh mang".

Từ Hải có thể phô diễn được tài năng và sức mạnh của mình, khi lên đường Từ Hải rất đơn giản chỉ có thanh gươm, yên ngựa mà lên đường thẳng rong.
"Thanh gươm yên ngựa lên đường thẳng rong".

Cùng với quan điểm sống rất tích cực, đối với người đàn ông khi sinh ra phải mang chí khí, tạo được công danh sự nghiệp lừng lẫy, Từ Hải đã vượt qua khuôn khổ tương đối bình thường nhưng hạnh phúc để đến với một ý chí lớn.

Khi chia tay Thúy Kiều Từ Hải không quyến luyến, không bịn rịn, không vì tình yêu mà quên đi lý tưởng cao cả.
"Quyết lời dứt áo ra đi,
Gió mây bằng đã đến kỳ dặm khơi".

Từ Hải trách Thúy Kiều là một người tri kỷ mà không hiểu mình, khuyên Kiều vượt lên tình cảm thông thường để so sánh với người anh hùng.
" Từ rằng: "Tâm phúc tương tri,
Sao chưa thoát khỏi nữ nhi thường tình?"

Từ Hải đã rẽ một tương lai, cơ đồ với những hình ảnh hoành tráng và hứa hẹn với Kiều và một tương lai thành công và khẳng định quyết tâm tự tin và thành công đó.
"Bao giờ mười vạn tinh binh,
Tiếng chiêng dậy đất bóng tinh rợp dường.
Làm cho rõ mặt phi thường,
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia".

Lời Từ Hải nói với Kiều nhưng thực chất là lời từ hải nói với mình, tự hứa với mình rằng sẽ tạo lập được công danh, sự nghiệp với một thời gian ngắn. Chính những điều đó có thể nói Từ Hải là một người dám nói dám làm và dám khẳng định và bản lĩnh của mình.

Đối với Từ Hải, Nguyễn Du có một sự ủng hội rất lớn sử dụng những từ ngữ, hình ảnh không gian rộng lớn mang cảm hứng vũ trụ hai: bốn phương, trời bể mênh mông. Những hình ảnh này cho thấy khát khao được vùng vẫy giữa trời cao đất rộng của Từ Hải là một sức mạnh tự nhiên không có gì ngăn cản được.

Nguyễn Du đã thành công trong việc lựa chọn từ ngữ, hình ảnh và biện pháp miêu tả có khuynh hướng lý tưởng hóa anh hùng bằng bút pháp ước lệ tượng trưng và cảm hứng vũ trụ với những nét đẹp đẽ sinh động.

Đoạn trích "Chí khí anh hùng" đã góp phần tô đậm tính cách cùng lí tưởng anh hùng của Từ Hải và ước mơ công lí của Nguyễn Du.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro