on triet ptit

Màu nền
Font chữ
Font size
Chiều cao dòng

Phân tích các điều kiện ra đời của sản xuất hàng hoá và những ưu thế của sản xuất hàng hoá so với kinh tế tự nhiên?

2. Để sản xuất hàng hoá ra đời và tồn tại cần có hai điều kiện:

Thứ nhất là phải có sự phân công lao động XH, tức là có sự chuyên môn hoá sản xuất, phân chia lao động XH vào các ngành, các lĩnh vực sản xuất khác. Sự phân chia lao động XH sẽ làm cho việc trao đổi sản phẩm trở nên tất yếu vì khi đó mỗi người khi đó sẽ chỉ sản xuất một hay một vài sản phẩm trong khi họ có nhu cầu sử dụng nhiều loại sản phẩm khác nhau. Do đó, tất yếu dẫn đến trao đổi mua bán. Sự phân công lao động cũng làm cho năng suất lao động tăng lên, sản phẩm thặng dư ngày càng nhiều và trao đổi sản phẩm ngày càng phổ biến.. Đây là tiền đề, cơ sở cho sản xuất hàng hoá.

Thứ hai là phải có sự tách biệt tương đối giữa những người sản xuất về mặt kinh tế, tức là những người sản xuất trở thành những chủ thể sản xuất, độc lập nhất định. Do đó, sản phẩm làm ra thuộc quyền sở hữu hoặc do họ chi phối. Trong lịch sử, sự tách biệt này là do chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất quy định còn trong nền sản xuất hiện đại, sự tách biệt này còn do các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất và sự tách rời giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng đối với tư liệu sản xuất quy định.

Đây là hai điều kiện cần và đủ của sản xuất hàng hoá. Thiếu một trong hai điều kiện trên sẽ không có sản xuất hàng hoá.

Cau 2:

1. Hàng hóa và hai thuộc tính của nó

+Hàng hóa là sản phẩm của lao động, thoả mãn được nhu cầu nào đó của con người thông qua trao đổi, mua bán.

+Hàng hóa có thể ở dạng hữu hình như: sắt, thép, lương thực, thực phẩm... hoặc ở dạng vô hình như những dịch vụ thương mại, vận tải hay dịch vụ của giáo viên, bác sĩ và nghệ sĩ...

+Hàng hóa có hai thuộc tính: giá trị sử dụng và giá trị.

a) Giá trị sử dụng của hàng hóa

+Giá trị sử dụng của hàng hóa là công dụng của hàng hóa thoả mãn nhu cầu nào đó của con người.

+Bất cứ hàng hóa nào cũng có một hay một số công dụng nhất định. Chính công dụng đó (tính có ích đó) làm cho hàng hóa có giá trị sử dụng. Ví dụ, công dụng của gạo là để ăn, vậy giá trị sử dụng của gạo là để ăn...

+Cơ sở của giá trị sử dụng của hàng hóa là do những thuộc tính tự nhiên của thực thể hàng hóa đó quyết định nên giá trị sử dụng là phạm trù vĩnh viễn vì nó tồn tại trong mọi phương thức hay kiểu tổ chức sản xuất.

+Giá trị sử dụng của hàng hóa được phát hiện dần dần trong quá trình phát triển của khoa học - kỹ thuật và của lực lượng sản xuất nói chung. Chẳng hạn, than đá ngày xưachỉ được dùng làm chất đốt (đun, sưởi ấm), khi khoa học - kỹ thuật phát triển hơn nó còn được dùng làm nguyên liệu cho một số ngành công nghệ hoá chất.

+Xã hội càng tiến bộ, lực lượng sản xuất càng phát triển thì số lượng giá trị sử dụng ngày càng nhiều, chủng loại giá trị sử dụng càng phong phú, chất lượng giá trị sử dụng ngày càng cao.

+Trong kinh tế hàng hóa,giá trị sử dụng của hàng hóa là vật mang giá trị trao đổi.

b) Giá trị của hàng hóa

+Muốn hiểu được giá trị của hàng hoá phải đi từ giá trị trao đổi. Giá trị trao đổi trước hết là một quan hệ về số lượng, là tỷ lệ theo đó một giá trị sử dụng loại này được trao đổi với những giá trị sử dụng loại khác.

Thí dụ: 1m vải = 5 kg thóc.

Tức là 1 mét vải có giá trị trao đổi bằng 5 kg thóc.

+Hai hàng hóa khác nhau (vải và thóc) có thể trao đổi được với nhau thì giữa chúng phải có một cơ sở chung nào đó. Cái chung đó không phải là giá trị sử dụng của chúng, bởi vì, giá trị sử dụng của vải là để mặc, hoàn toàn khác với giá trị sử dụng của thóc là để ăn. Cái chung đó là: cả vải và thóc đều là sản phẩm của lao động, đều có lao động kết tinh trong đó. Nhờ có cơ sở chung đó mà các hàng hóa có thể trao đổi được với nhau. Vì vậy, người ta trao đổi hàng hóa cho nhau chẳng qua là trao đổi lao động của mình ẩn giấu trong những hàng hóa ấy.

+Như vậy, giá trị của hàng hóa là lao động xã hội của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Giá trị trao đổi chẳng qua chỉ là hình thức biểu hiện ra bên ngoài của giá trị, giá trị là nội dung,là cơ sở của giá trị trao đổi. Đồng thời, giá trị biểu hiện mối quan hệ giữa những người sản xuất hàng hóa. Cũng chính vì vậy, giá trị là một phạm trù lịch sử, chỉ tồn tại trong kinh tế hàng hóa.

2. Lượng giá trị của hàng hóa và các yếu tố ảnh hưởng tới nó

a) Thời gian lao động xã hội cần thiết

+Giá trị của hàng hóa là do lao động xã hội, lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hóa. Vậy, lượng giá trị của hàng hóa được

đo bằng lượng lao động tiêu hao để sản xuất ra hàng hóa đó. Lượng lao động tiêu hao ấy được tính bằng thời gian lao động.

Trong sản xuất hàng hóa,hoa phí lao động cá biệt tạo thành giá trị cá biệt của hàng hóa. Thế nhưng lượng giá trị của hàng hóa không phải do mức hao phí lao động cá biệt hay thời gian lao động cá biệt quy định, mà nó được đo bởi thời gian lao động xã hội cần thiết.

+Thời gian lao động xã hội cần thiết là thời gian lao động cần để sản xuất ra một hàng hóa nào đó trong những điều kiện sản xuất bình thường của xã hội với một trình độ trang thiết bị trung bình, với một trình độ thành thạo trung bình và một cường độ lao động trung bình trong xã hội đó.

+Thông thường thời gian lao động xã hội cần thiết gần sát với thời gian lao động cá biệt (mức hao phí lao động cá biệt) của người sản xuất hàng hóa nào cung cấp đại bộ phận hàng hóa đó trên thị trường.

+Thời gian lao động xã hội cần thiết là một đại lượng không cố định, vì trình

độ thành thạo trung bình, cường độ lao động trung bình, điều kiện trang bị kỹ

thuật trung bình của xã hội ở mỗi nước khác nhau là khác nhau và thay đổi theo

sự phát triển của lực lượng sản xuất. Khi thời gian lao động xã hội cần thiết thay

đổi (cao hay thấp) thì lượng giá trị của hàng hóa cũng sẽ thay đổi.

+Những yếu tố ảnh hưởng đến lượng giá trị của một đơn vị hàng hóa

- Năng suất lao động là sức sản xuất của lao động. Nó được đo bằng lượng sản phẩm sản xuất ra trong một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian lao động hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.

- Cường độ lao động là đại lượng chỉ mức độ hao phí sức lao động trong một đơn vị thời gian. Nó cho thấy mức độ khẩn trương, nặng nhọc hay căng thẳng của lao động.

cau 3:Nội dung yêu cầu của quy luật giá trị

Quy luật giá trị là quy luật kinh tế của sản xuất hàng hoá. Nó quyết định các phương pháp và các nguyên tắc đo lường phân phối, kích thìch lao động xã hội trong các điều kiện của sản xuất hàng hoá. Ơû đâu có sản xuất hàng hoá thì ở đó có quy luật giá trị hoạt động.

Theo quy luật giá trị việc sản xuất hàng hoá và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết, trao đổi phải dựa trên cơ sở ngang giá.

Tác dụng của quy luật giá trị :

Quy luật giá trị tồn tại và hoạt động ở các phương thức sản xuất có sản xuất hàng hoá và có những đặc điểm hoạt động riêng biệt tùy thuộc vào quan hệ sản xuất thống trị. Nhưng nhìn chung, quy luật giá trị đều có những tác dụng chủ yếu :

. Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá : Trên thực tế hàng hoá bao giờ

cũng vận động từ nơi giá thấp đến nơi giá cao. Quy luật giá trị có tác dụng điều tiết sự vận động đó, phân phối các nguồn hàng hoá một cách hợp lý hơn giữa các vùng, giữa cung và cầu đối với các loại hàng hoá

trong xã hội.

. Thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất lao động :Trong sản xuất hàng hoá để thu nhiều lợi nhuận , người sản xuất hàng hoá phải thường xuyên thay đổi, cải tiến chất lượng mẫu mã hàng hoá cho phù hợpnhu cầu thị hiếu người tiêu dùng, cải tiến các biện pháp lưu thông, bán hàng để tiết kiệm chi phí lưu thông và tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn.

. Phân hoá những người sản xuất hàng hoá : Sự tác động của quy luật giá trị bên cạnh mặt tích cực cùng dẫn đến sự phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành người giàu, người nghèo. Dưới tác động của quy luật giá trị và các quy luật khác tất yếu dẫn đến kết quả : những người có điều kiện sản xuất thuận lợi, có trình độ cao, … sẽ phát tài làm giàu. Ngược lại, những người không có điều kiện trên hoặc gặp rủi ro tai nạn sẽ bị mất hết vốn, phá sản. Tác dụng này của quy luật giá trị một mặt đào thải các yếu kém, kích thích các nhân tố tích cực phát triển .

cau 4:

Tư liệu sản xuất gồm:

+Đối tượng lao động là những thứ con người tác động vào để biến đổi theo mục đích của mình

+Công cụ lao động là những thứ làm nhiệm vụ trung gian cho sức lao động để biến đổi đối tượng lao động

Ví dụ: khi con người làm một cái bàn, họ dùng sức tác động vào gỗ bằng cưa, búa, để biến gỗ thành cái bàn.

Ở đây ngoài sức lao động thì cưa, búa là công cụ lao động, gỗ là đối tượng lao động

Quá trình sản xuất giá trị thặng dư như thế này:

Nhà tư bản bỏ tiền mua tư liệu sản xuất và sức lao động của công nhân, c là giá trị mua tư liệu và v là giá trị mua sức lao động

Sau khi sản xuất nhà tư bản bán sản phẩm được giá trị là h>c+v

Phần h-(c+v)=m gọi là giá trị thặng dư

Theo Marx:

Giá trị của tư liệu sản xuất sẽ chuyển dần vào sản phẩm do đó không sinh ra giá trị thặng dư.

Chỉ có sức lao động là hàng hoá đặc biệt. Giá trị của sức lao động bằng giá trị để tạo ra sức lao động như ăn uống, nghỉ ngơi,.. nhưng sức lao động có khả năng đặc biệt là tạo ra được giá trị lớn hơn bản thân nó và phần dư ra chính là giá trị thặng dư. Vd một người chỉ ăn hết 1 cân gạo nhưng nhờ đó có sức lao động để trồng lúa ra được 2 cân gạo

cau 5:

tỷ suất giá trị thặng dư (kí hiệu m') là tỷ số tính theo phần trăm giữa giá trị thặng dư và tư bản khả biến cần thiết để sản xuất ra giá trị thặng dư đó

m'=(m/v).100%=thời gian lao động thặng dư/ thời gian lao động tất yếu .100%

tỷ suất giá trị thặng dư chỉ rõ trong tổng số giá trị mới do sức lao động tạo ra, thì công nhân được hưởng bao nhiêu, nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu. nó còn chỉ rõ thời gian người công nhân làm cho nhà tư bản chiếm đoạt bao nhiêu phần trăm so với thời gian lao động tất yếu của mình. Nó nói lên trình độ bóc lột của nhà tư bản đối với công nhân làm thuê, tuy nhiên có chưa nói lên quy mô bóc lột

Để phản ánh quy mô bóc lột , C.Mác đã sử dụng phạm trù khối lượng giá trị thặng dư

khôi lượng giá trị thặng dư ( ký hiệu M) là tích giữa tỷ suất giá trị thặng dư với tổng tư bản khả biến đã được sử dụng

M=m'.V

Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì khối lượng giá trị thặng dư càng tăng, vì trình độ bóc lột sức lao động càng tăng

Thực ra thì nguồn gốc của giá trị thặng dư và khối lượng giá trị thặng dư đều là giá trị thặng dư, là lao động ko công của công nhân làm thuê cho nhà tư bản

Bạn đang đọc truyện trên: Truyen2U.Pro