Sai lầm của mình và lời khuyên

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng


Aiss? Mình quá lười luôn í, đáng lẽ Toán mình đã có thể cao hơn. Nhưng mà mình tự tin sẽ đỗ nguyện vọng 1. 

Mình là kiểu người khó chuyển đổi qua lại giữa các môn học, vì cảm giác đang học quen một môn này mà phải qua một môn khác nó khá là ngợp. Mình học không hiệu suất và làm đề có kết quả khá thấp. Mãi đến thời gian gần cuối mình mới tìm ra cách học phù hợp. Mỗi ngày có thể lên kế hoạch học một môn và phải tập trung hết cỡ vào cái môn đấy, có thể chia theo thứ 2-4-6, 3-5-7, và chừa ngày chủ nhật ra. Có những bài học dài, nếu học 1 buổi thôi sẽ không thể nào hiểu được nên cần phải có một khoảng thời gian đủ dài để học sao cho kiến thức có thể xâu chuỗi, mạch suy nghĩ không đứt đoạn. Mình có thể ghi thời khoá biểu ra, môn nào cần học nhiều nhất thì dành thời gian nhiều nhất. Môn nào cần học thuộc thì cất sẵn quyển sách đầu giường, sáng ôn một lần, tối trước khi ngủ ôn một lần, trưa trước khi ngủ ôn một lần nữa. 

(Aiss dạo này mình lại dính vào mạng xã hội, thực sự toàn những chuyện gì đâu không. Nó khiến mình mất tập trung và không thể làm nổi một cái gì cả.)

Về việc làm bài tập, trước đây mình cứ nghĩ làm càng nhiều càng tốt nhưng bây giờ mình nghĩ nên ưu tiên chất lượng. Một bài khó, mới, hãy xem cách giải, ngẫm sâu cách để tư duy ra hướng giải, chép lại bài rồi hiểu sâu phương pháp giải. Một tư duy sai lầm của mình đó là: "Ui, dễ thế, hoá ra là làm như vậy." Sau đó mình tưởng mình hiểu rồi và khá coi thường bài giải đó. Nhưng sau đó mình lại quên nó. Nếu ai đang gặp phải tình huống như mình thì hãy chỉnh đốn lại nha. Hồi đó lướt threads có một bạn chia sẻ bạn ấy đăng kí khoá học của một anh (bạn í còn phải giếm cho đến lúc thi xong mới pr cho ảnh vì sợ đối thủ biết được). Anh chỉ cho các bạn ấy ôn luyện tầm 30 đề, bạn ấy cũng thắc mắc tại sao lại cho ít thế, anh ấy hiểu bạn ấy nghĩ gì, chỉ bảo: Quan trọng là học sâu. Và rồi bạn ấy vào thi, mấy câu 9+ đối với bạn ấy dễ chưa từng thấy. Tất nhiên không phải ai cũng như ai, bạn ấy có nền sẵn rồi nên khi học sâu hơn thì bạn ấy sẽ từ cái gốc của bài toán suy ra được phương pháp cho nhiều bài khác mà có cùng hint, cùng chìa khoá. Với một số người kiến thức nền còn hổng thì các bạn vẫn phải ôn tập để vá kiến thức nha. Đó là lý do vì sao mình rất khuyên mọi người chừa ngày chủ nhật, vì ngày đó nên để tổng ôn. 

Cũng có một anh khác chia sẻ câu chuyện tương tự trên threads: Khi nào cần học nhiều, khi nào cần học sâu? Ở mức 8+ mọi người nên học nhiều, học dàn trải, nhớ kĩ các công thức và hiểu sâu bản chất của vấn đề. Ở mức 9+ chúng ta nên học sâu vì bài tập ở mức này thường là đi sâu vào bản chất, đánh vào tư duy. Nếu chúng ta hiểu sâu có thể suy ra được chìa khoá bài toán. Hoặc có dạng 9+ là kiểu tổng hợp các bước lằng nhằng được cấu tạo từ các bài 8+. (Mình sẽ cố gắng tìm lại cái bài threads của anh ấy cho các b nha) Anh ấy lấy ví dụ khi học Vted có 100 bài tập, có 5 dạng, 20 bài 1 dạng. Ảnh sẽ cố làm khoảng 1-2 bài 1 dạng rồi những bài còn lại chỉ suy nghĩ hướng giải. Khi đã nắm được cái khung cho dạng ấy rồi sẽ chuyển qua dạng khác. 

Môn văn hoặc những môn cần học thuộc, nếu có tư duy xã hội hoặc có khiếu văn chương một chút thì học sẽ rất nhanh vào. Mình học một lần là thuộc. Môn này mọi người nên đọc qua một lượt nắm ý các tác phẩm, rồi khi thuộc hết chia mỗi tác phẩm một tuần học kĩ, học lí luận, liên hệ cho nó chắc, sau này tổng ôn đỡ vất vả. Nhưng từ sau năm mình là chương trình mới rồi, mình không biết phải học ôn như thế nào. 

Tiếng anh thì mình có nền rồi nên dễ, ngày làm tầm vài cái đề rồi học từ vựng là được. Có một cách học từ vựng có thể nạp trăm từ một ngày. Đó là học lần lượt từng từ, sang từ tiếp theo thì quay lại từ trước đó. Hết mười từ đầu tiên thì tổng ôn một lượt. Sang 20 từ tiếp theo cũng tương tự vậy, hết 20 từ thì tổng ôn cả 20 từ. Cứ thế cho đến hết list. Tự nhớ lại mình vừa học được gì rồi tự ghi ra. Chỗ nào quên học lại. Ngày hôm sau, hôm sau nữa phải ôn lại. 


Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro

#thidaihoc