A. TRÁI ĐẤT, THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

I. NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH TRÁI ĐẤT

Có nhiều giả thuyết khách nhau về nguồn gốc hình thành Trái Đất… tuy nhiên theo quan điểm chung nhất, những thiên thể trong hệ Mặt Trời được hình thành từ một đám mây bụi và khí lạnh hình đĩa với các vành xoắn ốc quay tương đối chậm

II. VỎ TRÁI ĐẤT VÀ VẬT LIỆU CẤU TẠO VỎ TRÁI ĐẤT

1. Đặc điểm vỏ Trái Đất.
- Vỏ Trái Đất là phần cứng ở ngoài cùng Trái Đất, độ dày dao động từ 5 km dưới đáy đại dương đến 70 km ở lục địa.
- Thông thường trên cùng của vỏ Trái Đất thường là tầng trầm tích ở giữa là tầng đá granit, dưới tầng granit là tầng badan.
- Do khác biệt cấu tạo địa chất, độ dày… nên vỏ trái đất được phân ra thành hai kiểu: Vỏ lục địa và vỏ đại dương.
2. Vật liệu cấu tạo vỏ trái đất.
- Vỏ Trái Đất được cấu tạo bằng nhiều nguyên tố hóa học, chủ yếu là silic và nhôm.
- Khoáng vật và đá là những vật liệu cấu tạo nên vỏ Trái Đất.
- Đá được chia thành ba nhóm: Đá mắma, đá trầm tích, đá biến chất.
+ Đá mắcma: Được hình thành do kết tinh khối mắcma nóng chảy trong vỏ Trái Đất hoặc trên bề mặt đất.
+ Đá trầm tích: Do sự tích tụ, nén ép của các sản phẩm phá huỷ từ đá gốc thành vật liệu vụn như cuội, cát, tro, bụi…
+ Đá biến chất: Do mắcma hoặc trầm tích bị biến đổi tính chất do tác động của nhiệt độ và áp suất.

III. THUYẾT KIẾN TẠO MẢNG.
1. Nội dung thuyết kiến tảo mảng.

- Vỏ Trái Đất trong quá trình hình thành đã bị biến dạng do các đứt gãy và tách ra thành một số đơn vị kiến tạo, mỗi đơn vị là một mảng cứng, gọi là các mảng kiến tạo.
- Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng tạo lớn và 1 số mảng nhỏ
- Các mảng kiến tạo bao gồm: Phần lục địa trên bề mặt Trái Đất và phần đáy đại dương. Nhưng mảng  Thái Bình Dương chỉ có phần đáy đại dương.
- Các mảng kiến tạo nhẹ, chúng không đứng yên mà dịch chuyển trên lớp quánh dẻo của lớp Manti trên.

2. Nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.
Khi dịch chuyển các mảng kiến tạo có nhiều cách tiếp xúc nhau.
- Hai mảng kiến tạo tách rời nhau xãy ra hiện tượng phun trào mắcma tạo nên các dãy núi ngầm, kèm theo động đât, núi lửa…
- Hai mảng xô vào nhau làm uốn nếp các lớp đá tạo ra dãy núi cao và các vực biển.
- Khi mảng đại dương chuyển động sát mảng lục địa nó bị hút chìm xuống mảng lục địa, nâng rìa lục địa lên và uốn nếp các lớp đá trầm tích ở đáy đại dương thành các dãy núi trẻ.
- Khi hai mảng kiến tạo gặp nhau rồi dịch chuyển ngang gọi là trượt bằng tạo nên vết nức lớn của vỏ trái đất dọc theo đường tiếp xúc.

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#onthihgs